|
Bánh
Tráng
Xóm
Rượu
Sưu tập: Dương
Tấn Long
Cách trung tâm huyện lỵ Ninh Ḥa khoảng 1km về phía
Đông có một khu dân cư mà người quanh vùng thường gọi là Xóm Rượu (thuộc
thôn 3 - thị trấn Ninh Ḥa). Nhưng khi đến đây, chúng ta sẽ ngạc nhiên v́
không t́m ra được một hộ hoặc một cơ sở nào nấu hay chế biến rượu như cái
tên đă lưu truyền từ bao đời nay. Được biết, trên 50 năm nay, các hộ dân ở
Xóm Rượu đều sinh sống bằng nghề truyền thống của cha ông để lại. Đó là
nghề sản xuất bánh tráng.
Xóm Rượu là một khu dân cư nằm bao quanh ngôi lăng mộ
Bà Vú (đă được Nhà nước công nhận Di tích quốc gia năm 1999) nên c̣n có
tên gọi khác là xóm G̣ Lăng. Hiện nay, 1/3 số hộ trong thôn vẫn duy tŕ
nghề làm bánh tráng. Hành nghề lâu năm nhất là hộ ông Chơng, ông Trương…
Khoảng 30 - 40 năm trở lại có hộ chị Na, hộ chú Bảy…, phần đông các hộ sản
xuất bánh đều nằm sâu trong các ngơ hẻm nhỏ nên việc vận chuyển, giao dịch
sản phẩm không được thuận tiện. Thế nhưng xóm nghề ở đây vẫn b́nh lặng
theo nhịp thời gian và chiếm một vị trí quan trọng về văn hóa ẩm thực tại
địa phương, trong tỉnh cũng như ở các tỉnh lân cận.
Bánh tráng là một món ăn thông dụng v́ nó có mặt ở mọi
nơi, mọi lúc. Khi cúng giỗ, khi tiệc rượu, dù nhỏ hay lớn mà thiếu món
bánh tráng th́ sẽ mất đi cái hương vị đậm đà, thanh cao của buổi tiệc.
Làm ra được một chiếc bánh cũng chẳng đơn giản chút nào,
nếu người không có tính kiên tŕ và chịu khó theo đuổi nghề, sẽ dễ nản
ḷng mà bỏ nghề. Làm bánh tráng phải qua nhiều công đoạn và ít nhất phải
có 3 lao động trở lên. Một lao động chính ngồi tại ḷ để tráng bánh, người
đem bánh ra phơi nắng và người ngồi sắp, đếm bánh đă khô rồi buộc thành
ràng. Thông thường phải ngâm gạo từ đầu hôm đến 4 giờ sáng hôm sau là đem
xay thành bột và lên ḷ để tráng bánh. Ḷ được xây bằng gạch, trét đất,
chỉ chừa một cửa để đun củi. Trên bếp ḷ đặt một chảo hoặc soong nước sôi
có buộc một miếng vải căng tṛn lên miệng chảo. Tráng bột lên miếng vải,
chờ bánh chín rồi dùng chiếc đũa tre mỏng, nhẹ nhàng gỡ bánh ra đặt lên
chiếc vỉ tre đem phơi nắng. Những ngày mưa th́ bánh được hong bằng than
lửa. Mỗi bánh có bán kính từ 15 - 20cm. Vỉ tre có kích thước 0,4mx1,60m,
mỗi vỉ chỉ phơi được 5 chiếc bánh. Bánh khô được xếp thành ràng, mỗi ràng
30 bánh. Trung b́nh mỗi ḷ ở đây sản xuất từ 60 - 80 ràng cho mỗi loại
bánh là đủ bán trong ngày.
Bánh tráng có các loại như:
- Bánh tráng cuốn chả: Làm từ bột gạo nguyên chất,
không pha một hương vị nào khác ngoài lượng muối đậm hơn các loại bánh
tráng khác. Các ḷ ở đây sản xuất loại bánh này với số lượng lớn, chủ yếu
đưa đi tiêu thụ ở vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột.
- Bánh tráng (cuốn bánh xèo): Dùng bột gạo ngang và
nhuyễn, pha với đường nước cùng với một tí muối rồi tráng thành bánh.
- Bánh tráng để nướng: Với tỷ lệ 3 phần gạo, 1 phần bột.
