Trang Thơ và Truyện của Phạm Thanh Khâm               |                 www.ninh-hoa.com



 

Phạm Thanh Khâm

- Sinh trưởng ở Ninh Ḥa.
  Học tại các trường Mỹ Lệ,
    Đức Trí, Nam Thông,
   Vơ Tánh, Chu Văn An,
  Cao Đẳng Nông Lâm Súc.

- Làm việc tại Bộ Nông Nghiệp Sài G̣n với chức vụ sau cùng  là Giám Đốc
  Nha Canh Nông đến tháng
  2, 1974 được gởi đi du học
Hoa Kỳ về ngành
 Kinh-Tế Nông-Nghiệp.

- Định cư cùng gia đ́nh ở
  Hoa  Kỳ và được tuyển dụng làm chuyên gia cho nhiều dự án phát triển nông nghiệp tại
  20 quốc gia ở Phi Châu và Á
  Châu với các cơ quan phát
  triển quốc tế IFDC, ISNAR,
   USAID, UNDP, IFAD, FAO.  
  
- Từ năm 2004 đến 2006,
 là thành viên của toán chuyên gia tổ chức toàn bộ guồng máy hành chánh
  của  các Phủ Bộ thuộc nội
  các  chính phủ A-Phú-Hăn
  (Second Emergency Public
    Administration Program
  SEPAP) do Ngân Hàng Thế
   Giới tài trợ.


 

- Từ năm 2008, nghỉ hưu trí


 

 

 

 

 

 

 

NGÀY TRỞ VỀ
Phạm Thanh Khâm

 

 

   (Thân tặng hai Bạn Văn
Lan Đinh & Lương Mỹ Trang
)

 

 

 

        Nhân đọc bài viết “Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số” của Bác Sĩ Lê Ánh trên trang mạng www.ninh-hoa.com và tin IFAD (International Fund For Agricultural Development) đặt bản doanh ở Rome, tài trợ dự án TNSP giúp gia đ́nh các dân sắc tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang bắt đầu từ 2011, tôi nhớ lại chuyến công tác 3 tuần lễ của tôi đến tỉnh này với phái đoàn IFAD gồm sáu thành viên: Mary Clark (Mission Leader/Economist), Thanat Bumrungcheep (Irrigation Engineer), Đinh Xuân Quân (Credit Specialist), Leslie Lipper (Socio-economist), Phạm Thanh Khâm (Agronomist), Omar Sanchez (Livestock Specialist). Phái đoàn của chúng tôi đến Hà Nội ngày 22/4/1992 và rời Hà Nội ngày 15/5/1992 về Rome viết phúc tŕnh công tác.
 

        Đoản văn sau đây không đề cập nội dung kỹ thuật của chuyến đi, tôi chỉ muốn ghi lại những xúc cảm của ḿnh khi trở lại Việt Nam sau 18 năm xa xứ.

 

Từ trái sang phải :

Omar Sanchez, tôi, Đinh Xuân Quân, Mary Clark.

Ảnh chụp tháng 4/1992

 

        Trong cảnh lạ đời xa trên quê hương xưa cũ của ḿnh là suốt dọc đường từ Phi trường Nội Bài về Hà Nội vào thời điểm này, tôi và Anh Đinh Xuân Quân thấy nhan nhăn các quán bán thịt cầy với bảng hiệu quảng cáo rất màu mè. Cho tới ngày nay, tôi vẫn chưa t́m được câu giải đáp là dân ḿnh thích ăn thịt cầy hay v́ thiếu lương thực hoặc cả hai.

 

        Đặt chân đến những địa danh mà Ông Cụ của tôi kể từ thuở xa xưa là có dẫn tôi đi ngang lúc tôi lên ba như Hà Nội 36 phố phường, khu Khâm Thiên, Chùa Một Cột, Hồ Hoàn Kiếm…

 

        Tất cả như nghe quen thuộc dù đây là lần đầu tiên từ ngày trưởng thành tôi đến nơi này.

 

        Về giọng nói của người Hà Nội, tôi nghe không giống như các bạn tôi đến miền Nam sau biến cố 1954.

 

Đinh Xuân Quân và tôi tại Chùa Một Cột Hà Nội

Ảnh chụp tháng 5/1992

 

        Nhân chuyến công tác này, tôi đă trở lại Ninh Ḥa vài giờ thăm Ông Cụ và Bà Cụ của tôi. Chuyến bay khứ hồi Hà Nội - Nha Trang đi về trong ngày cũng chỉ có vé ṿng đi, ṿng trở lại phải mua từ Nha Trang. Ngồi trên chuyến bay vượt duyên hải về phương nam, từ khung cửa trên thân tàu tôi nh́n thấy các thành phố thân quen phía dưới, ḷng thực bồi hồi và mắt tôi đă ướt.

 

        Lúc người tài xế đưa tôi từ Nha Trang về Ninh Ḥa, tôi cho xe đậu cách cổng rào vài chục thước và bảo người tài xế đi một ḿnh vào nhà báo cho ông bà cụ của tôi biết là tôi đang ở Nha Trang sắp về Ninh Ḥa để tránh Ông bà Cụ mừng gặp lại con trai của ḿnh quá bất ngờ có thể bị đứng tim v́ bà cụ của tôi có bịnh yếu tim.

 

        Mười phút sau tôi bước vào nhà. Môt cảnh tượng mừng mừng tủi tủi, chỉ có ôm nhau mà khóc.

 

        Sau bao lời thăm hỏi và dặn ḍ, Bà Cụ của tôi mang ra đưa cho tôi cái văn bằng Nông Nghiệp Bội Tinh mà Bà đă cất giấu từ bao năm qua.

