www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

 TVI & PHONG THỦY

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

 

 
Main Menu

 
 

 

 

GS PHẠM  KẾ VIÊM

nguyên Giáo Sư TOÁN
Sài G̣n & Đà Lạt


 

 

 

 

TẢN MẠN VỀ


TỬ VI VÀ PHONG THỦY

 

 

Vương Triều NGUYỄN

Dưới Lăng Kính  Tử Vi

(13 Đời VUA)


 

 

PHẦN 4:

  

7) Hai Tướng Tây Sơn Trần Quang Diệu và Vơ văn Dũng vây thành B́nh Định

 

Tháng 2/1800 hai Đại Tướng của Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Vơ văn Dũng đem Thủy Lục Quân từ Phú Xuân quyết tâm chiếm lại  B́nh Định ( Quy Nhơn cũ ). Vơ Tánh cố thủ, sai người phi báo về Gia Định. Diệu chỉ huy Bộ Binh sai đắp lũy quanh thành và bao vây 4 mặt !. Dũng chỉ huy Thủy Binh với 2 Tàu lớn cùng hơn 100 chiến thuyền nhỏ ra đặt ngang cửa bề Thị Nại, xây đồn và đặt đại bác ở 2 bên bờ bể để pḥng ngự Thủy Quân của nhà Nguyễn. Nguyễn Vương được tin cấp báo sai Nguyễn văn Thành đem bộ binh tiến quân c̣n ḿnh đích thân chỉ huy Thủy Binh khởi hành ngày 6/1800 với 3 Đ̣an, mỗi Đ̣an có 1 Chiếc Tàu Chiến kiểu Tây Phương do 3 người Pháp ( Chaigneau, Vannier, De Forçan ) chỉ huy với 1200 chiến thuyền nhỏ. Thành tiến quân ra Phú Yên gần tới B́nh Định th́ bị Diệu chặn lại. Hạm Đội do Vương chỉ huy tiến ra Cửa Thị Nại th́ bị chiến thuyền và pháo đài của Dũng bắn đại bác chặn lại. V́ hai đạo quân Thủy Bộ của Nguyễn Vương không liên lạc được với nhau nên không cứu được Vơ Tánh sau 7 tháng - đến 2/1801 không về Gia Định mà kéo về đóng tại Nha Trang !.

 