Tráng hai lớp, một lớp mỏng để chín bánh rồi tráng thêm một lớp nữa lên
trên. Khi bánh khô, nướng bánh bằng than lửa.
Ở Ninh Ḥa, c̣n có những loại bánh cũng khá nổi tiếng
được chế biến theo dạng "cùng một họ" với bánh tráng như: Bánh ướt ở B́nh
Thành, bánh phở ở Phước Đa, bánh phồng ở Ninh Giang…
Bánh tráng là món ăn "mở màn" cho những buổi tiệc. Các
cụ lớn tuổi khi bẻ bánh, hai tay nắm hai vành bánh đưa lên đầu, tiếng bánh
vỡ kêu rôm rốp làm cho không khí buổi tiệc thêm hào hứng.
Ngày Tết, gia đ́nh nào cũng dự trữ một đôi ràng để ăn
hoặc dành thết đăi bạn bè, người thân. Bánh tráng có thể ăn kèm với các
món: Thịt gị hầm hoặc cuốn với đầu, tai heo luộc chấm mắm nêm hay ăn với
thịt ḅ nhúng giấm… Đó là chưa nói đến lấy ít bánh tráng đem nhúng nước,
cuốn với cá nục hấp, hoặc cá ḅ kho cuốn cùng với rau muống sống chấm với
nước mắm ớt tỏi chanh đường, thật là hấp dẫn.
Những người sản xuất bánh tráng, dù là hành nghề lâu
năm, nhưng kinh tế gia đ́nh vẫn cứ b́nh b́nh không "phất" lên được như
những ngành nghề khác. Nhưng họ vẫn duy tŕ nghề và những chiếc bánh tráng
vẫn măi măi tồn tại v́ bánh tráng là loại thực phẩm thông dụng, có vị trí
đáng kể trong đời sống hàng ngày trên khắp đất nước ta.
NGUYỄN THỊ HÀN
(Báo Khánh Ḥa)

Cười
Hết
Nổi !
Sưu tập: Dương
Tấn Long
Rất nhiều học sinh sắp hoàn thành chương tŕnh tiểu học,
nhưng không thể đánh vần những từ đa âm tiết, không biết viết chính tả,
không thuộc bảng cửu chương và không hiểu thế nào là số thập phân hay phân
số...
Đó là chuyện "cười ra nước mắt" ở Trường Tiểu học xă
Ninh Sim (THNS), huyện Ninh Ḥa, tỉnh Khánh Ḥa - một trường tiểu học vừa
được công nhận đạt chuẩn quốc gia hồi cuối năm 2005, nguyên nhân chỉ v́ "bệnh
thành tích" trong hệ thống GDĐT nước nhà. Trở lại Ninh Sim sau 2 lần nhận
được "hồi âm" và biết thêm 100% học sinh lớp 5 ở đây đă lên lớp 6, vậy mà
cười hết nổi bởi vẫn "mắt thấy, tai nghe" những điều đau ḷng...".
Chuyện ghi giữa lớp học hè
"Pḥng GDĐT huyện Ninh Ḥa đă cử một đoàn thanh tra về
Ninh Sim, tiếp theo đó Sở GDĐT tỉnh Khánh Hoà cũng đă 2 lần tiến hành khảo
sát, phúc tra chất lượng đào tạo tại đây. Đúng là ở Trường THNS có biểu
hiện chạy theo thành tích. Chúng tôi đă chỉ đạo BGH nhà trường chấn chỉnh
t́nh h́nh.
Tổng kết năm học 2005-2006, Trường THNS có 100% HS lớp
5 được xét tốt nghiệp TH lên THCS. Riêng các khối từ lớp 4 trở xuống hiện
đang phụ đạo hè" - ông Phan Quốc Bảo - Phó Trưởng pḥng GDĐT huyện Ninh
Hoà - cho biết trước khi cử một cán bộ chuyên môn của pḥng cùng chúng tôi
trở lại Ninh Sim.
