*
HỘI NGỘ TH TRẦN B̀NH TRỌNG/NINH H̉A
Ra Mắt Sách "ĐẶC SAN HỘI NGỘ"- Quyển 1 & 2
Và "CHA MĂI BÊN ĐỜI" - Nguyễn Thị Phương Hiền
Tại Nhà Hàng Grand Garden Restaurant
Westminster, California Ngày 05/11/2017


KỲ 3: (MỘT CHUYẾN ĐI XA)
VIẾT CHO NGƯỜI BẠN PHƯƠNG XA
Nguyễn Thị Phương Hiền
    
Đă
bao lần rồi, anh luôn “bận” trong những dịp gặp gỡ thầy và bạn. Và
lần nào cũng vậy, đều muốn em kể lại cho nghe từng chi tiết.
Buổi Hội ngộ Kỷ niệm 50 năm trường ḿnh lần này quan trọng quá.
“Anh đâu thể vắng mặt”, anh nói chắc. Thế mà phút chót anh lại…
“bệnh”!
Nhưng thôi, em kể cho anh nghe đây này, nghe rồi tha hồ mà tiếc!
Em cũng vừa xem xong Video của buổi Hội Ngộ và ra mắt sách, thấy
rất vui như được thêm lần nữa sống lại một ngày rất đẹp - ngày
5/11/2017 tại Westminster, Nam Cali.
Trong cuộn Video đă thể hiện các sinh hoạt của buổi lễ rất sống
động, ư nghĩa và chan chứa t́nh cảm thầy tṛ, bằng hữu, lâu lắm
rồi mới gặp nhau, có khi cả nửa thế kỷ! Hay đôi khi có gặp nhau
cũng không phải trên sân trường Trần B́nh Trọng ngày nào có thầy
Hiệu trưởng, có các vị giáo sư, các bạn đồng môn, và các bạn xa
gần đă có ḷng thương mến ngôi trường.
Và
trong ḷng em cũng len chút bâng khuâng: Biết khi nào mới có dịp
gặp mặt đông đủ như thế nữa nhỉ?! Và khi ấy ḿnh c̣n ở “tuổi đến
trường” hay đă đến “tuổi biết buồn”, là lúc không c̣n sức, hay lỡ
lạc vào một thế giới khác - không c̣n ngôi trường Trần B́nh Trọng
với hàng dương trước cổng, băi cỏ và hàng trứng cá sân sau, ở đấy
ḿnh đă từng cùng nhau học hành dưới sự chỉ bảo của các thầy cô,
cùng nhau chơi đùa trong giờ ra chơi giữa sân trường rợp nắng,
cùng nhau lớn lên… rồi chia xa...
Nhưng thôi, đừng nghĩ vẩn vơ nữa! Bây giờ, trước mắt em, cuộn
Video đang ghi lại h́nh ảnh trang nghiêm của nghi thức chào Quốc
kỳ Việt - Mỹ. Rồi trước khi cử hành nghi lễ mặc niệm các chiến sĩ
trận vong và thuyền nhân đă bỏ ḿnh trên đường t́m tự do, cô MC
Kim Phụng đă đọc đoạn văn đầy cảm xúc của thầy cựu Hiệu trưởng
Trần Hà Thanh: “… Từ cuối năm 1960, cuộc chiến trở nên ác liệt
theo thời gian. Tuy nhiên, miền đất Ninh Hoà vẫn được thanh b́nh
trong cơn binh lửa – nơi đây thầy vẫn dạy và tṛ vẫn học. Đấy cũng
là nhờ những lớp lớp chiến binh cùng trang lứa chúng tôi nhưng sớm
khoác áo chinh y đi vào miền gió cát, tận tụy dấn thân thời trai
trẻ cho hậu phương được an b́nh. Chúng tôi xin muôn vàn tri ân
những âm thầm hy sinh của những chiến sĩ vô danh đó.”
Lời tri ân của thầy Trần Hà Thanh cùng với âm điệu mặc niệm trầm
buồn đă làm em và mọi người vô cùng nhớ những người cha, người
anh, người bạn đă vĩnh viễn ra đi trong cuộc chiến tương tàn!
Tiếp theo, bạn Trần Thị Chất trong trang phục áo dài nhung đen cài
hoa trắng đọc danh sách tưởng nhớ các vị giáo sư đă qua đời trước
và sau năm 1975. Buồn thay, danh sách khá dài! Trong đó em chỉ
được tiễn đưa thầy Nguyễn Khoa Thanh và thầy Bùi Hữu Lượng. Vừa
nghe giọng Chất trong veo thánh thót như một bản thánh ca, em vừa
tự trách: “Đă bao lần nghe tin thầy ốm mà em không đến thăm, đă
bao lần thầy tỏ ư muốn gặp các học tṛ mà em lại trả lời ‘em bận
việc’, đă bao lần lễ tết em đă không vấn an thầy dù chỉ qua điện
thoại? Thầy sẵn ḷng tha thứ tất cả, nhưng em không thể tự tha thứ
cho ḿnh. Bây giờ thầy đă ra đi măi măi, em biết tạ lỗi thế nào
đây?!!”
Không khí vui trở lại khi 16 vị giáo sư được mời lên sân khấu để
các em học sinh tíu tít tặng hoa và chụp ảnh kỷ niệm. Thầy tṛ như
trở lại tuổi thanh xuân bên những bó hoa tươi thắm. Một h́nh ảnh
rất quư giá và ư nghĩa, măi khắc ghi trong ḷng mọi người.
Cô
MC duyên dáng Kim Phụng giới thiệu các quan khách đa phần là các
cựu giáo sư và cựu sĩ quan các binh chủng Hải quân và Biệt động
quân. Khách đông lắm, gần 200 vị. Trường ḿnh được nhiều người quư
mến quá, anh nhỉ!
Tiếp theo, thầy cựu Hiệu trưởng Trần Chu Đức phát biểu chào mừng
các quan khách, các giáo sư đồng nghiệp, các em cựu học sinh và
gia đ́nh: “Hôm nay là buổi hội ngộ mà tôi thấy lần đầu tiên qui
tụ đông đủ các cựu giáo sư và học sinh từ nhiều nơi xa xôi đến đây
xum họp, và đặc biệt là đoàn cựu giáo sư và học sinh đến từ Việt
Nam…”

