www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Hán Việt Dịch S Lược 

Giáo Sư
Nguyễn Hữu Quang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Main Menu

 
 


HÁN VIỆT DỊCH S LƯỢC

GS Nguyễn Hữu Quang

Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

 

 

CHƯƠNG 07

 

DỊCH NGOẠI-HÀM

 

 

 

(Tiếp theo Kỳ 80)

 

Đoan-Mộc Quốc-Hồ Dịch-Lệ

端 木 國 瑚 易 例

  

Từ bài 51 chúng ta đă được thưởng-thức một số cao-kiến cuả Dịch-gia đời Thanh này. Nay xin giới-thiệu một số dịch-lệ chính-yếu cuả ông ta.

Học-giả Đời Thanh Đoan-Mộc Quốc-Hồ (1773-1837), tự Tử-di, hiệu Hạc-điền hoặc Tỉnh-bá, là người Thái-hạc Lộc-sơn, huyện thành Thanh-điền, tỉnh Triết-giang. Về già, ông lấy biệt-hiệu là Thái-hạc Sơn-nhân. Năm lên bẩy, ông bắt đầu học Dịch. Năm Gia-khánh thứ 3 (1798), ông đỗ Cử-nhân, được bổ Giáo-dụ Quy-an, tại chức 15 năm. V́ thông Điạ-lư nên ông bị triệu vào kinh, xung chức Bốc-thọ-điện, đặc thụ Nội-các Trung-thư. Mười ba năm sau đỗ Tiến-sĩ, nhưng vẫn giữ nguyên chức cũ. Năm Đạo-quang thứ 17 (1837), Sứ-thần Triều-tiền mộ danh ông, xin gặp măt và nhờ giảng giải Dịch-kinh. Tháng 3 năm ấy, ông cáo lăo về quê, dọn nhà về Thụy-an. Tháng 8 cùng năm, thăm Xứ-châu, đi chơi Toại-xương. Tháng sau, ông nhuốm bệnh rồi mất.

Ngoài Chu Dịch Chỉ, ông c̣n để lại cho hậu thế bốn quyển sách khác là: Chu Dịch Táng-thuyết, Điạ-lư Nguyên-văn Chú, Thái-hạc Sơn-nhân Thi-tập và Thái-hạc Sơn-nhân Văn-tập.

Ông hay đề-cập nạp-giáp nên xin quư-độc-giả ôn lại khái-niệm này nơi các bài kỳ 52 và 57. Đọc văn ông khó nhất ở chỗ ông thuộc lầu Kinh Dịch, cho nên phải biết ông lấy ư từ câu nào, đậu nào trong bản Kinh. Xin mời quư-độc-giả b́nh-tâm đọc tiếp! 

Tiên-Hậu-Thiên:

Tự-quái-truyện nói: "Có trời đất, rồi sau muôn vật mới sinh ra". Có trời đất là quẻ thiên-điạ định-vị (Kiền-Khôn); rồi sau muôn vật mới sinh ra là "Đế xuất nơi quẻ Chấn". Dịch trước nói "tiên thiên nhi thiên phất vi" (định-vị-quái), rồi sau mới nói: "hậu thiên nhi phụng thiên thời" (xuất Chấn quái). Đó là tượng thiên-điạ vạn-vật tiên hậu văng lai. Nh́n h́nh dựng đứng th́ Kiền trên, Khôn dưới, nh́n ngang th́ Kiền nam Khôn bắc. Cho nên nam-bắc là thiên-điạ giao tức giao nghiă là vùng phụ-cận (neighbourhood). Đông-tây xuất-môn giao là sáng chiều. Tế trời triều-vị nơi nam-giao. Tiên-thiên Kiền là thiên-nam. Tế đất triều-vị nơi bắc-giao. Tiên-thiên, Khôn là đất, là bắc. Ban mai, mặt trời ở ngoài cửa đông. Tiên-thiên, Ly là mặt trời, là phương đông. Chiều tối, mặt trăng ở ngoài cửa tây. Tiên-thiên, Khảm là mặt trăng, là phương tây.  Tiên-vương chế lễ, lấy Kiền nam, Khôn bắc, Ly đông, Khảm tây làm chuẩn. Vạn-vật tạo lập đều theo gốc rễ, tức tiên-thiên. Trong Dịch, phàm nói tiên-hậu đều lấy nghiă tiên-thiên, hậu-thiên. Tỷ như quẻ Đồng-nhân, Tiểu-tượng hào cửu-ngũ nói: "Đồng-nhân chi tiên, dĩ trung-trực dă = thời đầu tiên quẻ Đồng-nhân là hợp đạo trung mà ngay thẳng". Tiên-thiên, Kiền-Khôn thiên-điạ nam-bắc trung-trực: hai hào giữa (hào nhị và hào ngũ) quẻ Kiền động-tác trung-trực, là ṇng cốt quẻ Đồng-nhân, nên mới nói: "Đồng-nhân chi tiên, dĩ trung-trực dă". Nam-bắc tiên-thiên Kiền-Khôn phụ-mẫu giao, đến lúc bất-giao ắt thành thiên-điạ Bĩ. Sau đó lúc Chấn hậu-thiên trưởng-tử xuất, vạn-vật mới vui. Thành thử ra, tiên-thiên nam-bắc thiên-điạ định-vị-quái là tiên bĩ, hậu thiên đông-phương đế xuất hồ Chấn quái, là hậu hỉ. Nên mới khởi: "Tiên bĩ hậu hỉ = trước bĩ sau mừng" (hào-từ thượng-cửu quẻ Bĩ). Để sang quẻ Chấn mới phục: "Hậu tiếu ngôn ách ách = sau cười nói khanh khách" v́ đế xuất nơi quẻ Chấn. Nói chuyện về Dịch mà chỉ biết quẻ Chấn con mà không lư ǵ đến hai quẻ Kiền-Khôn cha mẹ th́ bàn đến Dịch mà làm ǵ! Cho nên trong Thuyết-quái-truyện, Thánh-nhân thuyết Dịch, trước là "tiên-thiên định-vị-quái" rồi sau mới đến "Đế xuất hồ Chấn quái". Đó là lúc Thánh-nhân vẽ quẻ. Phải có một lúc chồng thành 64 quẻ, lại phải có một lúc khác sinh ra tượng một quẻ đi, một quẻ lại. Vẽ Kiền là trời, tượng ṿng, vẽ Khôn là đất, là tượng vuông. Kiền ṿng đi, Khôn vuông lại. Tiên-thiên đi, hậu-thiên lại. Lúc ấy 64 quẻ nơi Thượng-Kinh Kiền đi, Khôn lại, Truân đi, Mông lại, Khảm đi, Ly lại. Kiền-Khôn cuả Thượng-Kinh tức thị Hàm-Hằng cuả Hạ-Kinh. Hàm văng-quái, tức Kiền hoàn-văng, Hàm tốc, Hằng lai-quái, tức Khôn phương lai, Hằng cửu cho chí Kư-tế văng-quái, Vị-tế lai-quái. Kư-tế là quẻ đă qua, là tiên-thiên định-vị-quái; Vị-tế là quẻ sắp lại, là hậu-thiên xuất Chấn quái lai. Tiên-thiên, hậu-thiên, 64 quẻ, một văng, một lai. Văng lai khôn cùng, gọi là thông. Điều đó gọi là Dịch. Cho nên Kư-tế, Vị-tế văng lai kết-thúc. Lại trở về Truân văng, Mông lai cuả thuở ban đầu.

