H Ọ P  M Ặ T  Đ Ồ N G  H Ư Ơ N G  Và  T H Â N  H Ữ U

LÊ VĂN NGÔ

Ra Mắt Sách "NGUYÊN NGỘ THI TẬP"

Tại San Jose, California Ngày 27/05/2016



Đọc
"NGUYÊN NGỘ THI TẬP"

Của LÊ VĂN NGÔ

DƯƠNG ANH SƠN

                

 

 

 

          NGUYÊN NGỘ THI TẬP là tập hợp những bài thơ chủ yếu làm theo thể Đường luật, tứ tuyệt hoặc lục bát về nhiều đề tài của tác giả Lê Văn Ngô đă được đăng trong <ninh-hoa.com> rải rác từ 2008 đến nay. Xuất thân là một nhà giáo và dành rất nhiều thời gian để sinh hoạt trong các cộng đồng Phật giáo khi định cư tại Hoa Kỳ nên các bài thơ của ông rất chú trọng việc đề cao đạo lư trong cuộc sống. Đồng thời, thơ ông cũng thấm nhuần rất nhiều tư tưởng của đạo Phật trong cách nh́n về những đổi thay, biến đổi của con người, thiên nhiên và xă hội. Bên cạnh đó, những bài thơ ngâm vịnh phong cảnh, cảnh sắc các mùa cũng điểm xuyết làm cho tập thơ phong phú nhiều mặt. Đặc biệt những bài thơ xướng họa với các đồng hương và thân hữu đă tạo nên một không khí mới thấm đậm t́nh nghĩa chan ḥa và một tinh thần lạc quan. Đó là nguồn cổ vũ và kết nối làm cho <ninh-hoa. com> có một sắc thái riêng đậm đà t́nh nghĩa thầy tṛ, bạn bè, t́nh cảm gắn bó đồng hương và thân hữu ở nhiều lứa tuổi, nhiều thế hệ khác nhau. Tác giả đă dành một mảng riêng nữa để đề cập những t́nh cảm gia đ́nh như công ơn cha mẹ, những bài thơ nhắc nhủ con cháu v.. v.. Đó là những vần thơ chân thành và cảm động nhất trong toàn bộ tập thơ.

 
 Trước hết, với 44 bài thơ mở đầu trong chương 1, tác giả đă tập trung vào những đề tài nói về đạo làm người cũng như những cảm nghiệm từ việc tu học Phật pháp. Nhờ vào sự hiểu biết về đạo Phật, ông đă luôn áp dụng vào đời sống gia đ́nh cũng như giúp đỡ những người chung quanh cùng ḿnh hướng theo" Ánh đạo vàng" (tên một tác phẩm của Vơ Đ́nh Cường). Bằng những vần thơ lục bát nhẹ nhàng, tác giả đă tóm tắt và định nghĩa về tinh thần "Lục ḥa" không chỉ dành cho giới tăng sĩ ở thiền môn mà có thể áp dụng trong gia đ́nh cũng như cộng đồng xă hội chung quanh ta : " Lục ḥa bài dạy sống chung, Khuyên người tu học, ta cùng hiểu thông....."

 ( Bài 15- Lục ḥa )


Giữ được tinh thần "Lục ḥa" trong cuộc sống luôn đ̣i hỏi việc thường xuyên tu tập, rèn luyện. Nhưng tác giả luôn lưu ư nền tảng của việc học Phật cần luôn trau dồi cái tâm của ḿnh hướng theo bước đi của chư Phật :


 "Tâm từ có một không hai,
 Đường về Cực lạc nhủ ai chuyên cần
.........................................
 Tâm từ nhân loại làm theo,
 B́nh an dương thế, trăng treo ḥa b́nh.... "

 ( Bài 14 - Tâm từ )
 

 Theo tác giả, sống có ḷng thương yêu con người, thương yêu chúng sinh và luôn thể hiện nó trong cuộc sống chính là đạt được từ tâm. Tâm từ chính là nguồn cội của an lạc và ḥa b́nh cho nhân loại:


 " Tâm b́nh vạn pháp, hóa mây trôi,
 Tự tại an nhiên đứng giữa trời... "

