H Ọ P  M Ặ T  Đ Ồ N G  H Ư Ơ N G  Và  T H Â N  H Ữ U

* HỘI NGỘ ĐỒNG HƯƠNG & THÂN HỮU

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM

HỒI KƯ TẬP 2:  ĐẤT KHÁCH -
NHỮNG VUI BUỒN & SUY GẪM”

TÁC GIẢ: BÁC SĨ LÊ ÁNH

Ngày 8/01/2020


 



Trong buổi Gặp mặt đầu Xuân 20-02-2022 của HỘI THÂN HỮU NINH HOÀ TẠI SÀI G̉N, bạn Nguyễn Thị Thanh Trí và tôi đă hân hạnh được Ban tổ chức mời giới thiệu một số tác phẩm mới của các nhà văn đồng hương. Rất vui, chúng tôi trân trọng giới thiệu tác phẩm mới nhất của Bác sĩ Lê Ánh: HỒI KƯ TẬP 2: ĐẤT KHÁCH - NHỮNG VUI BUỒN & SUY GẪM, quyển sách mà Thanh Trí và tôi đă hân hạnh biên tập cùng với anh Nguyễn Văn Thành - Webmaster trang Web ninh-hoa.com, cũng là nhà xuất bản.


Trong niềm vui gặp mặt đầu Xuân, trong t́nh quê hương chan chứa yêu thương, với sự có mặt của quư thầy cô, các anh chị, các bạn, các em đang chung một tấm ḷng thương nhớ quê nhà - Thanh Trí và tôi đă rất hạnh phúc được mọi người lắng nghe và đồng cảm.



 
THANH TRÍ:  

 



 Kính thưa quư thầy cô, các bạn, và các bạn trẻ.

 Vừa rồi chúng ta đă nghe nói về Ninh Hoà rất nhiều, bây giờ Thanh Trí và Phương Hiền xin được nói đến một quyển sách từ phương trời xa gửi về - một phương trời xa - nhưng người viết sách lại rất gần với Ninh Hoà v́ ông là người Ninh Hoà, người xứ Ḥn Khói, miền quê muối mặn t́nh nồng. Đấy là tác phẩm “Đất Khách - Những vui buồn & Suy gẫm” của Bác sĩ Lê Ánh.


 Tôi thường hay “ganh tỵ” với Ninh Hoà, một quận mà có hẳn một trang Web riêng, có hội đồng hương thân hữu, có người học giỏi, học vị cao, và nhất là có nhiều tấm ḷng hướng về Ninh Hoà, những người đă dạy, đă học, đă làm việc nơi đây. Có phải chăng đất Ninh Hoà là địa linh nhân kiệt cho nên chúng ta xa rồi mà vẫn nhớ! Vào trang Web ninh-hoa.com, tôi đă quen biết anh Nguyễn Văn Thành Webmaster, cô Lê Thị Đào, anh Văn Hùng Đốc, bạn Phương Hiền... Từ thế giới ảo bước ra, những người này tôi đă kỳ h́nh và càng thân hơn. Riêng Bs Lê Ánh th́ văn kỳ thanh bất kiến kỳ h́nh. Tôi chưa được diện kiến Bs Lê Ánh nhưng kỳ thanh rất nhiều qua những bài viết của ông trên trang Web dưới nhiều bút hiệu: Anh Tư Ḥn Khói với “Từ quê lên tỉnh”, “Chú thợ chụp h́nh”, “Trở lại ghế nhà trường”, anh đă vẽ ra “Thời niên thiếu” khốn khó nhưng với ư chí, tinh thần ham học hỏi đă giúp anh vượt qua khó khăn để trở thành bác sĩ với các bài viết về y học mà mỗi một chúng ta đều nên đọc để được hiểu kiến thức y học phổ thông ngừa bệnh, tự chữa bệnh cho ḿnh, cho gia đ́nh. Một Anh Tư Phú Thọ với những suy nghĩ về xă hội mới, cảm nhận qua “Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du”, tâm hồn bay bổng trong “Văn Thơ và Âm Nhạc”, tổng hợp các bài thơ phổ nhạc, những bài thơ bản nhạc bất hủ với thời gian, mà khi chúng ta nghe sẽ thấy ḷng ḿnh lắng lại với bao kỷ niệm xưa hiện về.