 

        Bà bảo tôi mang nó về Mỹ giữ kỷ niệm những ngày tháng làm việc của tôi ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

 

        Ông Cụ của tôi ngậm ngùi thấy cảnh các con của Ông phải ly hương t́m đường sống. Tôi ngồi sát vào Ông và đưa cho Ông đọc bản văn sau đây để Ông an ḷng biết tôi c̣n tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp chuyên môn của tôi được đào tạo từ trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc ở Sài G̣n.

 

 

 

        Tôi từ giă Ninh Ḥa vào Nha Trang đáp chuyến bay cuối ngày đi Hà Nội với cái Nông Nghiệp Bội Tinh minh họa trên đây. Ngày hôm sau tất cả phái đoàn IFAD đi Tuyên Quang.

 

         Bản đồ dưới đây minh họa 30 điểm mà đoàn IFAD của chúng tôi đă đến năm 1992, Tôi và Anh Đinh Xuân Quân có nhiều lợi điểm hơn các đồng nghiệp khác trong phái đoàn v́ họ cần người thông dịch giúp đỡ. Khi thăm viếng các Huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Mary và Omar thường thích đi chung với tôi. Do vậy tôi hiểu những ǵ họ nói với tôi trước các hoàn cảnh thương tâm. Chẳng hạn:

 

 

        Ba chúng tôi vào thăm gia đ́nh người Tầy thuộc huyên Yên Sơn. Nhà cao cẳng. Phải leo bậc thang đơn sơ mới vào được bên trong.

 

        Gia chủ là hai ông bà già gầy ốm, bên cạnh đứa bé trai 6 tuổi tàn tật đang bị bịnh nằm ở một góc trên sàn nhà. Cha đứa bé đă mất, mẹ đi lấy chồng khác. Nhà không c̣n thức ăn. Ông bà già vào rừng bên cạnh cũng không t́m thấy những ǵ có thể ăn được.

 

        Mary Clark ngậm ngùi nói khẻ với tôi : Poverty Trap !

 

        Vào thăm gia đ́nh một nông dân khác ở Huyện Hàm Yên. Một bé trai 8 tuổi không đến trường được v́ cha mẹ không có đủ 2,000 đồng (tương đương 15 cents US) để đóng một phí khỏan cho trường học.

 

        Omar Sanchez nói với tôi : What can we do ?

 

        Thấy cái đói cái nghèo của họ, thấy cảnh đói ở Phi Châu, ở Afghanistan, tôi không c̣n diễn đạt ǵ hơn nhận định của tác giả Lan Đ́nh viết trong tác phẩm “Thuở Phiêu Bồng”do www.ninh-hoa.com xuất bản năm 2013 là “Đẩy Lui Địa Ngục rất khó nhưng cần làm trước khi xây dựng Thiên Đàng”.

 

        Trong chuyến công tác này, tôi cũng có cơ hội hiểu một phần về nếp sống văn hóa của người Tầy với dân số có khoảng 1,626,000 người (thống kê 2009) nói tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Tầy Thái, sinh sống tại Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên.

 

        Riêng tại Tuyên Quang, có đến 22 sắc tộc thiểu số khác nhau, người Tầy chiếm 26%, kế đến người Dao (11%), người Kinh chiếm 52%.

 

        Số c̣n lại thuộc nhóm 20 sắc tộc khác.

 

 

Gia đ́nh nông dân Người Tầy và tôi.
Ảnh chụp tháng 5/1992

 

 

        Tôi được dịp nghe nghệ sĩ Tầy tŕnh bày các bản nhạc cổ truyền loại đàn tính ở huyện Na Hang và các điệu dân ca như lượn, tương tự như hát ví của người Kinh.

 

        Tôi và Bác sĩ Thú Y Omar Sanchez đă hát đáp lễ bài Besame Mucho, tôi hát thêm bài Việt “Tôi Yêu” của Trịnh Hưng và Hồ Đ́nh Phương.

 

 

 Bác sĩ Thú Y Omar Sanchez và tôi

vừa đệm đàn guitar vừa hát tại Na Hang.

Ảnh chụp tháng 5/1992


        Ở huyện, các nữ nhân viên đều có sắc phục rất đặc thù của sắc tôc thiểu số như ảnh minh họa sau đây.

 

Đinh Xuân Quân, nữ nhân viên của Huyện Chiêm Hóa và tôi.
Ảnh chụp tháng 5/1992

 

        Sau 18 năm trở về nhà, bản nhạc “ Tôi Yêu” đuợc tôi hát tại Na Hang đă chuyên chở được nỗi ḷng của người đi và người về trong tôi.

 

        Để thay lời kết của đoản văn này, tôi xin phép tác giả Lương Mỹ Trang của bài “Hữu T́nh Hạt Muối Ninh Diêm” cho tôi trích đọan sau đây đăng trong Đặc San 8 năm (2003-2011) Quê Hương T́nh Yêu Kỷ Niệm (trang 39) của www.ninh-hoa.com v́ tôi không c̣n ư nào diễn đạt được hơn:

 

         Bởi vậy cho nên những ai đă ăn nem có muối Ḥn Khói, những ai đă nếm bánh tráng, bánh ướt, bánh dây…có tra nhàn nhạt giọt mồ hôi nghĩa t́nh ấy , chắc chắn ḷng sẽ đậm đà t́nh yêu thương, yêu chính con người và ngôi nhà, bờ tre, ruộng muối, gốc cây mà không bắt buộc phải yêu bất cứ chủ nghĩa nào mới được công nhận là yêu đất nước.”

 

 

 

 

Viết tại Houston, Texas ngày cuối xuân 2013

Phạm Thanh Khâm

 

 

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Phạm Thanh Khâm             |                 www.ninh-hoa.com