Trang Thơ & Truyện: Quách Giao                |                 www.ninh-hoa.com

QUÁCH GIAO

Bút hiệu:
QUÁCH TÙNG PHONG
Sinh năm 1934
 

Con nhà thơ Quách Tấn
Theo học tại các trường Đại hoc Y Dược, Luật khoa và Văn khoa tại Sài G̣n.
Năm 1955 khi c̣n là học sinh trường trung học tư thục Kim Yến ở Nha Trang, Quách Giao đă tham gia đăng thơ trên tờ Gió Mới với biệt hiệu là Vương Kiều Thu.

Các bài thơ đăng trên báo Gió Mới số 2, 4, 6 là Hai Em Bé Mồ Côi (Sau đổi là T́nh Chị) Ông Lăo Quét Lá Khuya, Hai Chiều Xa Cách.

Tại Huế, Quách Giao có thơ đăng trên Tạp Chí Lành Mạnh. Ở Sài G̣n cộng tác với báo Bách Khoa, Văn Học cho đến năm 1975.

Năm 1988 Quách Giao cùng với phụ thân là nhà thơ Quách Tấn viết và xuất bản tập lịch sử Nhà Tây Sơn.

Các sách viết chung với thân phụ ông c̣n có: Vơ Nhân B́nh Định (nxb Trẻ năm 2001) và một số lớn các tác phẩm Văn xuôi Kể Cả Thơ.

 

 

 

Hiện cư ngụ tại
Nha Trang, Việt Nam

 

 


 

 

 

 

 

RẰM CUỐI NĂM

QUÁCH GIAO

  

Qua khỏi bến đ̣, leo lên một con dốc cao bà Hai đă thấm mệt. Tuổi đă tám mươi nên sức khỏe yếu đi.. Ngồi nghỉ trên tảng đá bên đường, bà Hai nh́n xuống mặt biển mênh mông. Tiết trời tháng chạp năm nay khí hậu bổng nhiên se lạnh. Gió tự phương Bắc tràn về. Những cụm mai được lặt lá trơ trụi, như chịu lạnh để chuẩn bị cho hoa nở thịnh đón xuân về..

Hôm nay là ngày rằm cuối năm. Chùa Từ Tôn tấp nập khách thập phương. Nơi đây ngày rằm nào cũng đông khách .

Rằm tháng giêng, sau những ngày xuân hội dâng hương lễ Phật rộn ràng áo mới, niềm vui. Lễ rằm đầu năm được mang tên là rằm nguyên tiêu. C̣n có tên là Thượng nguyên. Rằm tháng giêng các chùa thường tổ chức lễ hội Dược sư, chính quyền có tổ chức hội thơ Việt Nam.

Rằm nguyên tiêu trăng sáng trong. Khí trời tươi xanh mát mẽ. Thuở trước, các văn nghệ sĩ thường tự tổ chức với nhau đêm hội tụ ngắm trăng b́nh thơ. Bên chén trà thanh đạm những bài thơ tự tâm ḿnh làm được đem đọc cho nhau nghe. Bây giờ các nhà thơ, nhà văn được chính quyền gởi thiệp mời trân trọng, và chủ đề được lựa chọn sẳn. Tha hồ đọc thơ. Có nhiều bài được làm tự thuở nguyên tiêu nhiều năm trước, nay thay đổi một vài từ cho hợp với tháng năm. Văn minh hơn có những bài thơ nói về trăng được điểm thêm vào vài danh từ nguyên tiêu, thượng nguyên cho trọn vẹn.

 Rằm tháng hai c̣n tiếp nối những niềm vui của mùa xuân vui vẻ.

Rằm tháng ba chan ḥa khí xuân muộn của tiết Thanh minh và lễ hội Đạp thanh

Rằm tháng tư là ngày Phật đản sanh. Lễ được chuẩn bị từ ngày mồng bốn cho đến ngày rằm. Hội được tổ chức qui mô: có xe hoa, thả hoa đăng v.v..

Rằm tháng sáu là ngày lễ lớn nhất của Phật giáo Nam tông.Theo kinh điển th́ ngày nầy có 4 sự kiện quan trọng:

-         Thứ nhất là ngày sinh của đức Phật,

-          Thứ 2 là ngày đức Phật xuất gia,

-          Thứ 3 là ngày đức Phật thành đạo

-          Thứ 4 là ngày đức Phật triển khai pháp thuật thần thông.

Rằm tháng bảy là lễ Vu Lan, ngày xóa tội vong nhân và nhớ tưởng đến Mẹ. C̣n có tên là Tết Trung nguyên

Rằm tháng tám là Tết của thiếu nhi thường gọi là Tết Trung thu

Tháng chín, có Tết Trùng cửu ( 9/9) ngày rằm cũng có tên là rằm trùng cửu.

