
Phù
Linh Trân |
Cựu nữ
sinh trường
B́nh Ḥa, Ninh Ḥa
niên khóa 1953-1954
|
|
|
|
|
B Ạ N
C
Ũ T
R Ư Ờ N G
X
Ư A V À
Đ
Ờ I
T H A
H
Ư Ơ N G

T ấm
h́nh của Anh Đường B́nh mở đầu trang Chùa Hải Nam và Trường B́nh Ḥa như
con tàu vượt thời gian đưa tôi về những chuổi ngày thơ ấu êm ái ở
Ninh-Hoà. Tôi đang nhớ lại từng bạn cũ, ngôi trường xưa, từng con đường
phố chợ Ninh Ḥa. Đọc danh sách 29 bạn cũ của niên khóa 1953-1954, tôi
thương cảm 6 người đă từ giă lớp chúng tôi về thế giới bên kia. Những
Anh Chị khác c̣n đang tản mác khắp năm châu. Tôi cám ơn Anh Đường B́nh
đă viết về kỷ niệm của lớp chúng tôi, kỷ niệm để tôi chia xẻ với các
con, các cháu nội ngọai của tôi về cội nguồn của ḿnh.

Đi Bộ 5 miles ở Houston
cho ngà y
Mother's Day 2005
Cháu nội Jared và con dâu Susan (Pharmacist)
Tác giả và con trai Phạm Thanh Mỹ (Lawyer)
T hời gian
đi không bao giờ trở lại, nhưng tấm ảnh ngày xưa này cho tôi cảm giác
phản phất tuổi thơ, cho tôi nỗi nhớ nhung về một móc thời gian của mảnh
đời tôi. Bức ảnh đă làm ấm lại cuộc sống tha
phương nơi xứ người. Ngày nay
dù đă có hạnh phúc bên cạnh gia đ́nh riêng, với các con, các cháu, nhưng
tuổi thơ là của riêng ḿnh, của riêng tôi ấp ủ, tiềm ẩn trân quí trong
tim. Cám ơn các Anh Chị phụ trách Ninh-Hoa Dot Com đă giúp tôi nối lại
những ngày xưa thân ái cùng với các bạn tôi. Tôi không quán triệt hết về
tiếng Quan Thoại, ngay cả tiếng mẹ Việt của ḿnh, nhưng khi đọc các bài
viết của đồng hương nơi trang Web, tôi thấy sao nó phong phú quá, chan
chứa đầy t́nh yêu thương quê hương Ninh Ḥa.
T ôi có đi
thăm quê quán của thân phụ tôi ở tỉnh Hải Nam Trung Quốc năm 2002. Do
một t́nh cờ không có trong chương tŕnh du lịch mà tôi đă mua trước khi
lên đường. Sau 9 ngày ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Tô Châu, Hàng Châu, Vũ Hán,
Nam Kinh, tôi đáp máy bay đi Hải Khẩu cho chuyến du lịch nối tiếp số hai.
Chuyến du lịch nối tiếp số hai này đặc biệt dành cho các thương gia của
người Nam California, Toronto gốc Hải Nam trở về quê xưa dự lễ khánh
thành một trung tâm văn hóa do ngân khoảng của họ đóng góp mà tôi không
được công ty du lịch cho biết chi tiết. Thống Đốc Hải Nam và các cấp
chính quyền đă dành một buổi đón tiếp trọng thể với hơn 4,000 học sinh
đồng phục, cờ, hoa, nhạc, pháo nổ dọc một cây số đưa tới địa điểm khánh
thành. Đại tiệc liên miên trong 7 ngày. Tôi đi từ ngạc nhiên này đến
ngạc nhiên khác. Ông Xă tôi được phong chức là Rể Hải Nam.
