Trang Thơ & Truyện: Quách Giao                |                 www.ninh-hoa.com

QUÁCH GIAO

Bút hiệu:
QUÁCH TÙNG PHONG
Sinh năm 1934
 

Con nhà thơ Quách Tấn
Theo học tại các trường Đại hoc Y Dược, Luật khoa và Văn khoa tại Sài G̣n.
Năm 1955 khi c̣n là học sinh trường trung học tư thục Kim Yến ở Nha Trang, Quách Giao đă tham gia đăng thơ trên tờ Gió Mới với biệt hiệu là Vương Kiều Thu.

Các bài thơ đăng trên báo Gió Mới số 2, 4, 6 là Hai Em Bé Mồ Côi (Sau đổi là T́nh Chị) Ông Lăo Quét Lá Khuya, Hai Chiều Xa Cách.

Tại Huế, Quách Giao có thơ đăng trên Tạp Chí Lành Mạnh. Ở Sài G̣n cộng tác với báo Bách Khoa, Văn Học cho đến năm 1975.

Năm 1988 Quách Giao cùng với phụ thân là nhà thơ Quách Tấn viết và xuất bản tập lịch sử Nhà Tây Sơn.

Các sách viết chung với thân phụ ông c̣n có: Vơ Nhân B́nh Định (nxb Trẻ năm 2001) và một số lớn các tác phẩm Văn xuôi Kể Cả Thơ.

 

 

 

Hiện cư ngụ tại
Nha Trang, Việt Nam

 

 


 

 

 

 

 

 

NGẬM NGẢI

T̀M TRẤM

QUÁCH GIAO

 

 

Ca dao có câu:

Anh về B́nh Định thăm cha

Phú Yên thăm mẹ, Khánh Ḥa thăm em.

Từ thuở xa xưa, ba tỉnh ở miền Trung này, người vốn đă nặng nghĩa t́nh với nhau, mà núi non th́ lại có nhiều tính chất giống nhau.Rừng lại mọc nhiều cây dó bầu có nhiều trầm hương. Nhất là ở tỉnh Khánh Ḥa. Cho nên tỉnh này c̣n có tên là Xứ Trầm Hương.

Cây dó bầu thuộc họ Traamfcos tên khoa học Aquilaria rugosa gồm 15 loại. Thân cây cao từ 6 đến 29 mét, lá dài có hoa màu xanh sống nhiều ở rừng Việt Nam và Lào.

Có một thời người người kéo nhau đi t́m trầm. Khắp núi rừng, hết toán này đến toán khác, gặp cây dó bầu nào th́ chặt hạ cây nấy, dù có trầm hương hay không cũng chẳng nao ḷng thương tiếc. Không chặt sợ người khác chặt. Không đốn sợ người khác đốn Đôi khi vượt qua biên giới các nước bạn. Cho nên chỉ trong vài năm mà rừng ba tỉnh bị khai thác bừa băi, nhiều đám rừng dó bầu bị chặt phá tan hoang. Hương liệu quí giá thu nhập th́ ít mà thiên nhiên bị tán phá th́ nhiều. Theo ước tính th́ muốn t́m được khoảng 100 gam trầm hương người thợ rừng phải đốn hạ đến 10 tấn gỗ cây dó bầu. Nhiều lúc hạ đến cả một khu rừng dó mà không có được một mảnh gỗ có chất dầu trầm hương. Cây dó bầu sống rất mong manh và phải cần nhiều thời gian, điều kiện, mới tích lũy được nhựa thơm cao quí. Một cây dó bầu nếu không bị thương tổn th́ dù có sống đến trăm năm cũng không hề tạo được trầm hương. Cho nên người t́m trầm chân chính không bao giờ chặt phá bừa băi, hạ hết cây này đến cây khác để chẻ ra t́m trầm hương, mà chú tâm đến sự quan sát từng gốc cây, cành cây để phán đoán cho chắc chắn đến 99 phần trăm mới đốn hạ cây. Nhiều lúc đành phải đi về không chờ đợi đến nhiều năm sau mới trở lại. Đó là người đi t́m trầm hương có lương tâm và nghề nghiệp.

Ngày xưa đi t́m trầm là một nghệ thuật. Toán t́m trầm có biệt danh là "đi điệu". Dẫn đầu đoàn có ông bầu là người có đạo đức, nhiều kinh nghiệm. Cả toán coi nhau như anh em ruột thịt, cùng tôn thờ Bà Thánh Mẫu Thiên Y A Na, tuyệt đối tin tưởng vào sự linh ứng của người Mẹ Xứ Sở này. Trước khi đi phải được sự chấp thuận của "Mẹ" trong một buổi lễ bái cầu xin. Lúc đi đường, phải kiêng cử nhiều thói quen khi ăn nói, đi đứng, nằm ngồi v.v.. Và nhất là công bằng với nhau trong việc chia lộc Bà cho.

