www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

Con Đường Chứng Ngộ

Giáo Sư Trần Cao Tần

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Main Menu

 
 

 



C
ON ĐƯỜNG CHỨNG NGỘ

GS Trần Cao Tần
Tiến Sĩ Toán học

Giáo sư Toán Đại học Loras tại Iowa, Hoa Kỳ
 

    

 

 

 

 

 

 Tiếp Kỳ 12

 

 

 

PHÁP MÔN TU HẠNH PHỔ HIỀN

 

Ngài PHỔ HIỀN đă nói: Ngài dùng TÂM NGHE phân biệt những tri kiến của chúng sanh đă có. Nếu ở phương khác cách ngoài thế giới như số cát sông Hằng, có MỘT CHÚNG SANH NÀO TRONG TÂM PHÁT ĐƯỢC HẠNH PHỔ HIỀN, TH̀ LIỀN KHI ẤY NGÀI PHÂN THÂN TRĂM NGÀN, CỠI VOI SÁU NGÀ ĐẾN CHỖ CỦA NGƯỜI ĐÓ. DẦU NGƯỜI ẤY NGHIỆP CHƯỚNG SÂU NẶNG CHƯA ĐƯỢC THẤY NGÀI, NGÀI CŨNG THẦM KÍN XOA ĐẢNH ĐẦU NGƯỜI ẤY, ỦNG HỘ AN ỦI, KHIẾN CHO ĐƯỢC THÀNH TỰU.

 

Vậy bất cứ một ai phát được tâm tu hạnh Phổ Hiền đều sẽ được Ngài xoa đảnh đầu thọ kư. Mười HẠNH PHỔ HIỀN LÀ

 

NHỨT GIẢ LỄ KÍNH CHƯ PHẤT

NHỊ GIẢ XƯNG TÁN NHƯ LAI

TAM GIẢ QUẢNG TU CÚNG DƯỜNG

TỨ GIẢ SÁM HỐI NGHIỆP CHƯỚNG

NGŨ GIẢ TÙY HỈ CÔNG ĐỨC

LỤC GIẢ THỈNH CHUYỂN PHÁP LUÂN

THẤT GIẢ THỈNH PHẬT TRỤ THẾ

BÁT GIẢ THƯỜNG TÙY PHẬT HỌC

CỬU GIẢ HÀM THUẬN CHÚNG SANH

THẬP GIẢ PHỔ GIAI HỒI HƯỚNG.

 

Trong thời kỳ Mạt Pháp hiện nay, phương pháp tu theo Hạnh Phổ Hiền là một trong những phương pháp thích hợp với chúng sanh sơ cơ nghiệp nặng. Khi đọc lời nguyện và các hạnh của Ngài Phổ Hiền, nếu thấy thân tâm ḿnh rung cảm sâu đậm, trí tuệ ḿnh bỗng nhiên phát khởi sáng suốt phẳng lặng, thi hăy CHÍ TÂM PHÁT NGUYỆN TU HỌC HẠNH PHỔ HIỀN, TỪ ĐÂY NGÀY ĐÊM TỤNG NIỆM MƯỜI HẠNH PHỔ HIỀN VÀ TU HÀNH ĐÚNG NHƯ THẾ. NGÀI PHỔ HIỀN CHẮC CHẮN SẼ CỠI VOI SÁU NGÀ HIỆN ĐẾN XOA ĐẢNH ĐẦU THỌ KƯ, DÙ HÀNH GIẢ CÓ THẤY ĐƯỢC HAY CHƯA THẤY ĐƯỢC NGÀI. SAU KHI ĐĂ ĐƯỢC NGÀI XOA ĐẢNH THỌ KƯ, HÀNH GIẢ LẠI PHÁT TÂM VỮNG CHẮC HƠN NỮA TU HÀNH CÀNG NGÀY CÀNG SÂU, CÀNG THANH TỊNH. ĐẾN MỘT LÚC BỖNG NHIÊN HIỂU ĐƯỢC THẾ NÀO LÀ CHỨNG NGỘ VÀ TÂM Ư M̀NH ĐƯỢC SÁNG TỎ.

 

 

SỰ CHỨNG NGỘ CỦA LA HẦU LA

 

 

La Hầu La là con của Phật được gia nhập vào Giáo đoàn của Phật năm mười tuổi, làm Sa Di đầu tiên. Đó là uyên nguyên của chế độ Sa Di. Phật bảo Xá Lợi Phất cho La Hầu La xuất gia. Tuổi c̣n trẻ nên hay nghịch ngợm, bị Phật rầy và dạy:

 

“Người không biết nhẫn sẽ không tiếp thọ được Phật pháp. Giận đời, oán người là điều trái với Phật pháp, xa chư tăng, thường luân hồi trong đường ác. Hạnh nhẫn nhục mới là hạnh an ổn, mới có thể tiêu trừ tai nạn. Người trí huệ thấy được nhân quả sâu xa, khắc phục tâm sân hận, thường hành nhẫn nại…Nhẫn nại là duyên trợ đạo tốt nhất, có thể giúp người tu mau chứng thánh quả. Nhẫn như thuyền bè trên sông biển có thể vượt qua mọi sóng gió, nhẫn là thuốc lành trị bệnh, cứu mạng sống cho người trong cơn nguy. Tu thành Chánh Giác, vượt qua ba cơi, được người kính ngưỡng, là v́ tâm ta đủ sức an ổn, phải biết rằng đức nhẫn rất quư vậy”.