 Nguyễn Vương chiếm Cửa Thị Nại

 Trong khi quân Tây Sơn vây thành B́nh Định đă 14 tháng qua với quyết tâm chiếm lại v́ là nơi xuất phát của Nhà Tây Sơn. Nguyễn Vương vẫn chưa có thể giải vây.  Cuối tháng 2/1801 ( đầu Xuân năm Tân Dậu ) Vương sai Nguyễn Phúc Trương đem Thủy Binh lén lên bờ đánh tập hậu các Đồn Thủy Binh của Vơ văn Dũng và sai Lê văn Duyệt cùng Vơ di Nguy đem Thủy Quân đánh thẳng vào Cửa Thị Nại. Vơ di Nguy trúng đạn chết, Lê văn Duyệt ra sức xung đột, đánh phá đốt hầu hết Tàu chiến và chiến thuyền của Tây Sơn –sau đó c̣n cho quân lặn nơi chiến thuyền của Tây Sơn ch́m để vớt lên 500 đại bác cùng nhiều vũ khí không đếm xuể !Trong Trận này theo lời kể lại của Linh Mục Lelabousse đi theo cuộc Hành Quân : Cửa Bể Thị Nại có vị trí rất lợi hại – v́ hẹp lại được pḥng thủ nhiều đồn ở 2 bên bờ với nhiều Đại Bác. Quân Tây Sơn cho 3 tàu chiến lớn với nhiều Đại Bác nằm quay ngang chiếm mọi lối vào, phía trong đầy ắp chiến thuyền nhỏ.Vương không cho Chiến Thuyền lớn tiến tới mà bảo đậu ở một eo kế cận chỉ dùng 26 chiến thuyền hạng Trung và 100 chiến thuyền nhẹ. Nhờ đêm tối và nhờ Gió Nồm Vương cho chiến thuyền tiến thuyền tiến vào Hải Cảng đồng thời 1 số quân bỏ thuyền lên bờ đánh tập hậu – và Đại Bác ở 3 Tàu lớn do 3 người Pháp chỉ huy. Quân Nguyễn Vương leo lên Thuyền Tây Sơn đốt cháy- một phần do Đạn qủa Bưởi do 3 Thuyền Chiến bắn vào. Cuộc chém giết rùng rợn suốt đêm, bên Tây Sơn các chiến thuyền đều bị lửa đốt cháy gần hết !.  Dũng phải bỏ Cửa Thị Nại đem quân về hợp với Diệu vây thành B́nh Định. Cũng thời gian này, ngày 20/3/1801 Đông Cung Cảnh đang trấn thủ Gia Định thay Vương bị bệnh đậu Mùa chết, thọ 22t ( Hạn Thái Bạch+Ḱnh Đà  ) để lại vợ và 2 con trai. Khi sắp mất, ông mới chịu phép rửa tội vào Đạo Công Giáo – dù từ nhỏ đă theo sát GM Bá Đa Lộc và đă nhiều lần từ chối rửa tội theo Đạo ( cũng v́ hành động này, theo 1 số người nhận định là nguyên nhân khi Vua Gia Long sắp mất không truyền ngôi cho Ḍng Trưởng - Về Ḍng Thứ : v́ Hoàng Tử thứ 2 là Hy tuổi Nhâm Dần 1782 chết sớm : năm Tân Dậu 1801 « Hạn La Hầu 19t»-Ḥang Tử Tuấn thứ 3 cũng chết sớm « 1785/1797 : năm Tuổi+Hạn Thái Bạch  », nên Ḥang Tử Đảm thứ 4 mới được kế vị, tức là Vua Minh Mệnh ).

 

   Vơ Tánh và Ngô Tùng Châu tử tiết tại thành B́nh Định. Nguyễn Vương tiến chiếm Phú Xuân.

 

Sau 14 tháng giải vây, Nguyễn Vương vẫn chưa phá được ṿng vây của Tây Sơn, Vương cho người lẻn vào thành đưa thư cho Tánh và Châu bảo 2 người bỏ thành mà trốn ra. Nhưng Tánh phúc thư nói : « Quân Binh của Tây Sơn ở cả B́nh Định cùng 2 tướng giỏi, vậy xin đừng giải vây vội, hăy kíp đem quân ra đánh Phú Xuân th́ hơn  ». Vương theo kế của Vơ Tánh đầu tháng 5/1801 sai tướng Nguyễn văn Trương đem quân ra chiếm Quảng Ngăi và Quảng Nam để cắt đứt liên lạc giữa Vua Cảnh Thịnh và 2 Tướng Diệu, Dũng. Đồng thời để Nguyễn văn Thành ở lại để cầm chân Diệu, Dũng. Ngày 5/6/1801 Vương đem Đại Quân Thủy Bộ từ Cửa Thị Nại ra Cửa Đà Nẵng để hợp với Tướng Nguyễn văn Trương. Sáng ngày 9/6/1801 Đại Quân tiến đánh Cửa Tư Hiền. Pḥ Mă Tây Sơn là Nguyễn văn Trị trấn giữ ở núi Quy Sơn nên tiền quân Nguyễn đánh không được !. Vương sai 2 tướng Lê văn Duyệt và Lê văn Chất đem Thuỷ Binh đánh tập hậu. Trị bỏ đồn trốn chạy nhưng bị bắt lại.  