Sau phần phát biểu, thầy cựu Hiệu trưởng Trần Chu Đức đă mời thầy
cựu Hiệu trưởng Trần Hà Thanh và cựu giáo sư Lê Văn Ngô cùng lên
sân khấu chụp h́nh lưu niệm, trong khi cô MC Kim Phụng giới thiệu
các giai đoạn lịch sử trường từ năm 1959 đến 1975:
Giai đoạn 1961-1962: thầy Lê Văn Ngô tiêu biểu cho
thế hệ các giáo sư đầu tiên của trường
Giai đoạn 1963-1969: thầy Trần Chu Đức về trường năm
1963 và nhậm chức Hiệu trưởng năm 1966-1969.
Giai đoạn 1970-1975: thầy Trần Hà Thanh giữ chức vụ
Hiệu trưởng.
Hai thầy Hiệu trưởng tiền nhiệm là thầy Bửu Thả và thầy Nguyễn Kế
Thế đều đă qua đời!
Kế
tiếp là phần phát biểu của cựu giáo sư Hồ Thị Bạch Liên: “Chúng
ta rất hạnh phúc và tự hào khi các em học sinh của chúng ta nay đă
nên người với đầy đủ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín…”.
Anh nhớ cô Bạch Liên không? Ngày xưa cô dạy chúng ḿnh môn Vạn
vật. Năm nay cô ngoài 80, vẫn khỏe và là trưởng đoàn Việt Nam
chúng em đấy!

