www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Hán Việt Dịch S Lược 

Giáo Sư
Nguyễn Hữu Quang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Main Menu

 
 


HÁN VIỆT DỊCH S LƯỢC

GS Nguyễn Hữu Quang

Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

 

 

CHƯƠNG 17

 

TAM GIÁO DỊCH

 



 

 (Tiếp theo Kỳ 140) 
 

Thiền Giải Dịch 
 

Muốn hiểu Thiền-giải Dịch cần nghiên-cứu sâu rộng về Phật-giáo Thiền-tông. 

Muốn hiểu Thiền-giải Dịch cần nghiên-cứu kỹ-lương quyển Chu-Dịch Thiền-giải (315) cuả Đại-sư Ngẫu Ích Trí-Húc.  

Sau bài tựa rất ư là Thiền viết năm 1641, tác-giả dẫn-dắt độc giả vào cuốn Thượng-Kinh Vạn-cổ bất-biến này và chứng-minh là nhất-thiết quái hào tuy giao-dịch, biến-dịch đấy, tựu kỳ trung bất biến tùy duyên. Lĩnh-vực cuả Dịch là Tứ-tất-đàn 悉檀 (siddhānta) tức: Thế-giới Tất-đàn (vũ-trụ-quan, thế-giới-quan), Các các Vi nhân Tất-đàn (nhân-sinh-quan), Đối-trị Tất-đàn (luận-lư-quan) và Đệ-nhất-nghiă Tất-đàn (đạo-tâm-quan). Trong mỗi quẻ, mỗi hào, tác-giả bao giờ cũng đồng thời nói lên quan-điểm cuả phật-pháp (Phật-hoá), cuả thế-đạo và cuả nhất thiết những ai quan-tâm đến nhân-quần, xă-hội. Sau Chính-Kinh, đại-sư thông Nho này mới bàn đến Truyện. Và Ngài đă giải-toả được điều tôi vẫn ấm-ức bấy lâu nay. Số là Tống-Nho Âu-dương Tu, trong 'Dịch Đồng-tử Vấn' (338, tr. 105-112), là người đầu tiên nêu lên nghi-vấn Đức Khổng-tử không phải là tác-giả 'Thập Dực' tức 10 Truyện. Cho nên ở cuối 'Thuyết-quái' sau khi ngợi khen Nhất-thiết chư-pháp y-chính nhân-quả cũng như văn-chương thác-tổng biến-hoá cuả Truyện này, Ngài mới kết-luận: “Thủ-bút cuả Chân-thánh-nhân, Tử-Hạ làm sao mượn nổi một chữ vậy. Hủ-nho Âu-Dương lại nghi không phải do Thánh-nhân làm ra. Hẹp ḥi thay! Hẹp ḥi thay!" Khi luận về số cuả Hà-đồ Ngài có viết: "Thế-gian lấy 1 làm thủy, lấy 10 làm chung. Hoa-nghiêm lấy 10 biểu-đạt vô-tận. Mới hay thủy-chung không nẩy ra từ một Tâm, một hạt bụi (lân-hư trần) hay một sát-na vậy”. Chung quy, Ngài cho rằng một giờ, một khắc, một cổ kim cũng chỉ là một trong 64 quẻ. Nếu hướng về các quẻ mà ngộ, lo ǵ chẳng vào được Pháp-giới Hoa-Nghiêm sự sự vô-ngại. 

Năm 1998, Sa-môn Thích Vĩnh Định đă nối chí Ngài mà viết ra sách Dịch Quái Tâm-Giải 易卦心解 (414), dùng Thiền giải Dịch qua 9 quẻ: Kiền A, Khôn B, Truân C, Mông D, Nhu E, Sư G, Phục X, Vô Vơng Y và Đại-Súc Z. Tỷ như sáu hào quẻ Kiền th́ ông giải-thích như sau:

Sơ cửu:Tiềm long = lánh đời, chờ thời như Gia-cát Khổng-minh;

Cửu nhị: Hiện long = giúp đời, nên lợi ra mắt đại-nhân;

Cửu-tam: Chung nhật kiền kiền = cứu đời, nên suốt ngày lo ngay ngáy;

Cửu-tứ: Hoặc dược tại uyên = ngôi không chính nhưng chưa đến nỗi nào nên không lỗi, tiếp-cận quân-vị nên lợi ra mắt đại-nhân;

Cửu-ngũ: Phi long tại thiên = Rồng tự do bay lượn giữa thinh không, nên quân-tử thi-hành mỹ-chính để làm lợi cho thiên-hạ;

Thượng-cửu: Kháng long hữu hối = không thức thời, nên sẽ hối-hận.