Thành thử ra, từ Truân văng-quái đến Kư-tế. sáu hào từ sơ nh́n lên thượng là văng-quái, sáu hào từ thượng nh́n lại sơ là lai-quái. Quẻ đi lại khôn cùng. Lúc vạch quẻ, tiên hậu không có vạch, tiên không vạch hậu, vạch văng, không vạch lai, rất ư là hợp-lư. Tượng văng lai ấy, văng là Kiền tṛn co, lai là Khôn vuông ruỗi. Tất cả 64 quẻ đều là Kiền-Khôn tṛn vuông văng lai cả.

Sáu mươi tư quẻ, sáu hào cương-nhu, đều là "Khôn dụng lục", đều là "dựng đạo đất là cứng với mềm", là Khôn vuông, tám quẻ, tám tám sáu tư mà hào dùng sáu, đều dựa vào "Khôn vuông lai" làm lợi cho "Kiền tṛn văng". Cho nên lời Thoán quẻ Khôn nói "tây-nam đông-bắc" là "Khôn vuông lai", là Khôn thẳng để vuông lại, là ruỗi, tây một thẳng, nam một thẳng, đông một thẳng, bắc một thẳng, thẳng để vuông, tây-nam, đông-bắc, là làm "Khôn vuông lai" nói lên điều đó, muôn vật lại mà ruỗi, lại mà ruỗi chính là "Kiền tṛn văng", ắt nói "tây-nam đông-bắc" là "Kiền tṛn văng", là Kiền cây thẳng rui cong, đi là co, đông một co, nam một co, tây một co, bắc một co. Co mà tṛn. "Đông-nam tây-bắc" là làm quẻ Kiền tṛn nói lên điều đó. Muôn vật văng co. Cho nên "Đếm cái trước th́ thuận, biết cái sau th́ ngươc, Dịch đếm ngược vậy". Trong Dịch nhật-nguyệt ngược mà Khôn vuông hữu lai, nên thuận, mà Kiền tṛn tả văng. Trong 64 quẻ Dịch, nên biết rằng đông, nam, tây, bắc là văng, tây, nam, đông, bắc là lai. Kiền tây-bắc làm Khôn đông-nam lai, vạn-vật lại, co mà thành hữu; Khôn tây-nam mà làm Kiền tây-bắc văng, vạn-vật văng, ruỗi mà thành vô. Khi nào không có Kiền th́ quẻ xung-đối trong hậu-thiên là Tốn thế chỗ; khi nào không có Khôn th́ quẻ xung-đối trong hậu-thiên là Cấn thế chỗ. Nên nhớ kỹ văng lai ấy, nhớ kỹ co ruỗi ấy. Phàm trong Dịch, quẻ nào có câu "lợi hữu du văng = có nơi tiến tới" là phải có "Khôn vuông lại, ruỗi". "Kiền tṛn văng", không co bởi chưng quẻ có câu "bất lợi hữu du văng = không có nơi tiến tới", có "Kiền tṛn văng, co" mà không có "Khôn vuông lại, ruỗi". Chẳng hạn như quẻ Vô-vơng, có Kiền tṛn ở ngoại-quái nên có lời Thoán "bất lợi hữu du văng". Có hội-thông điều lệ "thủ-vỹ nhất-quán" này, khi đọc Dịch mau hiểu lắm.  

BÀI TẬP 

Văng là từ nội-quái đi ra ngoai-quái; c̣n lai là từ ngoai-quái đi vào nội-quái. Hăy kiểm-điểm trong các Thoán-từ cuả 64 biệt-quái có bao nhiều lần xuất-hiện cuả đậu "Lợi hữu du văng" và bao nhiều lần xuất-hiện cuả đậu "Bất lợi hữu du văng"? Cắt nghiă lư-do. 

