Trang Thơ & Truyện: Phù Vĩnh Sơn                |                 www.ninh-hoa.com

Pnh Sơn
Bút hiệu: Vĩnh Sơn

Quê quán: Mỹ Hệp, Ninh Ḥa
Cựu học sinh các trường
Tiểu học Đức Trí,
Trung học Trần B́nh Trọng
(1965-1971),
Trung học Vơ Tánh
(1971-1972)

Hiện cư ngụ tại Úc Châu

 

 

 

 


TÔI VỀ

Vĩnh Sơn

 

Tim tôi đó, c̣n nóng hổi, xin người đón nhận

Như buổi chiều mang sức sống ánh b́nh minh

Như không gian yên lặng bỗng băo tố, cuồng sinh

Chờ tôi với, thời gian ơi, xin dừng lại!

 

Thời gian sáu năm cho Việt Nam và bảy năm cho Ninh Ḥa – Nha Trang, tôi nghĩ đủ dài cho một cuộc trở về với những sự đổi thay của quê hương và đất nước. Sự đổi thay đến chóng mặt có những cái được và những cái không được, nhưng với tôi, t́nh người Ninh Ḥa vẫn c̣n đó và măi măi.

 

Vừa ra khỏi phi trường Tân Sơn Nhất, cái nóng ập tới cùng với độ ẩm không khí cao (humidity) làm tôi hơi vất vả mặc dù trước đó Sài G̣n và Việt Nam nói chung vừa bị một trận mưa băo và lụt lội dữ dội, trong đó có Ninh Ḥa của tôi. May mắn thay, sau đó khí hậu thật tốt đă ưu đăi tôi trong những ngày lưu lại quê nhà. Tuy nhiên, nạn chỉnh trang đường xá để thoát nước buộc các công ty lộ vận phải đào xới gây ra nạn kẹt xe vô tiền khoáng hậu làm bực bội, khó chịu cho người dân và cho du khách không ít. Cái tật lè phè của người Việt Nam đến bao giờ mới hết. Kệ, bỏ qua những cái chướng mắt để những ngày holiday của ḿnh và gia đ́nh được thoải mái trong những ngày cuối năm, hai ngàn lẻ tám.

 

Người “bạn” mà tôi nghĩ tới và muốn liên lạc đầu tiên chính là TT. Tôi đă thực hiện được điều đó và có một cuộc hẹn đầy lư thú. Buổi “hội ngộ” thật là phấn khởi và bở ngỡ trong những giây phút đầu tiên. Sở dĩ tôi gọi là hội ngộ bởi v́ mặc dù chưa bao giờ trực tiếp gặp nhau nhưng đă biết nhau qua ninh-hoaDotcom nên đă có một buổi nói chuyện thân mật, trao đổi nhau qua những sinh hoạt của trang nhà và của Hội Đồng hương Ninh Ḥa - Dục Mỹ tại Sài G̣n. Được biết Hội vẫn sinh hoạt thường xuyên và luôn có những liên lạc gắn bó nhằm giúp đỡ, hỗ trợ và an ủi cho nhau những lúc cần thiết, thật không có ǵ sung sướng cho bằng. Cô Hội Trưởng thật nhiệt t́nh với tất cả mọi người, đáng được cho điểm A+.

 