 

Nguyễn Vương tiến chiếm Phú Xuân ngày 15/6/1801 ( năm Đinh Dậu )

 

Sáng ngày 11/6/1801 Quân Nguyễn tiến vào Cửa Thuận An sau đó tiến đánh Phú Xuân do 2 lực lượng :

a) Tướng Nguyễn văn Trương chỉ huy 6 chiến hạm và 36 thuyền chở Đại Bác đánh vào  Cửa Tây thành Phú Xuân ; trong đó có 4 chiến hạm do Vannier, Chaignau, De Forçan và Barisy chỉ huy với nhiệm vụ trợ chiến bằng Đại Bác.

 

b) Nguyễn Vương với tướng Lê văn Duyệt phụ tá, đích thân chỉ huy với 45 chiến thuyền chèo tay, 300 thuyền buồm chở Đại Bác và 15000 quân, đổ bộ đánh vào Cửa Đông. Vào 5 giờ sáng ngày 12/6/1801 chiến thuyền của Nguyễn Vương tiến tới trước Cửa Đông. Quần thảo trong 2 ngày, bị Đại Bác qủa Bưởi của Olivier ( Nguyễn văn Tín tên Việt) mạnh hơn và hiệu qủa hơn Đại Bác của Tây Sơn và bị 2 mặt giáp công. Vua Tây Sơn Cảnh Thịnh ngự giá đốc quân chống không nổi phải bỏ Phú Xuân chạy ra Bắc ( Thời điểm này Vua Cảnh Thịnh 19t đi vào Hạn La Hầu ). 8g sáng ngày 15/6/1801 ( Tân Dậu ) Nguyễn Vương vào Thành Nội sau 26 năm cách biệt kể từ ngày 3/2/1775 (Ất Mùi ) khi Phú Xuân thất thủ ( Thời điểm này Nguyễn Vương : Đại Tiểu Vận trùng phùng tại Điền Trạch +Tam Minh « Đào Hồng Hỉ  »,Ṿng Lộc Tồn ; Nguyệt Vận vào Mệnh « Thái Tuế  »).

 

Vơ Tánh và Ngô Ṭng Châu tử tiết tại B́nh Định

Hai ông Tánh và Châu cố thủ thành B́nh Định từ 2/1800 đến tháng 7/1801 – đă 17 tháng. Lương thực đă cạn , voi chiến, ngựa chiến đều bị đem ra làm thịt nuôi quân dân trong thành v́ quân Tây Sơn vây kín mà không đánh – vây chặt chẽ không để 1 chỗ hở để dân trong thành không thể ra ng̣ai t́m kiếm thức ăn !. Dù Nguyễn Vương đă chiếm được Phú Xuân ngày 15/6/1801 nay đến ngày 5/7/1801 – đă 20 ngày không thấy viện binh. Trong khi đó Diệu và Dũng nghe Phú Xuân thất thủ liền tấn công gấp, quyết tâm chiếm thành bằng mọi giá. Ông Châu hỏi Tánh nên chống cự Tây Sơn thế nào ? Tánh chỉ vào Lầu Bát Giác gần đấy và nói : « Kế của Tôi đó, Tôi là Chủ Tướng, nghĩa là không thể cùng sống với giặc ; c̣n ông là quan văn th́ ông nên t́m cách tự toàn ! ». Châu cười đáp : «  Trung Nghĩa th́ ai cũng như ai, Văn với Vơ có khác chi nhau ! Tướng Quân có thể chết theo Nghĩa, Tôi há không thể chết v́ ḷng Trung hay sao ? ». Nói rồi ông Châu trở về mặc đồ Triều Phục, hướng về Bắc, lạy rồi uống thuốc độc tự tận. Được tin ấy ông Tánh buồn rầu nói : « Ông Ngô đă tranh đi trước Ta rồi ! ». Hai hôm sau vào ngày 7/7/1801 Tánh sai người đem ra cho Trần Quang Diệu một bức thư nói rằng : « Phận sự Ta làm Chủ Tướng th́ đành liều chết dưới Cờ. C̣n các Tướng Sĩ không có tội ǵ, không nên giết hại !». Ông cho chất rơm cỏ cùng thuốc súng ở dưới Lầu Bát Giác, mặc Triều Phục trèo lên Lầu, nói mấy câu vĩnh biệt với Tướng Sĩ rồi tự đốt mà chết. Diệu và Dũng tiến quân vào thành, tha hết quân dân, làm Lễ tống táng cho 2 ông Tánh và Châu rất trọng thể. ( Nhiều Sử Gia thắc mắc về Nguyễn Vương khi chiếm được Phú Xuân từ ngày 15/6/1801 trước 20 ngày Tánh và Châu tử tiết – tại sao không đem quân giải vây : nên nhớ vào năm Tân Sửu  1781 Nguyễn Vương đă sai người ám sát Đỗ Thành Nhơn v́ sợ lộng quyền cướp ngôi. Vơ Tánh lại là 1 trong Tam Hùng Gia Định - cựu Tướng của Nhơn – nay bỏ rơi - có thể mượn tay Tây Sơn để trừ hậu họan !).