 ( Bài 26 - Sống chánh pháp )


 Con đường chấn hưng đạo pháp, phát triển Phật giáo khởi đầu cần phải chấn chỉnh giới luật cho nghiêm minh và những nơi tu học được thanh tịnh. Nhiều chùa chiền, tự viện thiếu các bậc tôn túc, thiếu những vị chân tu nên đă xảy ra t́nh trạng bát nháo ở chốn thiền môn. Tác giả từng mong muốn :


 " Đạo tràng thanh tịnh nơi tu học,
 Giới luật nghiêm minh chỗ chỉ đường.... "

 (Bài 1- Mừng đón xuân Bính Thân)


 Thiền môn có trang nghiêm phần lớn là nhờ vào các bậc tu hành luôn chú trọng việc ǵn giữ giới luật, tu tập, nghiên cứu và sống theo ánh đạo vàng mới mong tinh thần từ bi, bao dung của nhà Phật được nẩy hoa từ quê nhà cho đến xứ người. Tác giả đă luôn nguyện ước:


 ".... Phật tử nương theo ánh đạo vàng.
 Phá chấp ĺa mê vui tự tại,
 Đường về bến giác rộng thênh thang "

 ( Bài 20 - Người Phật tử )


 Sống theo chánh pháp tức là sống theo những lời dạy của đức Như Lai để có thể tỏ ngộ lẽ đạo từ trong cuộc sống. Người con Phật dù tại gia hay xuất gia tùy hoàn cảnh mà tu tập để đến bờ giác :


.... " Vô minh che lấp, mau ra khỏi,
 Cố chấp lầm mê, gắng dứt rời.... "

 ( Bài 26 - Sống chánh pháp )


 Mùa xuân đem lại niềm hy vọng và vui sống trong đó có con đường vui theo lẽ đạo của đức Thế tôn :


 " Xuân về cây cảnh đẹp xinh tươi,
 Phấn khởi đạo tràng bước kịp thời.
.... Lời Phật thường ngày luôn tụng niệm,
 Tâm b́nh giữ vững sống cho đời. "

 (Bài 19 - Mừng xuân Ất Mùi 2015 )


 Tác giả đă cảm nghiệm về lẽ nhiệm màu và sâu xa từ đạo Phật của một người đă trải qua nhiều chặng đường đời. Và tác giả cũng thấu hiểu chỉ có thực sự sống thiền và từng bước giác ngộ chân như mới thực sự giải thoát v́ đạo Phật là đạo hướng đến sự an trụ một khi tự ḿnh biết buông xả. V́ thế, ông luôn cố gắng tu tập và sống theo chánh niệm với mong muốn bạn bè của ḿnh cùng đi trên con đường đó :


... " Bạn hữu xa gần xin nhớ nhắc,
 Thuyền về bến giác gắng công chèo. "

 ( Bài 24 - Thư gửi bạn )


 Những bài thơ nói về đạo Phật là kết quả của những t́m ṭi, tu học và cảm nghiệm để từng bước nắm vững những lời dạy của đức Thế Tôn hầu có thể áp dụng vào cuộc sống của gia đ́nh, cộng đồng và xă hội. Với tác giả, đạo không xa đời và đời luôn cần đến đạo :


... "Lời Phật thường ngày luôn tụng niệm,
 Tâm b́nh giữ vững sống cho đời "

 ( Bài 19 - Mừng xuân Ất Mùi )


 hoặc :

...... " Mỗi bước chân đi luôn chánh niệm,
 Tâm từ mở rộng khắp muôn phương. "

 ( Bài 1 - Mừng đón xuân Bính Thân)


 Thêm vào đó, những tai họa do thiên nhiên, con người...v... v.. gây ra đem lại biết bao đau thương cho nhiều người đă làm cho tác giả xúc động :


 " Động đất, sóng thần Ấn Độ Dương,
 Gây nên tai họa thật đau thương.
 Ngàn ngàn thân xác chôn ḷng biển,
 Triệu triệu con người mất chỗ nương..... "

( Động đất Ấn độ Dương)


 hoặc :......