Đáp: "Lợi hữu du văng" xuất-hiện sáu lần trong Thoán-từ các quẻ: PhụcX, Đại-quá\, Hằng`, Tổni, Íchj, Quyếtk. "Tiểu lợi hữu du văng" xuất-hiện một lần duy nhất trong Thoán-từ các quẻ BíV (Hào sơ ở nội-quái có thể đi ra hào tứ cuả ngoại-quái, bảo tiểu là v́ chỗ đi là điạ-vị thấp ở ngoại-quái). C̣n "Bất lợi hữu du văng" xuất-hiện hai lần trong Thoán-từ các quẻ: BácW và Vô-vơngY (Thời Bác và thời Vô-vơng đều là thời-kỳ đen tối nên đi đâu cũng phải tội, phải vạ cả. Án binh bất động là thượng sách. Vả lại, quẻ Vô-vơng có ngoại-quái là Kiền).  

Khôn trực-phương và Kiền hoàn-đại:

Viên là tṛn về mặt h́nh dung c̣n hoàn tṛn là về mặt danh-vật. Phàm quẻ nội, ngoại đều là quẻ Khôn để trực-nội, phương-ngoại, ngơ hầu trực để phương (trực là xoay quanh tâm biến đổi một góc 1800; c̣n phương là xoay quanh tâm biến đổi hai lần một góc 900). Nói đúng hơn, trực là chuyển-động thằng xuyên-tâm, c̣n phương là chuyển-động ṿng tṛn quanh tâm. Tâm đây hẳn là h́nh chiếu cuả sao Bắc-đẩu trên mặt phẳng Hoàng-đạo. Xin xem số cấn đẩu chỉ, bên dưới.

H́nh 7.12 Ư-nghiă Động-học cuả KHÔN Trực-phương 

Gọi Oxy là hai trục toạ-độ cố định và Ouv là hai trục toạ-độ di-động. Gọi ij là hai vectơ đơn-vị trên hai trục toạ-độ Ou, Ov. Gọi α(t) là góc quay cuả Ouv đối với Oxy. Gọi ω(t) là vận-tốc góc cuả Ouv đối với Oxy. Theo Động-học (Kinematics), ta có:

di/dt = ω ;  dj/dt = -ωi

Ư-nghĩa toán-học cuả Khôn trực-phương c̣n thâm sâu hơn thế nữa, nếu ta xét biến-đổi cuả Radon, một toán-gia hoạt-động khoảng đầu thế-kỷ thứ 20, tăng cường bằng suy-luận cuả toán-gia Ron Graham cuả AT&T Bell Laboratories và thống-kê-gia Persi Diaconis cuả Viện Đại-học Stanford. Để minh-hoạ toán-thuyết lư-thú này, xin lấy thí-dụ Khôn trực-phương, tức thị một h́nh hộp vuông mà tám đỉnh có chứa tám bát-quái Tiên-thiên (H́nh 7.12). 

Gọi a, b, d, e, g là các trung-b́nh-trị tại các đỉnh A, B, D, E, G, trị-số tại A sẽ là:

a = (b + d + e) – 2g   

Trị-số trung-b́nh tại các đỉnh khác cũng được tính bằng các công-thức tương-tự. 

Quẻ Khôn ở tây-nam, trực để phương mà trực đông-bắc, bèn thành Cấn. Nên quẻ Khôn nói tây-nam, ắt kịp đông-bắc mà thành quẻ tương-trực-phương. Khôn trực-

H́nh 7.13 KHÔN Trực-Phương 

phương mà Kiền hoàn-đại ở đó. Chính là trực-phương-đại vậy (hào-từ lục-nhị quẻ Khôn). Ấy là lấy động-trực cuả Kiền-hoàn tây-bắc, ắt trực đông-nam bèn thành Tốn phương, mà Tốn là trực, đều do Khôn phương-trực mà ra (Tại điền cuả Kiền vốn là tượng trực-phương cuả Khôn). Đó chính là trực-phương-đại vậy (Hào-từ lục-nhị quẻ Khôn: Trực phương đại, bất tập vô bất lợi = Thẳng, vuông, lớn, không đợi phải học-tâp, mà không ǵ là chẳng lợi). Cho nên phàm quẻ, phàm hào bố-trí theo ngôi hoàn-

phương văng lai đều là quẻ trực-phương. Hào trực-phương là thập-nhật (giáp, ất, bính, đinh v.v.), là thập-nhị thần (tư, sửu, dần, măo v.v.), Kiền cán (thân cây) Khôn chi (cành cây), đều là Tốn mộc tương-trực. Trong tiên-hâu canh cuả Tốn, ngày canh trực-phương với ngày giáp. Với tiên-hâu giáp, trực để phương. Tiên-hậu canh, Tốn thân mệnh. Thân cuả th́n trực-phương với dần cuả th́n. Tiên-hậu giáp chung nhật dần, trực để phương vậy.  

Cả tiểu-đoạn trên xoay quanh hào-từ cửu-ngũ quẻ Tốn: "Tiên canh tam nhật, hậu canh tam nhật = Đinh ninh như trước ngày canh ba ngày, đắn đo như sau ngày canh ba ngày" và lời Thoán quẻ Cổ: "Tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật = ba ngày trước ngày giáp, ba ngày sau ngày giáp".  
 

LUẬN-GIẢ ÁN

Tốn yđộng hào ngũ thành quẻ Cổ R; Kiền nạp-giáp giáp. Toàn Kinh chỉ lệ-cử giáp, canh là để nói lên thiên-điạ chung thủy.

1) Theo Ngu-Phiên Chấn nạp canh, bảo là từ hào sơ đến hào nhị thành Ly, đến hào tam thành Chấn, Chấn chủ canh, Ly là nhật. Ba hào quẻ Chấn ở trước mặt nên nói là: "Tiên canh tam nhật", bảo là thời Ích v́ cả ba hào đều động. Động hào tứ đến hào ngũ thành quẻ Ly, chung thượng thành Chấn, hào cuả Chấn ở đằng sau nên nói là: "Hậu canh tam nhật". Cuối cùng chấn là trắng tột độ, ám-chỉ tốn trắng tinh. Cuối cùng chấn là quẻ sao-động.