Dụng cửu: Hiện quần long vô thủ, cát = hào này biểu-thị thiên-đức để làm lợi cho dân, nên phải chí khiêm, chí hư. 

Mặt khác, cận-nhân Phan Vũ Đ́nh潘雨廷(1925-1991) đă dùng Dịch giải Thiền: ông chứng-minh được là Dịch bao trùm Hoa Nghiêm Tụng tức thị nghiệm đúng định-lư Bolzano Weierstrass; Hà-đồ là  đồ-biểu chính tắc của Thập-phương Ngũ-thập-tam Tham của Hoa Nghiêm; Lạc-thư liên-quán với Cửu-hội, Thất-xứ của Kinh Hoa Nghiêm; ta biết rằng Cửu-hội của Hoa Nghiêm kết thúc nơi Ngũ-thập-tam Tham của Đồng-tử Thiện Tài, chứng-nhập pháp-giới, đốn tiệm viên-dung, quy hồi nơi mười đại-hạnh-nguyện của Bồ-tát Phổ Hiền v.v. Xin tham-duyệt sách Dịch Dữ Phật Giáo, Dịch Dữ Lăo Trang 易與佛教,易與老 của ông (428), do Liêu-ninh Giáo-dục Xuất-bản-xă xuất-bản.  

          Trong phần đầu Âm-phù-kinh có câu:

          "Vũ-trụ tại hồ thủ, Vạn-hoá sinh hồ thân (Vũ-trụ nằm trong bàn tay ta, vạn-hoá lưu-hành trong thân thể ta)".

手。       Vũ-trụ tại hồ thủ.             Vũ-trụ ở nơi bàn tay ta.

身。   Vạn-hoá sinh hồ thân.   Vạn-hoá sinh nơi thân ḿnh ta.

Tại sao vậy? Câu này thích nghiă hai bàn tay ta khi khum úp lại, không những đă biểu-đạt cả ba khoa Cổ-thiên-văn Cái-thiên, Tuyên-dạ và Hồn-thiên, mà c̣n chất chứa Bát-quái Tiên-thiên trong ḷng bàn tay, tả-tuyền, hữu-chuyển theo lực Coriolis để tạo nên 8 quẻ thuận-nghịch. 56 biệt-quái c̣n lại nằm gọn lỏn "Nghé Họ", hai tiếng này có nghiă là mệnh-lệnh cho trâu ḅ quay trái, quay phải (boustrophedon, do tiếng Hy-lạp bous = con ḅ và strephein = quay lại) và xuôi ngược trên 28 lóng ngón tay theo đúng tŕnh-tự Tạp-quái-truyện mà Khổng-Tử đă đề ra. Đấy là chưa kể đến Quán nằm dọc chu-vi ḷng bàn tay hoặc 4 Viên-đồ Biệt-quái đặt trên hai mặt trái, mặt phải hai bàn tay. Hơn nữa, con người quả là kỳ-công tạo-hoá, trong đó nhiều hiện-tượng sinh-hoá, di-truyền, điện-từ, điện-tử, điện-toán v.v. đều có thể xẩy ra như trong thiên-nhiên vậy. 

          Câu kết cuả Âm-phù-kinh (430):

          "Âm-dương tương thắng chi thuật, chiêu chiêu hồ tấn hồ tượng hỹ = Thuật âm-dương thắng nhau, bầy tỏ rơ rêt và tiến hành nơi tượng". 