" Sát thủ một tên giương súng bắn,
 Nạn nhân hai sáu ngă bên nhau.
 Thiên đường trường học, đàn con trẻ,
 Địa ngục gia đ́nh, kẻ hận sầu... "

 ( Thảm sát tại Newtown)


 Từ cách nh́n của người am hiểu đạo Phật, chứng kiến những thảm họa gây ra cho con người, tác giả càng thêm thấu hiểu nguyên lư vô thường của thực tại : " Trần gian vạn vật đều vô trụ, Nghiệp lực tùy duyên hóa sắc không. " (Bài : Sắc không " ). Và có nắm rơ nguyên lư vô thường kinh qua thực tế mới có thể hiểu hơn những lời cao diệu của đức Thế Tôn về tứ diệu đế, về nghiệp, về mười hai nhân duyên... v.. v.. để tiến đến an lạc.

 * *
 *

Kế đến, NGUYÊN NGÔ THI TẬP cũng dành nhiều bài thơ để ca ngợi và bày tỏ những t́nh cảm trân trọng công lao cha mẹ. Làm người cần phải biết sống cho có đạo lư. Đạo làm con cần luôn khắc ghi công ơn của cha mẹ:


...... "Hôm nay con đă nên người,
Nuôi con mới biết cuộc đời mẹ cha.
 Ḷng con đẫm lệ xót xa,
Công ơn dưỡng dục thật là vô biên..... "

 ( Thương t́nh mẹ )


 Công cha được ví như : "Hải đăng định hướng... soi đường" (Nhớ lời cha). C̣n "Ơn mẹ " được tác giả ca ngợi với những lời tràn đầy cảm xúc :


 " Ḷng mẹ thương con khó đạt lời,
 Ngàn hoa dâng mẹ, mẹ hiền ơi.
 Chiều mưa sáng nắng, mẹ che chở,
 Đêm tối canh dài, mẹ ủ hơi... "

 ( Ơn mẹ )

 hoặc :

........ " Một đời mẹ sáng như gương,
 Cho con nghị lực lên đường lập thân... "
 ( Ngàn hoa dâng mẹ )


 Tác giả, qua bài thơ khuyên bảo "Đời sống lứa đôi " đă rất chú trọng việc đề cao ḷng hiếu thảo trong cuộc sống vợ chồng, trong cuộc sống trong gia đ́nh có anh em luôn biết yêu thương , thuận thảo cùng nhau :


 "Vợ chồng hạnh phúc, tự ḿnh lo,
 Cha mẹ thương con, chút dặn ḍ.
 Rể thảo dâu hiền, lời tổ dạy
 Giàu sang phú quí, lộc trời cho.
 Anh em thuận thảo đầy mong ước,
 Chồng vợ yêu thương đẹp giấc mơ.
 Chữ hiếu cao vời trên tất cả,
 Con ơi ghi nhớ chớ so đo. "

 

 Quả thật, trong cuộc sống của các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và trong nước, những chuyện về việc thiếu tôn trọng cha mẹ hoặc nặng hơn là h́nh ảnh những người con bất hiếu vẫn xảy ra hằng ngày càng lúc càng nhiều.
 Tác giả là người cao tuổi, trải qua nhiều mối đời đă thay mặt những bậc làm cha mẹ để khuyên nhủ và giáo dục các thế hệ trẻ về nghĩa vụ làm con trong gia đ́nh. Có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy đây là một đề tài khô khan nhưng nghĩ cho cùng, nó được gióng lên như một tiếng chuông nhắc nhở cho lớp trẻ có ư thức hơn về vai tṛ và nghĩa vụ của phận làm con. Sự đóng góp của tác giả thực sự rất cần thiết khi mà trong xă hội ngày nay, các lớp trẻ có đôi khi trở nên "vô cảm", thiếu vắng t́nh người ngay cả đối với bậc sinh thành. Cuộc sống càng bị lối sống kinh tế cuốn hút th́ việc ǵn giữ những giá trị về t́nh người như thế là một điểm sáng.