 

8) Trận Trấn Ninh, cố gắng cuối cùng của Vua Cảnh Thịnh có Nữ Tướng Bùi thị Xuân giúp sức (2/1802 )

Mất Phú Xuân ngày 13/6/1801 Vua Tây Sơn Cảnh Thịnh chạy ra Bắc, bèn đổi Niên Hiệu là Bảo Hưng, lấy viện binh ở các Trấn, sai em là Nguyễn Quang Thùy vào giữ Nghệ An. Trong khi đó Nguyễn Vương sai tướng Nguyễn văn Trương ra trấn giữ ở Sông Linh Giang ( nghĩa là Nguyễn Vương đă chiếm lại ṭan bộ Đàng Trong ). Sau 6 tháng hưu chiến, tháng 12/1801 vua Cảnh Thịnh chiêu mộ được 3 vạn quân kéo vào Nghệ An có thêm Nữ Tướng Bùi Thị Xuân đem 5000 quân đi hộ giá. Tháng 1/1802 vua Cảnh Thịnh cùng Nguyễn Quang Thùy và Bùi thị Xuân đem Đại Quân vượt sông Gianh  và cho hơn 100 chiến thuyền tiến xuống Cửa Nhật Lệ ( Quảng B́nh ). Nguyễn văn Trương phải lui quân về Đồng Hới. Nguyễn Vương liền thân chinh đem Đại Quân lên tiếp ứng ; sai Nguyễn văn Trương ra giữ mặt Biển, Phạm văn Nhân và Đặng Trần Thường giữ mặt bộ. Tháng 2/1802 vua Cảnh Thịnh sai Quang Thùy tiến quân xuống đánh Lũy Trấn Ninh, đánh măi không được ; thấy thế trận ngày càng bất lợi Bùi Thị Xuân cỡi voi liều chết đánh riết vào Lũy Trấn Ninh, nơi Nguyễn Vương đang cố thủ, từ sáng đến chiều, máu và mồ hôi ướt đẫm áo giáp ; Bà c̣n giành lấy dùi tự tay thúc trống liên hồi. Lúc bấy giờ Nguyễn Vương cùng tướng tá đă hỏang hốt vội chia quân vượt sông Linh Giang đánh bọc hậu ḥng mở đường máu thóat thân. Nào ngờ vua Cảnh Thịnh thấy quân Nguyễn tràn qua nhiều, tưởng nguy khốn ra lệnh lui binh ; Bùi thị Xuân  nắm áo ngự bào của vua để khuyên cố đánh. Nhưng khi nghe tin Nguyễn văn Trương phá tan Thủy Binh của Tây Sơn ở Cửa Biển Nhật Lệ cướp được hầu hết tàu thuyền và Tướng giữ Cửa Biển Nguyễn văn Kiên đă đầu hàng th́ đội quân của Bà hốt hỏang bỏ vũ khí đạn dược để tháo chạy. Vua Cảnh Thịnh cùng Quang Thùy đem quân chạy về Bắc, để Nguyễn văn Thận ở lại giữ Nghệ An và Bùi thị Xuân cũng ở lại chờ chồng !.