 

         Đạo trời đất thẩm thấu lẫn nhau, nên âm-dương thắng nhau. Nay lấy đại-tượng tiên-thiên mà thích nghiă. Từ Phục sang Di, sang Truân, sang Ích, sang Chấn, cho chí Đại-hữu, rồi Quyết, Quyết rồi Kiền, dương dần tăng mà âm dần tiêu (Nửa trái đi theo chiều lượng-giác). Từ Cấu sang Đại-quá, sang Đỉnh, cho chí Khôn, âm dần tăng mà dương dần tiêu (Nửa phải đi theo chiều kim  đồng-hồ). Đó là giai-đoạn đầu. Xem tượng mà quan-sát, ắt dễ hiểu. Hoặc giả lấy 64 quẻ mà quản-trị một quẻ, tỷ như Phục, sơ-hào biến, số th́ lấy toàn-tượng (tiên-thiên đại-tượng), làm thành lưỡng-nghi mà quan-sát. Hào nhị biến Lâm, lấy toàn-tượng làm tứ-tượng mà quan-sát. Tam-hào biến Minh-di, lấy toàn-tượng làm  bát-quái. Hào tứ biến Chấn, lấy toàn-tượng làm thập-lục sự mà quan-sát. Hào ngũ biến Truân, lấy toàn-tượng làm 32 á-quái mà quan-sát. Hào thượng biến Di, lấy toàn-tượng làm 64 mà quan-sát. 64 là toàn-số cuả quẻ, hợp làm thái-cực. Phục cũng là thái-cực vậy. Di cũng là thái-cực vậy. Quái-số tẩm-trưởng, tượng-số tẩm-tiêu (phân-số cuả tiên-thiên đại-tượng). Tượng-số tẩm-trưởng, quái-số tẩm-tiêu. bất kỳ quẻ nào cũng có thể là thái-cực, lưỡng-nghi, tứ-tượng, bát-quái cho chí 64 quẻ. Đó là giai-đoạn thứ nh́. Lại lấy quẻ Kiền, sơ-hào biến Cấu, quái-số Cấu là 32, tượng-số Cấu là 2, hào nhị biến Độn, quái-số Độn là 16, tượng-số Độn là 4. Hào tam biến Bĩ, quái-số Bĩ là 8, tượng-số Bĩ cũng là 8. Hào tứ biến Quan, quái-số Quan là 4, tượng-số Quan là 16. Hào ngũ biến Bác, quái-số Bác là 2, tượng-số Bác là 32. Hào thượng biến Khôn, số là 1, c̣n tượng là thái-cực. Tức thị 64 quẻ hoàn-bị. Đó là giai-đoạn thứ ba. Phục bảo là đệ-biến, Kiền bảo là lũy-biến, biến không ngoài hai loại đó mà lũy-biến là hậu-thiên biến trong tiên-thiên. Đệ-biến là tiên-thiên tự biến. Trong tiên-thiên, một âm đối một dương, mà chưa tùng là âm-dương, tương-bổ mà hồn đồng. Là cái mà Trang-tử bảo là: lơi cốt là trung-tâm cuả ṿng, để ứng với vô cùng. Phải là một vô-cùng, trái cũng là một vô-cùng (Nam-Hoa Kinh, Tề Vật Luận, 308, tr. 182). Phải-trái song hành, công lao trở thành hoà. Thượng-văn nói: trời đất muôn vật sinh. Đó là đạo chí-tĩnh. Bèn lấy quái-tượng hoặc thi-quy mà chỉ bảo. Là khí-cụ cuả thuật âm-dương thắng nhau. Bầy tỏ rơ rêt và tiến hành nơi tượng để khế-hợp. Tượng cuả thánh-nhân cũng có thể chấp-tŕ mà quan-sát. Phân biệt đạo-khí, tại con người thi-hành hay không mà phán-quyết. Âm-phù-kinh phát-ẩn, để lập đạo chí-tĩnh. Luật-lịch không tài nào khế-hợp. Là không Như-lai Tạng. Vin có kỳ-khí là sinh vạn-tượng. Bát-quái giáp-tư, thần cơ quỷ-tàng, là không bất không Như-lai Tạng, trực-hiển trung-đạo, tương chuẩn đệ-biến. Hai cái c̣n dư cũng nhất nhất tương chuẩn. Đặc-biệt nơi tiếng khí, nơi bốn tiếng 'thần cơ quỷ-tàng', chưa xác thiết được mà thôi. Theo tôi, thánh-nhân tức đạo, đạo ngụ nơi khí, tức do khí mà thấy thánh-nhân. Kẻ hạ-học có thể trở thành bậc thượng đạt.

