www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Hán Việt Dịch S Lược 

Giáo Sư
Nguyễn Hữu Quang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Main Menu

 
 


HÁN VIỆT DỊCH S LƯỢC

GS Nguyễn Hữu Quang

Nguyên Giảng Viên Vật Lý Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài Gòn trước năm 1975

 

 

 

CHƯƠNG 17

 

TAM GIÁO DỊCH

 



 

 (Tiếp theo Kỳ 138) 
 

Tạp-Quái-Truyện Phương-Đồ 
 

 Hình 17.3 Tạp-Quái-Truyện Phương-Đồ

CƯỚC-CHÚ


Trình-tử nghi là thứ-tự 8 quẻ chót Tạp-quái-truyện có thác-giản, nên đánh mất phản-đối. Kỳ thực, phản-đối đã được phục-hồi một cách kín-đáo. Nếu ta lập phương-đồ (Hình 7.26), ta sẽ thấy rằng: trong thống-hỗ Kiền-Khôn thì: Đại-quá, Cấu, Di, Quyết; trong thống-hỗ -Vi-tế thì: Tiệm, Ký-tế, Quy-muội, Vị-tế, đối-xứng ngang dọc với 54 quẻ. Năm mươi-tư quẻ giờ đây giống như hai người song-hành, trong khi 8 quẻ cuối Truyện, ngồi vào hai bàn đâu lưng với nhau.

 

Tạp-Quái Minh-Nghiã Nguyên-Đồ

 

Hình 17.4 Tạp-Quái Minh-Nghiã Nguyên-Đồ

 

CƯỚC-CHÚ

Kiền-Khôn là thể, Ký-Vị-tế là dụng, nên lấy Kiền-Khôn khai hàng và lấy Ký-Vị-tế khép hàng. Bên trái là 6 quẻ dương Bác-Phục, Tiệm-Quy-muội, Kiển-Giải, lấy chấn-cấn làm chuẩn mà thống Kiền-Khôn, bên phải là 6 quẻ âm Cấu-Quyết, Đại-quá-Di, Khuê-Gia-nhân, đều lấy tốn-đoài làm chuẩn mà thống Ký-Vị-tế, cho nên vòng ngoài cùng là 64 quẻ, vòng kế bên trong là 16 hỗ-quái, vòng kế nữa là 4 chung-thủy-quái. Lấy tượng-hạn mà xem, ắt quẻ nào thống-hỗ Kiền-Khôn, đứng đằng trước, quẻ nào thống-hỗ Ký-Vị-tế,  đứng đằng sau. Lấy trái phải mà xem, ắt mé trái đều thống-hỗ Kiền-Khôn, mé phải đều thống-hỗ Ký-Vị-tế.
 