 
PHƯƠNG HIỀN:

 

 Nếu Thanh Trí chưa được kỳ h́nh với Bs Lê Ánh th́ Phương Hiền có những cơ hội khác với Thanh Trí. 

 Biết Bs Lê Ánh từ năm 2012 khi làm quen với trang Web ninh-hoa.com, rồi lần đầu gặp Bs năm 2014 tại Nam Cali nhân dịp ông ra mắt quyển Hồi kư TỪ H̉N KHÓI, TÔI ĐI, tôi đă cảm thấy quư mến và thân thuộc như quen biết từ rất lâu. Như một cái duyên, tôi được gặp ông thêm nhiều lần nữa trong những buổi ra mắt sách tiếp theo: QUÊ HƯƠNG NINH HOÀ, Y HỌC THƯỜNG THỨC. Thanh Trí và tôi hân hạnh biên tập tác phẩm kế tiếp của ông: VĂN THƠ VÀ ÂM NHẠC, và mới đây: ĐẤT KHÁCH - NHỮNG VUI BUỒN & SUY GẪM.


 Nhớ lần đầu gặp ông, một buổi chiều tà trên phố Little Saigon nước Mỹ, thế mà cứ như gặp một người anh cùng quê ngay trên phố quê. Ông vẫn đậm chất Ninh Hoà từ h́nh thức đến phong thái, giọng nói, tiếng cười. Bên ông, nữ bác sĩ Kim Hoàn, bạn đời của ông, thanh tú và dịu dàng, cử chỉ nho nhă, tấm ḷng rộng mở. Tôi cảm nhận được sự tŕu mến của Bs và phu nhân dành cho tôi - “người em gái quê nhà” - Bs Kim Hoàn thích gọi tôi như thế.


 Chúng tôi quư mến nhau như một điều đương nhiên. Thật vui và hạnh phúc.


 Tôi yêu thích những bài viết của Bs Lê Ánh, đơn giản v́ ông đă gửi gắm bao t́nh cảm mộc mạc, tha thiết cho miền đất ông yêu thương và tôi cũng rất yêu thương: miền quê NINH HOÀ, nơi tôi không sinh ra nhưng đă lớn lên với bao hạnh phúc êm đềm thời thơ ấu, nơi tôi đă nhận là quê hương. Ông cũng là đại sư huynh đồng môn Đại học Y Dược, mà bài viết của ông đă gợi nhớ cho tôi những kỷ niệm thời sinh viên thập niên 1960. Và đặc biệt: Hồi ức tươi đẹp về mùa Xuân 1969 PLEIKU - nhiệm sở đầu tiên của ông và cũng là mùa Xuân cao nguyên đầu tiên của gia đ́nh tôi.


 Sau đó, ông ra đi đến được bến bờ b́nh an. Nơi quê hương thứ 2 ấy, ông đă nỗ lực học tập và làm việc. Tôi không thể không chia sẻ niềm hănh diện với Sư huynh đồng môn khi tại Bệnh viện đa khoa COVENANT MEDICAL CENTER, thành phố Lubbock, Texas, ông đă được làm việc đúng khả năng chuyên môn và đạt những thành tựu tốt đẹp.


 Dù công việc chuyên môn bận rộn, nhưng vốn là một nhà văn, nên tác giả đâu thể bỏ qua những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp tại thành phố Lubbock. Qua ng̣i bút của tác giả, sau mùa tuyết giá, tôi tưởng như đang cùng ông thưởng thức những ngày nắng ấm, cùng đọc sách trong thư viện, vừa nhâm nhi trang sách, vừa nh́n qua cửa sổ đếm những chú vịt trời đang thong dong trên mặt hồ êm đềm.