Biết trước sáng thứ 2 sẽ có nhà báo về trường nên từ
chiều chủ nhật, cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Khánh đă cho giáo viên đến từng
nhà gọi các em đi học. Dẫu vậy, số HS yếu ra lớp vẫn lèo tèo. Cô giáo
Nguyễn Thị Hoa đang dạy phụ đạo HS khối lớp 3, cho hay: "Số lượng HS phải
thi lại l?n 2 khá nhiều, BGH yêu cầu phụ đạo hè từ ngày 5.6 đến đầu tháng
8; tuy nhiên mỗi khối chỉ gom được mấy chục em. Mỗi buổi dạy 3 tiếng đồng
hồ, tuần đầu tiên dạy liên tục 5 buổi, nhưng thầy và tṛ đều quá mệt nên
đề nghị hiệu trưởng giảm bớt 1 buổi; nhận thấy tŕnh độ HS không đồng đều,
lại phải chia thành 2 lớp (1 dành cho HS yếu và 1 dành cho HS khá-giỏi).
Em dạy lớp khá-giỏi, sĩ số ban đầu là 26 HS, nhưng thường ngày chỉ có hơn
hai chục em ra lớp, học phí thu 30.000 đồng/em/tháng; tháng đầu tiên thu
tạm được, nhưng đến tháng thứ hai, nhiều em không nộp tiền... GV đứng lớp
phải trích 15% tổng thu cho trường, cuộc sống rất khó khăn, chỉ v́ mọi
trách nhiệm đều đổ lên đầu giáo viên nên miễn có HS đến lớp là mừng!".
Tâm sự của các thầy - cô giáo cho thấy chủ trương "cải cách" của Bộ GDĐT
trong suốt gần mười năm qua đă tạo nên những gánh nặng khủng khiếp đối với
GV. Tất cả các "chỉ tiêu" đều phải đạt ngưỡng 100%. Đầu năm học, bằng mọi
giá GV phải "lùa" hết số trẻ trong độ tuổi đến trường, bất kể có hay không
những đối tượng mắc bệnh bẩm sinh về tâm - sinh lư.
Chương tŕnh càng "giảm tải" càng nặng, giờ lên lớp không thể dừng trong
khi rất nhiều học sinh hổng kiến thức từ lớp 1, càng học lên cao càng đuối.
Nh́n lại "chỉ tiêu", giáo viên vừa dạy, vừa sợ... HS bỏ học. Nhiều em
không có khả năng tiếp thu, đi học "bữa đực, bữa cái", GV phải t́m đến tận
nhà... năn nỉ, cốt sao "đảm bảo sĩ số 100%". Kiến thức rỗng, đến kỳ thi GV
"phải biết cách" để bài của tṛ nào cũng đạt yêu cầu "100% lên lớp". Nếu
không đạt chỉ tiêu, chẳng cần phân tích nguyên nhân, GV chủ nhiệm và tập
thể nhà trường phải tự "hạ bậc thi đua từ trên xuống dưới!".
Thế nên ở Trường THNS, một số HS đă bỏ học từ 1-2 tháng
vẫn có tên với đầy đủ cột điểm trong sổ của GV chủ nhiệm. V́ vậy sau khi
gửi hồ sơ đề nghị công nhận đạt "chuẩn quốc gia", rất nhiều GV của trường
này phải cạo sửa sổ điểm cho khớp với "thành tích" đă báo cáo! Và, hôm nay
chúng tôi lại đối diện với những HS không biết tập đọc cho dù vừa học xong
lớp 3!
Em Đinh Thị Nga - học tṛ cũ lớp 3 do cô Lài chủ nhiệm - là một điển h́nh
như thế. Hôm nay là ngày đầu tiên Nga cùng với bạn Nguyễn Thị Trúc Phượng
ra lớp phụ đạo hè v́ "hôm qua cô Lài vào nhà gọi". Nga không đem theo vở,
c̣n Phượng th́ khẳng định: "Em chỉ học 1 buổi thôi, sáng mai sẽ nghỉ cho
đến chừng nào... học lại (khai giảng-TG)!".
Cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Hà đang dạy lớp HS yếu khối 3,
buồn rầu: "Tuần đầu có khoảng 16-17 em, c̣n bây giờ chỉ c̣n 11-12 em đi
học, nhưng tôi vẫn kiên tŕ đứng lớp. Đối với những HS cá biệt, học trước
quên sau th́ GV có "3 đầu, 6 tay" cũng chịu. Hầu hết HS thuộc diện phải
thi lại lần 2 đều là con nhà nghèo, cha mẹ không quan tâm nên từ đầu hè
đến nay không đi học". Vẫn theo nhận xét của cô giáo Mỹ Hà: "Những em có
tŕnh độ đọc như Đinh Thị Nga mấy năm trước c̣n châm chước cho lên lớp,
riêng năm nay chắc chắn không được!".