Đồ-Thuyết 8 Quẻ cuối Tạp-quái-truyện không dùng Phản-đối
 

Năm mươi sáu quẻ đầu cuả Tạp-quái-truyện (từ Kiền-khôn đến Nhu-Tụng) đều phản-đối từng đôi một. Nhưng cớ sao tám quẻ cuối lại không phản-đối? Có vị như Trình-tử ngờ là thác-giản. Nhưng sau khi hiệp-vận, ta lại thấy đúng. Chu-tử không hiều duyên-cớ, đành để tồn-nghi. Hậu-nhân cực-lực suy cầu, lấy 6 hào quẻ Đại-quá trải ra theo hình tròn, dùng phép hỗ-quái, theo dõi hào, mà suy-di được 5 quẻ Cấu, Tiệm, Di, Quy-muội, Quyết ngõ hầu tin vào  thuyết cuả mình. Nhưng sau quẻ Lâm lại thừa mất quẻ Kiền, mà không có chỗ nào để xen vào hai quẻ Ký-Vi-tế. Nay xét phương-vị bát-quái tiên-thiên 6 quẻ vừa nêu, hợp phương-vị dọc, mà quẻ Khảm nên hợp phương-vị ngang. Theo dõi nữa, đoài-tốn giáp kiền, khởi Đại-quá, tái do kiền thành trạch-thiên Quyết, rất hợp với bát-quái tiên-thiên. Khúc giữa thiếu mất khôn. Hơn nữa, tháp-nhập Ký-Vị-tế sai chỗ, phản-luận-lý, nên Chu-tử tồn-nghi là phải lẽ. Kinh Dịch tuyệt nhiên không có chỗ nào dùng chữ 'hỗ' để thích-nghiã hỗ-quái. Đức Khổng-tử nói: "Thiếu trung-hào thì không đầy-đủ". Đây Ngài không muốn nói 4 hào chính giữa quẻ, mà muốn nói hai hào sơ-thượng vô-vị, tức là Ngài muốn nói : không có 4 hào chính giữa quẻ thì không tài nào hỗ được, từ đó mới lộ rõ đầu đuôi (sơ-thượng). Tượng-truyên có nói: "Nhu tiến mà đi lên trên, cương lại mà đắc-trung, đều là trục-hào tiến lui trên dưới, lưu-chuyển không ngừng". Chu-tử dùng nhầm quái-biến, nên thuyết mới không hợp với thoán-truyện. Khổng-tử lại không giải-thích tại sao lại như vậy. Hơn nữa, tiên-nho bảo kiền-khôn là thể, khảm-ly là dụng, nên Thượng-Hạ-Kinh đều lấy khảm-ly để khép hàng. Cho nên, Đại-quá-Di, Tiểu-quá-Trung-phu là tượng khảm-ly vậy. Trên thực-tế, ta thấy rằng Khổng-tử tạp 8 quẻ cuối Tạp-quái-truyện này, quả có thâm-ý bên trong, không phải là chuyện ngẫu-nhiên. Xem ý đó, Ký-Vi-tế bên dưới Đại-quá, hẳn có thể lấy Đại-quá làm tượng đại-khảm, Di tượng đại-ly. Đó là thực-chứng. Mới hay rằng Khổng-tử tạp 8 quẻ là có thâm-ý. Nay ta có thể vẽ quẻ Đại-quá bên trái trục hào hướng thượng, thông-chuyển một vòng, ắt 4  trung-hào hỗ Cấu, nếu sau Cấu lại lập lại động-tác dây chuyền thông-chuyển, ắt 4 trung-hào hỗ Tiệm. Sau Tiệm, lại tiếp-tục thông-chuyển, ta được Di. Nhân Đại-quá có tượng đại-khảm, Di có tượng đại-ly, khảm trên, ly dưới là thủy-hoả Ký-tế. Cho nên, dưới Di, trên Quy-muội, giáp-nhập Ký-tế, tái-thông-chuyển lần nữa, ta được Quy-muội. Sau Quy-muội, hỗ Di thành tượng ly ở trên, Đại-quá thành tượng khảm ở dưới. Ly trên, khảm dưới là hoả-thủy Vị-tế. Nên dưới Quy-muội, trên Quyết, giáp-nhập, tái-thông-chuyển, được Quyết. Cho nên, tái-thông-chuyển lần chót là trở về Đại-quá, mà là tượng đại-khảm. Ta được mô-thức (pattern) sau đây:

    QUẺ                   TRUNG-HỖ                 TẠP-QUÁI-TRUYỆN

Đai-quá,             Đại-tượng khảm               Đại-quá là ngã đổ

Hào sơ quẻ Đại-quá sang nhị, nhị sang tam, tam sang tứ, tứ sang ngũ, ngũ sang thượng, thượng lui về sơ, thành Độn, trung-hỗ Cấu.

Độn,                    trung-hỗ Cấu        Cấu là gặp, mềm gặp cứng vậy.

Độn. sơ sang nhị, nhị sang tam, tam sang tứ, tứ sang ngũ, ngũ sang thượng, thượng lui về sơ, thành Vô-võng, trung-hỗ Tiệm.

Vô-võng,            trung-hỗ Tiệm     Tiệm là con gái đợi con trai mà đi vậy.

Vô-võng, sơ sang nhị, nhị sang tam, tam sang tứ, tứ sang ngũ, ngũ sang thượng, thượng lui về sơ, thành Trung-phu, trung-hỗ Di.

Trung-phu,  trung-hỗ Di, tượng đại-ly      Di là nuôi điều chính.

Dưới quẻ Di này, không dùng hỗ, mà lại giáp-nhập Ký-tế như thấy bên trên.

Ký-tế                                               Ký-tế là đã định rồi.

Trung-phu, sơ sang nhị, nhị sang tam, tam sang tứ, tứ sang ngũ, ngũ sang thượng, thượng lui về sơ, thành Đại-súc, trung-hỗ Quy-muội.

Đại-súc,      trung-hỗ Quy-muội      Quy-muội là sự toàn vẹn cuả người con gái.

Dưới quẻ Di này, không dùng hỗ, mà lại giáp-nhập Vị-tế như thấy bên trên.

Vị-tế                                       Vị-tế là đường cùng cuả người con trai.

