Trang Thơ & Truyện: Phù Vĩnh Sơn                |                 www.ninh-hoa.com

Pnh Sơn
Bút hiệu: Vĩnh Sơn

Quê quán: Mỹ Hệp, Ninh Ḥa
Cựu học sinh các trường
Tiểu học Đức Trí,
Trung học Trần B́nh Trọng
(1965-1971),
Trung học Vơ Tánh
(1971-1972)

Hiện cư ngụ tại Úc Châu

 

 

 

 


Vợ chồng Cô Chú - Phương Lệ và Nguyễn Thục

Kỳ 7:

 

       Sau buổi lễ lạy gia tiên ban sáng, thấy vậy chứ cũng kéo đến 3 giờ chiều mới xong, mọi người tranh thủ nghỉ một chút (take a nap). Đám đàn ông th́ có thể, c̣n đám đàn bà, “?”, miễn ba cái vụ “nghỉ một chút” đi. Sửa soạn để xí xọn chứ, quư bà, quư cô nào không xí xọn th́ cho tôi xin lỗi, v́ tôi đă “quen” với bà xă tôi như thế, nên, nghĩ mọi “bà” mọi “cô” cũng như thế. Buổi tối mới là chính, phải tranh thủ khoe sắc khoe hương, mấy khi được dịp tŕnh diễn thời trang, bỏ qua rất uổng, nên, vẫn chộn rộn như thường, làm đầu, làm tóc, make up, quần áo, móng tay, móng chân, bận bịu hẳn lên, c̣n hơn cả buổi sáng nữa.

 

       Đám cưới như thế nào th́ đă có người tường thuật đầy đủ trên website Ninh-hoa.com, Minnesota hay Cali đều na ná như nhau, nhắc lại chỉ thêm làm phiền hai con mắt của quư vị. Như thường lệ, tôi chỉ thích nói tới chuyện bên lề. Vui hơn.

 

       Khách được mời vào lúc 6.30 giờ nhưng trước 5 giờ giờ tất cả mọi người trong gia đ́nh hai họ đều đă có mặt tại nhà hàng U Turn. Vợ chồng tôi không phải là người trong gia đ́nh hai họ nhưng buổi sáng đă được quyền đại diện bên nhà trai xin phép nhà gái cho bắt đầu làm lễ gia tiên nên buổi chiều cũng “bị” hân hạnh tới sớm luôn. Nếu không đi chung sẽ bị tốn tiền taxi. Ngu ǵ.

 


Nhà hàng U Garden

 


Chưa thấy ai tới hết

 

       Cái tên nhà hàng U Garden nghe cũng ngộ nghỉnh, theo tôi hiểu, ư của chủ nhân muốn là khách hàng ăn qua một lần th́ phải hoặc sẽ quay trở lại nơi này (U có nghĩa là U turn, c̣n nếu bảo U là You th́ thấy không hợp lư, phải là UR, nghĩa là Your Garden th́ có vẻ dễ hiểu hơn, hay là tại người Mỹ họ nói gọn như vậy). Tuy nhiên với tôi, tôi lại nghĩ khác (lúc nào tôi cũng nghĩ khác người ta, chắc tại máu tiếu lâm trong người tôi nhiều quá), nghĩa là, vừa thấy tên nhà hàng, tôi nghĩ, thường người ta đi lộn chỗ hoặc lầm đường lạc lối th́ mới U turn chỗ khác. Hihihihi!!!. Bàn ra chút cho vui chứ không có ư ǵ, đoán ṃ thôi mà. Chỉ muốn gián tiếp quảng cáo không công cho nhà hàng.

 


 Đẹp thấy ớn

 

       Thôi th́ người nào người nấy đẹp hẳn lên (cánh đàn bà), có bao nhiêu đem ra khỏe hết, “hột” càng bự càng tốt, chiếu càng sáng càng hănh diện, quần áo càng model càng nở mặt. Cánh đàn ông th́ lè phè hơn, chỉ đồ vest, cà vạt như mọi khi, không có dấu hiệu nào chứng tỏ các ông diện hơn các bà. Phải nhựng thôi, nếu không, có mà ốm đ̣n.