Sung sướng hơn nữa và cũng may mắn cho tôi, nhằm lúc thầy Nguyễn Khoa Thanh (cựu Tổng Giám Thị trường Trần B́nh Trọng, một thời hét ra lửa, mửa ra khói)) từ miền Trung vào gặp người thân từ bên Mỹ về, nên Hội có tổ chức một buổi họp mặt đồng hương Ninh Ḥa - Dục Mỹ và cũng là các cựu học sinh của trường nên tôi cũng được tham dự ké. Lúc cô Hội Trưởng điện thoại báo tin, tôi thật ái ngại hết sức, ḿnh không là ai, đi gặp toàn “cây bự” của Hội, là những người thâm niên về sinh hoạt và viết lách, nên ngán quá, định từ chối, nhưng cô Hôi Trưởng khuyến khích và tiếp cho 10 thành công lực nên mạnh dạn lên đường phó hội. Buổi họp mặt không đông, trên dưới 20 người, có lẽ được tổ chức hơi gấp gáp. Không như ḿnh tưởng tượng, không khí sinh hoạt thật thân t́nh, cởi mở và vui vẻ nên tôi cảm thấy tự nhiên và thoải mái hẳn lên khi được mọi người xem như là một thành viên trong gia đ́nh, hỏi han và cổ vũ những bài viết “vô tư” và “thọt lét” của tôi trên trang nhà. Mặc dù ai nấy hầu như từ 5 bó trở lên, nhưng buổi chuyện tṛ như của lứa tuổi đôi mươi. Hạnh phúc biết bao.

 

Sau đây tôi xin điểm qua những khuôn mặt chính trong buổi gặp gỡ này. Trước hết là Thầy Nguyễn Khoa Thanh. Tên thầy tôi chỉ mang máng, khuôn mặt thầy, hoàn toàn không nhớ, nhưng khi gặp, bộ năo của tôi “click” liền ngay tức khắc, sau một câu hỏi thăm ngắn ngủi, tôi vô đề liền, mặc dù biết là chỉ để vui thôi. “Em đă từng bị thầy phạt qú gối nửa buổi trước cửa sổ văn pḥng v́ em đi học trễ mà c̣n quậy phá trong lớp”. Thầy cười x̣a và thật hiền từ phán:” Bây giờ mà em c̣n nhắc chuyện cũ th́ làm sao thầy nhớ được, mà đâu phải một ḿnh em, thằng nào cũng vậy, hở ra một chút là phá như quỉ, không dữ làm sao trị được” (hồi đó mà thầy hiền như bây giờ th́ đỡ khổ cho học sinh biết mấy, nhưng nói đi th́ cũng phải nói lại, nếu hồi đó thầy hiền th́ thầy đă bị mất “job” lâu rồi, đâu c̣n dịp mà hôm nay ngồi tán dóc). Tuy đă trên bảy mươi nhưng thầy trông vẫn c̣n khỏe mạnh, đi đứng đường hoàng, nói năng rơ ràng, thật là an ủi và diễm phúc cho các học tṛ của thầy.

 

Thầy Dương Anh Sơn, tôi chỉ biết khi đọc các bài viết của thầy trên trang nhà ninh-hoaDotcom, v́ khi thầy về dạy Trần B́nh Trọng th́ tôi đă rời khỏi nơi đây. Có lẽ thầy cũng chỉ biết tôi tương tự như vậy, tuy nhiên tôi đă có những trao đổi thân mật và vui vẻ với thầy. Tôi không dám có những nhận xét đối với thầy qua lần đầu gặp gỡ, nhưng có cái nhận xét chung chung như thế này. Hầu như thầy nào cũng vậy, khi về hưu hay về già đều hiền cả, có lẽ “hối hận” v́ lúc c̣n “dính” trên bảng đen, à không, trên bục gỗ ḿnh đă “dữ” quá chăng!? Tiện đây tôi xin nhắc lại một lại một vài kỷ niệm vui với, Thầy Bảng (dạy toán ?), tôi không nhớ năm nào. Có một lần, lúc đang giảng bài trên bảng, thầy, một tay cầm phấn, một tay kẹp điếu thuốc đang cháy dỡ (thời đó các thầy được quyền hút thuốc thoải mái trong lớp học), có lẽ v́ quá say sưa giảng bài nên thay v́ bập điếu thuốc, thầy lại bập…cục phấn, cả lớp cười ồ. Nếu thầy phản ứng như một người b́nh thường th́ chỉ cần cười trừ một cái là xong chuyện, đằng này thầy lại đỏ mặt và tức giận, lập tức cục phấn bay cái vèo vào cái tṛ  đang há mồm to nhất. Hoặc với Thầy Tự dạy giảng văn (năm Đệ Ngũ, người miệt ngoài), lúc Thầy đọc chính tả cho học sinh viết :”Mặt trời lên dằn dằn….”, cả lớp cười sục sục, Thầy thắc mắc, có một đứa (không nhớ thằng nào) buộc miệng: “dằn dằn th́ làm sao…lên được, thầy”. Thầy rất hiền, biết “khuyết” điểm cuả ḿnh làm học tṛ viết sai lỗi chính tả tùm lum nên chỉ cười trừ. H́h́h́!!! Nói cho vui thôi, chứ học tṛ tụi em bây giờ hiểu mà. Lúc c̣n ngồi trong lớp có đứa nào ưa thầy đâu, thù là đằng khác, chỉ chờ có cơ hội là phá, thậm chí c̣n là t́nh địch nữa (chỉ ưa Cô thôi, nhất là lúc vừa mới lớn). Rời trường rồi, mới thấy thương Thầy. Thầy không dữ làm sao tụi em thành tài và thành nhân. Một lời tri ân và vô vàn kính trọng đối với các Thầy.