C uối
chuyến đi, tôi thuê xe về nhà củ của thân phụ của tôi, với số bó hoa
nhận được từ các nữ sinh Hải Nam trong buổi lễ. Tuy vậy, nơi đây không
ghi đậm trong tôi bằng nơi chôn nhau cắt rún của tôi ở Ninh Ḥa. Lời
viết trong quyển quốc văn giáo khoa thư không nơi nào đẹp bằng quê hương
của ḿnh là khuôn mẫu lời vàng ngọc cho những ai c̣n có quê hương của
ḿnh. Các con tôi có lần hỏi tôi, v́ có con lớn sinh ở Nha trang, kế
tiếp ở Sài g̣n, đến Mỹ Tho, cháu nội, cháu ngoại sinh ra ở Mỹ; chúng hỏi
tôi quê hương ḿnh ở đâu. Tôi không do dự trả lời quê hương ḿnh ở
Ninh-Ḥa.

Cháu Ngọai:
Zack -7 tuổi (trái) và James - 3 tuổi
(phải)
và tác giả (giữa)
T rôi
theo ḍng đời lưu lạc, tôi định cư cùng gia đ́nh ở Hoa Kỳ, đă được dịp
theo Ông xă sống ở các nước Phi Châu. Tôi đă gặp gỡ nhiều đồng hương
sinh sống tại các nước vùng Tây Phi Châu. Người Việt định cư ở lục địa
này có nhiều dạng khác nhau. Có nhóm chỉ đến làm ăn rồi lại đi, những
đợt nhiều ngàn người tỵ nạn Việt nam ở giữa thập niên 1980 tạm dừng chân
ở thủ phủ Abidjan, Ivory Coast, hay Dakar nước Senegal trước khi đi định
cư tại các quốc gia Âu Châu hay Bắc Mỹ. Những nhóm nhỏ khác đă chọn nơi
này làm quê hương thứ hai mà tôi đă gặp rải rác tại các xứ nói tiếng
Pháp, và lúc nào cũng mang nặng t́nh cố hương Việt Nam.
T rong
nhiều năm, tôi đă gặp gỡ nhiều bà mang họ chồng như, Madame Sow, Madame
Bary, v.v. ở Conakry Guinea, Madame M’Ngae, Madame Diallo ở Yaounde,
Cameroon. Họ có những điểm chung như bắt đầu tuổi thanh xuân trong hoàn
cảnh khiêm tốn do chiến tranh, theo chồng trong đoàn quân viễn chinh
Pháp sau Hiệp Định Genève 1954 rời khỏi Việt Nam. Không kể những người
nổi danh như Vua Bokassa ở xứ Trung Phi và Bà Huệ cùng cô con gái Ba Xí,
những bà trong nhóm nhỏ này là những bông hoa tại quê chồng. Con lai có
màu da bánh mật của họ đă có cơ hội đạt mức giáo dục cao nhứt trong xứ,
họ không theo tập tục của bộ lạc nhà chồng khi chồng mất chỉ tái giá với
anh em nhà chồng, họ không cho con trai họ rạch mặt ghi dấu tích nguồn
gốc bộ lạc như đă thấy trên gương mặt của các ông bố. Họ không cho con
gái họ chịu cảnh cắt phần âm đạo phía trước của phụ nữ. Và một điểm
chung khác là các bà không chấp nhận chế độ đa thê tại quê chồng chưa
tan biến trên lục địa này. Nhóm các bà này có lợi tức cao hơn mấy mươi
lần các bà vợ người bản xứ v́ họ đều làm chủ các nhà hàng, khách sạn nhỏ
nơi họ định cư.
N hững
năm khi đường Hàng Không Bắc Nam Âu Châu – Phi Châu không đều, họ tự làm
nước mắm và biến chế thực phẩm bản xứ theo khẩu vị Việt nam. Tôi đă được
bà Bary tặng một chai nước mắm do bà tự làm ở Conakry. Từ khi đường
không vận cải thiện, không thấy thiếu thực phẩm Á châu trong các siêu
thị ở các thủ đô Phi Châu. Đă có lần tôi được em trai út của Cô Ba xí,
Jean Bokassa II, cho biết Cô đă xử dụng chiếc máy bay phản lực riêng của
vua cha đi chợ từ Bangui qua Abidjan. Các bà Việt nam ở Conakry lúc Tổng
Thống Sekou Toure c̣n tại chức đă mời các bà ăn điểm tâm mỗi sáng thứ
hai hàng tuần tại dinh Tổng Thống. Người bản xứ đă dành cho họ một vị
thế kính trọng lúc nào cũng được gọi là “Maman”. Họ đă t́m thấy hạnh
phúc trên lục địa đen.
