Trang Thơ và Truyện của Phạm Thanh Khâm               |                 www.ninh-hoa.com



 

Phạm Thanh Khâm

- Sinh trưởng ở Ninh Ḥa.
  Học tại các trường Mỹ Lệ,
    Đức Trí, Nam Thông,
   Vơ Tánh, Chu Văn An,
  Cao Đẳng Nông Lâm Súc.

- Làm việc tại Bộ Nông Nghiệp Sài G̣n với chức vụ sau cùng  là Giám Đốc
  Nha Canh Nông đến tháng
  2, 1974 được gởi đi du học
Hoa Kỳ về ngành
 Kinh-Tế Nông-Nghiệp.

- Định cư cùng gia đ́nh ở
  Hoa  Kỳ và được tuyển dụng làm chuyên gia cho nhiều dự án phát triển nông nghiệp tại
  20 quốc gia ở Phi Châu và Á
  Châu với các cơ quan phát
  triển quốc tế IFDC, ISNAR,
   USAID, UNDP, IFAD, FAO.  
  
- Từ năm 2004 đến 2006,
 là thành viên của toán chuyên gia tổ chức toàn bộ guồng máy hành chánh
  của  các Phủ Bộ thuộc nội
  các  chính phủ A-Phú-Hăn
  (Second Emergency Public
    Administration Program
  SEPAP) do Ngân Hàng Thế
   Giới tài trợ.


 

- Từ năm 2008, nghỉ hưu trí


 

 

 

 

 

 

 

CHUYỆN KỂ Ở RỪNG TÂY PHI CHÂU
Phạm Thanh Khâm

 

 

           Đă nhiều năm qua, tôi không c̣n nhớ hết những ǵ xảy ra liên quan đến những lần đi công tác trong lănh vực chuyên môn của tôi. Thông thường cuối mỗi chuyến công tác đều viết một quyển phúc tŕnh (hard copy) với một “soft copy” cho cơ quan tôi đă kư khế ước với họ bằng Anh Ngữ hay Pháp Ngữ hoặc bằng cả hai ngôn ngữ tùy theo khế ước ấn định. Ngoài cái khế ước làm việc đôi khi c̣n phải kư thêm một khế ước bổ túc khác gọi là “Nondisclosure Agreement” ghi những cam kết nhiều điều khoản liên quan đến bản quyền của tài liệu được viết ra và những điều liên hệ đến nhiều cơ sở của chính phủ vv.. và vv. Đă về hưu từ đầu năm 2008, tôi tưởng ḿnh đă trả được xong nợ bút nghiên. Rồi giữa năm 2008, và năm 2009 tôi lại kư khế ước đi thêm hai chuyến công tác nữa. Bạn bè hỏi tại sao lại phải đi làm, tôi không biết trả lời như thế nào, chỉ nói tôi đi làm là đi làm vậy thôi, không nói được tại sao. 

           Sau hai chuyến công tác này, tôi lại xếp bút nghiên ở nhà giúp vợ con làm nhiều việc nhà không tên. Có lẽ cái nghiệp dĩ c̣n nặng nợ trần gian, tôi lại được mời gọi và vừa kư một “Nondisclosure Agreement”. Vào ngày 17/9/2011 tôi được thông báo chuẩn bị trong những ngày tháng tới mang valise, check in, check out nhiều khách sạn trên đường đi công tác trở lại. Thế nào cũng có bạn lại hỏi tại sao phải đi làm khi đă vào tuổi thất thập cổ lai hi. Như đă nói ở trên tôi không thể nói được tại sao, chỉ biết người ta c̣n mời đi làm th́ ḿnh đi làm như một chuyên gia “free lance”, chỉ có vậy thôi. 

           Tôi nhập đề hơi ḷng ṿng có ư nhắc các bạn khi đọc các bài tạp ghi của tôi, sẽ không thấy tôi viết ǵ về những đề tài chuyên môn khô khan có liên hệ đến cái “Nondisclosure Agreement” mà tôi đă kư kết. Trong bài tạp ghi này, tôi viết lại chuyện kể ở rừng Tây Phi Châu. V́ mới vừa đây tôi nhận được email của một vị Pastor da đen người Liberia. Ông nói câu chuyện của tôi kể cho mọi người nghe hồi tháng 7, 2008, sau 3 năm vừa được nhắc lại trong buổi sáng đọc kinh cầu nguyện trước khi bắt đầu làm việc cho ngày mới. Đề tài của bài “Sermon” là “Miracle” (Nhiệm mầu).  

           Ảnh sau đây minh họa nơi gặp gỡ buổi sáng của tôi với nhân viên cơ quan thiện nguyện Samaritan’s Purse trong lễ đọc kinh cầu nguyện. Địa danh Foya được viết trong bài “Một Thoáng Ngày Xanh”. Không có khách sạn, tôi ở tại nhà văng lai Guest House được cơ quan NGO Samaritan’s Purse thuê căn nhà riêng của Phó Tổng Thống Liberia lúc bấy giờ. Tôi và Phó Tổng Thống có dịp chụp chung một bức h́nh ghi trong bài “Monrovia Buồn”. Buổi sáng ở Foya, mặt trời vẫn c̣n khuất sau dăy núi, tia nắng yếu ớt ban mai ḥa lẫn với ánh đèn và tiếng động cơ nổ từ máy phát điện đánh thức mọi người dù đêm qua có đi đường xa mệt mơi. Vừa ăn sáng vừa mở internet xem tin tức, tôi nghe tiếng gơ nhịp nhàng của mấy nhạc công gần đó. Quản đốc Sylvester Sahr của cơ sở Samaritan‘s Purse đến chào tôi và mời tôi tham gia buổi lễ đọc kinh cầu nguyện. Ông Sahr không hỏi tôi có theo đạo nào không. Tôi đoán mọi khách đi công tác ở phương xa tới đây đều được mời tham dự.