 Đông qua, Xuân về rồi đi, Hạ xa mau, mùa Thu ngập ngừng đến... Cũng đến lúc chúng ta nên và có thể dành nhiều thời gian cho những NGẪM NGHĨ CUỐI ĐỜI. Trong quyển sách này, ĐẤT KHÁCH - NHỮNG VUI BUỒN & SUY GẪM, tác giả Bs Lê Ánh đă dành 2/3 để chăm sóc cho TUỔI VÀNG. Gọi là tuổi vàng v́ đấy là khi ta bước vào buổi hoàng hôn với ánh Thu vàng “... Có mùa Thu về, tơ vàng vương vương... Có mùa Thu vàng bao nhiêu là hương” (Cung Tiến), hay là lứa tuổi quư giá như vàng với chúng ta - những người đang chắt chiu rất cẩn thận từng năm, từng tháng, từng ngày. Có điều chắc chắn là các bạn và tôi nên nghiền ngẫm kỹ những trang sách này để TUỔI VÀNG của chúng ta vẫn chan hoà nắng ấm.


 Những trang sách ĐẤT KHÁCH - NHỮNG VUI BUỒN & SUY GẪM, với tôi, như những lời chân thành của người anh dặn ḍ nhắc nhở em gái, mong em có được những buổi hoàng hôn thấp thoáng nắng vàng, cùng bạn tri âm ngắm ḍng sông trôi êm đềm soi bóng bao kỷ niệm, và ngay lúc này - nơi đây - bây giờ - em và các bạn hạnh phúc đón nhận làn gió mát đang gửi đến ta hương yêu thương đằm thắm ngọt ngào...


 Thưa quư thầy cô, thưa các bạn, Bs Lê Ánh đă cụ thể khuyên chúng ta điều ǵ qua tác phẩm của ông? Xin mời bạn Thanh Trí giới thiệu và chia sẻ những suy nghĩ của ḿnh. Mời bạn Thanh Trí.



 
THANH TRÍ:

 

 Cám ơn bạn Phương Hiền. Những vui buồn đất khách bạn Phương Hiền vừa giới thiệu rồi. Thanh Trí xin đi sâu vào “Suy gẫm”, gồm 3 phần: thời nhỏ, trưởng thành và về già.


 Phần 1/ Nuôi dạy con người th́ không phải như một cái máy, ráp các bộ phận rồi ra hiệu bấm nút điều hành. Nó nhất nhất làm theo ư chúng ta, bộ phận nào hư thay lại rồi hoạt động tiếp. Con người là một thực thể có ư thức, tính t́nh riêng, không người nào giống người nào. Ngay cả sinh đôi, h́nh dáng giống nhau nhưng tính khí mỗi người mỗi khác, cho nên nuôi và dạy cũng phải khác nhau. Ta phải dạy con những điều tốt đẹp sao cho phần Người hơn hẳn phần Con. Bs khuyên chúng ta nên chú ư giáo dục trẻ ngay từ lúc cháu c̣n trong bụng mẹ, nghe nhạc, kể chuyện, mẹ không cáu gắt nhăn nhó, tâm hướng thiện, bao dung độ lượng, tránh hỗn loạn. Việc đó gọi là thai giáo. Đó là nền móng vững chắc cho bé chào đời khoẻ mạnh.


 Bé ra đời ta chú ư cách nuôi nấng, dạy dỗ cháu nên người. Cách viết của Bs như một lời khuyên nhủ, nhỏ nhẻ, thầm th́, chỉ dẫn các bậc cha mẹ nuôi con. Dạy trẻ biết làm những việc đơn giản, vệ sinh cá nhân, có thói quen tốt, tập cho con kỹ năng tự lập, có bản lĩnh phân biệt hành động tốt xấu, không chiều con quá mức, dạy con không sợ mắc lỗi, lắng nghe con. Trở thành cha mẹ là điều cực kỳ thiêng liêng. Ai cũng muốn con ḿnh là người tốt, giỏi giang, thành đạt, và nuôi dạy trẻ là một quá tŕnh, một chặng đường, một tâm huyết mà các bậc cha mẹ luôn hướng tới. Khi chúng ta nói là tập cho trẻ phân biệt được hành động tốt xấu, phải có khả năng tự lập: nói th́ dễ nhưng thật ra làm như thế nào để trẻ tự lập được, tự tin nhưng không tự cao? Xin kể lại một bài viết trong báo Tuổi Trẻ Cười: “Không hiểu tại sao cứ chiều chiều là thấy mấy bà mẹ Việt ḿnh cầm tô cơm bự bự chạy ṿng ṿng đút cơm cho trẻ nhỏ, trong khi ở nước ngoài các dĩa cơm đặt trên bàn và các trẻ tự ăn; hay khi bé té th́ “Trời ơi, tội con tôi quá, tại cái bàn, tại cái ghế...” mà không dạy con hăy tự đứng lên”. Làm cha mẹ là một điều cực kỳ thiêng liêng, chúng ta cần chú ư đến thai giáo, nuôi và dạy trẻ.