Lặn lội trong rừng thẳm suốt tháng ngày dài người t́m trầm thường thiếu lương thực nên phải nhờ đến thuốc chống đói và tăng sinh lực. Đó là củ ngải. Cây ngải thuộc họ Gừng (Zingiberacea ) có tên khoa học là Curcuma zedoa ria roscoe, Trung quốc gọi là Nga truật, Việt Nam gọi là Ngải tím hoặc Nghệ xanh. Thân rễ to thành củ, cao từ 1 đến 1,50 m. Lá có bẹ ôm vào thân trông giống như là gừng. Hoa màu vàng thường đâm hoa trước khi mọc lá. Củ ngải h́nh quả lê vỏ màu vàng nhạt. Ngải thường mọc hoang thành từng đám ven bờ suối. Trong đám ngải thường chỉ có một cây có củ lớn màu vàng óng tỏa hương thơm được gọi là ngải vương. Người đi t́m ngải thường phải có duyên mới được gặp. Muốn đào ngải phải đợi đến trăng tṛn. Khi trăng lên đúng đỉnh đồi, dùng tay moi từng miếng đất lấy được cả thân cây và củ đem ngâm vào ḷng suối nơi có ḍng nước chảy rồi phơi nắng đủ 49 ngày trên đá cao đầy ánh nắng. Ngày phơi nắng, tối dầm sương, người chăm sóc phải ăn chay nằm đất. Đủ 49 ngày, củ ngải có màu vàng tươi thắm, thân mềm, có hương v́ thơm cay. Dùng những thanh nứa vót sắc, cắt củ ngải ra thành từng miếng mỏng gói vào lá chuối non mọc bên bờ suối cất vào nơi thoáng mát. Mỗi lát ngải dùng được một năm, ngậm vào miệng để đi t́m trầm. Khi ăn uống và ngủ nghê, lát ngải được lấy ra rửa sạch để hôm sau dùng lại. Tương truyền rằng khi người đi điệu ngậm ngăi th́ ít khi bị đau ốm và đói khát. Chân đi dẻo dai, mắt nh́n sáng tỏ và tai nghe rất thính.

Người đi điệu phải trải qua muôn ngàn khó khăn mà nếu chưa có duyên th́ tuy gặp được trầm mà vẫn không thu hoạch được. Có câu chuyện rằng: có một đoàn đi điệu t́m được một cây dó to cao, lâu năm, hy vọng có nhiều trầm. Song khi đốn cây xuống chẻ ra vẫn không thấy một mảnh trầm nào. Toàn thân chỉ một màu trắng, không một sợi chỉ trầm. Lại cặm cụi lên đường. Vài hôm sau một toán đi điệu khác đến chốn này lại t́nh cờ phát hiện ra trong những thân cây c̣n sót lại một bắp trầm màu vàng. Nhất bạch, nh́ hoàng ..Có khi người đi điệu cất trại ngay dưới chân một cội trầm đă già cỗi chỉ c̣n trơ gốc đen ś. Nhiều toán thợ rừng đă nghỉ chân tại đây song không hề phát hiện cho đến khi có một toán thất bại t́m trầm trở về lại t́nh cơ phát hiện. Thôi th́ trăm ngàn câu chuyện về t́m trầm. Tuy nhiên trăm người như một đều tin rằng có chuyện ngậm ngải t́m trầm. Nhiều người ngậm ngải đi t́m trầm mà không gặp được trầm nên hóa thành cọp quanh năm quanh quẩn trong rừng. Cũng theo những người đi t́m trầm nói lại th́ vùng nào có trầm đều có cọp trông coi. Đang đi đến một khu rừng có trầm mà nghe có tiếng cọp gầm th́ phải đổi hướng đi v́ biết rằng chúa sơn lâm đă báo hiệu không được t́m trầm trong vùng đó.

Trở lại câu chuyện ngậm ngải t́m trầm th́ khi t́m được trầm rồi những lát ngải c̣n lại tự nhiên khô đi và màu vàng đổi thành đen sẫm, không c̣n dùng thêm được nữa.Và đoàn người ngậm ngăi t́m trầm dừng cuộc đi trở về, với tâm nguyện rằng "Bà chỉ cho gặp trầm có một lần". C̣n những người v́ không có duyên phận gặp trầm nên đi măi trong rừng sâu mà quên mất đường về. Chuyện hóa hổ chỉ nghe người xưa kể lại mà chưa có một ai nghe hổ kể lại lần nào. Vùng có trầm thường thường có hổ là chuyện thường. Rừng rậm núi cao, cây danh mộc nhiều nên thú dữ cũng nhiều. C̣n có câu chuyện người đi t́m trầm hóa cọp và mỗi khi gặp được người th́ từ xa đứng ngó rồi ứa mước mắt quay đi. Phải chăng người xưa đă thi vị hóa thân phận của các nghệ nhân ngậm ngải t́m trầm. Những kẻ ngậm ngải t́m trầm là những nghệ nhân đi t́m cái đẹp, cái hạnh phúc của cuộc đời. Chấp nhận lấy gian nan và cơ cực để được hưởng những cảnh đẹp của thiên nhiên, của núi rừng và dù cho không đạt đến được mục đích gặp trầm, họ đành sống một kiếp khác để ǵn giữ cho hạnh phúc thiên thu. Người hóa cọp theo truyền thuyết có mục đích để chăm giữ trầm hương, cho thiên nhiên rừng núi th́ sự chuyển hóa này chính là điều thiện đáng tôn vinh.

Có người suy nghĩ: ngậm ngải t́m trầm là chịu đựng trăm ngh́n cay đắng đi t́m hạnh phúc. Nhiều lúc hạnh phúc ở bên ta mà ta không biết, nhiều khi ta ngồi bên cội trầm mà ta lại không hay. Người hóa hổ không phải để sống cùng thiên nhiên mà để ǵn giữ thiên nhiên. Hóa hổ là từ bỏ một kiếp người chuyên đi chặt phá rừng để trở thành con vật ǵn giữ thiên nhiên. Cuộc đời này hạnh phúc không bao giờ đến một cách đơn giản và dễ dàng. Ngậm ngải t́m trầm là một câu chuyện huyền thoại, là một bài học dạy chúng ta khi cần khai thác thiên nhiên th́ cũng nên khai thác đúng tầm và ǵn giữ đúng mức để thiên nhiên hữu dụng và làm đẹp cho con người.

 

 

 

 

QUÁCH GIAO

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ & Truyện: Quách Giao              |                 www.ninh-hoa.com