Trang Thơ & Truyện: Quách Giao                |                 www.ninh-hoa.com

QUÁCH GIAO

Bút hiệu:
QUÁCH TÙNG PHONG
Sinh năm 1934
 

Con nhà thơ Quách Tấn
Theo học tại các trường Đại hoc Y Dược, Luật khoa và Văn khoa tại Sài G̣n.
Năm 1955 khi c̣n là học sinh trường trung học tư thục Kim Yến ở Nha Trang, Quách Giao đă tham gia đăng thơ trên tờ Gió Mới với biệt hiệu là Vương Kiều Thu.

Các bài thơ đăng trên báo Gió Mới số 2, 4, 6 là Hai Em Bé Mồ Côi (Sau đổi là T́nh Chị) Ông Lăo Quét Lá Khuya, Hai Chiều Xa Cách.

Tại Huế, Quách Giao có thơ đăng trên Tạp Chí Lành Mạnh. Ở Sài G̣n cộng tác với báo Bách Khoa, Văn Học cho đến năm 1975.

Năm 1988 Quách Giao cùng với phụ thân là nhà thơ Quách Tấn viết và xuất bản tập lịch sử Nhà Tây Sơn.

Các sách viết chung với thân phụ ông c̣n có: Vơ Nhân B́nh Định (nxb Trẻ năm 2001) và một số lớn các tác phẩm Văn xuôi Kể Cả Thơ.

 

 

 

Hiện cư ngụ tại
Nha Trang, Việt Nam

 

 


 

 

 

 

 

 

DƯƠNG XANH

CÁT TRẮNG
QUÁCH GIAO

  

 

Thuở trước, nói đến Nha Trang, nhân dân địa phương cùng du khách đều nhắc đến câu: “Nha Trang vùng dương xanh cát trắng” chớ không phải như hôm nay chỉ c̣n có câu: “Nha Trang biển xanh cát trắng”. Nếu vậy th́ bất cứ nơi đâu cũng có biển xanh, cát trắng th́ Nha Trang đâu có vẻ ǵ riêng biệt?

Cũng như rừng mai Phước Hải, rừng dương liễu là một giai cảnh của Nha Trang thuở trước.

Ngày xưa con đường Trần Phú là một con đường như được dành riêng cho người Pháp ở dọc theo bờ biển. Nó có tên là đường Bờ Biển Đẹp ( rue de Beau Rivage). Tuy nhiên v́ cư dân ngoại kiều ít nên họ chỉ chiếm một đoạn đường từ đầu đường Lê Thánh Tôn đến đầu đường Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện nay. Di tích xưa c̣n lại hiện tại là khu khách sạn trước đây có tên là Đại Khách Sạn (Grand Hotel), ṭa Tổng Giám mục và Viện Pasteur cùng khu nhà trực thuộc. Tất cả c̣n lại chỉ là những sự sửa đổi tân trang mà phần lớn là khách sạn.

Từ Đại khách sạn xuống đến khu vực sân bay đều được trồng dương liễu. Thuở c̣n là học sinh tôi đă được sống những ngày vui khi trốn học đi lang thang dưới rừng dương liễu khi bắt đầu mùa oi bức.. Cát dưới chân được phủ một lớp lá thông rụng dày đi êm như dẫm trên đám rêu dưới nước vậy.Rừng dương liễu mọc dày và vút cao. Lá dương như lọc màu vàng của nắng. Gió biển chỉ lao xao trên ngọn cao, chập chờn sống động như các ngọn sóng ngoài biển khơi.

Câu hát Nam của nàng Lan Anh vợ Tiết Cương trong vở tuồng Hộ Sanh Đàn (tác giả Đào Tấn) khi chạy nạn trên non nh́n gió xao thành sóng gợn cạnh sườn núi, thoang thoảng bên tai:

Lao xao sóng vỗ ngọn tùng
Gian nan là nợ anh hùng phải vay.