Tôi tin, đó là suy nghĩ tích cực của cô giáo Mỹ Hà, c̣n
thực tế th́ cuối năm học 2005-2006, những HS lớp 5 đánh vần chưa chuẩn và
không thuộc bảng cửu chương như Phạm Minh Thi (lớp 5/4), Trần Thị Thu Thảo
(lớp 5/8)... vẫn được xét tốt nghiệp tiểu học, nhằm đảm bảo chỉ tiêu "100%
học sinh lớp 5 lên lớp 6". Chao ôi! Cười sao nổi khi mà đó là giải pháp
tối ưu để xă Ninh Sim giữ vững thành tích "Hoàn thành chương tŕnh phổ cập
THCS"!
Tâm lư nh́n xuống
Bệnh thành tích c̣n dẫn đến "tâm lư nh́n xuống". Làm
việc với PV Báo LĐ, ông Lưu Quốc Thanh - GĐ Sở GDĐT Khánh Hoà - so b́: "Vẫn
biết chất lượng HS của Trường THNS c̣n thấp, song so với nhiều trường ở
các tỉnh miền núi phía bắc (cũng đạt chuẩn quốc gia) th́ c̣n cao hơn nhiều!".
Tâm lư nh́n xuống của ông Phan Quốc Bảo - Phó Trưởng pḥng GDĐT huyện Ninh
Hoà có vẻ vô tư hơn: "Trong số 5 trường TH đă được công nhân đạt chuẩn
quốc gia, xét về chất lượng, Trường THNS đứng ở vị trí thứ tư, Trường TH
Ninh Đông kém hơn!".(?)
Điều ấy nghĩa là cần phải báo động đỏ mặt bằng kiến
thức HS của tất cả các trường tiểu học chưa đạt chuẩn trên địa bàn. Tôi
hiểu v́ sao rất nhiều GV cùng nhận xét: "Bài báo "Cười ra nước mắt" viết
về Trường THNS, nhưng đó là thực trạng đau ḷng của ngành GDĐT tỉnh Khánh
Hoà nói riêng và của cả nước nói chung". Thật đáng buồn v́ những năm gần
đây Khánh Hoà luôn đứng trong danh sách 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về phát
triển kinh tế và hàng năm ngân sách địa phương dành cho sự nghiệp GDĐT vẫn
tăng đều.
Xin thưa, đă đến lúc GĐ Sở GDĐT Khánh Hoà cần "nh́n
xuống", nhưng không phải để thấy ḿnh "vẫn c̣n cao hơn" mà là dũng cảm
thừa nhận những yếu kém nội tại để sửa sai và nói như những người thầy mà
tôi đă gặp th́ "lộ tŕnh sửa sai nên bắt đầu từ trên xuống dưới"!
Bảo vệ thành tích... ảo!
Đợt thanh tra đầu tiên vào thời điểm cuối tháng 2 do
Pḥng GD huyện Ninh Hoà chỉ đạo gồm 10 hiệu trưởng các trường TH tham gia,
chọn ngẫu nhiên 448/1.232 học sinh, trong số đó có 1/3 HS khá - giỏi và
2/3 HS từ yếu đến trung b́nh. Kết quả, riêng khối 1 môn tiếng Việt có
32,3% loại yếu, môn toán có 8,9% yếu.
Các khối 2,3,4,5, môn tiếng Việt có 35,7% yếu, môn toán
đến 40% HS lớp 2 không làm được phép cộng - trừ có nhớ, nhiều HS lớp 5
chưa viết được số thập phân hoặc chưa nắm được công thức làm toán h́nh;
báo động là không ít học sinh thuộc diện khá - giỏi cũng "ngồi nhầm lớp".