 Phần 2/ Sang phần dạy con trưởng thành, xin dẫn lời cha dặn con: Có một điều mà ngay người lớn chúng ta cũng cần biết là “Không có người nào hay vật ǵ tồn tại măi với ta. Trên đời này chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái t́nh chẳng qua là một cảm xúc nhất thời sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi, người yêu bất diệt rồi cũng phôi pha. Hăy nhẫn nại một chút để thời gian dần trôi, để tâm từ từ lắng đọng, cái khổ đau rồi cũng sẽ nhạt nhoà. Không nên ôm ấp cái ảo ảnh yêu thương măi, cũng không nên quá bi luỵ v́ thất t́nh.


 Vâng! Ái t́nh có những định nghĩa riêng của con tim mà lư trí không giải thích được. Ái là yêu, là thương, là hết ḿnh, là muốn gắn bó nhau suốt đời. Tại sao người ta dùng từ ái t́nh cho t́nh yêu đôi lứa mà không dùng cho t́nh bạn, huynh đệ, tỷ muội... V́ yêu quá mà! Sự rung động của con tim, hai trái tim cùng nhịp đập, muốn hoà nhập, gắn bó nhau cả tâm hồn và thể xác. Thế mà lại bảo t́nh yêu không có ǵ là vĩnh cửu, là cảm xúc nhất thời, không ǵ là tuyệt đối! Mới nghe qua chắc những cặp đôi sẽ phản ứng, dăy nảy, đang yêu mà! Nhưng hăy b́nh tâm suy nghĩ lại. Nếu mai này bạn gặp sự cố, gặp phải sự không may trong cuộc sống, trong cuộc t́nh, người yêu quay lưng ngoảnh mặt... Đất trời sụp đổ. Th́ xin nghe lời cha dặn: Hăy đứng lên làm lại cuộc đời!


 Các bạn trẻ ơi! T́nh yêu là tiếng nói của ḷng, là ái t́nh sâu đậm... nhưng “có nghĩa ǵ đâu một buổi chiều”, thời gian sẽ xoá nhoà vết đau, đau khổ rồi cũng nhạt nhoà, trên đời c̣n có nhiều người tốt mà.
 Các bạn già già ơi! Kinh nghiệm cuộc đời đă trải và ta thấm thía lời dặn của Bs Lê Ánh: Trong cuộc đời, việc làm hay t́nh yêu có thể thất bại, nhưng hăy đứng lên làm lại từ đầu. Có một câu nói vui vui: Cuộc t́nh dù đúng hay sai / Đứa nào nhớ dai th́ đứa đó khổ.
 Trong đời “Ái biệt ly, oán tằng hội, cầu bất đắc” là khổ! Ái biệt ly: yêu thương mà chia ly. Oán tằng hội: ghét mà cứ gặp. Cầu bất đắc: cầu mà không được. Rất là khổ! Nhưng thời gian sẽ xoá nhoà tất cả.