Rừng dương mọc sát biển để che bớt những cơn gió lớn thổi về tự bể khơi. Đi dưới chân rừng người du khách như đi trong làn gió nhẹ. Trên không vi vút những âm thanh của lá dương vi vu trước gió, dưới chân nệm lá dương khô, thầm dấu tiếng động lao xao của nhịp bước con người. Đặc biệt dưới thảm lá dương c̣n có một sinh vật sống âm thầm nhưng linh động. Đó là những con “dong”, chạy rất nhanh và luôn luôn ngẩng cao đầu. Chúng chạy thật nhanh để trốn vào hang. Và ngẩng cao đầu để quan sát cảnh vật chung quanh. Cuộc đời của chúng dường như trời sinh ra để chạy trốn. Chúng chỉ ngừng lại để thử xem lần cuối như thế nào để rồi chạy rất nhanh vào hang. Tuổi thơ của chúng tôi không thể nào phân biệt được những sự mâu thuẫn của cuộc đời. Như với những con Dong trên vùng cát này vậy. Chúng sợ hải sự săn bắt, tiếng động và nhất là cố gắng chạy về hang. Theo chúng th́ khi vào được hang là an toàn. Nhưng chúng có biết đâu trong khi chúng nằm trong sự an toàn tối đa th́ con người lại đem cái chết chờ đợi bên lề an toàn đó. Một cái bẫy dong gồm một ống tre ( thật ra là ống trúc th́ đúng hơn) có cần buộc dây nhợ thắc ṿng được cắm sâu vào trên miệng hang. Rồi không gian yên ắng trên mặt cát làm yên ḷng chú dong nằm im trong hang. Chú từ từ ḅ lên mặt hang và ngước mắt nh́n quanh một ṿng 360 độ. Bể trời xanh trên cao lao xao những lá dương vi vu trong làng gió. Mặt đất phẳng ĺ những sợi lá dương màu vàng đậm của thời gian. Không một xao động. Những chiếc lá dương khô rơi rụng nhẹ nhàng khiến cho con dong quen đi với sự trầm tĩnh tự nhiên. Và đột nhiên chúng chạy vụt một cách nhanh chóng ra khỏi hang. Vút, chiếc tḥng lọng theo chiếc cần căng thẳng siết chặt lấy cổ họng con dong. Sự chết đến rất nhanh. Con dong giăy giụa chỉ c̣n là một phản xạ tự nhiên. Không một giọt máu rơi. Cả không gian rừng dương vẫn âm thầm lao xao theo tiếng gió. Cuộc đời vẫn tịch mịch trôi qua.

Có những buổi trưa tôi xuống ngồi dưới cạnh rừng dương để nh́n xem biển lao xao gợn sóng. Nh́n biển chán tôi lại nằm trên lớp lá dương êm đềm để ngắm nh́n trời xanh và nghe tiếng lá dương xanh vi vu theo nhịp gió. Rồi tôi say sưa ngủ cho đến xế chiều. Chẳng biết bao giờ tuổi thơ trở lại để tôi được hạnh phúc riêng tư của một thời thơ dại. Mà nếu tuổi thơ có trở lại th́ cánh rừng dương liễu Nha Trang thuở xưa kia biết có được trồng lại như thuở nào?

Từ lâu rừng dương liễu đă bị đốn đi để cho các ngôi khách sạn mọc lên. Đi bằng xe máy bên cạnh các ngôi nhà cao ốc, hùng vĩ và hiên ngang tôi vẫn không có cảm giác yên lành và thanh thản như những ngày nào lẽo đẽo bước theo vết chân của những con dong hoang dă.

Rừng dương Nha Trang hôm nay không c̣n nữa. Có rất nhiều người chưa từng được thưởng thức âm thanh vút nhạc của rừng dương liễu và cũng chưa từng được ngắm bóng dương xanh trước trời cao biển rộng. Cho nên hôm nay nếu nói là Nha Trang có cảnh đẹp dương xanh cát trắng th́ sẽ có một vài hướng dẫn viên vẫn thuận mồm mà băo rằng Nha Trang có cảnh biển xanh cát trắng.

Nhà thơ Trường Xuyên (biệt hiệu của Quách Tấn) có câu: 

Về vùng cát trắng dương xanh
Cho đây gởi gắm tâm t́nh chút nao?
Từ phen biển dậy ba đào
Non xa ngắm bóng trăng sao ngại ngùng

(Nhắn bạn Nha Trang)

Ngày hôm nay rừng dương nơi băi biển Nha Trang chỉ c̣n lẻ loi một vài khóm. Hiện tại có một khóm đẹp duy nhất gần đầu phi trường quân sự Nha Trang, cần nên duy tŕ và phát triển thành một khu rộng lớn để lập nên một khu vực sinh thái vừa mang tính chất du lịch thiên nhiên vừa mang một tồn tại khung cảnh xa xưa với mỹ danh là quê hương của vùng dương xanh cát trắng....

 Rừng dương này phía trước th́ trời cao biển rộng, phía sau là một khoảng trống không bị bóng dáng cao ốc nhiều tầng che kín. Đó là một góc riêng tư để tồn cổ cho thắng cảnh Nha Trang.

 

 

 

 

QUÁCH GIAO

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ & Truyện: Quách Giao              |                 www.ninh-hoa.com