 

Cô Hội Trưởng th́ mọi người đều biết thành tích và nhiệt t́nh của cô đóng góp cho Hội và cho trang nhà, tôi xin miễn bàn v́ chẳng khác nào mèo đen khen mèo tam thể là tuyệt đẹp. Ở đây tôi chỉ xin nói một chút về anh Hội Phó Dương Tấn Long. Một con người chững chạc, ít nói, nhưng có một tấm ḷng rộng mở với đồng hương. Có tài, có danh, có một chỗ đứng vững chắc nơi Sài thành bon chen nhưng lúc nào cũng gắn bó với đồng hương Ninh Ḥa - Dục Mỹ, khi cần là anh xuất hiện. Anh xứng đáng nhận chức danh này cùng với Hội Trưởng để liên kết cũng như giúp đỡ các đồng hương tại quê nhà cũng như ở hải ngoại. Có một kỷ niệm “bất ngờ” nho nhỏ khi anh nhắc anh là con ông Quốc, tiệm tạp hóa đối diện trường Tiểu Học Đức Trí. Thế th́ không lạ ǵ nữa, v́ tôi là một trong những khách hàng đặc biệt thường xuyên cho những viên bi xanh đỏ, những cọng giây thun, những tấm h́nh nhỏ để chơi dích h́nh (tôi mê tṛ chơi này kinh khủng), những viên kẹo, những cái bánh men ngọt lịm, cho những lần chạy sang đổi bạc cắc để đánh đáo.., mặc dù giá cả nơi đây không rẻ chút nào, nhưng c̣n biết chạy đi đâu?

C̣n nữa, Dương Tấn Sơn, em anh, lại là bạn của em gái tôi, một tài năng âm nhạc, có liên lạc thường xuyên với em tôi và gởi cho tôi một CD. Thật hân hạnh.

 

Ngoài ra, hôm đó c̣n có sự hiện diện của một số đồng hương khác như chị Lan chè (nhà bán chè ngay ngă ba lên ga xe lửa) nhiệt t́nh, vui vẻ và sôi nổi (chủ xị của buổi tiệc), chị của Lan (quên tên), hai chị em hiện đang sinh sống tại Sài G̣n và rất thành công trong công việc kinh doanh, Huỳnh (Dục Mỹ, đang là một cán bộ cao cấp của một Quận nội thành Sài G̣n), con thoi của buổi họp mặt với ly bia trên tay chạy lên chạy xuống, và một số người khác tôi không nhớ tên. Rất tiếc hôm đó không có mặt Nguyễn Ngọc Uẩn, thằng bạn cùng khối và cũng là cùng lớp Thái Cực Đạo thời Sư Đoàn Bạch Mă Đại Hàn c̣n đóng quân ở Dốc Lếch, xem thử hắn có c̣n lùn tịt như xưa hay không mà bây giờ vang danh khắp đồng hương Ninh Ḥa với chức vụ ǵ đó về xây dựng (?) ở Sài G̣n, một chức vụ hái ra tiền, chúc mừng cho mày, Uẩn.