 

  Về phần 2 Tướng Diệu và Dũng chiếm được thành B́nh Định từ tháng 7/1801 khi nghe tin Phú Xuân thất thủ đă có 2 lần sai tướng đem quân về đánh Kinh Thành, nhưng lần nào cũng bị tướng Lê Văn Duyệt chặn đường ở Quảng Nam, rồi đánh thốc xuống. Mặt khác tướng Nguyễn văn Thành ở Cửa Thị Nại đánh lên , tướng Tống viết Phúc ở Phú Yên đánh ra. Ba mặt thụ địch, quân Tây Sơn phải hết sức chống đỡ. Tháng 4/1802 hai tướng Diệu Dũng nghe tin thua ở Lũy Trấn Ninh, liền bỏ thành đem binh tướng đi đường Thượng Đạo qua Lào để ra Nghệ An. 

 

B- Giai Đoạn lên ngôi Hoàng Đế

Ngày  mồng 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất ( 1/6/1802) Nguyễn Vương ở Phú Xuân lập Đàn tế cáo trời đất, rồi thiết Triều để các quan lạy mừng lên ngôi Hoàng Đế và đặt Niên Hiệu là Gia Long nguyên niên ( Niên hiệu Gia Long có ngụ ư muốn thống nhất đất nước từ Gia Định đến Thăng Long : Tiểu Vận vào THÂN cư Quan Lộc và Phúc Đức gặp Ṿng Tràng Sinh «  Sinh Mộ Vượng » – năm đầu 42t của Đại Vận Thái Tuế «  42t- 52t »- Đại Tiểu Vận trùng phùng ).

 

Vua Gia Long tiến chiếm Xứ Đàng Ngoài ( Thống Nhất đất Nước )

Hạ Tuần tháng 6/1802 vua Gia Long đem Đại Binh Thủy Bộ tiến ra Bắc. Thực ra chỉ c̣n là cuộc tảo thanh và truy kích vua tôi nhà Tây Sơn. Tướng Tây Sơn Nguyễn văn Thận bỏ nghệ An rút về Diễn Châu. Tháng 3/1802 hai tướng Trần Quang Diệu và Vơ văn Dũng giữ thành B́nh Định nghe tin Vua Cảnh Thịnh và Bùi Thị Xuân thua tại Trấn ninh liền bỏ thành đem binh tướng theo đường Thượng Đạo qua Lào ra Nghệ An để hội quân với Cảnh Thịnh. Nhưng khi tới Châu Qui Hợp, xuống huyện Hương Sơn gặp Bùi Thị Xuân th́ nghe tin đă mất Nghệ An. Vợ chồng Diệu lui về huyện Thanh Chương, quân sĩ bỏ trốn hết, mấy hôm sau 2 người bị bắt. Về phần Dũng chạy ra huyện Nông Cống cũng bị dân bắt được đem nộp. Đại quân của vua Gia Long qua Thanh Hóa, rồi ngày 20/7/1802 tới Thăng Long bỏ ngỏ. Vua Cảnh Thịnh và 2 em Quang Thùy, Quang Thiệu cùng vài bề tôi là vợ chồng Đô Đốc Tú, Nguyễn văn Tứ đă chạy qua sông Nhị Hà, nhưng đến Phượng Nhỡn th́ bị dân bắt được. Thùy và vợ chồng Đô Đốc Tú tự vẫn. Mấy người c̣n lại bị đóng cũi đem về nộp cho Vua Gia Long ở Thăng Long.

