Trang Thơ và Truyện của Phạm Thanh Khâm               |                 www.ninh-hoa.com



 

Phạm Thanh Khâm

- Sinh trưởng ở Ninh Ḥa.
  Học tại các trường Mỹ Lệ,
    Đức Trí, Nam Thông,
   Vơ Tánh, Chu Văn An,
  Cao Đẳng Nông Lâm Súc.

- Làm việc tại Bộ Nông Nghiệp Sài G̣n với chức vụ sau cùng  là Giám Đốc
  Nha Canh Nông đến tháng
  2, 1974 được gởi đi du học
Hoa Kỳ về ngành
 Kinh-Tế Nông-Nghiệp.

- Định cư cùng gia đ́nh ở
  Hoa  Kỳ và được tuyển dụng làm chuyên gia cho nhiều dự án phát triển nông nghiệp tại
  20 quốc gia ở Phi Châu và Á
  Châu với các cơ quan phát
  triển quốc tế IFDC, ISNAR,
   USAID, UNDP, IFAD, FAO.  
  
- Từ năm 2004 đến 2006,
 là thành viên của toán chuyên gia tổ chức toàn bộ guồng máy hành chánh
  của  các Phủ Bộ thuộc nội
  các  chính phủ A-Phú-Hăn
  (Second Emergency Public
    Administration Program
  SEPAP) do Ngân Hàng Thế
   Giới tài trợ.


 

- Từ năm 2008, nghỉ hưu trí


 

 

 

 


 

Hy Vọng Nhà Nông LIBERIA

Phạm Thanh Khâm

 

  

 

 

         Sau tám tháng, tôi đi công tác trở lại đất nước Liberia. Với khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra, nước nhỏ bé này c̣n chịu nhiều tŕ trệ hơn. Thủ đô Monrovia với 1.3 triệu con người tiếp tục ăn lấy sống ngủ lấy sáng. Lực lượng quân đôi Liên Hiệp Quốc c̣n hiện diện. Ảnh dưới đây minh họa sự tŕ trệ phục hồi.  Vào tháng 7, 2008 tôi có tấm ảnh của khu phố đổ nát do chiến tranh trong bài “Mưa Trên Phố Monrovia”. Ngày cuối tuần 11/4/2009, có dịp đi ngang qua khu phố này, tôi vẫn c̣n thấy cảnh màn trời chiếu đất. 


Khu phố đổ nát ở downtown Monrovia vẫn chưa được tái thiết.
 Ảnh chụp từ trong xe ngày 11/4/2009
 

         Người ở nông thôn càng phải bám vào đồng ruộng của họ để nuôi sống. Nguồn tài trợ quốc tế chậm lại. Tuy vậy người ta vẫn c̣n hy vọng.

 

         Ngày đầu tiên đến nhiệm sở, tôi gặp Bộ Trưởng Canh Nông Christopher Toe. Ông cho biết sau hơn 3 năm rưỡi làm việc ông sắp rời chức vụ đang giữ. Người kế nhiệm sẽ đến sau một tháng. Ông không cho biết chức vụ mới, nhưng dư luận đồn đăi ông sẽ đựơc đề cử vào chức vụ cao hơn. Ngày nghỉ cuối tuần này tôi được mời dự bữa ăn “last working lunch” với ông.

 


Bộ Trưởng Canh Nông Liberia Tiến sĩ Christopher Toe và tôi.  Ảnh chụp ngày 12/4/2009.

 

         Dù có thay đổi người đứng đầu Bộ Canh Nông, mọi hoạt động phát triển nông nghiệp của đất nước Liberia vẫn được xếp vào hàng ưu tiên. Trong phạm vi của một bài tạp ghi đường xa, tôi chỉ chọn những nét mang sắc thái văn hóa gửi đến Anh Thành để chia xẻ với các bạn đọc giải trí.

 

         Nhân chuyến viếng thăm khu vực Botota ở Bong County ngày 8/4/2009, tôi có được các ảnh sau đây để minh họa bài viết “Ăn Tết Với Ninh-Hoa.Com” trong Đăc San Xuân Kỷ Sửu 2009. Theo tập tục như nhà thơ Huy Lữ ghi nhận ở Banfora xứ Burkina Faso:

 

Dưới cây đối ẩm chồng nhàn nhả

Ng̣ai ruộng cuốc cày vợ héo hon.

 

         đất nước nhỏ bé Liberia, t́nh người, t́nh quê và ư nghĩa của đời sống ḥa nhă có được sau 15 năm chiến tranh tang tóc.  Hai ông già ngồi vừa hàn huyên vừa giữ cháu để cha mẹ chúng phân công chuẩn bị làm mùa là dấu hiệu đất lành chim đậu. 

 
Ông babysit cháu. Ảnh chụp ngày 8/4/2009 tại làng Tarpeh,
Quận Kokoya, Bong County

         Không có trâu, họ được cấp máy cày nhỏ. Hoạt cảnh làm mùa của họ mô phỏng qua phong giao hay đồng giao của người ḿnh diễn ra theo vần bốn chữ như sau : 

Ông ngồi giữ cháu;

Máy cày thế trâu;

Vợ chồng chia nhau;

Đồng cạn đồng sâu;

Vun trồng nhiều mẫu. 

 
Đàn ông làm việc nặng. Việc nhẹ đàn bà đảm trách.
Ảnh chụp ngày 8/4/2009 tại làng Tarpek,
Quận Kokoya, Bong County.

         nh dưới gồm một trong những toán chuyên gia âm thầm làm việc với hy vọng đóng góp thực thi chương tŕnh an toàn lương thực để tránh xảy ra cuộc nổi lọan cướp gạo như năm 1979 mở đầu nội chiến tương tàn.

 

 
Từ trái sang phải: Boubakary Cissé, Paul Jallah, tôi, Saidu Bah.
Ảnh chụp ngày 8/4/2009.

         Boubakary Cissé là chuyên viên của Trung Tâm Khảo Cứu  Lúa Gạo WARDA vùng Tây Phi Châu đặt bản doanh ở Cotonou xứ Benin được gửi đến đăm trách việc huấn luyện cán bộ chuyên môn. Với giống lúa mới NERICA, bạn tin tưởng các nước Phi Châu trong một tương lai gần sẽ thực hiện được cuôc cách mạng xanh (green revolution) mà các nước Á châu có được gần bốn thập niên trước. Khi tôi  từ giă bạn ở Bong County, bạn bắt tay tôi nói dí dơm lời chào tạm biệt theo ngôn ngữ của văn hóa nước Guinea 30 năm về trước: Prêt Pour La Révolution Verte!

 

         Chuyện đường xa sẽ được viết tiếp kỳ sau.

 

 

 

  

 

 

 

Phạm Thanh Khâm

Viết tại Monrivia ngày nghỉ cuối tuần 12/4/2009


 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Phạm Thanh Khâm             |                 www.ninh-hoa.com