2) Tử-hạ Dịch-truyện bảo: "Tiên giáp tam nhật là ngày tân, nhâm, quư. Hậu giáp tam nhật là ba ngày ất, bính, đinh." Mă-Dung nói: "Giáp tại phương đông, cấn tại đông-bắc, nên nói: tiên giáp. Tốn tại đông-nam, nên nói: hậu giáp. Sở dĩ trong 10 ngày chỉ xưng giáp, là v́ giáp là ngày khởi đầu. Cổ là đầu mối tạo sự. Nên cử sơ để rơ sự thủy. Sở dĩ nói ba ngày là v́ muốn tránh mang tiếng tàn-bạo, mới ra lệnh đă trách phạt ngay. Nên trước ra lệnh ba ngày và sau khi ra lệnh ba ngày, cho bá-tính rộng răi thi giờ thi hành nghiên-chỉnh để không phạm lỗi".

Cổ sơ biến thành Kiền, Kiền nạp-giáp giáp, vậy nên Kiền thành nơi giáp, nên mới nói: "Tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật". Tốn chung-biến thành Chấn, Chấn nạp-giáp canh, vậy nên Chấn thành nơi canh mà nói: "Tiên canh tam nhật, hậu canh tam nhật". Kiền dương là thủy (khởi sự), Khôn âm là chung (kết thúc), nên mới nói: "Chung thủy cuả âm-dương".             

Kiền cán (thân cây), Khôn chi (cành cây), trực-phương định. Tam-tài, 64 quẻ đều là Tốn-tề, mà phàm quái-hào văng lai, đương thời cuả Khôn tây-nam bèn lấy nghiă cuả Cấn đông-bắc tương-trực, đương thời cuả Cấn đông-bắc  bèn lấy nghiă cuả Khôn tây-nam tương-trực. Quái-hào văng lai, đương thời cuả Kiền tây-bắc bèn lấy nghiă cuả Tốn đông-nam tương-trực; đương thời cuả Tốn đông-nam bèn lấy nghiă cuả Kiền tây-bắc tương-trực. Các quẻ bát-phương khác đều hành-xử như vậy. Cho nên Khôn tây-nam trực-phương Cấn đông-bắc. Khôn/-Cấn- hợp thành quẻ điạ-sơn KhiêmO đông-bắc. Cấn đông-bắc trực-phương Khôn tây-nam. Cấn-Khôn hợp thành quẻ sơn-điạ Bác W tây-nam. Mà Khôn tây-nam là ngưu. Ngưu Bác bèn thành quẻ tây-nam (đoài-ly). Hoàng ngưu chi cách = Cái da con ḅ vàng (hào-từ sơ-cửu quẻ Cách). Nên chi đứng tại tây-nam ngoái cổ nh́n về Cấn đông-bắc bèn thấy phản-chấn (Chấn ngược). Chấn-Khôn hợp thành quẻ lôi-điạ Dự P tây-nam. Mà Khôn ở quẻ Bác nghiă là pḥng hoạn gần kề. Bèn là quẻ Dự vậy (dự-pḥng giết ḅ). Kiền tây-bắc trực-phương Tốn đông-nam. Kiền-Tốn là thiên—phong Cấu l đông-nam. Đông-nam Tốn trực-phương Kiền tây-bắc. Tốn-kiền là quẻ phong-thiên Tiểu-súc I tây-bắc. Mà kiền tây-bắc là ngựa. Mà ngựa là gia-súc, là quẻ tây-bắc trước sau (cấn-kiền = cấn mă Đại-súc Z = sơn-thiên Đại-súc). Cho nên đứng từ tây-bắc nh́n ngược về tốn đông-nam bèn thấy phản-đoài. Đoài-kiền là quẻ trạch-thiên Quyết k tây-bắc (quẻ tây-bắc đoài-khảm, đầm không nước là trạch-thủy Khổn o, kháp hợp với Tiểu-súc không mưa). Mà Kiền dương-tráng [Quyết mă tráng, tráng vu cưu = mạnh ở nét mặt (Quyết cửu-tam)] Nơi quẻ Tiểu-súc, thi-hành bên trên, là quẻ Quyết vậy (giải-quyết không mưa cuả Tiểu-súc). Ấy là lấy đoài tây-phương, trực chấn đông-phuơng, đoài-chấn là quẻ trạch-lôi Tùy Q, phương là đông đối tây. Đông-tây măo-dậu là cửa ngơ cuả trời đất, là đông đối tây. Măo là cửa măo mở. Tùy xuất môn giao (Tùy sơ-cửu). Từ phương đông nh́n ngược về đoài tây, bèn thấy phản-tốn. Tốn-chấn là quẻ phong-lôi Ích j phương đông. Ích để hưng-lợi, mà đoài tây, khôn tây-nam, kiền tây-bắc, Tuỳ phục-ngưu thừa mă, xuất môn giao hữu công (hào-từ sơ-cửu quẻ Tùy), bèn là quẻ Ích. Chấn đông-phương trực đoài tây-phương, chấn-đoài là quẻ lôi-trạch Quy-muội tây-phương. Đông tây, măo dậu là cửa ngơ xuất nhập cuả trời đất. Ấy là tây đối đông, pḥng là cửa pḥng đóng (măo phản-nhập tư Phục mở toang ra lại). Từ phương tây ngoái cổ nh́n về phương đông, chấn bèn phản thành cấn. Cấn-đoài là quẻ Tổn phương tây để viễn-hại, mà chấn đông-nam, tốn đông-bắc, cấn Quy-muội v: nữ đăi nam hành dă (con gái về đợi con trai mà đi vậy, quẻ Quy-muội cuả Tạp-quái-truyện), tức Khôn lư sương cuả quẻ Tiệm u. Tùy xuất môn, Tùy mà Quy-muội, nhập pḥng-hộ, vạn-vật hoá-sinh, bèn thành quẻ Tổn vậy. Thiên-điạ đông-tây, vạn-vật tùy-tùng mà Quy-muội, ắt trực-phương xuất-ngoại nhập-nội, mà đạo nội-ngoại cuả quẻ Khôn y-nhiên thượng tại vậy. Sáu mươi tư quẻ, 384 hào, văng lai nơi ngôi, đều theo phép nêu trên mà xem quẻ, xét hào. Vạch quẻ Dịch đều nhất nhất bầy ngay trước mặt. Có thể dùng lư mà chỉ điểm, quẻ Khôn trực-phương quả là như vậy. Đă biết Khôn trưc-phương rồi, ta sẽ từ từ nói đến Kiền đối-thời.       

