www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Hán Việt Dịch S Lược 

Giáo Sư
Nguyễn Hữu Quang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Main Menu

 
 


HÁN VIỆT DỊCH S LƯỢC

GS Nguyễn Hữu Quang

Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

 

 

CHƯƠNG 14

 

HOÀNG CỰC KINH THẾ NGÔN SỐ



 

 (Tiếp theo Kỳ 132) 
 

Một điểm son cuả HCKT là sưu-tập được một tập-hợp hùng-hậu và đầy ư-nghiă  các bộ tư: 

Bộ Tư

Loại Bộ Tư

 

 

 

 

Tứ-tượng

Thái-dương

Thiếu-âm

Thiếu-dương

Thái-âm

Tứ-đức

Nguyên

Hanh

Lợi

Trinh

Tứ-thời

Xuân

Hạ

Thu

Đông

Tứ phương

Đông

Tây

Nam

Bắc

Tứ-tính

Âm

Dương

Cương

Nhu

Tứ-vận

Nguyên

Hội

Vận

Thế

Thiên

Tư-tượng

Nhật

(Mặt trời)

Nguyệt

(Mặt trăng)

Tinh

(Sao)

Thần

(28 Tú)

Điạ

Tư-tượng

Thủy

(Nước)

Hoả

(Lửa)

Thổ

(Đất)

Thạch

(Đá)

Tứ-thể

Thiên

(Trời)

Điạ

(Đất)

Nhân

(Người)

Vật

(Vật)

Tứ chi

Hữu-thủ

(Tay phải)

Tả-thủ

(Tay trái)

Hữu-túc

(Chân phải)

Tả-túc

(Chân trái)

 

Huyết

(Máu)

Nhục

(Thịt)

Cốt

(Xương)

Tủy

(Tuỷ)

 

Tẩu (Muông)

Phi (Chim)

Thảo (Cỏ)

Mộc (Cây)

 

Chi (Cành)

Diệp (Lá)

Hoa

Thực (Quả)

 

Thiên

Điạ

Quỷ

Thần

 

Tính

T́nh

H́nh

Thể

 

Thử

Hàn

Trú

Dạ

Điạ

Tứ-hoá

(Mưa)

Phong

(Gió)

Lộ

(Móc)

Lôi

(Sấm sét)

 

Niên

(Năm)

Nguyệt

(Tháng)

Nhật

(Ngày)

Thời

(Giờ)

 

Hoàng

Đế

Vương

Tứ Kinh

Dịch

Thư

Thi

Xuân Thu

 

Thái Cương

Thái Nhu

Thiếu Cương

Thiếu Nhu

 

Mục (Mắt)

Nhĩ (Tai)

Khẩu (Miệng)

Tỵ (Mũi)

 

Tủy (Tủy)

Huyết (Máu)

Cốt (Xương)

Nhục (Thịt)

 

Cát

Hung

Hối

Lẫn

Tứ-âm

Hầu (Họng)

Xỉ (Răng)

Thiệt (Lưỡi)

Thần (Môi)

Tứ-thanh

B́nh

Thượng

Khứ

Nhập

Tứ tác-động

Biến

Hoá

Cảm

Ứng

 

Sắc

Thanh

Khí

Vị

 

Tham

Ngũ

Thác

Tổng

 

Sinh

Trưởng

Thâu

Tàng

 

Đạo

Đức

Công

Lực

 

Nhân

Cách

Tổn

Ích

 

Khai

Phát

Thâu

Bế

 

Khai

Thừa

Chuyển

Hợp

 

Hoá

Giáo

Khuyến

Suất

 

Tâm (Tim)

Tỳ (Lá lách)

Đảm (Mật)

Thận (Cật)

 

Phế (Phổi)

Vị (Dạ dày = bao-tử)

Can = Gan

Phao (Bàng-quang)

Tứ-thuật

Tôn-giáo

Triết-học

Khoa-học

Nghệ-thuật

 

Chính-trị

Pháp-luật

Kinh-tế

Giáo-dục

 

Hoá

Giáo

Khuyến

Suất

Tứ-thường

Nhân

Lễ

Nghiă

Trí

 