Nhưng, mọi việc bỗng đảo lộn một cách khó hiểu, đợt kiểm tra định kỳ giữa
học kỳ II (sau đó chỉ 8 ngày do nhà trường thực hiện), tỉ lệ HS trung b́nh
trở lên tăng vọt: 90,3% (viết), 96,3% (đọc), 90,5% (toán). Kết quả đợt
khảo sát tiếp theo (cũng chỉ 2 tuần sau đó, do lănh đạo pḥng GD huyện và
cán bộ Pḥng TH của Sở GDĐT chủ tŕ): HS trung b́nh trở lên 82,5% (viết)
và 95,5% (đọc), 90,4% (toán).
Từ ngày 16-18.5.2006, Sở GDĐT tiến hành phúc tra theo
chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hoà nhằm "làm rơ những điều Báo LĐ đă thông
tin" cho ra kết quả: HS yếu chỉ c̣n 3,9% (đọc) và 9,1% (toán).
Quả đáng sợ, chỉ trong ṿng 8 ngày, những con số phản
ánh chất lượng học sinh của lần thanh tra thứ nhất so với lần sau vênh
nhau gấp mấy lần. Lại nhớ, cô giáo Mỹ Hà đă tâm sự về thực lực HS: "Lớp
tôi, giỏi thật sự chỉ có 4-5 em, khá cũng chỉ 4-5 em, c̣n nếu tính trung
b́nh trở lên khoảng 50%". Hậu quả tất yếu là "đầu vào" của các trường cấp
2 khiến GV dạy giỏi cỡ nào cũng "dở cười, dở khóc".
Hiệu trưởng Trường THCS Tô Hiến Thành (nơi tiếp nhận
100% học sinh lớp 5 của Trường THNS) cho biết: "Đầu vào càng ngày càng yếu,
yếu đến mức nhiều học sinh lớp 6 không biết làm phép tính chia cho 2.
Chúng tôi phải phân loại học sinh rồi t́m cách dạy lại".
Trong lúc tân BT Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân kêu gọi toàn
ngành chống lại bệnh thành tích, GĐ Sở GDĐT tỉnh Khánh Hoà vẫn một mực
khẳng định: "Trường THNS đạt chuẩn quốc gia"! Thiết nghĩ, cần phải nói
thêm: Lâu nay ngành GDĐT xét trường chuẩn quốc gia theo kiểu áp đặt từ
trên xuống, Bộ GDĐT (và sau này cả UBND cấp tỉnh) giao "chỉ tiêu" cho các
sở GDĐT; theo đó, sở "ấn" xuống cho pḥng GDĐT huyện, cấp huyện tiếp tục "nhắm"
rồi... chỉ định; các trường tự "xây dựng" thành tích báo cáo lên, cấp trên
lần lượt về... "thăm" rồi "kư"!

Hai học sinh lớp 3 đang
tập đọc
Lớp phụ
đạo hè ở Trường TH Ninh Sim
Bảo Chân (Báo Lao Động)
ngày 02/08/2006

Mănh
Lực
Trầm
Hương
Sưu tập: Dương
Tấn Long
"Khánh Ḥa là xứ Trầm hương". Trầm hương Khánh Ḥa đă
đi vào sử sách. Bởi ngày xưa, vùng đất này có mật độ trầm hương dày đặc.
Qua thời gian khai thác, trầm hương trên rừng núi Khánh Ḥa hầu như không
c̣n nữa. Rồi vài năm gần đây, nhiều tổ chức và cá nhân bắt đầu trồng lại
cây dó, kích ứng cho nó tạo trầm, để Khánh Ḥa xứng đáng măi được ngợi ca:
Xứ Trầm hương.
° CHUYỆN DÂN ĐIỆU
Trầm hương là một sản phẩm đặc biệt được tạo thành từ
cây dó. Qua thời gian, những tác động sinh học đă giúp cây dó tạo trầm
hương hoặc kỳ nam. Trầm kỳ là sản vật quư giá; là hương liệu, dược liệu
hữu hiệu mà ở quê tôi ai cũng muốn có một ít để dành dùng khi "trái gió
trở trời". Trong y học dân tộc, trầm hương là một vị thuốc quư dùng chữa
các chứng đau bụng, đầy bụng, nôn mửa, hen suyễn, bí tiểu tiện… Ngoài ra,
trầm hương c̣n dùng làm hương liệu, mỹ phẩm cao cấp như: nước hoa, dầu
thơm, các loại phấn sáp; sử dụng để chế biến các loại giấy quư có mùi mật
hương, các loại nhang xuất khẩu. Người ta đă dùng trầm hương trong các dịp
đại lễ, cúng tế. Việc đốt trầm hương trong các đền đài, nơi thờ cúng được
coi như h́nh thức dâng cúng linh thiêng cao quư nhất.