Rồi đến phần phát biểu của giáo sư Dương Ngọc Sum, giáo sư Đào
Đức Nhuận. Các thầy khuyên chúng ta giữ măi tinh thần Tôn sư trọng
đạo, điều hơi hiếm ngày nay. Lời khuyên của các vị giáo sư cao
tuổi là khuôn vàng thước ngọc. Em lại nhớ câu dân gian thường nói:
Trọng thầy mới được làm thầy. Những điều ấy em nghĩ luôn đúng cho
mọi nơi, mọi thời, phải không anh?
Và
đến phần phát biểu của ông Lê Phụng Chữ, cựu Phó Quận trưởng quận
Ninh Hoà thời ấy. Ông cũng là phu quân của cô Nguyễn Thị Lộc, cô
giáo trường ḿnh. Em nhớ măi h́nh ảnh của ông trong những buổi lễ
phát thưởng cuối năm với bộ quân phục kaki và khẩu súng colt bên
hông. Trông ông nghiêm nghị và trí thức. Chắc anh đang hỏi tại sao
em ngưỡng mộ h́nh ảnh rất “oai” của ông? Anh quên em là “con nhà
lính” sao?

Tiếp theo, anh Nguyễn Văn Thành, trang chủ trang web ninh-hoa.com
bắt đầu phần giới thiệu những quyển sách ra mắt trong dịp này:
-
Đặc san kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường Trần B́nh
Trọng/Ninh Hoà.
-
Tác phẩm “Cha Măi Bên Đời” của Nguyễn Thị Phương Hiền.
-
Thi phẩm “Hành Tŕnh T́m Tự Do” của nhà thơ Thi Thi.
Đặc san trường ḿnh gồm 2 quyển gần 1000 trang, trong đó các thầy
cô, các bạn, và cả anh với em chia sẻ bao kỷ niệm, tâm sự, ước mơ
khi ḿnh c̣n thơ dại… Nhân đây, em cám ơn anh đă gửi bài tham gia
nhé! Anh có biết các thầy cho điểm cao những người thu thập được
nhiều bài vở, nên em cũng cố gắng và… cũng được điểm cao đấy!
Tác phẩm “Hành Tŕnh T́m Tự Do” là một thi tập hơn 4000 câu thơ
lục bát của nữ sĩ Thi Thi, nói lên tâm sự của những thuyền nhân
vượt biển t́m tự do. Hôm nay chị không đến dự được v́ chưa khỏe,
nên chị có giới thiệu nghệ sĩ thổi sáo Hồ Ngọc Nôi và nghệ sĩ Phi
Loan thay chị chia sẻ nỗi niềm. Trong tiếng sáo réo rắt và giọng
ngâm năo nuột, mọi người thở dài h́nh dung những ngày đêm hăi hùng
trên biển. Sau cơn mưa trời lại sáng, nhưng niềm đau thương tiếc
vẫn c̣n măi măi!
Và
bây giờ là tác phẩm “Cha Măi Bên Đời”, quyển sách em viết về Cha
của em. Thầy Dương Anh Sơn bước lên sân khấu, tay cầm quyển “Cha
Măi Bên Đời”, trân trọng giới thiệu rơ ràng, mạch lạc tác phẩm đến
quư thầy cô, các quan khách, các anh chị và các bạn đồng môn. Em
rất cám ơn thầy. Trong thời gian h́nh thành sách, thầy đă nhiều
lần quan tâm góp ư, khích lệ em gắng tiến về phía trước.
Thầy Dương Anh Sơn giới thiệu sách "Cha Măi Bên Đời"
Một điều cảm động là cô MC Kim Phụng cũng đă từng là học sinh
trong lớp thầy phụ trách hướng dẫn. Cô tâm sự vẫn nhớ h́nh ảnh
thầy vẫy tay từ giă học tṛ khi bước lên xe lửa đi Phú Yên nhận
nhiệm sở một buổi chiều năm 1977.
Điều cảm động ấy lập lại với em khi cô giới thiệu cựu Thượng sĩ
Nguyễn Ngọc Tống, là đồng đội của cha em và cũng là thân phụ của
cô. Bác Tống hào hứng kể lại bao kỷ niệm huynh đệ chi binh, và kết
luận: “Ông quả là một vị chỉ huy tốt, làm việc nghiêm chỉnh mà
lại rất thương lính!”. Rất cám ơn bác Tống, người đồng đội
thân thiết của cha em, và cám ơn em Kim Phụng đă không quản ngại
đường xa đưa thân phụ đến dự buổi lễ hôm nay.
Khi MC Kim Phụng nói: “Và tiếp theo, không ai khác chính là chị
Phương Hiền”, em có hơi “khớp”, nhưng rồi với bản tính “con
nhà lính”, em cũng đă b́nh tĩnh diễn đạt được niềm hạnh phúc và
may mắn của em được học tại ngôi trường Trần B́nh Trọng, tóm tắt
cuộc đời của cha em, t́nh thương ông đă dành cho em và niềm vui
cùng ḷng biết ơn khi hai cha con em hôm nay lại được trở về ngôi
trường ngày ấy.
Em
rất cảm xúc khi hai em Kim Tiến, Phương Liên lên sân khấu tặng hoa
cho chị. Lúc ấy em nhớ cha em vô cùng, nhớ lời khuyên của ông: “Con
hăy cố gắng chăm học để làm gương cho các em, mà con có học giỏi
th́ ấm vào thân con chứ vào ai!”. Và em tin là ở thế giới bên
kia, cha em đang vui ḷng v́ chúng em đă vâng lời cha.

