
|
Phạm Thanh Khâm
- Sinh trưởng ở Ninh Ḥa.
Học tại các trường Mỹ Lệ,
Đức Trí, Nam Thông,
Vơ Tánh, Chu Văn An,
Cao Đẳng Nông Lâm Súc.
- Làm việc tại Bộ Nông Nghiệp
Sài G̣n với chức vụ sau cùng
là Giám Đốc Nha Canh Nông
đến tháng 2, 1974 được gởi
đi du học Hoa Kỳ về ngành
Kinh-Tế Nông-Nghiệp.
- Định cư cùng gia đ́nh ở Hoa
Kỳ và được tuyển dụng làm
chuyên gia cho nhiều dự án
phát triển nông nghiệp tại
20 quốc gia ở Phi Châu và Á
Châu với các cơ quan phát
triển quốc tế IFDC, ISNAR,
USAID, UNDP, IFAD, FAO.
Hiện tại là thành viên của
toán chuyên gia tổ chức toàn
bộ guồng máy hành chánh
của các Phủ Bộ thuộc nội
các chính phủ A-Phú-Hăn
(Second Emergency Public
Administration Program
SEPAP) do Ngân Hàng Thế
Giới tài trợ.
|
|
|
Truyện/Biên Khảo |
|
Tản Mạn Về A-Phú-Hăn
Phần 1 |
Phần 2
Những Khó
Khăn Của Nước
Vùng SAHEL Nam Sa Mạc
SAHARA
Đời Sống Ở Hai Tỉnh Lỵ
Và Thôn Quê Miền Bắc
A-Phú-Hăn
Đi Thăm Xứ
LÀO
Đi Thăm Xứ
Dominican
Republic
Kabul C̣n
Khói Mù
Ăn Đám
Cưới Theo Tục
Lệ A-Phú-Hăn
Chiếc
Ḷ Trấu Việt Nam
Du Nhập Vào Phi Châu
Sự An
Toàn ở CONGO
Kim
Cương Nhuộm Đỏ
Sự Túng Thiếu Của Nông
Dân A-Phú-Hăn
Đi Xem
Bầu Cử Tại
Thủ Đô Kabul A-Phú-Hăn
 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
K A B U L C̉N
KHÓI
MÙ
Chuyên Gia Phạm Thanh Khâm

Người Bị Bắt Cóc Được Giải Cứu:
T iếp
theo lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng và sau 24 ngày bị bắt cóc, nữ nhân
viên người Ư làm việc cho cơ quan quốc tế CARE được giải cứu tại thủ đô
Kabul. Ông Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Ali Ahmad Jalali lên đài truyền h́nh loan
báo chi tiết lúc 9 giờ tối ngày 9/6/2005. Ngay sau đó, Cô được Thủ Tướng Ư
và gia đ́nh của Cô đến sân bay La-Mă chào đón người con của đất nước này
trở về nhà. Thủ đô của A-Phú-Hăn vẫn c̣n nhiều bất trắc dành cho người
ngoại quốc, đặc biệt đối với người Mỹ. Nhóm chúng tôi tiếp tục bị “cấm túc”. Ảnh bên dưới minh họa
giờ ăn trưa tại bàn viết, và giờ giải lao của nhóm trong văn pḥng chật
hẹp được canh gác cẩn mật.