Những năm đầu thập kỷ 80, chuyện đi t́m trầm rất phổ
biến ở nhiều địa phương. Giấc mộng làm giàu từ trầm hương đă thôi thúc dân
điệu (người đi t́m trầm) vác ba lô lên đại ngàn. Thời kỳ này, dân điệu
nhiều vô kể, cứ bước ra đường là thấy ngay từng tốp dăm bảy người ba lô
sẵn sàng lên núi.
Khởi đầu, những người đi điệu chỉ khai thác vùng rừng
núi ở Khánh Ḥa (vùng có nhiều cây dó) như: Ḥn Lớn, Ḥn Dù, rừng Sông
Giang, vùng núi Tà Mụ… Nhưng rồi rừng dó không c̣n kịp lớn, dân điệu
chuyển từ núi này sang núi khác ở các tỉnh xa hơn để t́m kiếm. Ông Nguyễn
Dài (xă Ninh Phụng - Ninh Ḥa) - người thâm niên gần 20 năm tiến sâu vào
đại ngàn t́m trầm hương nhớ như in từng chuyến đi t́m trầm của ḿnh. Hồi
trước, khi mới tập tễnh vác ba lô theo các bậc "trưởng lăo", ông đă học
được nhiều điều từ dân điệu như: cách xuyên rừng, cách chặt cây, xỉa trầm…
Bây giờ ngẫm lại, ông Dài thấy chuyện t́m trầm là đầy hiểm nguy nhưng cũng
đầy thú vị.
Hành trang của dân điệu bắt đầu bằng một ba lô, bộ dũm
(để xoi trầm) và ŕu chặt cây. Trước khi lên rừng, ngoài chuẩn bị nhu yếu
phẩm, dân điệu phải sắm thêm đồ dâng lễ cầu đấng linh thiêng đưa đường dẫn
lối đến với trầm kỳ… Trong rừng, dân điệu thường chia tốp nhỏ từ 4 đến 6
người (gọi là bầu) để t́m kiếm. Ông Dài nhớ đời chuyến vượt rừng Sông Bé (miền
Nam) năm 1988. Một chuyến đi thất bại trở về trong đói khát. Nhưng cũng có
chuyến vô mánh tại khu vực đồi Đức Mẹ (Bảo Lộc - Lâm Đồng) năm 1996. Chỉ
trong 8 ngày đi lẫn về, cả bầu 5 người thu hoạch được 6kg kỳ nam, bán với
giá 236 triệu đồng…
° "NGẬM NGĂI T̀M TRẦM"
Chuyện đi điệu phụ thuộc nhiều vào sự may mắn. Trên
thực tế, có người đi hoài mà chẳng trúng đậm được lấy một chuyến, thậm chí
chưa hề t́m được kỳ nam hoặc trầm xịn dù chỉ là số ít. Những loại trầm dân
điệu mang về từ núi thường là trầm loại 5, loại 6…
Nghe qua dân điệu, nhiều người vẫn tưởng sẽ rất “hời”
khi vượt đại ngàn t́m trầm hương. Thế nhưng, đằng sau những chuyến điệu là
bao gian nguy, trắc trở tiềm ẩn nơi rừng thiêng nước độc. Những căn bệnh
sốt rét rừng kinh niên, tai nạn nghiệt ngă có thể cướp đi sinh mạng con
người mọi lúc, mọi nơi. Ông Lê Văn Cẩm (Ninh Phụng - Ninh Ḥa) vừa là dân
điệu vừa là tàu kê (người buôn trầm kỳ) cho biết: "Khi bước vào nghề t́m
trầm, dân điệu phải chấp nhận gánh lấy căn bệnh sốt rét quái ác cộng với
nạn ruồi vàng và vắt đeo bám. C̣n muốn trở thành tàu kê phải làm dân điệu
để học hết các loại trầm kỳ trong 5 năm, rồi theo những người có kinh
nghiệm học buôn bán 2 năm nữa mới có thể tung hoành được, nếu không là mất
vốn. Nói chung, làm dân điệu khổ vô cùng…". Nhưng những căn bệnh chỉ là
một phần nhỏ trong nhiều tai ương đang ŕnh rập xung quanh người đi t́m
trầm. Đă có nhiều dân điệu “nằm lại” rừng núi chỉ v́ sơ suất hoặc không
được cấp cứu kịp thời.