Ba chị em: Phương Hiền, Kim Tiến, Phương Liên

Từ trái qua: Phương Hiền, cựu Thượng sĩ BĐQ Nguyễn Ngọc
Tống, cựu Đại uư BĐQ Lê Lan và Ngô Dư, Phương Liên

Và
em rất cảm động khi một đồng đội của cha em, cựu Đại uư BĐQ Lê
Lan, thay mặt một số đồng đội trong Trung tâm Huấn luyện BĐQ Dục
Mỹ, lên sân khấu tặng hoa cho em và bày tỏ ḷng quư mến cha em. Em
biết ơn ông c̣n nhớ đến cha em, một h́nh ảnh, một quăng đời đă rất
xa với bao biến cố bể dâu!
Anh c̣n nhớ bài hát “Papa” mà khi xưa ḿnh cùng rất thích? Em đă
chọn bài ấy làm nhạc nền cho slide show “Cha Măi Bên Đời”. Slide
show lúc đầu th́ vui, sau buồn lắm anh ạ, với h́nh ảnh cha em sau
5 năm tù cải tạo: “Cha tôi về bất ngờ một ngày đầu năm 1980
trong niềm vui hoà lẫn nước mắt của mẹ con tôi. Và chẳng bao lâu
sau, ông đă ra đi măi măi…”
Có
phải cha em đă ra đi măi măi? Không, cha vẫn măi bên các con, CHA
MĂI BÊN ĐỜI, như những câu thơ mẹ em làm năm 1985. Hơn 30 năm rồi,
mẹ em cũng đă qua đời, nhưng nét chữ bà viết vẫn c̣n nguyên đấy,
khẳng định với các con: “Bóng dĩ văng c̣n đây… Bóng dĩ văng
ngập đầy…”
Anh ạ, buổi lễ đến đây em thở phào, mừng đă làm xong phần giới
thiệu sách. Chắc anh cũng thở phào như em, v́ anh biết tính em
“mít ướt”, dễ bị “bể dĩa” lắm!
Tiếp theo, chị Nguyễn Thị Hoà, thay mặt cho các cựu học sinh kính
gửi lời tri ân đến quư thầy cô đă dày công dạy dỗ chúng em nên
người. Và thay mặt các bạn đồng môn, chị xin hứa sẽ thể hiện và
giữ măi tinh thần tôn sư trọng đạo, mang tiếng thơm đến cho ngôi
trường Trần B́nh Trọng thân yêu.

Trên sân khấu, MC Kim Phụng đang mời cô Bạch Liên lên tặng quà cho
các đồng nghiệp. Đây là những món quà từ quê hương Ninh Hoà mà cô
đă chuẩn bị từ nhiều tháng trước. Xin nói nhỏ: cô Bạch Liên khi
xưa dạy Vạn vật, nên cô rất thích những bộ sưu tập bướm và hoa.
Khi em gói quà cho cô mang đi, muốn xin cô một bộ nhưng em không
dám!