 * *
 *

Như tác giả đă nêu lên trong phần đầu của chương dành cho thơ xướng họa, ư nghĩa của mục thơ xướng họa là: ".... Trao nhau tâm nguyện từng lời đẹp, Kết nối cho đời măi ước mơ ". Thơ xướng họa là nhịp cầu nối những tâm hồn đồng điệu với nhau. Dĩ nhiên, những ư tưởng trong thơ xướng họa luôn theo tinh thần " Ḥa nhi bất đồng " (Luận ngữ ). Chúng ta có thể thấy khi thầy Tư Nguyên Bùi Ngoạn Lạc xướng :"


 " Một thoáng hương xưa tỏa ấm ḷng,
 Lái đ̣ đưa khách muốn sang sông.
 Miên man ư đọng khung trời sáng,
 Lặng lẽ tâm ḥa tánh nước trong... "

 (Một thoáng hương xưa)


 Đáp lại, thầy Nguyên Ngộ Lê Văn Ngô đă "chắp" ư :
 

 Vào nghề dạy học thấy vui ḷng,
Hướng dẫn đàn em vượt khúc sông.
 Chắp cánh chim bay rừng núi thẳm,
 Khai mương cá lội nước khe trong... ".

 ( Thiên chức người thầy )


 Mẫu số chung của hai bai thơ đều nói về nghề giáo của cả hai thầy nhưng một bên nặng về mối hoài niệm thời đi dạy với bao mộng ước và một bên nghiêng về vai tṛ của người làm thầy.


 Chúng ta có thể thấy sự cảm nhận của người xướng hay họa tuy "đồng" nhưng vẫn có chỗ "dị". Ư thơ có thể giống nhau nhưng tứ thơ lại khác nhau. Khi thầy Tư Nguyên xướng :


 "Mấy chục năm qua lặng sống Thiền,
 Xả buông h́nh thức, cảm an nhiên... ".

 (Đường về cơi tịnh)


 Thầy Nguyên Ngộ lại họa :

 

 " Muốn được b́nh yên phải tọa Thiền,
 Xa rời trần tục phút thiêng liêng.... "

 (Sống b́nh yên)


 Một bên đă bước vào trong cửa Thiền (Lặng sống Thiền ) và một bên nghe như đang gắng sức vào cửa Thiền (Phải tọa Thiền).

 

Nhưng sự đồng nhất cả hai đều thấy rơ con đường Thiền sẽ giúp chúng ta an trụ trước biến dời. Nếu thầy Tư Nguyên khai bút : " Tâm b́nh đối cảnh không vương vấn " nhờ vào sự tỉnh thức và giác ngộ dẫu là ở mức độ tục đế th́ thầy Nguyên Ngộ đă nh́n ra : " Nhân tâm bất tịnh loạn triền miên ". Cái "thể" và cái "dụng" là hai mặt của một vấn đề trên con đường tu học và giúp thấy rơ hơn những phương cách mà ta nên ứng xử trước những gi xảy ra từ cuộc sống.


 Có khi tác giả xướng về một đề tài, người họa lại nối ư chuyển sang một đề tài khác. Chẳng hạn khi mở đầu bài thơ "Vượt biển " (Và vượt biển cũng là hành động vượt biên !), tác giả viết :

 

 Ngày đi vượt biển chút mưa sương,
 Từ giă quê hương vượt dặm trường.
 Diên Khánh mưa rơi đường mía ngọt,
 Ninh Ḥa gió thổi mùi trầm hương......


 Đáp lại, người họa là tác giả Thanh Trí lại nối ư và suy diễn tiếp về một "H́nh bóng quê nhà măi vấn vương "(Câu 8,  Thương hoài sông Cái, cầu Dinh):


...... " Hoa lá rũ buồn trĩu giọt sương,
 Canh khuya trăn trở suốt đêm trường.
 Ninh Ḥa Dục Mỹ trong tâm tưởng,
 Diên Khánh Cổ Thành gợi cố hương...... "


 Rồi tác giả Trà Kim Huy thu nhỏ hơn không gian nỗi nhớ quê nhà của người ra đi t́m tự do theo tiến tŕnh :đă ra đi nương thân quê người tất phải mang theo nỗi nhớ quê nhà, rồi nỗi nhớ quê nhà cần cụ thể hóa và thu gọn trong "vườn xưa ". Thế là Trà Kim Huy đưa nỗi nhớ của tác giả Nguyên Ngộ "Thăm lại vườn xưa" vượt qua không gian và thời gian của nỗi nhớ :

 

 Thân buồn viễn xứ tóc pha sương,
 Về lại quê xưa trải dặm trường.
 Ngơ trước, mai vàng c̣n thắm sắc,
 Vườn sau cỏ rối vẫn thơm hương.