 

Cuộc trả Thù của Vua Gia Long

Tháng 8/1802 vua Gia Long về kinh đô Phú Xuân, đem vua tôi Tây Sơn về làm « Lễ Hiến Phù » ở đền Thái Miếu. Quang Tỏan, Quang Thiệu và các Tướng Tây Sơn bị đưa ra pháp trường xử tử. Ông Cố Đạo Lemonnier de la Bissachère đă có mặt ở nước Nam từ năm 1789 về Pháp năm 1807 viết cuốn sách có kể lại cuộc hành h́nh do 1 thuộc viên Công Giáo được mục kích kể lại cho ông : « Họ đào mả Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, đem 2 bộ xương khô tới pháp trường vứt bừa băi xuống đất, sai lính đái vào 2 đầu lâu, để Quang Toản nh́n thấy mà đau khổ. Rồi đập nát những bộ xương đó. Xong họ cho các phạm nhân 1 bữa cơm ngon, nhưng chỉ một ḿnh Quang Tỏan ăn, c̣n Quang Thiệu không chịu ăn. Các đao phủ thủ căng dây 4 chân tay Quang Tỏan cho 4 con voi xé ra làm 4 ; đầu chặt sau. Trần Quang Diệu bị chém đầu.  Bùi thị Xuân và con gái 13 tuổi bị voi xé. Đứa con gái bị xé trước, kêu thét mẹ cứu con… rồi đến lượt Bùi thị Xuân. Bùi thị Xuân mặt không đổi sắc, tiến đến trước mặt voi như chọc tức nó. Mấy tên lính la thét om ṣm bắt Bà qùy xuống, nhưng Bà vẫn thản nhiên tiến bước. Voi lùi lại ; bọn lính phải lấy giáo thọc vào đùi voi. Bấy giờ voi mới quặp lấy bà tung lên trời. Bà chết bọn lính liền lấy dao cắt lấy tim, gan, thịt ở cánh tay để ăn sống v́ muốn được can trường như bà. Trong Việt Nam Sử Lược kể : Gia Long sai quật mả Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đem vất thây đi, c̣n sọ th́ đem bỏ vào Ṿ giam vào ngục tối. C̣n Ḥang Hậu Ngọc Hân đem 2 con thơ là Quang Đức 14t và Ngọc Bảo 12t trốn xuống Quảng Nam ; sau bị bắt và bị ép uống thuốc độc tự tử, 2 con bị thắt cổ chết ( thực ra Ḥang Hậu Ngọc Hân sinh năm Canh Dần « 24/4/1770 » đă mất năm Kỷ Mùi « 4/12/1799 » lúc29t  có 2 con Quảng Đức chết lúc 10t và Ngọc Bảo chết lúc 12 t «18/5/1802 » trước tháng 8/1802, ngày trả thù của Gia Long. Bà Nguyễn thị Huyền, mẹ Ngọc Hân đă đem hài cốt cả 3 về Bắc chôn 3 ngôi mộ trong 1 Miếu Thờ - đến thời Thiệu Trị, do sự tố giác «  Mả Ngụy  » mới bị phá Miếu đào mả cả 3 ngôi mộ, rồi quẳng hài cốt xuống Sông Hồng ).

 