Và
bây giờ là phần văn nghệ cây nhà lá vườn. Em được vinh hạnh mở đầu
với bài hát “Ngày Hồng Xưa” của thầy Hoàng Song. Ngày xưa thầy dạy
ḿnh môn Nhạc và Vẽ. Thầy mất sớm, để lại bao tiếc thương. Bản
nhạc này thầy sáng tác năm 1974 anh ạ!
“Mai qua trường cũ
Nh́n lớp học xưa
Trông cành phượng vĩ
Buồn ơi là buồn…
Mai qua trường cũ
Nuối tiếc thật nhiều
T́m đâu ngày xưa!
T́m đâu ngày hồng đă qua!...”
Chương tŕnh văn nghệ tạm ngưng, v́ đă đến giây phút long trọng: “Cắt
bánh sinh nhật mừng trường Trần B́nh Trọng 60 tuổi”. Hai thầy
cựu Hiệu trưởng Trần Chu Đức, Trần Hà Thanh và cựu giáo sư Lê Văn
Ngô tươi cười cùng cắt bánh trong niềm hân hoan của tất cả mọi
người. Nhân dịp này, em cũng “lăng xăng” có được mấy pô h́nh “đắt
giá”, anh xem rất đẹp phải không?

Phần văn nghệ nối tiếp với tiếng sáo của nghệ sĩ Hồ Ngọc Nôi và
giọng ngâm của nghệ sĩ Phi Loan, thể hiện những lời thơ tràn đầy
cảm xúc của nữ sĩ Thi Thi:
“Một câu chuyện kể biển Đông
Thuyền nhân bất hạnh động ḷng thi nhân
Hoàng hôn buông xuống dần dần
Ánh dương che khuất sau chân trời chiều...”


Tiếp theo là màn hợp ca “Trường Làng Tôi” với giọng ca của chị
Khánh Phân và các thầy Trần Chu Đức, thầy Dương Ngọc Sum, các cô
Trần Chu Đức, cô Nguyễn Thị Lộc, cô Minh Lợi, các bạn Dương Thu
Yến, Lâm Ái Liên, Lâm Ái Đào, Trần Thị Chất, Ánh Hồng, Thuư Liễu,
Kim Phụng.
Nối tiếp chương tŕnh, bạn Trần Thị Chất tŕnh diễn bản “Duyên
Lành” do chính cô sáng tác:
“Thời
gian cứ măi trôi âm thầm
Xa trường xưa vẫn chưa trở lại
Cảnh sáng tươi qua rồi không nhạt phai
Trường xưa đó biết bao kỷ niệm
Hàng dương xanh, phượng thắm sân trường
Thầy, Cô tôi và các bạn bè
Dù hoa nở thắm thoát lụi tàn
Qua tuổi xuân măi không trở lại
Ḷng nhớ ơn Cô Thầy không phai…”

Bạn Trần Thị Chất với nhạc phẩm "Duyên Lành"

Chị Lâm Ái Liên với nhạc phẩm "T́nh Anh Lính Chiến"
Và
bây giờ là chị Lâm Ái Liên với bản nhạc “T́nh Anh Lính Chiến”. Em
với chị Ái Liên có kỷ niệm rất đặc biệt với bài hát này, anh c̣n
nhớ không? Hồi ấy nhà em ở đường Nguyễn Huệ, đối diện sân Vận
động, nơi chị Liên thỉnh thoảng tham dự chương tŕnh văn nghệ tâm
lư chiến. Có một lần, khi chị 13, 14 tuổi, c̣n em 11,12 tuổi, chị
đứng trên sân khấu hát bản “T́nh Anh Lính Chiến”, trong mắt em chị
như một ngôi sao sáng. Em đứng trong đám đông, cố nhoi lên để ngắm
chị và mong chị thấy ḿnh. Khi chị hát xong, em đánh liều chen hẳn
lên ngay trước sân khấu, vỗ tay và la lớn “Chị Liên ơi, em đây
nè!”. Hơn mười năm trước, lần đầu gặp chị tại Mỹ, ngồi bên
nhau ở Orange Hill, em đă “nèo” cho bằng được chị hát lại bài ấy!
Đến lượt anh Vinh Hồ lên sân khấu. Bất ngờ quá, anh muốn em cùng
lên sân khấu với anh. Th́ ra anh có sáng tác bài thơ chúc mừng tác
phẩm “Cha Măi Bên Đời” và sẽ ngâm thơ tặng em:
“MONG
sao “Cha măi bên đời” con
BUỔI
ấy cha đi ḷng héo hon.
RA đến Hà Nam rừng một dăi
MẮT
nh́n Bắc Kạn núi đôi ḥn.
HỒI đầu vật đổi trăng mờ khuất
KƯ
sự đêm khuya bấc thổi ḷn.
THÀNH
bại luận anh hùng bất khả
CÔNG
thành từ phụ đă không c̣n.