 Tháng mười có Tết Hạ nguyên c̣n gọi là Tết cơm mới. Rằm có tên là rằm tháng mười. Có nhiều nơi xem đây là ngày rằm lớn (rằm tháng giêng có siêng th́ quải, rằm tháng bảy kẻ quải người không, rằm tháng mười, mười người đều quải). C̣n có tên là rằm Hạ nguyên.

Rằm tháng mười một là một ngày rằm nối tiếp., chuẩn bị cuối năm.

 Rằm tháng mười hai là rằm cuối năm c̣n gọi là rằm tất niên. Trước ngày rằm có ngày vía đức Thích Ca thành đạo (8/12) Đây là ngày rằm duy nhất là ngày hội tụ của các cụ già, Ngày các cụ ngồi quây quần bên nhau sau buổi cúng lễ. Bữa ăn cơm chay tất niên có mặt vị sư trụ tŕ. Trong bửa cơm các cụ chúc nhau lời mừng b́nh an cuối năm và hứa hẹn gặp lại nhau trong buổi rằm nguyên tiêu tức là rằm năm mới. Có thể trong những ngày xuân v́ bận vui cùng con cháu nên không thể đi đến từng nhà thăm và chúc lẫn nhau nên các cụ nhân buổi lễ hội cuối năm này mà chúc tết nhau.Cuộc hội cuối năm xem có ai mất ai c̣n, ai mạnh ai yếu.

Hôm nay các cụ lắng nghe một câu chuyện văn chương giữa sư cụ trụ tŕ và một nhà giáo về hưu. Đó là chuyện nhà thơ Bích Khê từ giă cuộc đời vào ngày rằm tháng chạp năm Ất Dậu tức ngày 17 tháng 1 năm 1946:

Từ khi bệnh Khê tái phát, mặc dù sức yếu, Khê vẫn không nghỉ sáng tác v́ những mong hoàn thành sự nghiệp văn chương trước khi buông xuôi tay. Những thơ văn Khê làm ra các bạn quen thân đến chơi chép dùm lấy. Nhưng từ ngày cuộc cách mạng quốc gia thành công, Khê không nhờ đến bạn:

- Để tập viết cho quen.

Ngoài xă hội cuộc sống tưng bừng rộn rịp. Ḷng Khê cũng rộn rịp tưng bừng.

Nhưng một hôm đương ăn cơm bổng nghe tin Tạ Thu Thâu bị giết! Khê sửng sốt, hai hàng nước mắt chảy ṛng ṛng. Chàng bỏ đủa đứng dậy đi vào pḥng:

- Sao người ta không trọng dụng nhân tài? Một nhân tài dày đạo đức như Tạ Thu Thâu mà người ta nỡ dang tay..!!

Rồi vật ḿnh xuống giường úp mặt vào gối. Và luôn mấy tuần, nét buồn dàu dàu trên gương mặt Khê.

Sau một thời gian thương xót, ngao ngán, Khê trở lại tươi tỉnh, nói chuyện nhiều và viết lách cũng nhiều. Buổi hôm, buổi mai lại đem kinh A Di Đà ra đọc và mong được sớm về cơi Tây phương.

Ngày tháng qua trong êm dịu. Nhất dương đă sanh, ngày xuân sắp đến, Khê lo sửa soạn cho cái chết nhất định của chàng. Chàng thường cầm tay chị nói một cách vui vẻ và tin tưởng:

- Em sắp về quê hương cực lạc, hoa muôn thơm ngh́n sáng và chim biết thuyết pháp tụng kinh.

Khê lại thường mời mẹ lại ngồi bên giường nói chuyện. Chàng luôn luôn nhắc nhở ơn sinh thành, luôn luôn ca tụng đức hy sinh của mẹ, nhất là trong mấy năm chàng mang bệnh ngặt nghèo. Thỉnh thoảng chàng kêu các cháu lên cho tiền và nô đùa cùng chúng..

Rồi tháng chạp đến. Mặc dù chánh thể đă đổi mới, các nhà thế tộc vẫn giữ lề lối xưa: có nhà đă bắt đầu sắm Tết.

Khóm hoàng mai ở trước sân đă lác đác nở và đưa lọt vào pḥng Khê một mùi hương thanh thanh. Khê cho mời mẹ và hai chị thứ Sáu, thứ Tám đến. Chàng nói:

- Thưa mẹ con sẽ chết trong tháng chạp nầy, song chưa biết ngày nào. Chết không phải là mất. Xin mẹ và các anh, các chị chớ buồn.

Đoạn bảo người chị thứ Sáu lấy giấy bút để ghi lời di chúc. Chúc rằng:

- Khi chết không được khóc

- Chết xong liệm liền chôn liền

- Liệm rất đơn giản: một chiếc drap đắp kín thi hài. Một chiếc ḥm váng tạp. Đám đi không trống không kèn.

- Bà con bạn bè đến phúng điếu, tiền bạc không nhận phải đem trả tận nhà.

- Ngày giổ không cúng cơm cá, chỉ một nén hương hay một lư trầm và một b́nh hoa.

- Tác phẩm chưa xuất bản, giao bản quyền cho vợ chồng chị Ngọc Sương. 