Đồng nghiệp John Jedryk và tôi ăn trưa tại bàn
viết. Ảnh chụp ngày 07-6-2005

Không có bánh sinh nhựt
và đèn cầy nhóm chuyên gia tặng bài "Happy Birth Day" cho đồng nghiệp Dick
Miller (hàng đầu bên mặt) và tôi. Hàng sau từ trái sang phải: đồng nghiệp
John Jedryk, Haress Abawi (đứng), nữ đồng nghiệp Bernadette Gonzales, John
Noer.
Ảnh chụp ngày 08-6-2005.
Tiếp Tục Hội Họp Làm Việc:
T ôi
đă có ba chuyến đi A-Phú-Hăn, chuyến đầu tiên làm việc với Bộ Nông Nghiệp.
Mở đầu buổi họp tại Bộ này với 12,000 nhân viên hồi tháng 9, 2004, tôi
bắt đầu làm quen với các nghi lễ Hồi Giáo. Ông Thứ Trưởng đọc kinh Quran.
Hội trường cầu nguyện trong 10 phút. Chủ tọa giới thiệu tôi với hội thảo
viên bằng tiếng Dari. Tôi chào họ bằng cánh tay mặt đưa cao. Một tiếng nói
vọng từ góc pḥng xa bằng Anh Ngữ hỏi tôi trong 20 nước đi làm việc nước
nào nghèo nhứt. Tôi chỉ trả lời bằng một nụ cười. Họ có thiện cảm với tôi
ngay từ lúc đầu v́ biết tôi cùng sinh ra từ một nước nghèo có chiến tranh
trên 20 năm, có người tỵ nạn sống lưu vong, v.v. Với râu tóc đổi màu của
người sắp về hưu, có lẽ tôi là người cao niên nhất trong hội trường. Buổi
hội thảo thực sôi động về chương tŕnh cải tổ nền hành chánh của quốc gia
này. Tôi cũng có những buổi hội thảo tương tự tại các phủ bộ khác nhưng số
hội thảo viên ít hơn (Bộ Năng Lượng và Thủy Điện, Bộ Bài Trừ Ma Túy, Cơ
Quan Độc Lập Bảo Vệ Môi Trường).
Những Ngày Lễ Lớn:
G iữa
tháng 9 âm lịch mỗi năm là ngày bắt đầu một tháng kiêng ăn (Ramadan) cho
một tỉ tín đồ Hồi giáo trên thế giới. Chuyến công tác này của tôi lại nhằm
vào mùa lễ Ramadan năm 2004 (từ 15-10-2004 đến 15-11-2004: ngày dương lịch
thay đổi mỗi năm dựa theo vầng trăng tháng 9 âm lịch). Tất cả tiệm ăn ở
Kabul và trên toàn lănh thổ đều đóng cửa. Khi mặt trời lên đến khi lặn,
tín hữu không ăn hay uống. Mỗi đêm cầu nguyện đọc 1/30 kinh Quran để vào
ngày thứ 30 cầu nguyện đọc xong quyển kinh gọi là Taraweeh. Sáng sớm trước
khi mặt trời mọc, gia đ́nh có thể ăn sáng gọi là suhoor, khi mặt trời lặn,
gia đ́nh thường ăn chà là, nước ngọt gọi là iftar. Ở Kabul, mỗi sáng có
một tiếng súng cối từ đồi Sher Darwaza báo hiệu bắt đầu giờ kiêng ăn. Ở
tỉnh, đền thờ Hồi giáo cho phát loa báo giờ bắt đầu.
C uối tháng
lễ Ramadan là ngày lễ Eid-el Ritr, mọi người ăn mặc đồ mới thăm gia đ́nh,
bạn bè, tiệc tùng ăn uống, chia xẻ cho kẻ nghèo khó, sau một tháng kiêng
ăn. Vào tháng 12 một ngày lễ quan trọng khác, Eid Adha (Feast of
Sacrifice), công sở đóng cửa để tín hữu đi đọc kinh cầu nguyện tại đền Hồi
giáo. Lễ sinh nhựt Mawleed al Nabi của Thánh Muhammad vào ngày thứ 12 của
tháng Rabi al-Awal trong lịch Hồi giáo (giữa tháng 3 và 5). Ngày quốc lễ
(National Day) hàng năm là 19/8, đánh dấu ngày độc lập từ Anh Quốc.
Tục Lệ Tốn Kém:
T rong một
bài trước (Vài Tản Mạn Về Nước A-Phú-Hăn), tôi có đề cập về việc làm mai
cho nhà trai xứ này. Thực trạng sau đây đang làm khổ sở các chàng trai đă
làm lễ đính hôn: tiền quà cáp cho vợ, nhà vợ tương lai và tiền để làm lễ
cưới. Anh Hasmat là người thông dịch của tôi từ tháng 9, 2004. Anh sắp làm
lễ cưới. Đang kiếm gần đủ số tiền phải chi cho đám cưới khoảng 5,000 đô
la. Lương hàng tháng của anh lănh được 200 đô la. Thời gian từ ngày đám
hỏi đến ngày đám cưới được kéo dài trong khoảng vài tuần đến vài năm. Ngày
cưới c̣n có thể co dăn, nhưng lễ lộc mang tới nhà vợ tương lai không thể
tránh được trong các ngày lễ Eid-el Titr, Barati, Eid Adha và ngày Tết Now
Ruz của A-Phú-Hăn (21 tháng 3).
A nh Hashmat
tính trong 4 ngày lễ phải cho quà này, dù túng tới đâu cũng phải chạy cho
ra từ 100 đô la đến 250 đô la. Ngày xưa (40 năm trước), cậu của anh chỉ
tốn một con cừu và ba gói nho khô nhỏ khoảng trên mười đô la. Nhà mợ của
anh c̣n đàn (loại nhạc cụ có tên là dira: a tamboring-like instrument) cho
cậu anh nghe bù lại công lặn lội mang quà cáp lại. Ngày nay, chàng rể
tương lai không những phải tự động nhớ mang quà cho, thấy có vẻ chậm trễ
nhà vợ tương lai gọi nhắc nhở trực tiếp. Nếu v́ lư do vét hết hồ bao và
vay mượn bạn bè không đủ: anh chồng tương lai không có quà. Tai họa đến
không những cho anh mà ngay đến vợ tương lai cũng bị “mất mặt”, mất uy tín
với gia đ́nh và họ hàng. Những chàng trai nghèo kiết hay làm công thợ thu
nhập không tới 30 đô la mỗi tháng, chuyện đi hỏi vợ chỉ là giấc mơ.
Kẻ Có Người Không:
N ăm 2003,
theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc (Office on Drugs and Crime), lợi tức do á
phiện mang vào quốc gia A Phú Hăn là 4.8 tỉ đô la, tiền viện trợ từ bên
ngoài đến là 2.8 tỉ đô-la. Theo tài liệu tổng kết cùng năm của Los Angeles
Times 4/10/2004, lợi tức từ sản xuất, biến chế và đường dây vận chuyển á
phiện đă mang lại cho xứ này 52% tổng sản lượng quốc nội (GDP). Ở Kabul,
khi thấy một ṭa nhà mới mọc lên, dân ngoài phố đều phát biểu cả quyết đó
là tiền á phiện.
A
Phú Hăn được xếp vào danh sách các nước
nghèo nhứt thế giới. Nạn hành khất không thể tránh được. Nhưng khi thấy
một bà già dân du mục (Kutchies) đi lang thang dọc đường phố bán thịt dê
cừu ở Kabul xin thực phẩm dư thừa độ nhựt, tôi đă thấy điều nghịch lư của
chiến tranh. Chiến tranh và hạn hán đă đưa những người Kutchies mất hết
hoặc từ 70% đàn súc của họ. Năm 2002 cộng đồng quốc tế đă giúp đưa vào 2.3
triệu tấn lúa ḿ. Số lượng thực phẩm nhập cảng mỗi năm mỗi tăng, trong khi
chuyên viên Bộ Nông Nghiệp và tôi vừa soạn xong phương thức và tiêu chuẩn
kiểm soát phẩm chất thực phẩm dày 30 trang cho thời kỳ hậu chiến. Nhiều
người phải làm vất vả suốt ngày mới đủ ăn cho ngày đó. Ảnh đính kèm minh họa ”The
Have-not”. Mỗi sáng xe chạy nhanh đến sở làm, tôi không
thấy thiếu cảnh đám người nghèo khổ bươi các đống rác thành phố để kiếm
những ǵ c̣n xử dụng được.