...... Nghe ḷng trăn trở giọt sầu vương.


 Đáng chú ư trong các bài thơ xướng họa của Nguyên Ngô Thi Tập, t́nh thầy tṛ, bè bạn là một trong những nét chấm phá làm cho nội dung tập thơ thêm phong phú và ư nghĩa. Người thầy cũ do cảm mến t́nh nghĩa của các học tṛ ngày trước khi gặp lại ở quê người đă viết :


 " Xưa tṛ nay bạn kính yêu thầy,
 Một dạ tôn sư chẳng đổi thay "....


 Chính v́ tấm ḷng trọng thầy (dạ tôn sư) của các học tṛ cũ chẳng đổi thay nên tác giả đă cảm kích :


 Nghĩa bạn ơn thầy không kể xiết,
 Sống tṛn t́nh nghĩa đẹp muôn ngày "

 ( Ân nghĩa)


 Đáp lại, người học tṛ cũ vẫn luôn giữ h́nh ảnh tốt đẹp của người thầy dạy một thời nào. Đó là cái đẹp của t́nh thầy tṛ, làm cho cuộc sống đáng sống hơn v́ t́nh người vẫn c̣n :


 " Gần bốn mươi năm gặp lại thầy,
 Tóc sương pha trắng t́nh không thay.
 Tấm ḷng thầy vẫn như gương sáng.... "

 ( Vinh Hồ - Thầy tṛ tái ngộ)


 T́nh bạn bè trong thơ xướng họa cũng có nét đẹp riêng của nó. Khi thầy Nguyên Ngộ xướng ư thơ về cách nh́n đời theo diệu nghĩa sắc không của Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm kinh và đề nghị con đường "ngộ sắc không" :


 "C̣n mất, có không chẳng bận ḷng,
 Được thua, thương ghét không cầu mong.
 Tâm từ, hỉ xả nh́n trần thế,
 Chánh kiến, tư duy, ngộ sắc không.

 (Nh́n đời, sắc không)


 Thầy Tư Nguyên đáp lại bằng tứ thơ sâu lắng của một người , có lẽ thường vẫn chiêm nghiệm về ư nghĩa cuộc sống và chắc chắn đă thấy được lẽ đạo, hiểu việc đời của một người đi qua bao chặng cuộc sống :


 "Nhân, t́nh chân giả tự nơi ḷng,
 Thiện ác, b́nh tâm chẳng đợi mong.
 Chánh kiến, tư duy rồi sẽ biết,
 Pháp trần muôn sắc cũng hoàn không.

 

Quá tŕnh để Đại giác như đức Thế Tôn là quá tŕnh của vạn kiếp. C̣n người thường từng bước đi từ tục đế đến chân đế và sẽ từ bỏ chân đế đang trở thành tục đế để hướng đến một chân đế cao hơn ... Những bậc tu hành cũng đi từ cấp độ thanh văn, duyên giác để có thể thành bồ tát, thành Phật, hiểu đơn giản là người ĐĂ THẤY, đă giác ngộ dù mức độ cao thấp khác nhau.... Cho nên thơ xướng họa mang tư tưởng đạo Phật của tác giả và người xướng hoặc họa đều cho thấy sự am hiểu của họ về con đường giải thoát. Người xướng và người họa hiểu được nhau qua ư thơ chính là "tri âm tri kỷ" và cái đẹp của t́nh bạn bè là chỗ đó ! Mặt khác, theo thiển ư, hai bài thơ xướng họa của tác giả Nguyễn Văn Thành và của Nguyên Ngộ là một trong những bài thơ mang đậm t́nh thân hữu bè bạn của những người đang đóng góp cho trang web. Hai bài thơ đều hướng đến sự nối kết t́nh thân hữu bằng "tâm bút', bằng sự chân thành như trang chủ Nguyễn Văn Thành đă mong mỏi :