Anh Vinh Hồ với bài thơ "Mong Sao Cha Măi Bên Đời Con"
Và
anh nhắc lại một kỷ niệm khá thú vị cách đây 5 năm khi em gửi anh
ấy lá thư thăm hỏi và anh đă viết trong thư trả lời: “Cô viết thư
hay như vậy th́ không thể nào cô viết văn không hay”. Em lo quá
khi nhận được thư anh ấy, và đành thú thực: “Trước giờ em chưa
từng viết văn, nhưng anh đă đặt em vào thế chẳng đặng đừng, từ nay
em sẽ tập viết văn. Coi như anh đă đặt cây viết vào tay em và bảo:
em viết đi!”. Em rất cám ơn anh Vinh Hồ, một sư huynh đồng môn rất
đáng quư.
Tiếp bước lên sân khấu là Bảo Trâm, cô em Ninh Hoà tháo vát, thông
minh và giàu t́nh cảm, với bản nhạc “Con Người Ninh Hoà” đă được
mọi người nhiệt liệt hoan nghênh:
“Cuộc sống yên b́nh cho tôi nụ cười
Dân Ninh Hoà đó chính là tôi
Tuổi thơ ấy
Tôi không sao quên được
Con suối Ba hồ tắm mát đời tôi…”

Bảo Trâm với nhạc phẩm "Con Người Ninh Hoà"
và chị Trịnh Hữu Tồn

Thuư Liễu và hai vị giáo sư Lê Thị Đào và Dương Anh Sơn
Nối tiếp chương tŕnh là Thuư Liễu với bản “Thương Ca Hải Ngoại”,
Ánh Hồng với bản “Không Bao Giờ Ngăn Cách”, anh Lê Dững với nhạc
phẩm “Bài Tango Cho Em”, Kim Phụng và Ánh Hồng với bản “60 Năm
Cuộc Đời”, Thuư Liễu, Kim Phụng, Ánh Hồng với bản “Sầu Đông”.
Và
rất đặc biệt, anh Nguyễn Văn Thành với Liên khúc “Người T́nh Không
Chân Dung - Kẻ Ở Miền Xa - Loài Hoa Không Vỡ”. Chị Nguyễn Thị Giỏi
cũng không ngần ngại thổ lộ tâm t́nh qua “Đêm Tâm Sự”.
Chương tŕnh văn nghệ kết thúc với ca khúc “Dừng Bước Giang Hồ”,
và tiếp theo là phần chụp ảnh lưu niệm với tất cả thầy tṛ có mặt.
Anh thấy tiếc chưa, chương tŕnh buổi lễ Hội Ngộ trường ḿnh rất
phong phú và ư nghĩa, văn nghệ cây nhà lá vườn không kém sôi động.
Chúng em c̣n dance rất vui nữa.
Mọi người chia tay trong lưu luyến, cùng ước mong sẽ có thêm dịp
gặp nhau.
Phần em, rất vui v́ gặp được thầy xưa bạn cũ, đồng đội của cha em
và sách “Cha Măi Bên Đời” được đón nhận trong t́nh thân ái.
Thế nhưng vẫn có đôi chút buồn, “biết khi nào mới gặp lại nhau nhỉ
?”. Lại chạnh nhớ bài hát của thầy Hoàng Song:
“Mai qua trường cũ
T́m trong dư âm
Kỷ niệm vang vang…
Mai qua trường cũ
T́m trong dư âm
Thương nhớ vô vàn…”

Phương Hiền
Sài
G̣n, tháng 11 năm 2017.
Sinh Hoạt Đồng
Hương - Ra Mắt Sách Năm 2017
www.ninh-hoa.com
|