The "Have-not".
Nước Bùn Từ Thượng Nguồn:
X ă hội nào
cũng đều có những con sâu. Tôi trích đọan sau đây trong quyển “Afghanistan
– State Building, Sustaining Growth and Reducing Poverty"
do Ngân Hàng Thế Giới xuất bản 2005, nơi trang 60, khung 4.4:
Một cư dân khu
phía Đông Kabul nói Ông đă nạp tiền hối lộ 500 đô la trước khi được phép
xây căn nhà nhỏ cho gia đ́nh Ông: 260 đô la cho cảnh sát, 240 đô la cho
các viên chức sở kế hoạch thành phố.
Một người chủ cây
xăng nói đă trả 4,000 đô la cho viên chức thành phố và cảnh sát khi Ông
thiết lập trạm xăng.
Một giới chức cao
cấp trong tối cao pháp viện nh́n nhận có hối lộ trong ngành tư pháp. Ông
biện hộ rằng các chánh án ở các quốc gia tiến bộ lănh bổng lộc cao đă giúp
họ từ chối hối lộ.
Một giới chức cao
cấp ở Tổng Nha Chống Tội Ác thuộc Bộ Nội Vụ nh́n nhận hối lộ đang lan tràn
trong mọi công sở ở A-Phú-Hăn.
Dấu Hiệu Cải Cách:
S au 9 tháng
làm việc không ngừng nghỉ, Bộ Nông Nghiệp và Thực Phẩm đang đi vào giai
đoạn thử thách khó nhất: tuyển chọn trong số 12,000 nhân viên hiện hữu để
giữ lại làm việc cho một Bộ Nông Nghiệp "Mới" đáp ứng chương tŕnh phát
triển kinh tế thời hậu chiến. Đây là Bộ thí điểm đầu tiên, 28 Phủ Bộ khác
cử người đến quan sát theo dơi, rút tỉa kinh nghiệm để lần lượt cải tổ hết
nội các chính phủ.
Hồi cuối tháng 5, 2005, Ông Bộ Trưởng Nông
Nghiệp Obaidullah Rameen mở đầu giai đoạn phỏng vấn các ứng viên tái thu
dụng thuộc bộ Ông dưới sự thu h́nh của đài truyền h́nh. Các ứng viên được
một uỷ ban tuyển dụng có thiết lập tiêu chuẩn đánh giá rơ ràng để chọn
đúng người vào đúng việc. Đây là một phương thức mới lần đầu tiên được đem
áp dụng tại A-Phú-Hăn. Ủy ban tuyển dụng tiếp tục công tác đến khi một số
trong 12,000 nhân viên hiện hữu được tái tuyển dụng. Người được chọn vào
công việc chỉ định sẽ lảnh lương cao hơn 5-6 lần lương cũ. Những ứng viên
không được tuyển sẽ nhận 30 tháng lương (Tổng Thống Karzai chưa quyết định
số tháng), họăc được gởi đi huấn luyện thêm đáp ứng nhu cầu phát triển của
nhiều lănh vực khác, hoặc được vay một số vốn ra làm ăn trong lănh vực tư.