Nguy hiểm rất nhiều, song ma lực trầm kỳ vẫn thôi thúc
nhiều người "ngậm ngăi" đi sâu hơn vào đại ngàn, ai cũng mong kiếm được
một ít "vốn liếng hời". Cái "của trên trời rơi xuống” đă cho một số dân
điệu trúng rất đậm, nhưng “ăn của rừng rưng rưng nước mắt” nên "của thiên
trả địa” rồi “tán gia bại sản”. Người ta hay gán cho dân điệu là: "Dân xịn,
chơi xộp, mau xẹp" là thế. Nhiều người đă nghèo khổ khi có tiền lại không
biết dành dụm nên rồi trắng tay. Cũng có những người đem vốn đầu tư không
đúng cách, đúng chỗ thành ra cũng "sập tiệm". Chuyện này cứ diễn ra thường
xuyên ở những làng điệu. Ông Nguyễn Tấn Tài (thôn Đại Cát - Ninh Phụng) có
con đi núi điệu, trúng được hơn 2kg kỳ nam (năm 1993) bán gần 115 triệu
đồng cho biết: “Trúng nhiều nhưng chỉ xây được một gian nhà nhỏ, c̣n bao
nhiêu sắm đồ đạc trong gia đ́nh. Vậy mà bây giờ cũng bán hết rồi, chỉ c̣n
lại gian nhà trống hoác. Mỗi lần con tôi lên núi, cả nhà lại lo lắng nhưng
biết làm sao được, hết tiền rồi th́ phải vào rừng mà t́m chứ sao…"
Bên cạnh những hiểm nguy, làm dân điệu là vi phạm
nghiêm trọng đến chủ trương quản lư và bảo vệ rừng. Mỗi bước đi của dân
điệu đồng nghĩa với hàng loạt cây dó đổ xuống gây ảnh hưởng không nhỏ đến
môi trường sinh thái, nạn hạn hán, lũ lụt. Từ khi rộ lên việc phá rừng t́m
trầm, các ngành chức năng đă cố gắng ngăn chặn nhưng dân điệu có rất nhiều
phương án đối phó tinh vi hơn để đi t́m và tận diệt đến những cây dó cuối
cùng trên đại ngàn…
° HƯƠNG XƯA THEO VỀ
Do sức tàn phá của con người mà rừng Khánh Ḥa giờ đây
không c̣n dễ ǵ t́m ra cây dó. Tôi được biết, những vùng nông thôn trong
tỉnh, người dân chỉ mới bắt đầu “tập” trồng cây dó bầu để vừa khôi phục
giống cây vừa khai thác kinh tế. Bước đầu, hiệu quả của cây dó trồng đă
giúp nhiều người có cách nh́n mới về mô h́nh kinh tế này. Cách đây hơn
tháng, tôi được chiêm ngưỡng những cây dó trồng đă 7 năm tuổi ở nhà "lăo
khùng" Lê Văn Kiểm (Đông Bắc - Đại Lănh - Vạn Ninh) đang phát triển tốt,
có khả năng tạo trầm. Anh Kiểm tâm sự: 10 năm đi khắp các cánh rừng để t́m
trầm kỳ, cái chất trầm hương đă ăn sâu vào máu thịt của anh. Mùi thơm kỳ
lạ của trầm hương đă cuốn hút anh theo đến tận lúc "rửa tay" từ giă dân
điệu. Cái "máu trầm", cái mùi thơm nồng cay quyến rũ của trầm cứ thôi thúc
anh trồng cây dó. Người dân nơi đây ai cũng lắc đầu khi thấy anh mua trên
200 cây dó bầu đem trồng xen vào 3 ha vườn cây ăn quả của ḿnh. Nhiều
người xầm x́: "Thằng cha này không điên th́ cũng khùng; không khùng chắc
cũng mát mát". Nhưng anh cứ bỏ ngoài tai, "Cơm ai người ấy ăn, việc ai
người ấy làm". Cây dó lớn đến đâu, anh lại phát quang cây ăn trái để nó
phát triển tới đó. Bên cạnh đó, anh mày ṃ t́m ṭi học hỏi kỹ thuật chăm
sóc cây dó bầu, cách thức ươm hạt, kỹ thuật cấy ghép tạo trầm, chỉ mong có
ngày "hít thở" được hương trầm trên mảnh đất gia đ́nh.