 

       Khách khứa lần lượt tới, tôi không quen ai nên hai vợ chồng đi ḷng ṿng chụp h́nh. Nói không quen th́ không đúng, mà nói quen cũng…không đúng nốt. Lư do là như thế này, một trong những người em dâu của anh chị Thành, lại là…. bà con của tôi. Từ nhỏ, lúc c̣n ở Ninh Ḥa cho đến lúc lớn lên, xa khỏi Ninh Ḥa, tôi nghe nói có một gia đ́nh bà con, ở gần cầu Đồn, mà những người con trong gia đ́nh này tôi phải kêu bằng cô, chú…Nghe vậy, biết vậy, chứ tôi chưa một lần gặp mặt hay đến nhà đó. Mới đây, khi biết Ninh-Hoa.com, tôi thấy có tên PL quen quen, mà tôi thích nhứt là cái mục dạy nấu ăn các món đặc sản Ninh Ḥa, bèn hỏi mấy đứa em, mấy đứa mày có biết con nhỏ PL là ai không dị, tao thấy cái mặt quen quen, có bà con ǵ với tiệm Lương Vĩnh Đức không dị, mấy đứa em la chói lói, trời trời, anh Hai à, PL bà con với ḿnh đó, nhỏ hơn anh Hai một tuổi, nhưng anh Hai phải kêu “nó” bằng cô đó, chớ đâu mắc mớ ǵ đến bà Năm LVĐ. Mặc dù bà con nhưng không thân thuộc nên mấy đứa em cũng xưng hô thoải mái luôn. Cô mà dám kêu nó. Thiệt t́nh. Nay cô-cháu gặp nhau lần đầu tiên tại nhà anh Thành, tôi th́ có phần ngượng ngùng trong cách xưng hô, nhưng cô th́ hănh diện khoe với mọi người có thằng cháu “già đầu” từ bên Úc sang. Vậy cũng mừng. Trở ngại đầu tiên - mắc cỡ - đă được giải tỏa nhờ sự lanh lẹ và tự nhiên của cô. Do thế, buổi chiều, tôi cũng nhờ được dượng Thục (chồng cô PL) chụp dùm vài tấm h́nh.

 

       Hai vợ chồng đi ṿng quanh bên ngoài nhà hàng một lúc, thấy khách cũng đă tớí nhiều, chúng tôi vào bên trong. Tới bàn tiếp tân, có chị Thành ngồi đó, hỏi xem ḿnh được xếp vào bàn số mấy. Ḍ tên từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, ba bốn lượt, không thấy tên hai vợ chồng tôi đâu cả. Tôi biết là bị sót tên rồi. Tôi nghĩ việc xếp bàn chắc đă được cháu Loan và chị Giỏi tính toán từ nhiều tháng trước, tên vợ chồng tôi bổ túc sau, v́ lu bu nên chị quên, anh Thành th́ không để ư v́ tôi biết anh rất bận bài vở cho website và cho Đặc San 2 nên không nhúng tay vô công việc này. Không sao. Chuyện nhỏ. Ngồi đâu cũng được v́ tôi biết chắc chắn thế nào cũng có dư chỗ. Đám cưới nào cũng vậy. Sơ sót là chuyện b́nh thường. Vả lại, với tôi, chỗ nào có ăn uống là tôi kiên quyết bám trụ. Bà xă tôi không thắc mắc ǵ cả, vô tư phán, ḿnh đâu có quen ai ở đây, ngồi ở đâu cũng được, bàn càng ít người càng tốt. Ăn nhiều.

 

       Chuyện làm tôi cảm động nhất là một số anh chị có đóng góp bài vở trên Ninh-Hoa.com ở Minnesota, nghe nói tôi từ Úc Châu bay sang có đến hỏi thăm, ai cũng biết tôi là PVS, khen tôi viết bài vui, thích đọc, đặc biệt là chú VQT, hỏi thăm thật thân t́nh, v́ chú có bạn bè trong Hải Quân định cư ở Úc khá đông và cũng đă đôi lần đến Melbourne. Tôi sướng mê tơi v́ không uổng công bay hàng chục ngàn dặm sang đây. Tôi biết khả năng của tôi không đáng được như vậy đâu, nhưng người khác khen th́ ḿnh cứ thành thật khoái chí cái đă, khen thiệt hay khen giả, tính sau. Tánh tôi rất e ngại trong lần đầu tiên tiếp xúc với người chưa quen nên có thể bị “hiểu lầm”. Nếu điều đó xảy ra, xin niệm t́nh tha thứ. Có cơ hội gặp lần thứ hai, sẽ thấy tôi quậy tới bến, đỡ đ̣n không kịp đó.

 

       Sau khi có được chỗ ngồi, trong lúc chờ đợi tới giờ khai mạc, tôi nh́n ngang liếc dọc, tật tôi vậy, chỗ nào đông người, cặp mắt của tôi không bao giờ “ổn định”, bà xă th́ có bổn phận giám sát, nhưng, đôi khi bà ấy quên cảnh giác, lại hùa với tôi góp ư phê b́nh khiến tôi cười lên một cách khoái trá.