Từ trái sang phải: Bộ Trưởng Obaidullah Rameen
của Bộ Nông Nghiệp và Thực Phẩm, Chủ tịch Jallal Gardizi của Ủy Ban Cải Tổ
Hành Chánh và tôi đang ngồi quan sát uỷ ban tuyển dụng có đài truyền h́nh
trực tiếp thông tin. Ảnh chụp ngày 28-5-2005

Ủy ban tuyển dụng đang phỏng vấn một ứng viên vào
làm việc cho Bộ Nông Nghiệp "Mới".
Ảnh chụp ngày 28-5-2005
D o hậu quả
chiến tranh quá lâu, số 65% công chức hiện nay sẽ lần lượt về hưu đồng
loạt trong vài năm tới. Trước viễn ảnh thiếu hụt nhân viên công quyền,
nhóm chuyên gia của chúng tôi đang nghiên cứu để đề nghị chính phủ tăng
tuổi về hưu, đủ thời gian cho việc đào tạo người trẻ kịp ra trường thay
thế người cao niên. Bài học gần nửa thế
kỷ trước tại miền Nam Việt Nam
đang sắp diễn ra tại miền đất này: năm vừa đúng 25 tuổi tôi đă được chỉ
định thay thế người tiền nhiệm (Cụ Ngô Thành Hộ về hưu) vào chức vụ Quản
Đốc Trung Tâm Thực Nghiệm Lúa ở Mỹ Tho.
Trở Về Bến Mơ
C ó lẽ người
đă thu vào ống kính nhiều h́nh ảnh của nước A-Phú Hăn là Cựu Giáo sư Kinh
Tế Học Faruk Sabet, đă từng là nhà Ngoại Giao tại Liên Hiệp Quốc. Tôi chỉ
gặp Ông vài giờ tại Phi trường Mazar-e-Sharif (thành phố chính của tỉnh
Balkh ở phía Bắc A-Phú-Hăn) trong khi chờ máy bay đến trễ để đưa hành
khách trở lại thủ đô Kabul. Ông mở đầu câu chuyện với tôi v́ Ông muốn mượn
chiếc điện thọai cầm tay của tôi để t́m xem cái điện thọai của Ông bỏ quên
ở đâu đó. Khi biết tôi là người Việt, Ông thích thú trao đổi câu chuyện
chung của hai nước Việt-A-Phú Hăn: kinh tế chỉ huy, kinh tế thị trường,
v.v. Ông cho biết Ông là người A-Phú-Hăn chạy tỵ nạn qua Mỹ, đă về hưu
đang sống ở Nữu Ước. Hiện nay, Ông muốn thực hiện ư nguyện cuối đời là đi
khắp quê hương cũ của Ông để thu h́nh ảnh qua ống kính cho Hội Truyền
Thông Mỹ-A Phú Hăn (Afghan-American Media Foundation). Ông giới thiệu các
loại máy ảnh trong các bao hành lư. Tôi vưà thích công việc Ông đang làm,
vừa ước mơ thấy có một nhóm người Việt theo đuổi thú tiêu khiển tương tự
như Ông Sabet cho một Ninh-Hoà bằng h́nh ảnh, từ đó cho một Việt nam bằng
h́nh ảnh. Quư Anh Chị phụ trách NinhhoaDOTcom và đồng hương Ninh-Ḥa nghĩ
sao?
N gày thứ
sáu weekend qua mau. Tôi phải bắt đầu ngày làm việc cho tuần lễ mới vào
sáng thứ bảy. Xin hẹn quí bạn một dịp khác.
Tashakor wa Khada hafiz (Cám ơn
và Tạm biệt).


Phạm Thanh Khâm
Viết tại Kabul
ngày thứ sáu 10/06/2005
|