Kiền đối-thời:

Trước khi đọc tiếp xin thức-giả cần-cù ôn lại mục nhi-thập-bát tú nơi bài 03 và mục 72 hậu nơi bài 12.

Quẻ Kiền đối-thời tức quẻ Khôn trực-phương: nơi phương-vị quẻ Khôn th́ nói trực-phương, nơi thời-hành quẻ Kiền th́ nói đối-thời. Chấn đông-phương giáp-ất, Đế xuất, Đế-Ất, Chấn ất xuất. Th́n đông-nam là chấn vậy. Kiền tây-bắc động-trực tức đông-nam. Th́n tháng ba là đối-thời cuả tuất tháng chín. Kiền tuất tháng chín đối chấn th́n tháng ba. Xuất kiền, chấn là mệnh trời, là quẻ gầm trời sấm động, muôn vật không làm càn bậy, lấy sự tốt tươi đối phó với thời-tiết mà nuôi muôn vật (Lời Tượng quẻ Vô-vơng). Quẻ đối-thời từ đó mà trồi ra, bèn là quẻ trực-phương. Khôn phương-trực tại nơi quẻ Tốn tháng ba, th́n đông-nam mà đối-thời với quẻ Kiền, thời đối tại chấn tháng chín. Tây-bắc tuất, tây-bắc Kiền là quẻ đối-thời nuôi vật. Thời hành Vô-vơng. Chấn phương đông và muà xuân đối thời trọn vẹn với đoài phương tây và tú Tất. Đoài phương tây và muà thu đối-thời với chấn phương đông và tú Tâm. Ly phương nam và muà hạ, đại-vũ hành đối-thời với khảm phương bắc kư b́nh. Khảm mùa đông, hậu "nước bắt đậu cạn" đối-thời với ly phưong nam quẻ kiền. "Thời Kiền lớn vậy thay!" chính là "Thời Giải lớn vậy thay!". Quẻ chấn muà xuân lấy đối với "Thời Di lớn vậy thay!" Quẻ đoài muà thu đối thời với Di phất-kinh (trái với lẽ thường), lư-giải Di loạn-nghịch vậy. Đông-tây, kim-mộc đó khắc nhau là đối-thời vậy. "Thời Cách lớn vậy thay!", ly muà hạ lấy đối với "Thời Đại-quá lớn vậy thay!". Quẻ khảm muà đông, về mặt đối-thời là: Đại-quá thời đổi triều-đại không thể phụ-giúp ǵ được, không thể làm được ǵ cả. Nam-bắc thủy-hoả tương sinh ấy là đối-thời vậy. Ấy là lấy "Thời-nghiă cuả Lữ lớn vậy thay". Cấn dần lấy thời-nghiă lớn vậy thay cuả đối-tượng. Khôn thân đối thời với thời-nghiă cuả "Dự hành sư" (Lời Thoán quẻ Dự), cuả "Lữ tức thứ = xa quê đến ngủ quán trọ" (hào-từ lục-nhị quẻ Lữ), cuả "Lữ bế quan (?), cuả "Dự đăi bạo" (?). "Thời-nghiă Cấu lớn vậy thay!", tốn tị lấy đối với "Thời Độn lớn vậy thay!", kiền hợi. Cấu gặp nhau, Độn đổi đời, Độn độc-lập, Cấu xa dân, thời-nghiă cuả chúng là đối-thời vậy. Kiền đối thời, Khôn thiên-hạ tùy thời, nghiă cuả "Tùy thời lớn vậy thay" đều là "Kiền lớn vậy thay vậy". Cho nên, đối-thời, thập-nhị thời-vị đều là trực-phương, thập-nhị thần-thời đều là đối-thời. [Cho nên tháng giêng thất-chính th́ tháng bẩy gió mát không đến; tháng bẩy thất-chính, đại-hàn cuả tháng giêng không giải-toả. Tháng ba thất-chính, tháng chín sương không rơi; tháng chín thất-chính th́ tháng ba gió xuân không cứu giúp (thổi). Mười hai tháng chính-trị cuả Hoài-nam-tử (006, tr. 212-270) đều là đối-thời vậy đó]. Quái-hào văng lai cuả Dịch, tương-trực, tương-đối đều là thần-vị (cung tư, sửu, dần, măo v.v.) ấy, thần-thời (bốn muà xuân, hạ, thu, đông) ấy cả, mà Dịch-đạo biến-hoá, đều có điển-thường, mà ta có thể thấy được phương-thể (thể vuông) cuả quẻ. 