 

THƯ TỊCH KHẢO

  

039 Tham-đồng-khế Chân-chỉ 參同契真指, tam-bản, Đông-Hán ●  Ngụy Bá Dương  魏伯陽Chân-nhân trước, Thê-vân-sơn Ngô-nguyên-tử Lưu Nhất Minh 棲 雲 山悟元 子 劉 一 明 giải, Chân Thiện Mỹ Xuất-bản-xă, Đài-bắc, tháng 11-1983. 

308 ¢ Trang-tử Nam-Hoa-Kinh (Nội, Ngoại và Tạp-Thiên), Thu Giang Nguyễn-Duy-Cần dịch và b́nh-chú, Khai-Trí, Sài-g̣n, 1962

315 Chu-Dịch Thiền-giải 周易禪解 , Sơ-bản, Ngẫu Ích Trí-Húc Đại-sư 蕅益智旭大師 trước, Tân-văn-phong, Đài-bắc, Tháng 10-1979.

338 Tống Nguyên Học-án 宋元學案, Toàn tam Sách, Ngũ-bản, Thanh è Hoàng Tông-Hy 黃宗羲 trước, Thế-giới Thư-cục, Đài-bắc, Tháng 9-1991.

381 Tham-đồng-khế Chính-văn 參同契正文, Đài nhất-bản, Đông-Hán ●  Ngụy Bá Dương 魏伯陽soạn, Tân-văn-phong, Đài-bắc, Tháng 6-1987.

382 Chu-Dịch Tham-đồng-khế 周易參同契, Đài nhất-bản, Tống Chu-Hi 朱熹 soạn, Tân-văn-phong, Đài-bắc, Tháng 6-1987.

383 Tham-đồng-khế Sớ-lược 參同契疏, Đài nhất-bản, Minh ●  Vương-văn Lộc 祿 soạn, Tân-văn-phong, Đài-bắc, Tháng 6-1987.

384 Cổ-văn Tham-đồng-khế Tập-giải 古文參同契集解, Đài nhất-bản, Đông-Hán ●  Ngụy Bá Dương  魏伯陽soạn, Tưởng Nhất-Bưu 蔣一彪 tập, Tân-văn-phong, Đài-bắc, Tháng 6-1987.

386 Chu-Dịch Xiển Chân 周易闡真, Thê-vân-sơn Ngô-nguyên-tử Lưu Nhất Minh 棲 雲 山 素樸散人悟 元 子 劉 一 明 Thể-thuật, in Thuật-số Tùng-thư 53, Nhất-bản, Tân-văn-phong, Đài-bắc, tháng 8-1995. 

414 Dịch Quái Tâm-Giải 易卦心解, Đài Nhất-bản, Sa-môn Thích Vĩnh Định trước, Tân-văn-phong, Đài-Bắc, Tháng 10-1998.

428 Dịch Dữ Phật-Giáo, Dịch Dữ Lăo Trang 易與佛教, 易與老庄, Phan Vũ Đ́nh 番雨廷trước, Liêu-ninh Giáo-dục Xuất-bản-xă, Tháng 12-1998.

430 Âm Phù Kinh Chân Toản 陰符經真詮, Tái-bản, Hoàng-Đế Công Hiên Viên trước, Vô-tích Trần Nguyên Bính 黃元炳tiên thích, Chân Thiện Mỹ Xuất-bản-xă, Đài-bắc, tháng 5-1975.

 

 

*

* *

 

 

 

Xem Kỳ 142

 

 

 

 

 

GS Nguyễn Hu Quang
Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

  

 

 

www.ninh-hoa.com