 Phần 3/ Đến khi tuổi ráng vàng bóng xế, Bs cũng đưa ra nhiều lời căn dặn, lời khuyên chân thành bổ ích, đa số nghiêng về sức khoẻ. Sức khoẻ là vốn quư của con người. Đời người cần sức khoẻ, danh vọng, tiền tài nhưng sức khoẻ là số 1. Có sức khoẻ là có tất cả. Người già đừng than văn, tiếp tục học hỏi, càng dùng nó th́ càng sinh lợi cho ta giàu kiến thức. Người già nên luôn ăn mặc đẹp đẽ, tươm tất (Phụ nữ mọi lứa tuổi luôn trang điểm chải chuốt, có phải v́ vậy mà phụ nữ sống thọ hơn nam giới?) và đừng để cô đơn. Đó thấy chưa? Đừng để cô đơn. Về già ta cần có bạn. Có bạn tâm sự, nhâm nhi cafe giải toả nỗi niềm về thời sự, văn học, thơ văn, ca hát, nhảy múa, thể dục thể thao... Được có bạn, được làm việc là vui, thấy ḿnh c̣n có ích cho mọi người. Giờ đây mọi người họp bạn nhiều hơn: bạn cùng quê, cùng lớp cách đây mấy chục năm, tóc bạc phơ trắng cả quán cafe. Ngày ấy xa xưa bạn có thích ai không? Trời, lo học hành biết ǵ mà thích, nhưng mà “nh́n con gái cũng thấy hay hay, đụng phải bàn tay th́ giật ḿnh, tim muốn nhảy thót ra sân”... Như giờ đây ta cùng nhau họp hội đồng hương thân hữu, già trẻ cùng ngồi với nhau, thấy đời như trẻ lại. Được một quyển sách hay, thưởng thức một b́nh rượu quư, nói chuyện thân t́nh với người bạn tốt, thật là lư tưởng trong cuộc đời. Một triết gia đă nói: Đốt đuốc giữa ban ngày đi t́m bạn tri âm, bạn đồng cảm cùng nhau chén thù chén tạc. Như Bá Nha gặp được Tử Kỳ: Dao cầm đập nát đau ḷng phượng / Đàn vắng Tử Kỳ đàn với ai. Và: Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu / Thoại bất đồng tâm bán cú đa.


 Càng về cuối quyển sách, tôi vẫn giữ nguyên cảm xúc ban đầu, vẫn thích đọc nội dung với giọng văn của Bs. Tôi tâm đắc thuật xử thế mà ngày xưa đọc Nguyễn Hiến Lê tôi nhớ măi đến giờ. Đọc báo Phật giáo tôi ngộ ra nhiều điều - cũng như Bs về già càng gắn liền với Đạo pháp. Chức vụ cao, sự nghiệp lớn, tiền tài, danh vọng... rồi cũng đến ngày hết, nhường cho lớp trẻ. Quan nhất thời dân vạn đại. Lúc ấy mới biết ai là ai! Bạn là bè hay bè là bạn!


 Bs dặn: Về hưu ta tránh đến cơ quan cũ nếu chưa nhận được lời mời trân trọng. Tôi bật cười với ḿnh: Về hưu tôi đi một lèo và chỉ đến ngày Lễ Nhà Giáo 20/11 mới trở về.


 Đức cao hơn tài. Cao sang quư phái không bằng cách xử thế. Cách xử sự, phong cách sống, một câu nói, một ánh nh́n, một cái cười, một lời comment trên FB , một cách cư xử dù nhỏ cũng nói lên tư cách con người. Người quân tử chú ư cách xử sự, kẻ tiểu nhân nói nhiều, hoa tay múa chân nói về ḿnh, về cái ta (ngă) mà đến khi hành xử th́ không làm được ǵ hết. Khi im lặng chính là lúc đang nói. Học cả đời chỉ để im lặng. Nước càng sâu càng tĩnh. Trăng về khuya càng sáng. Cái cao cả nhất của con người là đức khiêm cung. Hữu xạ tự nhiên hương. Đừng vội đánh giá một người qua bề ngoài. Đừng phán xét ai cả, biết dừng lại đúng lúc, đừng tham gia ném đá trên mạng. Cần nói và nghe lời nói thẳng. Đừng cay cú khi người ta ghét ḿnh, nên mở ḷng ra khen nhiều hơn chê. Trong cuộc sống có những lúc đặt lên để xuống và có lúc cần quên đi. V́ ta không thể bằng họ ta mới nói xấu họ, vậy th́ đâu có ǵ mà phải cay cú, giận hờn. Họ nói sau lưng ta nghĩa là lúc nào cũng đứng sau ta. Sống như thế nào để mọi người kính nể, khi gặp nạn nhiều người đến, khi ra đi nhiều người tiễn đưa đầy nước mắt.