 

Hôm đó có lẽ v́ tôi quá được ưu ái nên các vị đă làm khó tôi, không chịu kết nạp tôi trực tiếp vào Hội, mà phải hẹn lại lần khác v́ chưa đủ tiêu chuẩn, làm tôi phải năn nỉ cũng như chịu “hối lộ” cho Hội Trưởng và Hội Phó, nhưng hai người này “nghiêm chỉnh“ và “trong sạch” quá nên thành công cóc, vẫn c̣n là người để “trái tim bên lề”. V́ chương tŕnh nghỉ phép đă được sắp sẵn nên không có cơ hội gặp lại quư vị. Thật đáng tiếc. Đành phải hẹn lại dịp khác vậy.

 

Nhân vật mà tôi thích thú nhất trong buổi họp mặt này chính là Cô Lê Thị Đào. Tôi không biết ǵ về Cô cũng giống như Thầy DAS, v́ Cô mới về dạy Trần B́nh Trọng vào năm 1974, mà chỉ biết nhau qua ninh-hoaDotcom (bravo anh Thành), cho nên trước khi gặp mặt, tôi không mong mỏi ǵ hơn là chỉ muốn làm quen với tư cách một học tṛ với một người thầy trong e dè và ngại ngùng. Thế nhưng, khi tṛ chuyện, Cô đă dành cho tôi một sự tiếp đăi ân cần, vui vẻ như một người chị, một người bạn đối với một người thân vừa đi xa trở về. Chân t́nh này dễ ǵ t́m gặp ở thời buổi mà cái khó nó bó cái khôn. Xin đa tạ. Với Cô, một người đă trên sáu mươi nhưng vần c̣n hoạt bát, sôi nổi, nhứt là Cô cười hoài làm cho người đối diện cảm thấy thoải mái cứ muốn nh́n miệng cuả Cô (xin lỗi Cô em vô phép, nhưng đó là sự thật, hi vọng  không làm mất ḷng Cô). Nhờ vậy, trông Cô thật trẻ trung và gần gũi với mọi người, hơn nữa Cô vẫn c̣n làm việc nên lúc nào cũng thấy yêu đời, một cách sống đáng được mọi người noi theo. Tôi c̣n muốn gặp Cô ít nhứt một lần nữa nhưng thời gian không cho phép nên rất lấy làm tiếc. Tuy nhiên cũng được an ủi là sau đó c̣n nói chuyện với Cô thêm vài lần nữa trên điện thoại. Thôi th́ cũng đành hẹn lại dịp khác sẽ có nhiều thời giờ hơn, hầu đáp lại tấm thạnh t́nh mà Cô đă dành cho tôi.

 

Với cái nh́n tổng quan, tôi nhận thấy Hội Ái Hữu Đồng Hương Ninh Ḥa - Dục Mỹ tai Sài G̣n đă làm được cái điều mà không phải ai cũng làm được, thậm chí một việc rất đơn giản thôi là thành lập Hội, cũng đă gặp rất nhiều mâu thuẫn và chia rẽ. Ở đây các thành viên của Hội chúng ta đă có những nối kết chặt chẽ với các đồng hương trên toàn thế giới, tạo nên một mối thân t́nh giữa những người đă quen và chưa quen, trong đó có tôi, nhằm giúp đỡ, chia xẻ, an ủi, đóng góp…trên căn bản t́nh người chân thành của người dân Ninh Ḥa. Một thứ t́nh người thật cần thiết trong thế kỷ vật chất này.

 

 

 

Xem tiếp Kỳ 2

 

 

 

 

Vĩnh Sơn

Đầu Thu 2009 Australia

 

 

 

 

Trang Thơ & Truyện: Phù Vĩnh Sơn           |                 www.ninh-hoa.com