Tượng-Số:

Với Dịch-Kiền-hoàn, "Thần vô phương nhi Dịch vô thể = Thần không có phương-sở mà Đạo Dịch không có h́nh thể" (Hệ-Thượng IV/4), mà đức cuả 64 biệt-quái vuông đều có thể vuông cuả Khôn. Nên hào nhị cuả Khôn mới nói: "Trực-phương", hào ngũ cuả Khôn mới nói: "Cư thể". Sáu mươi tư quẻ đều từ Khôn vuông ra, 384 hào đều có ngôi vuông. Ngôi vuông lập-định, số 10 ngày, số 12 thần cuả Dịch, Kiền hoàn lưu-hành từ ngôi Khôn vuông. Ấy là trời đất từ thuở ban đầu đă có tượng, rồi sau mới có lớn lên, có lớn lên rồi sau mới có số. Tượng-số, trời đất bắt đầu từ trời 1, đất 2, rồi kết-thúc ở đất 10. Thông-lư trong Khôn là dựa vào điều cổ-nhân biện lẽ đều có tiên-tượng-số, thông-lư với Khôn vuông, chính là "Bẩy mươi tuổi, theo ḷng muốn mà không vượt qua khuôn phép" (Luận-Ngữ II/4). Người đời sau thuyết-lư đều không có tiên-tượng-số, đối với phương-thể cuả Khôn không làm trung-thông-lư. Cho nên trong "Thuyết-quái-truyện", Thánh-nhân thuyết Dịch, thiên-điạ tham-lưỡng nói số, nhật-nguyệt dịch văng lai, thuận-nghịch th́ nói số; vạn-vật, chấn phương đông, đoài phương tây, cấn đông-bắc th́ nói phương. Kiền là trời, là tṛn, cho đến đoài là đầm th́ nói tượng. Thánh-nhân nói về quái, không nói về bản-quái, mà nói về quẻ ấy, quẻ nọ. Khi bàn về hào cũng là bàn về hào nọ, hào kia. Cho nên trong Thập Dực, nói về quẻ, nói về tượng, nói về số, nói về phương-quái cốt để dạy người ta về phép nói về quẻ. Khí nói lẽ tại Khôn thể vuông mà thôi. Khôn thể vuông đă lập rồi, mới có quyền bàn đến các lệ quẻ tương-thác và hào tương-tạp.

 

Bát-quái tương-thác (trigram complementation):

Thuyết-quái-truyện III/1 nói: "Thiên-điạ định-vị, sơn-trạch thông-khí, lôi phong tương bạc, thủy hoả bất tương-dịch, bát-quái tương-thác = Trời đất định ngôi, núi đầm cùng thông hơi, nước lửa không nhàm chán nhau, tám quẻ cùng giao nhau". Đoạn văn này dạy ta phép làm quẻ giao nhau. Xin lấy quẻ Kiền làm tỷ-dụ, các quẻ khác cứ theo đó mà suy ra. Như quẻ Kiền dùng phép "Thiên-điạ định-vị thác": sáu hào quẻ Kiền, hạ-quái "Kiền vi thiên" dùng "Khôn vi điạ" thác và lấy tượng "Thiên tôn điạ ty, Kiền Khôn định hỹ = Trời tôn đất thấp th́ đạo kiền khôn đă định vậy" (Hệ-Thượng I/1); sáu hào quẻ Kiền, thượng-quái "Kiền vi thiên" dùng "Khôn vi điạ" thác và lấy tượng "Ti cao dĩ trần, quư-tiện định hỹ = Thấp cao bầy ra, th́ sang hèn chia thành ngôi vậy" (Hệ-Thượng I/1).        

Thiên-điạ định-vị: kiền thác khôn thành thiên-điạ Bĩ L; khôn thác kiền thành điạ-thiên Thái K. Sơn-trạch thông-khí: cấn thác đoài thành sơn-trạch Tổn i; đoài thác cấn thành trạch-sơn Hàm _. Lôi phong tương-bạc: chấn thác tốn lôi-phong Hằng `; tốn thác chấn thành phong-lôi Ích j. Thủy hoả bất tương-dịch: khảm thác ly thành thủy-hoả Kư-tế %,; ly thác khảm thành hoả-thủy Vị-tế. Bát-quái thiên-điạ thượng-hạ, Bĩ-Thái, Kư-tế-Vị-tế trị-loạn. Trong khi đó, Tổn-Ích thịnh-suy, Hàm-Hằng cửu-viễn (Tạp-quái-truyện). Quẻ tiên-thiên định-vị đều là tiên-định. Cho nên quẻ thiên-điạ định-vị, thác Kiền-hạ, thác khôn; thiên-tôn điạ ty, kiền khôn định hỹ, kiền thượng thác khôn,

H́nh 7.14 Thiên-Điạ Định-Vị Bát-Quái Thác
 

kiền khôn định hỹ, kiền thượng thác khôn, ty cao dĩ trần, quư-tiện vị hỹ, quẻ đều là đầu quẻ tiên-thiên định-vị, quẻ thác-định vậy, quẻ ngôi vậy.