 Lần nào đọc văn của Bs Lê Ánh, Thanh Trí cũng cảm thấy vui, và lần này càng thấy vui hơn khi được nghe những lời khuyên nhủ khi tuổi ráng vàng đă bước sang rồi. 


 Và cuối cùng, Thanh Trí vẫn nhớ: Đừng cố gắng trở thành người đặc biệt. Hăy là chính bạn. 


 Vâng! Tôi là chính tôi cho dù bất kể điều ǵ, tôi vẫn là chính tôi. Cảm ơn Bs Lê Ánh.



 
PHƯƠNG HIỀN:

 

 - Xin cám ơn quư thầy cô, quư bạn đă lắng nghe Thanh Trí và Phương Hiền giới thiệu và chia sẻ cảm nghĩ về tác phẩm mới của Bs Lê Ánh.
 - Xin cám ơn Hội Thân hữu Ninh Hoà tại Sài G̣n đă cho chúng tôi cơ hội để giới thiệu Bs Lê Ánh, nhà văn đồng hương Ninh Hoà.
 - Xin cám ơn Bs Lê Ánh, người anh đồng hương và đồng môn, người bạn cao niên đă cùng viết bài trên văn đàn Website 
ninh-hoa.com hơn mười năm nay, người đă cùng tôi và bạn Thanh Trí biên tập Tuyển tập Miền Nhớ, là người đă yêu mến và tin tưởng Thanh Trí - Phương Hiền, và Thanh Trí - Phương Hiền cũng rất vui, rất hân hạnh biên tập tác phẩm gần đây của ông: VĂN THƠ & ÂM NHẠC, và tác phẩm mới nhất: HỒI KƯ TẬP 2 : ĐẤT KHÁCH - NHỮNG VUI BUỒN & SUY GẪM.


 Tôi cũng xin cám ơn Bs Lê Ánh đă tin tưởng và gửi sách về Việt Nam, qua đó tôi đă giới thiệu và tặng các bạn quê nhà những tác phẩm: HỒI KƯ TẬP 1 : TỪ H̉N KHÓI, TÔI ĐI; Y HỌC THƯỜNG THỨC quyển I và II; VĂN THƠ & ÂM NHẠC; và hôm nay: HỒI KƯ TẬP 2 : ĐẤT KHÁCH - NHỮNG VUI BUỒN & SUY GẪM. 


 Những quyển sách gửi từ Phoenix, Arizona - nơi Bs Lê Ánh cư ngụ th́ ông đă tự tay kư tặng. Những quyển gửi từ San Jose, Bắc California - nơi in sách - về thẳng Việt Nam, th́ ông uỷ nhiệm cho tôi kư tặng. Một lần nữa, xin chân thành cám ơn tác giả Bs lê Ánh.

 THANH TRÍ:

 


 - Xin cám ơn anh Nguyễn Văn Thành, Webmaster trang Web 
ninh-hoa.com đă dành nhiều công sức cho trang Web quê nhà gần 20 năm, đă layout in ấn xuất bản nhiều quyển sách cho các thành viên. Qua trang Web này, Thanh Trí đă được quen biết các bậc trưởng thượng, học hỏi nhiều điều hay. Cũng qua trang Web, Thanh Trí và Phương Hiền đă quen nhau, kết bạn và vui bước cùng nhau trên nhiều nẻo đường. Một lần nữa, xin cám ơn anh.


 - Xin cám ơn Bs Lê Ánh. Cám ơn quư thầy cô và các bạn đă lắng nghe chúng tôi.


 - Và cuối cùng, cho phép tôi nói lời cám ơn anh Thái Văn Thanh và chị Nguyễn Thị Phương Hiền đă trải ḷng đón Hội Thân hữu Ninh Hoà trong một không gian hoa nhè nhẹ bay bay, nắng Xuân d́u dịu, gió sông mát mẻ. Trong không gian tươi đẹp này, nói chuyện văn thơ, thật là vui.


 - Xin chúc sức khoẻ quư thầy cô và các bạn.

 

 

 

 

 

 THANH TRÍ - PHƯƠNG HIỀN

 Saigon, tháng 2 năm 2022

 

 

 

 

 

 

 

 

 www.ninh-hoa.com