Ư

Ngôn

Tượng

Số

Tứ-đế

Hữu Ngu

Hạ Vơ

Thương Thang

Chu Phát

Tứ-Bá

Tần Mục

Tấn Văn

Tề Hoàn

Sở Trang

 

Thánh

Hiền

Tiên

Phật

Tứ-vương

Văn Vương

Vơ Vương

Chu Công

Thiệu Công

Tứ-linh

Long

Ly (Lân)

Quy

Phượng

Bảng 14.03 Tập-Hợp Các Bộ Tư cuả Hoàng Cực Kinh Thế 

Chí-đại gọi là Hoàng, chí-trung gọi là Cực, chí-chính gọi là Kinh, chí-biến gọi là Thế. Đại Trung Chí Chính, Ứng Biến Vô Phương gọi là Đạo. Lấy Đạo làm sáng tỏ Đạo, Đạo không thể không sáng tỏ được. Lấy vật làm sáng tỏ Đạo, mới thấy Đạo được. Vật là h́nh-thể cuả Đạo. Do đó biết Đạo cũng là vật, vật cũng là Đạo. Có ai biết luận-điệu ấy không? Vật không ǵ lớn bằng trời đất. Song thế, trời đất từ đâu sinh ra? Đạo sinh ra trời đất, mà Thái-cực là toàn thể cuả Đạo. Thái-cực sinh lưỡng-nghi. Lưỡng-nghi là h́nh đă dời ra. Lưỡng-nghi sinh tứ-tượng, tứ-tượng sinh mà sau đạo cuả trời đất đầy đủ vậy. Đạo sinh nhất, nhất là Thái-cực. Nhất sinh nhị, nhị là lưỡng-nghi. Nhị sinh tứ, tứ là tứ-tượng. Tứ sinh bát, bát là bát-quái. Bát sinh lục thập tứ, lục thập tứ đầy đủ, mà sau đó đạo cuả trời đất vạn-vật hoàn-bị. Trời đất vạn-vật, không ǵ là không lấy nhất làm gốc. Nguyên từ gốc mà diễn thành vạn. Tận cùng số cuả thiên-hạ. Lại trở về nhất. Nhất là ǵ? Là tâm cuả thiên-hạ, là căn-nguyên cuả tạo-hoá. Hoàn bị thiên-hạ cùng vạn-vật mà hợp đức nơi Thái-cực. Duy chỉ có con người. Bách-tính là hằng ngày dùng mà chẳng biết. Phản thân mà chân thành là Khổng-tử. Nhân tính mà thành-công là thánh-nhân. Nên thánh-nhân lầy trời đất làm một thể, vạn-vật làm một thân. Thiện cứu mà chẳng vứt bỏ. Uốn nắn mà chẳng sót. Đă thành mà năng trúng. Trời có chí-tuư, đất có chí-tinh, con người có được loại, ắt là minh-triết. Loài chim được đó, ắt làm phượng-hoàng. Muông thú được đó, ắt làm kỳ-lân. Loài có vẩy được đó, ắt làm quy-long. Loài cỏ được đó, ắt làm chi lan. Cây cối được đó, ắt làm tùng-bách. Loài đá được đó, ắt làm  vàng ngọc. Vạn-vật chẳng có ǵ là không lấy loài mà được. Cho nên đời trí-thế người hiền đông đảo. Quy-long nhởn nhơ bơi lội nơi hồ ao. Phượng-hoàng bay liêng nơi tiền-đ́nh. Trời giáng cam-lộ. Đất trồi suối nước ngọt. Bách-cốc dùng đủ, cỏ cây um tùm. Đó là nhờ ứng thuận-khí vậy. Đời suy-loạn ắt trái ngược. Đó là bị ứng nghịch-khí vậy. Lớn lao thay thời với sự. Thời là trời. Sự là người. Thời động mà sự dấy lên. Trời vận-hành mà người nương theo, như h́nh đi mà bóng đi theo sát. Xây đắp mà hưởng-ứng. Hành theo thời mà chẳng đ́nh-trệ. Trời vận-hành không ngừng. Trái ắt hại, nghịch ắt hung. Thánh-nhân đi song song với trời mà chẳng nghịch, xuôi theo thời mà chẳng trái. Thời không thể trái trời, vật không thể trái thời, thánh-nhân không thể trái vật. Duy không thể trái vật, nên trời không thể trái thánh-nhân. Đó là để 'làm trước trời mà trới không trái ư, làm sau trời mà theo đúng ư trời' (Kiền, Văn Ngôn 30). Thiên-thời noi theo nhân-sự, nhân-sự noi theo thiên-thời. Thiên-thời noi theo nhân-sự, nhân-sự noi theo thiên-thời. Cho nên trời có thời ấy, ắt người có sự ấy. Người có sự ấy, ắt trời có thời ấy. Dấy sự lên mà ứng thời là chỉ con người mới làm được. Có thời mà không có người, ắt thời không đủ để ứng. Có người mà không có thời, ắt sự không đủ để dấy lên. Có người mà không có thời, việc ấy đă từng xẩy ra. Có thời mà không có người, việc ấy chưa từng xẩy ra. Nên tiêu-tức doanh-hư là thời cuả trời. Trị-loạn, hưng-phế là sự việc cuả người. Có tiêu-tức doanh-hư, rồi sau mới có xuân, hạ, thu, đông. Có trị-loạn, hưng-phế, rồi sau mới có hoàng, đế, vương, bá. Nghiêu-Thuấn dựng lên ở trung-thiên. Nghiêu-Thuấn ứng vận mà sinh. Thiên-thời nhân-sự tương-nghiệm sao? Trước đấy, ắt chưa tới; sau đấy, ắt không thể chuộng được, tựa như muà hè sẽ đến, mặt trời hướng trung. Nên thánh-nhân san thư, lược bỏ sự việc sau thời Đường-Ngu, bởi v́ thời đó thịnh-trị. Tu kinh khởi từ đời Chu B́nh-vương, v́ đời đó đạo đă suy rồi. Nên thánh-nhân e sợ. Lấy 242 năm mà buộc vào phép cuả muôn đời. Phép là ǵ? Là đại­-luân quân-thần, phụ-tử, phu-phụ. Xuân thu có thiên-đạo, có điạ-đạo, có nhân-đạo. Vương-giả mai-cử mà dùng. Ắt công cuả Đế-vương, há khó đến cùng sao? 