… Và vườn dó bầu của anh Kiểm đă bắt đầu cho quả. Anh
mừng khấp khởi, ư định làm trang trại trồng và cung cấp giống cây dó bầu
đầu tiên ở Khánh Ḥa đă nảy ra trong anh. Lần đầu ươm hạt dó bầu, anh rất
lo. Sáng nào anh cũng ra vườn, hết nh́n ngắm rồi lại chăm chú như muốn
nghe được tiếng cựa ḿnh của hạt, tiếng đội đất chui lên của mầm cây. "Trông
hoài, sao mà nó lâu thế. Ḿnh đă thực hiêïn đúng theo chỉ dẫn của sách,
nhưng kết quả đi ngược lại với mong đợi? Sao tỉ lệ nảy mầm lại ít?” - Anh
rầu rĩ đến không buồn ăn, trong ḷng bứt rứt. Hàng loạt câu hỏi được đặt
ra. Không nản, anh quyết tâm làm và đă thành công với tỷ lệ nảy mầm trên
90%.
° GIẤC MƠ… VÀNG
Những năm 80 thế kỷ XX, Khánh Ḥa có một số công tŕnh
nghiên cứu về cây dó bầu và chất liệu trầm hương nhưng không có sức lan
tỏa lớn. Giờ đây, địa phương đă có định hướng rơ về cây dó nên một số lâm
trường đưa cây dó vào trồng đại trà. Thậm chí, có lâm trường dành riêng
một khu quy hoạch phát triển cây dó bầu như: vùng Sơn Tập (Đại Lănh - Vạn
Ninh). Nhiều địa phương đă đầu tư trồng dó bầu như: thị xă Cam Ranh kư kết
với Công ty Fong San (Sài g̣n) đầu tư trồng mới 50 ha tại Cam Phước Tây.
Được biết, một cây dó bầu đă cấy trầm ở tuổi thứ 5, có giá khoảng 3 triệu
đồng. Mỗi hecta người dân sẽ thu khoảng 3 tỉ đồng (1.200 cây/ha). C̣n cây
dó không cấy ghép tạo trầm mà dùng làm bột giấy cao cấp và nhang xuất khẩu
cũng được 500 ngàn đồng/cây. Nếu cây ở tuổi càng cao, lợi nhuận sẽ càng
tăng lên. C̣n thu hoạch trầm hương, tùy theo loại, có giá từ 200 USD/kg
đến 4.000 USD/kg. Riêng kỳ nam dao động ở mức từ 30.000 - 35.000 USD/kg.
Đây là tín hiệu vui cho trầm hương Khánh Ḥa - vùng đất từ lâu đă được
mệnh danh là "Xứ Trầm hương"…
Tôi nhớ, những dân điệu kỳ cựu đă ví: "Cây dó bầu giống
như con trai tạo ngọc. Khi cây bị những vết thương th́ cây sẽ tích tụ nhựa,
lấy "máu" của cơ thể ḿnh để bao bọc băng bó vết thương theo bản năng tự
đề kháng. Theo thời gian, tinh túy của cây tích tụ dày thêm mà tạo ra trầm
kỳ". Rồi đây, tinh túy mà tạo hóa đă ban tặng cho Xứ Trầm hương sẽ được
chắt lọc - chắt lọc từ trong kinh nghiệm theo từng bước đi, từng thời gian
và từ sự vươn lên của người dân Khánh Ḥa như chính hương thơm lan tỏa bất
tận của trầm hương. Và, "Xứ Trầm hương", tên gọi tưởng đă ch́m khuất vào
lăng quên giờ lại xao xuyến đối với mỗi người như những khúc tụng ca.
TIỀN PHƯƠNG
|
www.ninh-hoa.com
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
sưu
Tập:
Dương
Tấn
Long
Huỳnh
Trịnh
Tuyết
Hoa
Hải
Lộc
Hà
Thị
Thu
Thủy
|