Đại-súc, sơ sang nhị, nhị sang tam, tam sang tứ, tứ sang ngũ, ngũ sang thượng, thượng lui về sơ, thành Đại-tráng, trung-hỗ Quyết.

Đại-tráng,    trung-hỗ Quyết           Quyết là quyết, là cứng quyết mềm.
                                                    Đạo người quân-tử tăng-trưởng;
                                                    đạo kẻ tiểu-nhân lo âu.

Đại-tráng, sơ sang nhị, nhị sang tam, tam sang tứ, tứ sang ngũ, ngũ sang thượng, thượng lui về sơ, thành Đại-quá.

Đại-quá phục-thành đại-tượng khảm. 

Dưới đây là hai dịch-đồ tân-kỳ cuả Hồ-Vạn để cắt nghiã sự hình thành cuả tám quẻ chót cuả Tạp-quái-truyện, phá lệ phản-quái cuả 56 quẻ đầu Truyện.   

Hình 17.5 Tuần-Hoàn Hỗ-Quái-Đồ I

 

CƯỚC-CHÚ

Sáu hào cuả quẻ Đại-quá (Hình 17.5), chính-quái tả-triền, hỗ-quái hữu-chuyển : từ sơ đến tứ là Cấu, từ thượng đến tam là Tiệm, từ ngũ đến nhị là Di, từ tứ đến sơ là Quy-muội, từ tam đến thượng là Quyết, từ nhị đến ngũ là Kiền.

Nói khác đi, lập quẻ từ sơ lên thượng; đọc quẻ từ thượng xuống sơ. Tinh-ba cuả Ký-tế là các hào dương cuả Kiền; tinh-ba cuả Vị-tế là các hào âm cuả Khôn.

 

Hình 17.6 Tuần-Hoàn Hỗ-Quái-Đồ II

 

CƯỚC-CHÚ

Trong phép này (Hình 17.6), ngoại trừ Khôn không dùng, lấy tốn khởi đầu, lấy đoài kết-thúc, khúc giữa khảm-ly qua lại, kiền tả, đoài hữu, tốn hợp trạch-phong Đại-quá, kiền-tốn hợp thiên-phong Cấu, tốn-cấn hợp pghong-sơn Tiệm, cấn-chấn hợp sơn-lôi Di, chấn-đoài hợp lôi-trạch Quy-muội, đoài-kiền hợp trạch-thiên Quyết. Mặt khác, tốn-cấn-chấn-đoài, chính giữa có khảm-ly, nên dưới Di có thủy-hoả Ký-tế, dưới Quy-muội, có hoả-thủy Vị-tế. Đồ này có thấy trong sách  Chu-Dịch Biến-thông-giải周易變通解. 

Chung-thiên bát-quái cuả Đức Khổng-tử đặt ra cốt để quản-trị các quẻ cuả Tạp-quái-truyện.

Hình 17.7 Bát-Quái Khổng-tử


Chung-thiên Bát-quái, suy từ Tạp-quái-truyện của Khổng-tử, đối-xứng

thác-tổng qua trục hoành và có thể nhớ bằng câu :

                     Bên này Kiền, Khảm, Chấn, Ly,

                   Bên kia Tốn, Cấn nữa thì Đoài, Khôn.

Trọng-ni cửu-quái, tức 9 quẻ có đề-câp trong Hệ-Hạ VII & VIII:

                   {J, O, X, `, i, j, o, p, y}

          {Lý, Khiêm, Phục, Hằng, Tổn, Ích, Khổn, Tỉnh, Tốn}

     Chương VII định-danh, còn Chương  VIII xiển-minh đặc-tính.

 

THƯ TỊCH KHẢO

 

386 Chu-Dịch Xiển Chân 周易闡真, Thê-vân-sơn Ngô-nguyên-tử Lưu Nhất Minh 棲 雲 山 素樸散人悟 元 子 劉 一 明 Thể-thuật, in Thuật-số Tùng-thư 53 (Tr. 1-194), Nhất-bản, Tân-văn-phong, Đài-bắc, tháng 8-1995.

277 Tam-Dich Đỗng-Ky 三易, Minh è Hoàng Đạo Chu 黃道周 soạn, in Thuật-số Tùng-thư 15 (Tr. 1-340), Nhất-bản, Tân-văn-phong, Đài-bắc, Tháng 7-1995.

 

*

* *

 

 

 

Xem Kỳ 140

 

 

 

 

 

GS Nguyễn Hu Quang
Nguyên Giảng Viên Vật Lý Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài Gòn trước năm 1975

 

  

 

 

www.ninh-hoa.com