 

Tuy c̣ trẻ nhưng La Hầu La sớm đạo mạo như người trưởng thành, như một Sa môn nghi biểu trang nghiêm. Ít khi tham dự sinh hoạt của tăng đoàn, chỉ im lặng dụng công tu tập. Đến khi 20 tuổi, La Hầu La vẫn chưa khai ngộ. Mấy phen dường như khai ngộ mà vẫn chưa khai ngộ. La Hầu La đem chỗ tâm đắc của ḿnh bạch với Phật. Phật dạy La Hầu La từ đây về sau nên thường cùng bạn bè đàm luận về đạo lư ngũ uẩn; và tự ḿnh nên tư duy về ngă mạn, ngă vô pháp, pháp khổ, pháp vui… Một ngày nọ, vào sáng sớm, đức Phật cùng với La Hầu La đi ra khỏi Kỳ Viên, vào thành Xá Vệ khất thực. Trên đường đi Phật lại bảo La Hầu La:

 

La Hầu La ! Ông hăy QUAN SÁT SẮC VÔ THƯỜNG, THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC CŨNG VÔ THƯỜNG. ÔNG NÊN XEM XÉT THÂN TÂM CỦA MỌI NGƯỜI VÀ TẤT CẢ SỰ VẬT TRÊN THẾ GIAN, ĐỀU NÊN KHỞI QUÁN VÔ THƯỜNG, KHÔNG NÊN CHẤP TRƯỚC”.

 

La Hầu La nghe vài câu nói đơn giản như thế, TÂM ĐỊA HỐT NHIÊN SÁNG TỎ, liền cáo biệt Phật, ngưng việc khất thực, trở về tịnh xá, ngồi kiết già một ḷng suy nghĩ về ư nghĩa thâm thúy của lời dạy đó. TÔN GIẢ LẠI DÙNG TỪ BI QUÁN TRỪ TÂM SÂN  HẠI, DÙNG BẤT TỊNH QUÁN TRỪ TÂM THAM DỤC, DÙNG SỔ TỨC QUÁN TRỪ TÂM TÁN LOẠN, DÙNG TRÍ HUỆ ĐỐI TRỊ NGU SI. TÔN GIẢ VÀO SÂU TRONG THIỀN ĐỊNH, VÀ CƠ DUYÊN ĐĂ CHÍN MÙI, TÔN GIẢ KHAI NGỘ NGAY HÔM ẤY. Đức Thế Tôn khất thực trở về đến chỗ La Hầu La đang tọa thiền chỉ dạy thêm:

 

“NÊN DÙNG SỨC ĐỒNG THỂ ĐẠI BI, L̉NG TỪ VÔ-DUYÊN ĐỂ ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI VÀ SỰ VIỆC, TÂM LƯỢNG RỖNG RANG CÓ THỂ DUNG NẠP TẤT CẢ CHÚNG SANH, MỚI CÓ THỂ DIỆT ÁC, ĐẾM HƠI THỞ QUÁN TÂM, CÓ THỂ ĐẠT ĐƯỢC GIẢI THOÁT”.

 

La Hầu La từ ṭa đứng dậy đảnh lễ Phật thưa:

 

“BẠCH THẾ TÔN, PHIỀN NĂO CON ĐĂ HẾT, CON ĐĂ CHỨNG NGỘ XONG”.

 

Từ hôm đó, La Hầu La là TỲ KHEO ĐĂ CHỨNG NGỘ, LÀ MẬT HẠNH ĐỆ NHẤT TRONG CÁC ĐỆ TỬ CỦA PHẬT. Theo kinh sử, La Hầu La tịch diệt vào khoảng 50 tuổi. Sau đó Bà Da Du Đà La, mẫu thân của La Hầu La, vào tuổi 78 hướng về đức Phật đảnh lễ cảm tạ xong, bèn hiện thần thông bay lên hư không mà đi. Đêm đó Bà ở trong pḥng nhập định mà tịch diệt.

 

Trường hợp của La Hầu La rất gần gũi giống chúng sanh thời mạt pháp. Khi trẻ không có niềm tin nơi Phật pháp hoặc tin tưởng hời hợt không hiểu. Hoặc có hiểu có tin nhưng tu tập lâu ngày không thấy kết quả. Ngày xưa La Hầu La luôn gần bên Phật, nên có vấp váp ǵ liền được Phật chỉ cho sai lầm mà sửa chữa. Ngày nay hoàn cảnh chúng sanh khó khăn hơn nhiều, Phật pháp lan tràn nhưng chánh tà lẫn lộn. T́m cho được đúng chánh pháp rất khó, t́m những phương tiện đúng đắn lại càng khó hơn. Tấm gương La Hầu La vô cùng quí báu cho ai quyết tâm tŕ chí tu hành cho đến khi đạt ngộ.

 

Xem Kỳ 14

 

 

 

 

 

GS Trần Cao Tần
Tiến Sĩ Toán học

Pháp-danh: Chánh-Đạt

 

  

 

 

www.ninh-hoa.com