Trang Thơ & Truyện: Quách Giao                |                 www.ninh-hoa.com

QUÁCH GIAO

Bút hiệu:
QUÁCH TÙNG PHONG
Sinh năm 1934
 

Con nhà thơ Quách Tấn
Theo học tại các trường Đại hoc Y Dược, Luật khoa và Văn khoa tại Sài G̣n.
Năm 1955 khi c̣n là học sinh trường trung học tư thục Kim Yến ở Nha Trang, Quách Giao đă tham gia đăng thơ trên tờ Gió Mới với biệt hiệu là Vương Kiều Thu.

Các bài thơ đăng trên báo Gió Mới số 2, 4, 6 là Hai Em Bé Mồ Côi (Sau đổi là T́nh Chị) Ông Lăo Quét Lá Khuya, Hai Chiều Xa Cách.

Tại Huế, Quách Giao có thơ đăng trên Tạp Chí Lành Mạnh. Ở Sài G̣n cộng tác với báo Bách Khoa, Văn Học cho đến năm 1975.

Năm 1988 Quách Giao cùng với phụ thân là nhà thơ Quách Tấn viết và xuất bản tập lịch sử Nhà Tây Sơn.

Các sách viết chung với thân phụ ông c̣n có: Vơ Nhân B́nh Định (nxb Trẻ năm 2001) và một số lớn các tác phẩm Văn xuôi Kể Cả Thơ.

 

 

 

Hiện cư ngụ tại
Nha Trang, Việt Nam

 

 


 

 

 

 

 

 

HỒN Ở ĐÂU BÂY GIỜ?
Q
UÁCH GIAO

  

 

Nhà tôi ở cạnh đ́nh. Đây là ngôi đ́nh cổ xây dựng từ khi tỉnh Khánh Ḥa được thành lập. Trước mặt đ́nh là một đầm rộng thông thương với con sông Cái Nha Trang. Nước mặt hồ lên xuống theo con thủy triều biển cả. Cạnh đầm có chợ. Thuyền buôn ra vào tấp nập.

 

Sự tích về đầm rất u huyền. Khi bà Thiên Y A Na giáng trần tại Khánh Ḥa th́ sấm chớp nổi lên làm giật ḿnh một con cù nằm ngủ yên trong ḷng đất. Nơi nằm trở thành một đầm nước sâu thẳm thông ra biển cả. Đầm được mang tên là Cù Đàm. Bên cạnh đầm có một ḥn núi đá gọi tên Cù Lĩnh. Vua Gia Long lên ngôi cho xây cất trên núi một đền thờ các tướng sĩ tử trận và cho đổi danh hiệu là Tinh Trung, rồi Sinh Trung. Từ đó núi đổi tên là núi Sinh Trung. Núi và hồ là một thắng cảnh của thành phố Nha Trang được mang danh là Bạch Tượng Quyện Hồ. Thuở xưa chung quanh đầm lau sậy mọc đầy, chim én thường về làm tổ. Sáng chiều bay lượn trên mặt đầm để người đời gọi thêm tên là Đầm Én.

 

Đ́nh trước đây có tên là đ́nh Cù Huân. Sau khi làng Cù Huân chia làm hai là Cù Lao và Xương Huân th́ đ́nh chỉ c̣n lại tên đ́nh Xương Huân. Đ́nh được lập thành từ lâu, đến năm Đinh Măo (1807) được xây thành gạch ngói cùng với miếu Sinh Trung. Năm Tự Đức thứ 5 (1852) lại được trùng tu cùng với miếu lần nữa.

 

Quang cảnh đ́nh vừa thơ mộng vừa êm đềm. Tuy có chợ gần bên hông song những tiếng ồn chỉ thoảng vẳng trong gió. Trước mặt đ́nh Đầm Én trải rộng màu lục, nhấp nhô ánh vàng và thấp thoáng bóng chim én bay lượn từng không. Hai con đường trước và sau đ́nh vẫn c̣n mang tên cũ cách đây đă trên 300 năm: đường Xương Huân và đường Bến Chợ.

Hằng năm vào độ mùa xuân, mùa thu đều có tế lễ.