 

... "Tao đàn thi phú sáng ḷng nhân,
 Ṿng tay rộng mở ngời tâm bút,
 Cảm tạ tri âm biết vạn lần. "
 ( Sáng ngời tâm bút)


 Tác giả đă họa đáp lời kêu gọi đó :


...... "Quê hương kỷ niệm đượm t́nh nhân.
 Mười năm nối kết nhiều thân hữu,
 Xây dựng cho nhau biết mấy lần "

 (Mười năm nối kết)

 

 Ngoài ra, từ bài thơ xướng lên mang tên" Gọi đàn" của tác giả, chúng ta đă có một loạt bài thơ họa trau chuốt, giàu mỹ từ của Lương Lệ Huyền Chiêu, Nguyễn Thị Thanh Trí, Trà Kim Huy....... Hiểu thơ và đáp lại t́nh thơ bằng vần điệu ḥa hợp cũng có thể ví như Chung Tử Kỳ và Bá Nha có thể hiểu nhau qua tiếng đàn vậy ! Khi tác giả xướng lên hai câu mở đầu của bài thơ "Gọi đàn" như một cái nh́n về thời gian trôi qua cùng với tuổi tác :


 "Chim bay về tổ lúc chiều tà,
 Đời sống nhanh như gió thoảng qua.... "


 Đáp lại, tác giả Lương Lệ Huyền Chiêu cũng điểm lại bóng thời gian đi qua theo năm tháng với sự nuối tiếc, buồn thương và nhớ nhung một thời tuổi thanh xuân nhiều mộng ước với bè bạn chung quanh :


 " Mới đó mà nay tuổi xế tà,
 Buồn nh́n năm tháng thoắt trôi qua.
 Nhớ thương bè bạn muôn năm cũ,
 Giờ bốn phương trời xa cách xa..... "


 C̣n tác giả Thanh Trí nh́n thời gian trôi nhưng lại thương tiếc những bạn văn chương cùng hội cùng thuyền đă "vội chia xa" :

 "Sương khuya ướt đẫm, ánh trăng tà,
 Ngồi đếm thời gian lặng lẽ qua.
 Văn hữu năm nao cùng gắn bó,
 Thi nhân ngày ấy vội chia xa... "

 (Vẫn nhớ đừng quên -họa Gọi đàn)


 Trà Kim Huy cũng trong niềm nhớ về quê nghèo và khi xa cách vẫn cần đến t́nh bạn bè "Thấm đẫm t́nh người" :


 "Nhẩm đếm thời gian dưới ánh tà,
 Ngơ chiều nhè nhẹ điểm chân qua.
 Vẫn mơ chốn cũ ngày sum họp,
 Chợt nhớ quê nghèo buổi cách xa... "
 (Thấm đẫm t́nh người- họa Gọi đàn)


 Nh́n chung, có thể nói mảng thơ xướng họa là sự nối kết những tâm hồn đồng điệu cùng nhau đi dạo khu vườn thơ để thưởng thức những bông hoa t́nh bạn thân thiết, cũng như ngắm nh́n những bông hoa vẫn c̣n tươi đẹp từ những hoài niệm một thuở nào đó đă có duyên gặp gỡ cùng nhau để kết nên những quả ngọt, trái lành của t́nh thân hữu, đồng hương...

 * *
 *

 Một trong những mảng thơ được Nguyên Ngô dành cho nhiều t́nh cảm, nhiều sự gửi gắm và những lời nhắn nhủ của bậc đă làm ông bà của đàn cháu giỏi ngoan và làm cha mẹ của những người con thành đạt là mảng thơ có tính cách gia đ́nh riêng tư. Tuy nhiên, các bài thơ này vẫn có thể là những bài học tốt để nhắc nhủ và giáo dục những người con nay đă trưởng thành, lập gia đ́nh cũng đang làm cha, làm mẹ của những đứa con từng bước trưởng thành..... Với t́nh thương yêu của một người cha, ông đă ân cần nói với những người con trai, con dâu, con rể của gia đ́nh :