Chị Ngọc Sương là chị thứ Tám và chồng là Lạc Nhân.

Người chị ghi xong, chép kỹ lại đưa cho Khê xem, Khê trao lại cho mẹ và căn dặn phải theo cho đúng. Rồi một tối cơm nước xong, Khê gọi mẹ vào, âu yếm kéo mẹ ngồi bên cạnh, siết tay mẹ mà thưa:

- Chỉ ba ngày nữa con sẽ không c̣n ở với mẹ. Đúng ngày rằm tháng chạp th́ con chết. Khi nằm nhà thương Huế con có quen với một nhà sư chùa Phú Thọ, lúc ấy cũng nằm nhà thương như con. Thầy ấy hiện đă trở về chùa. Mẹ cho người xuống rước lên tụng cho con ba ngày kinh.

Nhà sư đến. Bàn thờ Phật đặt giữa nhà, bên cạnh pḥng Khê. Khê nằm chắp tay lên ngực, lặng lẽ nghe kinh. Một quyển kinh tụng xong, nhà sư cùng Khê chuyện tṛ thân mật.

Đến ngày 14 Khê bảo mẹ:

- Mẹ sửa soạn cho con một bửa cơm mặn thật ngon..Ngày mai con ăn chay.

Qua ngày rằm Khê bảo nấu nước lá thơm tắm gội. Đến chiều Khê bảo chị dọn tất cả ly chén, thuốc men, không cho để một vật ǵ bên chổ Khê nằm. Tối đến thưa cùng mẹ:

- Con c̣n ở với mẹ nửa đêm nay nữa. Ngày trăm tuổi già của mẹ, con sẽ về rước mẹ đi.

Cả nhà đều lo sợ buồn thương. Nhưng Bích Khê trông rất thản nhiên và tỉnh táo. Chàng nằm lim dim đôi mắt và chăm chú nghe kinh. Chốc chốc mở mắt nh́n đồng hồ với một nụ cười hiền lành và tin tưởng. Đến 11 giờ một cơn ho xé ruột người thân yêu. Cơn ho ngớt, Khê mở to đôi mắt đăm đăm nh́n đồng hồ. Đến 11 giờ rưỡi, Khê có vẻ ngạc nhiên “ủa ủa” lên mấy tiếng. Chàng ngạc nhiên v́ có lẻ nghĩ rằng v́ sao đă gần nửa đêm rồi mà ḿnh chưa tắc nghỉ, có lẽ ngờ rằng dự cảm của ḿnh không phải là linh cảm nên chắc sai.. Nhưng rồi chàng nhắm mắt lại, lặng lẽ nằm nghe kinh.

Ngoài tiếng đọc kinh, trong nhà không một tiếng nói, tiếng động. Không ai ngủ được và trên mặt người nào cũng có vẻ buồn lo. Ai nấy thỉnh thoảng cũng đưa mắt trông vào pḥng Khê nằm. Chợt người nuôi Khê chạy ra hốt hoảng nói nhỏ:

- Chao ơi, tôi vừa thấy một làn ánh sáng xanh dờn từ nơi giường cậu Chín bay xẹt lên nóc nhà, làm tôi lạnh cả người.

Cả nhà liền chạy vào pḥng Khê, nhưng không thấy chi cả. Ngọn đèn dầu chong leo lét và Khê nằm im ĺm nghe kinh. Bà cụ khẻ hỏi con:

- Con có thấy mệt lắm chăng?

Khê mở mắt âu yếm nh́n mẹ

- Trong người con thấy khỏe lắm. Con cần ngủ một tí. Mẹ hăy đi nghỉ đi.

Thấy vẻ mặt b́nh tỉnh của con, nghe lời nói b́nh tỉnh của con, bà cụ yên tâm cùng người nhà trở ra pḥng ngoài. Nhưng mọi người đặt lưng chưa ấm chiếu, th́ người nuôi liền gọi cho biết rằng Khê đă tắt thở rồi!

Lúc bây giờ gần đúng 12 giờ khuya, ngày rằm tháng chạp năm Ất Dậu, tức 17 tháng 1 năm 1946.

Tiếng kinh đọc lớn thêm. Nhưng tiếng nức nở phải dồn vào lồng ngực v́ phải theo đúng lời trối của Khê để cho hồn Khê siêu thoát. Nhưng khi đă đậy nắp quan tài rồi th́ tiếng khóc than không c̣n có thể ngăn được nữa.. 

(Trích Đời Bích Khê của Quách Tấn) 

Chuyến đ̣ đưa các cụ qua bờ êm đềm lướt trên sóng nước. Cơi đời vô thường c̣n lại không bao lăm mà trong ḷng các cụ vẫn chứa chan t́nh cảm với cảnh nước mây này: cây, đá tươi thắm dưới mái chùa Từ Tôn.

  

 

 

 

QUÁCH GIAO

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ & Truyện: Quách Giao              |                 www.ninh-hoa.com