Sáng sớm tinh mơ, đàn ông trong làng đều tụ hội tại sân đ́nh. Trên Đầm Én thuyền lớn bé của ngư dân tụ về đông đặc. Đàn ông chèo ghe thúng vào đ́nh. Đàn bà và trẻ con ngồi ngay ngắn dưới thuyền mặt hướng về phía đ́nh.. Trước mũi ghe đều cắm cờ và đốt nhang. Tuy đậu không thắng hàng song rất thứ tự: ai đến trước đậu trước, lớn nhỏ không phân thứ hạng. Trước buổi lễ có tiếng cười đùa thơ ngây của con trẻ . Sau hồi chuông trống khởi lễ, khắp mọi nơi yên lặng. Giọng xướng đọc văn lễ ngân vang. Mây trời như ngừng trôi, mặt nước đầm long lanh ngấn sáng, bóng những chiếc thuyền lay động nhè nhàng trên sóng nước. Không gian ngan ngát trầm hương. Núi Sinh Trung như xanh thắm lại, vang dội tiếng trống tiếng chuông của đ́nh làng đang đổ hồi tiếp lễ. Trong sân đ́nh người đứng yên, ḷng vời vợi theo giọng ngân của bài văn tế. Trên mặt đầm người ngồi lắng yên để ḷng rung theo tiếng nước vỗ nhịp vào mạn thuyền ḥa cùng tiếng trống tiếng chiêng. Tuổi thơ của tôi chỉ cảm nhận được sự thiêng liêng qua h́nh ảnh, qua sự trao truyền của những tâm hồn dành mọi hiến dâng cho nguồn thiêng liêng có từ trong ḷng. Giữa cảnh trời đất, tấm ḷng con người ḥa chung với nhau, không để ngắm cảnh, không để chuyện tṛ mà là để cùng chung một tấm ḷng hướng về nguồn cội hướng về tâm linh và hướng về sự ḥa đồng cầu xin cho đất nước thanh b́nh bà con hạnh phúc.

 

Mặt trời lên cao th́ cuộc lễ chấm dứt. Không khí trầm lắng trang nghiêm bỗng trở nên nhộn nhịp.Trên đường cái đoàn người lũ lượt ra về.Dưới đầm, lần lượt ghe thuyền nhổ neo rời bến. Có chiếc vui vẻ ra khơi với tấm ḷng đầy phấn khởi. Có chiếc lặng lẽ trở về bến cũ nằm đợi chiều tối ra khơi.

 

Đ́nh làng Xương Huân lại vắng người trong yên tĩnh. Mặt sóng Đầm Én rực rỡ ánh dương.

 

Theo thời gian đ́nh làng Xương Huân xuống cấp từ năm 1945. Năm 1960, sân đ́nh được xây cất trụ sở cho phong trào. Năm 1975 trụ sở biến thành kho chứa vật dụng. Măi đến mấy năm gần đây đ́nh mới được sơn tô trở lại và năm nay được đón bảng sắc phong đ́nh làng văn hóa cấp tỉnh. Lễ hội lại như những năm rồi. Dân trong phường về tham dự đông đảo. Lễ nghi có phần phong phú hơn. Tuy nhiên, người tham dự trong sân đ́nh có phần lộn xộn, tiếng đọc văn tế lễ vẫn ngân vang song thiếu đi cái âm thanh vang vọng đầy kính trọng như thuở ngày trước. H́nh ảnh trầm hùng và tôn kính của thời ấu thơ vẫn c̣n trong tôi khác hẳn với h́nh ảnh bây giờ. Có lẽ thời gian đă thay đổi ḷng người.Ngày xưa tôi đến với lễ hội bằng tất cả tâm hồn c̣n bây giờ tôi đến với tấm giấy mời cho thêm phần trang trọng.

Thời gian như nước chảy qua cầu.

Kỷ niệm chỉ c̣n thoáng qua trong kư ức.

 

Dù có thương tiếc thời ấu thơ tôi vẫn phải nhận lấy thực tế phũ phàng ngày hôm nay.

Ngày trước người đọc văn tế tuy ăn mặc không hoa mỹ như bây giờ song giọng đọc có một nguồn uy lực khiến ḷng chúng tôi sinh ra kính phục. Tuy bài văn tế bằng Hán văn song khi chấm dứt có kèm thêm một bài viết bằng quốc ngữ. Văn tuy nôm na song cũng quyến luyến ḷng tôi. Tôi c̣n nhớ vài câu rất từ chương:

 

Nhớ làng xưa:

 

Dân từ bốn phương về đây qui tụ

Làng Cù Huân san sát băi lách rừng lau

Sớm khuya nương tựa cùng nhau

 Tên làng Cù Huân khởi thỉ

Nước Đầm Én lao xao nghĩa khí

Bóng Sinh Trung rạng ánh anh hùng

Đời người có thủy có chung

Làng xóm có đ́nh có miếu…..

 

Mỗi khi nhớ đến bài văn này tôi ước ao rằng đ́nh làng tôi nên có những bài văn tế do các văn nhân địa phương viết để vừa ca tụng thắng cảnh quê ḿnh, các tiền nhân đă có công lập nên xă làng, vừa nhắc đến các thuần phong mỹ tục đă làm rạng rỡ quê hương. Cũng cần có những bài văn tế bằng chữ Việt để khi đọc lên nhân dân thấu hiểu rơ nội dung.

 

 Mai sau dù có đi xa quê nhà, ḷng vẫn một niềm nhớ đến ngôi đ́nh làng có rất nhiều kỷ niệm của tuổi thơ, của một thời gian gắn bó với cuộc đời và nhất là mang nặng một tấm ḷng, một hồn thiêng luôn luôn hiện diện mỗi khi nhắc đến ngôi đ́nh làng xưa.

 

 

 

QUÁCH GIAO

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ & Truyện: Quách Giao              |                 www.ninh-hoa.com