......... " Nợ duyên tiền định kết tâm đồng,
 Yêu thương ḥa thuận là hoài bảo,
 Biết sống cho nhau đạt ước mong.
 Nuôi dưỡng hai con chăm lo đủ,
 Nghĩa t́nh cha mẹ đáp đền xong. "

 ( Tặng hai con Hải, Phong)


 Như tác giả đă nêu trên, việc kết hôn là "Nợ duyên tiền định", nói theo nhà Phật là nhân duyên hay duyên nghiệp. Các cuộc hôn nhân là do mối duyên nghiệp kết nối với nhau. Dù là duyên hay nợ th́ "Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều" (Nguyễn Du). Do đó, tác giả khuyên cần phải biết " yêu thương", phải nên sống "ḥa thuận", và "biết sống". Thêm vào đó, ngoài việc hôn nhân là "Tơ duyên tiền định" th́ niềm vui của gia đ́nh là con cái và cần lưu tâm việc nuôi dưỡng dạy dỗ. V́ thế, tác giả đă nhấn mạnh :


..... "Tơ duyên tiền định xinh đôi trẻ.
 Hạnh phúc vun bồi đẹp nhất đời.
 Nuôi dưỡng ba con ngoan lễ độ... "

 ( Tặng hai con Huy, Lan)

 

Nhưng mối quan tâm của tác giả trong hôn nhân của con cái rất cần hướng đến việc tu đức, luôn biết "tu hành"(tu tập) nâng cao nhân cách và đạo đức của ḿnh:


...... "Tu hành tích đức lưu mai hậu,
 Hưởng phước lâu dài việc hạnh thông. "

 ( THCHP)

 hoặc:

.... "Vào đời tạo phước nuôi tâm thiện... "
 ( THCHL)


 Nh́n chung, những vần thơ gửi tặng con cháu trong nhà mang những lời khuyên bảo chân thành của bậc làm ông bà, cha mẹ. Những người dù c̣n trẻ, cũng nên học những lời khuyên của bậc trưởng thượng đă có nhiều suy nghĩ và kinh nghiệm sống được đúc kết qua những vần thơ chan chứa t́nh yêu thương đằm thắm và nồng ấm của tác giả. Cho nên, mảng thơ này dù chứa đựng những h́nh ảnh và t́nh cảm trong phạm vi gia đ́nh vẫn là những bài học có giá trị cho nhiều gia đ́nh đang hướng đến tương lai và tạo dựng hạnh phúc.

 * *
 *

 Đọc NGUYÊN NGỘ THI TẬP của tác giả Lê Văn Ngô, chúng ta như được cùng đi trên một con thuyền hướng đến những chân trời thiện mỹ của đạo Phật với những sự hiểu biết và tâm nguyện đi theo con đường của bậc chân sư tối thượng là đức Phật đại giác của tác giả. Đồng thời, công đức sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ cũng được tác giả nêu cao. Đó là truyền thống hiếu thảo có từ lâu đời của các nền văn minh Á Đông và của nhân loại cần được phát huy và ǵn giữ. Thêm vào đó, cuộc sống rất cần sự nối kết với nhau để có được những t́nh cảm chân thành làm cho nó có ư nghĩa và tốt đẹp hơn. Ở một độ tuổi của bậc trưởng thượng như tác giả, những lời khuyên gắng con cháu cũng góp phần đem lại niềm an vui hạnh phúc gia đ́nh. Một tác phẩm thơ đa dạng như thế, khi t́m hiểu chắc chắn c̣n nhiều sự thiếu sót và những cảm nhận chủ quan.

 

 Sau cùng, Nguyên Ngộ Thi Tập đă đem lại những niềm vui trong trẻo và những nguồn hạnh phúc êm đềm làm cho cuộc sống tinh thần lúc tuổi về chiều của tác giả thật sự thanh thản, nhẹ nhàng. Chúng ta xin cầu chúc cho tác giả và gia đ́nh luôn được an lạc măi như thế.

 

 

 

 

 

 

DƯƠNG ANH SƠN

Sài G̣n - ngày 24 tháng 03 năm 2016

 

 

 

Sinh Hoạt Đồng Hương - Ra Mắt Sách Năm 2016

 

 www.ninh-hoa.com