T ôi nghĩ
ḿnh có được diễm phúc sinh sống ở quốc gia tiến bộ. Con cháu có cơ hội
học hành đến nơi đến chốn. C̣n nhiều hoàn cảnh thiếu thốn nơi quê nhà.
Khi mở trang nối mạng ninhhoa.free.fr, tôi thấy các Anh Chị ở Pháp đang
làm các nghĩa cử cao đẹp giúp các trẻ thơ quê Ninh Ḥa. Cầu chúc các Anh
Chị tiếp tục duy tŕ ḷng từ tâm nhiệt thành này. Nghe tin Chùa Quảng
Đông thu hẹp do việc mở đường, tôi đă trầm ngâm rất lâu. Ngôi chùa này
cũng là nơi rong chơi của tôi ở tuổi thơ, đó là "phố
Hội An" của tôi ở Ninh Ḥa.
T ôi sinh
trưởng trong gia đ́nh buôn bán do thân phụ và các Anh tôi quán xuyến
trên đường Trần Quí Cáp. Có một lần, ngoài giờ học tôi cũng tự tập làm
tṛ chơi buôn bán trước chùa Quảng Đông. Một buổi sáng trời trong của
ngày cuối tuần, tôi lẻn các Anh tôi với cái rổ và chiếc nắp sàn đậy phía
trên đi xa hơn vài tiệm, đón mua một số bưởi ngọt, cẩn thận lột sạch hết
vỏ, vào chùa xin một chén muối ớt. Tôi trưng bày số múi bưởi trên mặt rổ
bên cạnh chén muối đợi khách chào hàng. Khách đi chợ Dinh tấp nập không
ai để ư quán hàng tí hon của con bé bán hàng xinh xinh tí hon. Mấy người
bạn của các Anh tôi đến làm áp lực con bé bán hàng tí hon:
- Này Chin cho ăn liền không phải trả tiền, nếu
không sẽ đến tiệm mét tụi Anh của Chin. Tôi sợ bị phạt nên đành chịu mất
hết vốn lẫn lời của ngày mở cửa hàng. Mấy lần sau tôi đều bị thua lỗ
trong trường hợp giống nhau. Từ đó tôi từ giă tṛ chơi buôn bán.
N ăm
mươi lăm năm sau, thằng bé cháu ngoại lên bảy đ̣i cha mẹ nó lập một cửa
hàng bán bánh ḿ thịt (hot dog stand) tại nhà đậu xe. Cha mẹ thằng bé
ch́u con mua sắm đủ thứ cần thiết kể cả máy tính tiền. Vốn chi ra 50 đô
la. Khách tí hon ở hàng xóm, Ông Bà Nội Ngoại và bằng hữu đến từ 10 giờ
sáng đến 1 giờ trưa. Thằng bé vất vả gói bánh, giao nước uống giá mỗi
phần 75 cents, sau giờ đóng cửa hàng, tổng kết thu được 45 đô la. Nó
không biết cha mẹ nó đă lỗ 5 đồng. Tṛ chơi buôn bán lập lại hơn sau nửa
thế kỷ đă đưa tôi vào thế giới trẻ thơ mà ở tuổi vàng của tôi ngày nay
cần có để nuôi dưỡng những ước mơ của cuộc sống.
M ỗi
người chúng ta đều có nhiều chuyện riêng để kể. Và nếu kể th́ nó dài
ḍng bất tận. Nhưng thôi, tôi xin ngưng ở đây để cám ơn các bạn đă theo
ḍng cảm nghĩ của tôi nhân mở trang Web: Cơ Sở Tôn Giáo, Chùa Hải Nam/Chùa
Tàu.
Một Chiều
Xuân Houston, Texas 2005
Phù
Linh
Trân
Nữ sinh niên
khóa 1953-1954
Trường B́nh
Ḥa, Ninh Ḥa

|