 Trường hợp 2 Vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân  

Trần Quang Diệu sinh ngày 9 tháng 9 năm Canh Th́n ( 1760 ) rất giỏi vơ, là 1 trong Thất Hổ Tướng trong Triều Đại Tây Sơn - một hôm trên đường từ Hoài Ân và Kiên Mỹ để gặp Thủ Lĩnh Tây Sơn là Nguyễn Nhạc th́ bị cọp dữ tấn công, chống trả 1 hồi, ông vừa bị thương vừa đuối sức, may gặp Bùi thị Xuân t́nh cờ qua đó, liền xông vào cứu được. Ít lâu sau nhờ Nguyễn Nhạc đứng chủ hôn 2 người thành vợ chồng – trong chiến thắng Mùa Xuân Kỷ Dậu 1789  hai vợ chồng đều là 2 vơ tướng trong đội Trung Quân do Vua Quang Trung chỉ huy. Nguyễn Ánh khi lên ngôi muốn chiêu hàng Diệu, nhưng Ông đáp : « Trung Thần không thờ hai Vua, nay tôi bị bắt th́ chỉ có tội chết. Nếu nhà Vua mới rộng lượng tha cho, như trước đây tôi đă tha cho các tướng sĩ ở B́nh Định th́ tôi sẽ về ở nơi Thôn Dă cầy ruộng nộp thuế như thường dân, chứ nhận chức quan của Triều Đại mới th́ không phải là Trượng Phu ». Một số Sử Gia khác viết Vua Gia Long nghĩ t́nh tha cho mẹ già 80t và không giết 1 cách tàn độc như hầu hết các Tướng Lănh của Tây Sơn mà bắt uống thuốc độc. ( Thời điểm Tướng Diệu chết khi Vận Số đi vào Hạn Kế Đô 43t+Ḱnh Đà  )

 

  Bùi Thị Xuân sinh năm Nhâm Thân 1752, là 1 trong Tây Sơn Ngũ Phụng Thư, c̣n được Vua Quang Trung ban hiệu Anh Hùng Cân Quấc – sinh trưởng trong 1 gia đ́nh khá giả, sớm được học cả Văn lẫn Vơ – không những chỉ có nhan sắc, khéo tay viết chữ đẹp, mà c̣n có tài về Kiếm thuật, bắn cung cưỡi ngựa và luyện voi – chính Bà là Nữ Tướng chỉ huy đội Tượng Binh ở  Đội Trung Quân của Vua Quang Trung trong Trận Đại Phá Quân Thanh ở Mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789- được phong Nữ Đô Đốc, một thời ngang dọc cùng chồng - được Công Luận ca ngợi oai danh và tiết tháo. Lúc bại trận nhưng vẫn hiên ngang ; người ta c̣n truyền rằng khi nghe Bùi Thị Xuân bị bắt, Chúa Nguyễn bèn sai áp giải trước mặt, rồi hỏi với giọng đắc chí : « Ta và Nguyễn Huệ ai hơn ? » Bà trả lời : « Chúa Công ta, tay kiếm tay cờ làm nên Sự Nghiệp. Trong khi nhà ngươi đi cầu viện Ngoại Bang, hết Xiêm đến Tàu, lần nào cũng bị Chúa Công ta đánh cho không c̣n mảnh giáp !. Đem so với Chúa Công ta, nhà ngươi chẳng qua chỉ là ao trời, nước vũng ! ». Chúa Nguyễn gằn giọng : «  Ngươi có tài sao không giữ nổi ngai vàng cho Cảnh Thịnh ?

 

». Bà đáp : « Nếu có thêm 1 Nữ Tướng như Ta th́ Cửa Nhật Lệ đă không để lạnh và Nhà Ngươi cũng khó mà đặt chân đến Bắc Hà ! ». Dư luận sau cho rằng sở dĩ Nguyễn Vương rất căm thù Bà, nên dùng h́nh phạt dă man nhất ; nguyên nhân là Bà đă điều khiển tướng sĩ đánh vào Lũy Trấn Ninh hết sức kịch liệt đă làm cho Chúa Nguyễn và các tướng sĩ có phút thất thần tưởng chừng nguy khốn đến nơi !( Thời điểm Bà mất khi Vận Số đi vào Hạn La Hầu 51t+Tam Tai +Ḱnh Đà ). Mọi Tướng Sĩ, quan quyền dưới Triều Tây Sơn, kể cả họ hàng thân thích – theo kiểu Chu Di Tam Tộc -  đều bị Vua Gia Long tiêu diệt bằng mọi cách, hết sức tàn nhẫn và thâm độc – duy chỉ có 1 người độc nhất không bị giết chết mà c̣n được «  Sủng Ái  » đó là Ḥang Hậu Ngọc B́nh ( em của Ḥang Hậu Ngọc Hân ) vợ của Vua Cảnh Thịnh. Khi quân Nguyễn vào Phú Xuân, Ngọc B́nh không kịp chạy theo Cảnh Thịnh, Gia Long bắt gặp và si mê trước sắc đẹp của Bà và kiên quyết lấy bà, bỏ qua mọi lời can ngăn – sau đó phong làm Đệ Tam Cung !.