 
Ảnh chụp tai địa điểm cầu nguyện của Samarithan’s Purse
ở Foya tháng 7, 2008

           Quản đốc Sylvester Sahr giới thiệu tôi với mọi người hiện diện. Sau 15 phút hát thánh ca và cầu nguyện, ông Pastor đứng cạnh muốn tôi nói vài nét về con đường gian khổ của người Việt Nam phải trải qua để sống đời lưu vong ở hải ngọai. Tôi thoáng ngạc nhiên sao ông lại muốn tôi nói về người tỵ nan, nhưng kịp nghĩ là chính người Liberia cũng đă chạy lánh nạn đến các nước láng giềng mười mấy năm. Tôi nói với họ đề tài quá lớn này không thể nói ngắn gọn, tôi chỉ có thể nói về gia đ́nh tôi trong 10 phút. Ông gật đầu và tôi mở đầu cho họ biết tôi đi du học Hoa Kỳ trước năm 1975. Chiến tranh Việt Nam chấm dứt ngày 30/4/1975 lúc tôi c̣n học dang dở chương tŕnh graduate studies. Vợ và 4 con kẹt lại Saigon. Nhà ở cách Ṭa Đại Sứ Mỹ không tới 3 blocks đường với 20,000 người vây quanh Ṭa Đại sứ t́m đường thoát. Vợ con tôi chắc chắc không thể chen vào được mặc dù tôi đă có nhiều điện tín gởi về nhà nói chi tiết những ǵ tôi có thể gơi ư được cho vợ tôi vào ngày này. Đêm dài nhất trong đời tôi khi đài truyền h́nh Hoa kỳ lúc nửa đêm 30/4/1975 nói “The VN war ends”. Tôi bật khóc trong tuyệt vọng. Ngủ thiếp trên giường lúc nào không hay.  

           Khoảng 3 giờ sáng, điện thọai reo. Tôi thức giấc cầm ngay điện thọai. Tiếng nói của “operator” hỏi tôi có muốn nhận “collect phone” không. Tôi hỏi tên người gọi. Operator trả lời là vợ tôi. Vừa nói “yes” th́ ở đầu bên kia tôi nghe được tiếng vợ tôi, đồng thời tôi nghe ngoài xa tiếng khóc và lời hối thúc của người đứng chờ tới phiên ḿnh dùng chiếc điện thoại công cộng. Vợ tôi chỉ nói được đang ở Guam cùng 4 con. Đường giây điện thọai im bặt. Đây là giây phút bàng hoàng của tôi đến nỗi tôi không tin tôi vừa nghe được tiếng vợ tôi. Tôi ngỡ đó là chiêm bao, không có thực. 

           Từ 3 giờ sáng đến 6 giờ sáng, tôi không biết tôi tỉnh hay mê sống trong ảo tưởng v́ điều vừa xảy ra ngoài sức tưởng tượng. Làm sao một người vợ trẻ ở Saigon vào những ngày hấp hối, trong khi đại gia đ́nh c̣n ở Ninh-Ḥa, có thể dẫn được 4 đứa con, em gái của tôi và một đứa cháu trai theo chân đoàn người tới đảo Guam. Đúng 6 giờ sáng có collect phone thứ hai. Vợ tôi có th́ giờ nói rơ hơn làm sao thoát được. Lúc này tôi mới biết đó là thực. Vừa kể đến đây, tôi bổng nhiên khựng lại v́ mọi người hiện diện đồng cất lên thánh ca “hallelujah”. Tôi không cầm được nước mắt. Một vài nữ nhân viên ngồi chung quanh pḥng lấy khăn lau nước mắt của ḿnh. Họ đều nói tôi đă có “miracle”. Tôi gật đầu. Vừa chấm dứt bản thánh ca “hallelujah”, ông Pastor cầu nguyện chúc lành tôi trong những ngày công tác ở Liberia. Sau phút kết thúc giờ nhóm, từng người một đến bắt tay tôi rất thiện cảm. Người nữ nhân viên ngồi phía sau trong ănh trên muốn xem h́nh của vợ tôi ở giữa thập niên 1975’s. Sẵn có lưu trữ trong cái “stick” đeo ở cổ, tôi mở cho họ xem.  


Phạm Thanh Khâm & Phù Linh Trân.
Ảnh chụp tại Florence Alabama năm 1976, trên đường đi nhận việc làm đầu tiên với IFDC

           Để thay lời kết bài tạp ghi này, tôi có một chi tiết nhỏ khác về tên của tôi chưa viết ngược trong khi tôi làm việc cho cơ sở phát triển quốc tế do Hoa Hỳ tài trợ. Đây là lần đầu tiên và duy nhất trật tự họ và tên của tôi được viết theo lối người ḿnh bên nhà chỉ có khác là thiếu dấu. Tôi giữ cái danh thiếp này làm kỷ niệm cho mấy năm làm việc với IFDC từ 1976 đến 1979.
 

 

 

 

 

  

 

 

 

Phạm Thanh Khâm
Viết tại Houston, Texas 18/9/2011

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Phạm Thanh Khâm             |                 www.ninh-hoa.com