 


Cô Dâu Chú Rể đang duyệt qua hàng quân

 

       Thấy vợ chồng cháu LD Lữ (con trai cả của vợ chồng Lai), tay xách nách mang, đồ đạc lỉnh kỉnh, rồi c̣n máy móc chụp h́nh, mệt bỡ hơi tai, tôi t́nh nguyện bế cháu Oliver (hơn tháng rưỡi tuổi) để hai vợ chồng cháu Lữ rảnh rang đôi chút. Tôi rất mát tay vớí con nít, nhất là đối với những đứa c̣n nhỏ tháng tuổi. Đứa nào ọ ẹ khó chịu, khóc lóc, le nhè, vô tay tôi là nín khe, ngủ ngon lành hoặc đùa giỡn. Cháu nội của tôi bây giờ cũng vậy, lần nào tớí nhà là tôi giữ suốt luôn, không khóc một tiếng, trừ khi cháu đói bụng, đ̣i mẹ cho bú. Trước đó mấy năm, vợ chồng tôi về Việt Nam chơi, lúc đó cháu gái của bà xă được gần một tuổi, lúc đầu chưa quen th́ không chịu cho tôi rờ tới, vài bữa sau quen rồi là đeo riết, đi đâu cũng đ̣i tôi bồng, đến nổi tới ngày về lại Úc, ra phi trường, cháu không chịu buông, gỡ ra được, cháu khóc thét, miệng môi tím rịm. Chuyện có thật 100%, ai không tin cứ hỏi bà xă tôi. Sở dĩ tôi kể lể dài ḍng như vậy là v́ tôi có hai ư muốn nói. Ư 1: Tôi chỉ giỏi ăn hiếp hoặc dụ dỗ con nít, gặp người lớn tôi từ chối ăn hiếp. Ư 2: Tôi sắp về hưu, biết ḿnh có sở trường giữ con nít nên sẵn dịp này quảng cáo luôn (anh Thành đừng tính tiền nhé!), vậy ai có nhu cầu babysitter, nhanh tay booking kẻo không c̣n chỗ trống. Hi vọng lần sau nếu đi Mỹ nữa, tôi sẽ được làm babysitter cho Hoàng tử hay Công chúa của Thế Đăng và Kim Loan.

 


Rượu giao bôi

 

       Ǵờ khai mạc đám cưới rồi cũng phải bắt đầu, ai nấy lục đục ổn định chỗ ngồi. Th́nh ĺnh từ loa phóng thanh yêu cầu vợ chồng PVS lên ngồi trên bàn của hai sui gia và cô dâu chú rể. Tôi điếng hồn. Tôi làm ǵ mà được vinh dự đó trong khi chung quanh c̣n rất nhiều bà con gịng họ của hai bên. Tôi không chịu. Lai chạy xuống, anh Thành kêu mày lên đó, lẹ đi. Biết ư anh, tôi không dùng dằn nữa đành phải lên ngồi trên cao mà ḷng không muốn chút nào. Có lẽ anh muốn đền bù cho tôi chuyện sơ sót ban đầu, mặt khác cũng có lẽ anh cũng muốn trân quư thằng em mới quen từ phương xa tới, nó có “láu cá” hay không th́ chưa biết, chứ hiện tại thấy nó cũng “dễ thương” nên dành cho sự ưu ái đặc biệt này.

 

Cô Dâu Chú Rể đang duyệt qua hàng quân

 

       Rơ ràng như tôi nghĩ, ngồi trên cao, trước mặt hơn hai trăm người, vị chi là gần năm trăm cặp mắt, làm sao mà dám đớp lia chia được. Thấy đồ ăn mang lên ê hề và ngon hết xảy, nhất là dĩa lobster, sui gia và cô dâu chú rể bận bịu chạy tới chạy lui tiếp khách, không lẽ hai vợ chồng tôi ăn hết, tiếc ơi là tiếc. C̣n nữa, bản tánh tôi và bà xă hơi nhút nhát, không quen xă giao, nên cứ ngồi im chịu trận một chỗ, không dám nh́n ai, không dám đi đâu. Biết đâu có người ganh tị “địa vị” của tôi lúc đó.

 


 Không vui v́ con gái sắp theo chồng

 


Nam, con trai anh chị Thành đang biểu diễn vơ thuật

 

       Kỳ sau tôi sẽ nói đến những cái khác nhau và giống nhau giữa hai đám cưới ở Mỹ và ở Úc của người Việt hải ngoại. Và như thường lệ, đây sẽ là những ư kiến, cái nh́n của riêng cá nhân tôi, không đ̣i hỏi mọi người phải như thế.

 

 

 

 

P Vĩnh Sơn

Melbourne, Cuối Xuân 2009

 

 

 

 

 

Trang Thơ & Truyện: Phù Vĩnh Sơn           |                 www.ninh-hoa.com