 

  Việc trả thù của Nguyễn Vương - về sau, bị Sử sách nói nhiều về Công Tội. Theo phân tích của nhiều Sử Gia, cuộc báo thù có 2 mục đích :

 

- Trả thù cho những việc Nhà Tây Sơn làm với Gia Tộc và bản thân của Nguyễn Ánh trước kia : quật lăng mộ của 8 đời Chúa Nguyễn - lấy hài cốt vất xuống sông ; giết người thân và cả nhiều đắng cay trong những tháng ngày lênh đênh trốn chạy !.

 

- Dùng cuộc trả thù để tỏ rơ uy thế, làm khiếp sợ những người chống đối ( nhắm vào Cựu Thần Nhà Lê - Trịnh , kể cả Tây Sơn ) phải quy thuận trước Vương Triều mới. Ông tuyên bố : « Trẫm v́ chín Đời mà trả thù là nghĩa lớn của Kinh Xuân Thu ! ». Nhiều đánh giá về sau của Cuộc Trả Thù này – phần lớn các Sử Gia ( kể cả  đang ở dưới Triều Nguyễn ! ) đều cho rằng Nguyễn Ánh thực hiện qúa tay và đôi lúc rất Tiểu Nhân ( đúng với Bản Chất của Phá Quân cư Mệnh – dù Phá Quân đắc địa ở Tư Ngọ ! ).

 

Sau khi chiếm Thăng Long hồi tháng 7/1802, Vua Gia Long định lập Kinh Đô tại Nghệ An nhưng cận thần Nguyễn văn An can ngăn, sau đó chọn Phú Xuân làm Kinh Đô, nơi Kinh Thành cũ của Tổ Tiên từ năm 1687. Năm Ất Sửu 1805 nhà vua cho xây cất lại Hoàng Thành theo kiểu Vauban. Triều đ́nh thời Vua Gia Long giống như thời Vua Lê Thánh Tông với lục bộ ( Lại, Hộ, Lễ, Binh, H́nh, Công ) kể cả xử dụng Luật Hồng Đức. Vẫn chính sách thủ cựu là duy tŕ nền Văn Hóa Khổng Nho của Trung Hoa, duy tŕ chữ Hán, giữ nguyên và g̣ bó chương tŕnh thi cử vào mấy bộ Tứ Thư , Ngũ Kinh của Khổng Mạnh. Là vua 1 nước rộng lớn, mới thống nhất sau mấy trăm năm nội chiến với nhiều phe phái tranh giành xâu xé nhau xuất hiện liên tục, cộng thêm chính sách thuế khóa cao và cưỡng bức xây dựng đền đài ; sự bất b́nh của tầng lớp Sĩ Phu c̣n hoài nhớ Lê Triều và nạn đói thường xuyên diễn ra ở vài khu vực khắp nước nên Gia Long thường xuyên phải đối mặt với khoảng 73 phong trào chống đối trong suốt thời Ông trị v́ – dù có lúc tỏ vẻ c̣n tôn trọng nhà Lê bằng cách phong quan tước cho con cháu Nhà Lê và dùng Cựu Thần của Lê Triều !.

 

 

Xem PHẦN 5:

 

 

 

 

 

GS PHẠM  KẾ VIÊM

nguyên Giáo Sư TOÁN
Sài G̣n & Đà Lạt
 

 


 

 

   

 

www.ninh-hoa.com