Trang Thơ và Truyện của Phạm Thanh Khâm               |                 www.ninh-hoa.com



 

Phạm Thanh Khâm

- Sinh trưởng ở Ninh Ḥa.
  Học tại các trường Mỹ Lệ,
    Đức Trí, Nam Thông,
   Vơ Tánh, Chu Văn An,
  Cao Đẳng Nông Lâm Súc.

- Làm việc tại Bộ Nông Nghiệp Sài G̣n với chức vụ sau cùng  là Giám Đốc
  Nha Canh Nông đến tháng
  2, 1974 được gởi đi du học
Hoa Kỳ về ngành
 Kinh-Tế Nông-Nghiệp.

- Định cư cùng gia đ́nh ở
  Hoa  Kỳ và được tuyển dụng làm chuyên gia cho nhiều dự án phát triển nông nghiệp tại
  20 quốc gia ở Phi Châu và Á
  Châu với các cơ quan phát
  triển quốc tế IFDC, ISNAR,
   USAID, UNDP, IFAD, FAO.  
  
- Từ năm 2004 đến 2006,
 là thành viên của toán chuyên gia tổ chức toàn bộ guồng máy hành chánh
  của  các Phủ Bộ thuộc nội
  các  chính phủ A-Phú-Hăn
  (Second Emergency Public
    Administration Program
  SEPAP) do Ngân Hàng Thế
   Giới tài trợ.


 

- Từ năm 2008, nghỉ hưu trí


 

 

 

 

 

 

 

CHUYỆN KỂ CỦA

Những Trẻ Nghèo Đói
Phạm Thanh Khâm

 

 

         Thực phẩm là một trong những đóng góp lớn vào phúc lợi của nhân loại. Đói là tai họa do thiên tai hay do con người hoặc cả hai cùng một lúc. Có thấy cảnh đói mới thấy đau xót trong ḷng dù người hờ hững đến đâu. Tôi không chứng kiến  nạn đói năm 1945 do quân phiệt Nhựt gây ra đă làm chết bao sinh mạng miền Bắc Việt Nam mà tài liệu đă ghi. Nhưng khi bắt đầu làm việc ờ Phi Châu năm 1976, tôi đă tận mắt thấy cái đói của con người. Cái đói của cư dân vùng Sahel nam Sa mạc Sahara  do hạn hán nhiều năm,  mùa màng không thu họach được ǵ cả. Cái đói ở Sudan, ở Somalia là do các phe phái đánh nhau cản  đường tiếp tế lương lực đến vùng thiếu ăn. Cái đói ở A-Phú Hăn vừa do khô hạn, khí hậu buốt giá và chiến tranh. Trên các hệ thống truyền thông, không thấy thiếu h́nh ảnh người đói chỉ c̣n bộ xương, gương mặt hốc hác. Chuyện xóa đói giảm nghèo là việc có tầm vóc quốc gia và quốc tế không thuôc phạm vi của đoản văn này.

 

         Đối với những gia đ́nh trong vùng đói kém, họ cần t́m đến vùng đô thị đông đúc để có cơ may t́m được thức ăn độ nhựt. Do bối cảnh sống cạnh những người nghèo khổ từ những mảnh đất khô hạn, giá buốt và loạn lạc, tôi đă tiếp cận được với họ  qua những đứa trẻ đánh giày. Làm sao tôi gặp các trẻ đánh giày là do bắt nguồn một sự t́nh cờ. Đầu năm 1976, tôi đi công tác 6 nước vùng Tây Phi Châu Nam Sa mạc Sahara cùng với nhóm đồng nghiệp của IFDC. 

 

