www.ninh-hoa.com Truyền Thuyết NHA PHU Non Nước BA HỒ


LONG H TÌNH S
 

Huyết L Nha Phu

 

Kỳ 1 | Kỳ 2 | Kỳ 3 | Kỳ 4 | Kỳ 5 | Kỳ 6 | Kỳ 7 | Kỳ 8

N
GUYỄN HƯƠNG

sinh quán tại thôn Phú Hữu, Xã Ninh Ích,
Huyện Ninh Hòa. Trước dạy học tại trường Thiên Ân.
 
Hiện định cư tại Jametown, Greenboro, Mỹ Quốc.

         
 

 

PHẦN 2

 

        Bỗng có tiếng gù hấp dẫn từ trên táng ké cổ, tôi lập tức nhảy phốc lên bờ quai đập nước đảo mắt lùng sục khắp kẻ lá tàng cây. Chợt một giọng làn khàn ập vào vai tôi :

 - “ Chú em tìm...bẩy chim. ..cu đấy à!”

 

         Nhìn lại bên dưới gốc cây xoài quéo đại cổ ngoài ba bốn trăm năm tuổi. ( Các cụ già làng bảo thế.) Một cụ già có làn da đen nhánh, tóc trắng phơ, có những chòm râu cũng trắng. Cụ mặc bộ đồ vải thô trắng hoắc, cổ cụ quấn cái khăn sọc sờn củ, vóc dáng cụ thì đẩy đà cao lớn, nhưng cụ có đôi mắt cực kỳ trong sáng. Tự khắc tôi biết chắc cụ là người Chăm, ngày đó người quê tôi quen gọi là người “Hời” tôi thản nhiên đến bên cụ:

- “ Vâng! cháu dạo bắn chim cu- Thưa! cụ làm gì ở đây sớm thế?”

 Đôi bàn tay với những ngón thô to, ông cụ long khừng cuốn vội tấm vải màu đỏ ối mà thoáng nhìn trong đó li ti những ký hiệu lạ bằng màu mực đen kỉn.

- “ À! ờ cụ đi...hái lá thuốc” ông cụ trả lời.

 

         Tôi thì không tin thế vì thời gian này vẫn còn những nhóm Việt có, Chăm có, họ âm thầm xâm nhập vào vùng quê tôi, họ ẩn nấp đâu đó đợi đêm về, họ ra sức đào xới những ngôi mộ mà người ta quen gọi là “ Mã Hời” cốt họ tìm vàng và đồ cổ vì vùng quê tôi ngày ấy có rất nhiều mã Hời. Tôi im như thóc, đôi mắt thì cứ dán chặc vào ông cụ.

 “ Cụ lại dối cháu.”

 Tôi chủ quan hơn:

 “Cháu sẽ giúp cụ những gì cháu có thể, vì vùng này là vùng quê của cháu mà!”

 Mắt cụ vụt sáng:

 “ Cháu thật với cụ nhé. cụ biết ơn cháu lắm....à....ờ...”

 Tay tôi cứ khư khư cái giàn ná thun:

 “ Cụ cứ nói rõ, may ra cháu sẽ giúp gì cho cụ”

 Một chút đắn đo, e ngại cụ chậm rải:

 “ cháu à! mấy hôm nay cụ dạo quanh vùng này cố tìm cho bằng được mà tuyệt nhiên cụ không thấy”

 “ Thưa cụ tìm gì?”

 “ Dấu vết hai cây gạo cổ đứng sát kề nhau giữa cánh rừng bằng và thưa”

 

         Một thoáng với hồi ức, tôi nhớ rất rõ, những ngày ấu thơ của mươi năm trước, tôi thường cùng lủ nhỏ đồng lứa kéo nhau lên tại gốc cây gạo đôi này tìm hạt gạo từ trong vỏ trái gạo đã già chín và nẻ ra vung vải chung quanh gốc, đoạn chúng tôi cắt lấy 2/3 hạt gạo, móc hết nhân trong hạt để cái võ cứng làm trò chơi búng dụ. Cái dụ nào được phóng ra mà quay tít như ngủ li bì trên một mặt phẳng thì được cho là nhất cuộc.

 “ À! đấy nếu cụ không nói thì cháu biết đâu mà lần”

 Ông cụ mừng ra mặt:

 “Thế à! chú ưmmmm có biết”

 Tôi tiếp lời cụ:

 “ Cháu biết rất rõ nơi chốn cây gạo đôi ấy, nhưng cụ ơi! nay thì hai cây cổ ấy đâu còn nữa. Những người nông dân ở đây đã đốn ngã nó tự lâu rồi, vùng này họ vở thành ruộng lúa cả đấy, cụ biết không những tháng của năm qua, sau vụ lúa từng nhóm người lạ họ bí mật đào xới lúc đêm về, bọn họ để lại những con háo sâu tận roan, chính tận mắt cháu trông thấy bên dưới đáy hiện rõ một làn vôi trắng xóa chạy dài không biết đến đâu mới tận. Họ bỏ cuộc vì đã sáng bảnh lên rồi, sợ người nông dân phát hiện và báo với chính quyền làm khó dễ họ, họ có được gì không cũng chẳng ai biết được, có điều các bác nông dân sau lấp hố hào trào đom đóm mắt.”

 Giọng cụ già chắc mẩm:

 “ Không được gì đâu-Nhang nhất định không cho mà”

 Chợt cụ chồm sát tôi hơn

 “ Chú em vui lòng đưa cụ sang đó nhé !”

 Tôi kéo kéo đôi vòng thun của chiếc ná:

 “ Nhưng nay thì vụ lúa đang khỏa bờ, cụ làm gì được”

 Giọng cụ trở nên khẩn thiết

 “ Chú em ơi! để biết một nơi mà tộc cụ vô cùng muốn biết. Nào chú em giúp ngay cho”

 Tôi gục gặt đầu- cụ càng thân thiện:

 “ Cây gáo cổ thụ-chắc chú em cũng biết”

 “ Cây gáo” tôi làu bàu:

 “ Vùng cây gáo cháu có nghe và biết tuốt, nhưng nay có còn tích dấu gì nữa đâu, cây gáo cổ thì đã ngủ địa lâu rồi. Người ở đây vẫn cứ gọi đó là vùng ruộng cây gáo, ở đó hiện còn nhiều cái mã vôi lớn, khi vở ruộng người nông dân không dám san bằng”

 Ông cụ ngậm ngùi kể:

 “ Tiền nhân trong tộc họ của cụ vẫn ở đó, đã lâu đời, mấy trăm năm rồi. Chú em đưa cụ sang thăm lại cụ sẽ...đền ơn chú...”

 “ không cụ ạ! giúp cụ bằng cách chỉ những nơi chốn mà cháu có thể biết rỏ, còn chuyện ơn huệ thực lòng cháu không trông chờ gì ở cụ, xin chớ nhắc đến làm chi”.

 

 

 

Xem Phần 3

        

NGUYỄN HƯƠNG
 

 


Vườn Hoa Văn Học Nghệ Thuật của Nguyễn Hương

 


trở về Ninh-Hoa Dot Com
1