Quẻ Truân C, hạ-quái chấn thác tốn, thành ra Tỉnh p. Đối chiếu Truân với Tỉnh: hào-từ sơ-cửu quẻ Truân th́ nói: "Bàn-hoàn", c̣n quẻ Tỉnh th́ nói: "bàn-thạch dưới đáy giếng (Tỉnh) th́ có cây hoàn- trung-thông". Quẻ Truân, thượng-quái khảm thác ly, thành ra Phệ-hạp U. Truân th́ thiên-điạ cương-nhu thủy-giao c̣n Phệ-hạp th́ thượng hạ hợp, thiên-điạ lục-hợp! Đó chính là Truân kinh-luân vậy. Như Mông D, hạ-quái khảm thác ly, thành ra Bí, Truân, "Thiên-điạ thủy thảo-muội", Mông, "sinh nhân bí nhân văn thủy", là đồng-mông vậy. Mông thượng-quái cấn thác đoái, thành ra Khổn, ắt Mông vẫn hoàn Mông. "Có lời mà không tin" chính là Khổn-Mông vậy. Như Nhu, hạ-quái kiền thác khôn, thành ra Tỷ, "Tỷ lạc", c̣n Nhu E "ẩm thực yến-lạc"; thượng-quái khảm thác ly, thành ra Đại-hữu, Nhu , quẻ khảm văng-lai hữu công mà thoái bắc th́ bại, Đại-hữu N "tích trung bất bại", chính là "Nhu kính thận bất bại" vậy. Như Tụng F, hạ-quái khảm thác ly, thành ra Đồng-nhân M, Đồng-nhân "thiên dữ hoả thân", c̣n Tụng th́ "thiên dữ thủy bất thân". Tụng, thượng-quái kiền thác khôn, thành ra Sư G, Đồng-nhân "sư ngôn tương-khắc ", Tụng, Tụng "sư lợi chấp ngôn" ngôn chấp bất khắc tụng. Như Sư, hạ-quái khảm thác ly, là Minh-di d, Sư "thất luật dư thi = làm mất kỷ-luật, xác chết chở từng xe", là "Minh-di chu dă". Sư, thượng-quái khôn thác kiền, thành ra Tụng, Tụng là tiểu-nhân, "Hoặc tích chi tam sỉ = ba lần bị lột chức hoặc lột áo", c̣n Sư quân-tử được "Tam tích mệnh = ba lần được trao mệnh".                   

Tất cà các điều-mục trên chính là bát-quái tương-thác để thác 64 quẻ thượng-hạ vậy.  

Lục-hào tương-tạp (line hybridation)

Trong Dịch, quẻ th́ nói: "Bát-quái tương đăng = tám quẻ cùng động chạm nhau" (Hệ-Thượng I/2), c̣n hào th́ nói: "Lục hào tương tạp, duy kỳ thời vật dă = Sáu hào cùng lẫn lộn, đó là sự vật cuả từng lúc" (Hệ-Hạ IX/1). Văn-Ngôn cuả Kiền-Khôn chính là "Sáu hào cùng lẫn lộn, bảo rằng văn". Thành thử ra, chấn, khảm, cấn là ba hào cuả kiền, tốn, ly, đoài, là ba hào cuả khôn. Ba hào cuả kiền và ba hào cuả khôn là sáu hào lẫn lộn. Kiền hào sơ-tam-ngũ tạp bảo là văn, cấn thành ngôn, là có Kiền Văn-Ngôn; khôn hào nhi-tứ-thượng tạp bảo rằng văn, đoài duyệt ngôn. Tạp bảo rằng văn là có  Khôn Văn-Ngôn. Cho nên, Kiền-Khôn lục-hào thiên-điạ tạp: ngũ Khảm huyền, nhị Ly hoàng. Ôi! Huyền hoàng là thiên-điạ tạp. Sáu hào tương-taạ lấy khôn làm văn mà tạp. Dịch-hào có thứ-bực gọi là vật. Vật tương-tạp là văn. Vật 1 chẳng có văn nên không tạp. Như quẻ Phục, quẻ Sư, quẻ Khiêm, quẻ Dự, quẻ Tỷ, quẻ Bác, một hào cương, Vật 1 chẳng có văn nên không tạp. Như quẻ Truân, quẻ Mông, hai hào cương, hào có thứ bực, lấy khôn làm văn tương-tạp, lấy Tỷ hào, Phục hào tạp quẻ Truân, Sư hào, Bác Hào tạp quẻ Mông. Đấy là quái hào cương nhu tạp-cư: Truân cư bất thất, Mông tạp nhi trứ, mà cương-nhu tạp-cư, là lấy Truân, Mông khởi đầu tạp quẻ mà nói. Lục hào tạp như Tỷ Phục tạp Truân. đấy là Tỷ bất-an-phương, Truân bất-an-hầu, Phục thập niên đạo phản, Truân thập niên phản thường. Như Sư, Bác tạp Mông: Sư, phỉ ngă cầu đồng mông, Bác kích vậy, mà Sư kích Mông vậy đó. Như Tỉnh, Phục tạp Nhu, đúng là âm-thực chi đạo bất cùng. Như Khổn, Bác tạp Tụng: Khổn, hữu ngôn bất tín, Tụng, hữu phu trất, tiểu-nhân, chung bất khả dụng, bác chi. Tụng thụ phục sỉ (lột chức) chi. Như Tốn, Phục tạp Tiểu-súc: Tốn, nhu đạo khiên; phục tự đạo, khiên phục. Tốn là mắt nhiều ḷng trắng; Tiểu-súc, phu thê phản mục. Như Quan, Quy-muội tạp Lư: Lư, vũ-nhân, Quan tiến-thoái, c̣n quy-muội th́ "Diểu năng thị, bí năng lư". Cho nên 64 quẻ Dịch đều là "Sáu hào cùng lẫn lộn". Duy quẻ Kiền lẻ, một hào lẻ, vật 1 chẳng có văn nên không tạp, mà Khôn quẻ chẵn, một hào chẵn. Như quẻ Cấu, quẻ Đồng-nhân, quẻ Lư, quẻ Tiểu-súc, quẻ Đại-hữu, quẻ Quyết là Khôn làm văn, một hào nhu chủ-quái, đa-tạp. Cho nên, Văn-Ngôn mới nói: "Thiên-điạ chi tạp, tạp tại Khôn quái, bất tạp tại Kiền quái". Câu "Lục hào tương-tạp, văn bất đáng, cát hung sinh, đạo hữu biến-động" ấy, có thể thấy nơi "văn tạp cát hung". Thập Dực hay đề-cập "tạp". Tạp-quái-truyện chính là Dich-lệ liên-quan đến "tạp". Cho nên "Bát-quái tương thác, lục hào tương-tạp" đầy đủ cả trong Thập Dực vậy. 