         Trạm dừng đầu tiên là thủ đô Niamey, Niger. Sau khi check-in vào khách sạn, một đồng nghiệp muốn ra phố gần đó để mua một gói thuốc lá. Bạn rũ tôi đi cùng. Bạn thấy mấy người trẻ bán thuốc lá dạo. Bạn gọi “cigarettes”. Lập tức có khỏang hơn mười mấy người chào hàng. Họ vây chặc đồng nghiệp của tôi, người nào cũng đưa một gói thuốc lá vào mặt bạn. Người cao người thấp đều tranh nhau. Trong cảnh gần như áp đăo đồng nghiệp của tôi bỡi đám người bán thuốc lá, đồng nghiệp của tôi hốt hơang thét lớn để bắt họ đứng xa ra. Vô hiệu. Tôi đứng cạnh, thấy nguy tới nơi, nếu không can thiệp giải vây đồng nghiệp th́ bạn có thể bị ngộp thở.  Tôi vừa thét lớn vừa kéo tay một người trong đám bao vây. Ngựi bán thuốc lá kế cận thốt lên “Maître de Kongfu”. Đột nhiên đám người tránh xa đồng nghiệp của tôi. Thực ra tôi có biết Kongfu là ǵ đâu, có lẽ họ thấy tôi cao lớn giống các cao thủ vơ lâm Trung Hoa trong các phim chưởng tŕnh chiếu ở nhiều rạp hát b́nh dân tại hầu hết thủ phủ của các nước Phi Châu lúc bấy giờ. H́nh của tôi đầu năm 1976 được ghi trong bài “Chuyện Kể Ở Rừng Tây Phi Châu”.

 

         Sau trận bị bao vây, tôi và đồng nghiệp thấy đôi giày bi quá nhiều cát bụi. Tiện thể có một bé hiền lành tay cầm một bàn chải, hộp Kiwi đánh bóng giày đi ngang. Tôi gọi lại để bé làm sạch hai đôi giày của chúng tôi. Tôi đoán v́ bé nhỏ con không thích hợp việc buôn bán thuốc lá lẻ chen lấn chào hàng như trên nên chọn cách này kiếm tiền mua thức ăn độ nhựt phụ giúp  gia đ́nh. Ở một thủ phủ Niamey không có  người có nhu cầu làm sạch đôi  giày, nên bé chỉ lăng văng ở các khách sạn có người ngọai quốc. Trong khi bé làm sạch giày, tôi hỏi bé về gia cảnh. Bé nói gia đ́nh ở vùng phía Bắc. Không mưa trong nhiều năm, gia súc trong nhà đều chết hết. Lương thực cạn kiệt, tất cả nhà bé dắt díu nhau vừa đói vừa khát đi bộ về thủ đô kiếm đường sống. Câu chuyện kể không có ǵ mới lạ đối với những người quan tâm đến phương thức cứu đói giăm nghèo. Tôi chỉ muốn ghi lại con đường gian khổ của bé  “by his own words”.

 

         Hơn ba mươi năm liên tiếp đi các chuyến công tác dù ngắn hạn hay dài hạn, tôi đều được có đôi giày được đánh bóng sạch sẽ, không hẳn v́ nhu cầu phải làm sạch đôi giày nhưng đó là một phương thức để nghe những trẻ nghèo khó  nói về gia cảnh của ḿnh. Khi viết những ǵ trong kư ức c̣n lại của tôi ngày nay, những bé đánh giày ở tại gần hai mươi nước nơi tôi từng làm việc, giờ đă trở thành người lớn. Tôi không biết tên và họ cũng không biết tên tôi. Thành công hay thất bại trên đường đời của họ là cơ duyên của từng người. Nhưng tôi chắc một điều ở vào thờ́ điểm tôi gặp họ, họ rất quí mến tôi làm một khách hàng kiên nhẫn chịu khó nghe điều họ kể về cái đói cái nghèo của họ “by their own words”.

 

         Gần đây nhứt, ảnh bên dưới minh-họa một bé đánh giày mười ba tuổi ở phi trường  Kabul. Bé kể cha bị giết trong chiến tranh, mẹ và em gái nhỏ bị đau v́ giá buốt của mùa đông dưới 20°F. Nhà ở là một căn pḥng như một ổ ṭ ṿ trên ngọn đồi phải mang nước uống từ chân đồi lên. Bé là “bread winner” cho gia đ́nh bé. A-Phú Hăn là một trong những nước nghèo nhứt trên thế giới, mặc dù lợi tức từ á-phiện và tiền viện trợ hàng mấy tỷ đô-la hàng năm của các quốc gia kỹ nghệ không đưa quốc gia này ra khỏi cảnh nghèo đói.

 
Tác giả và bé đánh bóng giày ở Kabul 2005

         Nhân lọai đă gần 7 tỷ con người sống chen chúc nhau. Nếu cái đói cái nghèo của nhân loại chưa có được cách giải đáp đúng mức th́ địa ngục trần gian ở sát bên ta.

 

  

  

 

 

Viết tại Houston Texas
27/10/2011

Phạm Thanh Khâm

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Phạm Thanh Khâm             |                 www.ninh-hoa.com