Lục-hào tạp vật soạn đức:

Hệ-Hạ IX/3 nói: "Nhược phù tạp-vật soạn đức, biện thị dữ phi, tắc phi kỳ trung-hào bất bị = C̣n như việc dọn đặc-tính tạp-vật, xét phải trái, không dùng trung-hào th́ chẳng hoàn-bị". Trung-hào, nhị và tứ "đồng công nhi dị vị" (Hệ-Hạ IX/5), tam và ngũ đồng công nhi dị vị (Hệ-Hạ IX/6). Trung-hào nhị-tứ-tam-ngũ đồng-dị đều gốc ở hai quẻ Kiền, Khôn. Như hào nhị quẻ Kiền biến thành hào nhị quẻ Khôn, sẽ cho quẻ Đồng-nhân, chính là nhị-tứ "Đồng-nhân thân dă" (Tạp-quái-truyện quẻ Đồng-nhân). Mà tam và ngũ cuả Kiền biến ra lục-tam, lục-ngũ cuả Khôn, thành ra Khuê, 'Đồng nhi dị', tức là chữ 'dị'. Ấy là nhị và tứ đồng công nhi dị vị, tam và ngũ đồng công nhi dị vị (Hệ-Hạ IX/6), từ đó sinh ra. Bởi vậy, Kiền trên dưới có Đồng-nhân, tức là chữ 'thân'. "Đồng thanh tương-ứng, đồng-khí tương cầu" (Kiền Văn-Ngôn 8), là gốc cuả "Đồng-nhân thân nhi Khuê dị" (Tạp-quái-truyện). "Bản hồ thiên thân thượng, bản hồ điạ thân hạ" (Kiền Văn-Ngôn 8), ắt loại nào ra loại nấy, là chữ 'đồng', chữ 'thân' mà nghiă hơi khang khác. Vậy nên, nhị và tứ, tam và ngũ, "đồng công nhi dị vị" vậy. Cho nên Gia-nhân là chữ 'gia', 'khuê cô' là chữ 'cô'. 'Gia-nhân, nội dă' là chữ 'nội' (Tạp-quái-truyện), 'Khuê, ngoại dă' (Tạp-quái-truyện), là chữ 'ngoại dă', là chữ 'ngoại'. Kiền nhi-ngũ tam-tứ hào biến Khôn, ắt tượng nhị-ngũ tam-tứ tại Khôn. Khôn 'tích thiện chi gia, tích bất thiện chi gia' Văn-Ngôn 5), là chữ 'gia'. 'Kính dĩ trực nội' (Khôn Văn-Ngôn 6), là chữ 'nội'. 'Nghiă dĩ phương ngoại', là chữ 'ngoại' (Khôn Văn-Ngôn 6).  'Kính nghiă lập nhi đức bất cô' (Khôn Văn-Ngôn 6), là chữ 'cô. Về mục 'Đồng công dị vị, nhị-tứ tam-ngũ trung-hào', thánh-nhân định lệ, một chữ cũng không loạn-dụng. Cho nên trung-hào tứ và ngũ tạp-vật, tạp quẻ nào, trung-hào tam và ngũ tạp-vật, tạp quẻ nào, biện thị-phi. 64 quẻ đều biện-tạp cuả chúng. Như trung-hào Quẻ Truân tạp Bác, là Bác 'bất lợi hữu du văng', là Truân 'Vật dụng hữu du văng' vậy. Như trung-hào quẻ Mông tạp Phục, là Phục, Mông 'Sơ phệ cốc', phản phục 'tái tam độc, độc tắc bất cốc' vậy. Trung-hào nhị và tứ, tam và ngũ, vị dị công đồng, 'hào hào thị-phi tương dữ', là dịch-lệ. Sơ đó, thượng đó, nhị-thượng tạp, ngũ-sơ tạp. Như quẻ Truân, ngũ-sơ tạp Di, Truân 'kinh-luân', Di 'phất kinh'. Nhị-thượng tạp Tỷ, là Truân 'bất an', Tỷ 'bất an' vậy. Như quẻ Mông, ngũ-sơ tạp Sư, 'kích đồng Mông', Sư 'trượng nhân', nhị-thượng tạp Di, là Mông 'dưỡng chính', Di 'dưỡng chính'. Trung-hào nhi-tứ, tam-ngũ tạp là tượng vậy. Trung-hào tạp dễ hiểu rơ. Như Thái tạp Quy-muội là 'Đế Ất quy-muội' vậy đó. Quan tạp Bác là tượng Bác, Quan vậy. Tiết tạp Di là  'tiết di ẩm thực' vậy đó. Nhị-thượng-ngũ-sơ tạp dễ hiểu rơ. Như Trung-phu tạp thượng-hạ Tổn, Ích được 'trung' cuả Trung-phu vậy đó. Đại-quá tạp bản-mạt, là Cấu ngộ vậy, quyết cương-quyết vậy, thành Đại-quá điên đó vậy. Các lẽệ nêu trên đều là sáu hào cùng trộn lẫn mà văn cát-hung, Tạp-quái-truyện đều là lệ tương-ứng. Cho nên trong Dịch, xem xét trên dưới trung-hào là đi được quá nửa đường rồi. Người đời sau không hiểu 'lục hào tương-tạp' nên gọi điều đó 'hỗ-quái'.
 

  

 

 

Xem Kỳ 82

 

 

 

 

GS Nguyễn Hu Quang
Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

  

 

 

www.ninh-hoa.com