Dưới đây xin trích-dẫn hai đoạn văn đầy ư nghiă cuả Sái Nguyên-Định rút từ sách Hoàng-cực Kinh-Thế Tự-Ngôn 皇極經世緒緒 (299, tr. 20-22):   

Cái học cuả Khang-tiết, tuy tác-dụng có khác nhau, kỳ thực đều là hoạch quáicuả Phục-Hi. Tŕnh Minh-Đạo (Tŕnh-Hạo) gọi là 'Gia Nhất Bội Pháp'. Thửa sách lấy 'Nhật Nguyệt Tinh Thần', 'Thủy Hoả Thổ Thạch' mà khai-thác triệt để thể-dụng cuả trời đất, lấy 'Hàn Thử Trú Dạ', 'Phong Vũ Lộ Lôi' mà khai-thác triệt để biến-hoá cuả trời đất, lấy 'Tính T́nh H́nh Thể', 'Tẩu Phi Thảo Mộc' mà khai-thác triệt để cảm-ứng cuả muôn vật, lấy 'Nguyên Hội Vận Thế', 'Niên Nguyệt Nhật Thời' mà khai-thác triệt để chung-thủy cuả trời đất, lấy 'Hoàng Đế Vương Bá', 'Dịch Thư Thi Xuân-Thu' mà khai-thác triệt để sự-nghiệp cuả thánh-hiền. Từ Hán-Tần đến giờ chỉ có mỗi nhân-vật này mà thôi.  

Khi luận Kinh-Thế Thiên-Điạ Tứ-Tượng Đồ, Họ Sái viết:  

Cái ǵ động là trời, trời có âm-dương. Trong âm-dương lại có âm-dương. Nên nói: Thái-dương, Thái âm, Thiếu-dương, Thiếu-âm. Thái-dương là mặt trời, Thái-âm là mặt trăng, Thiếu-dương là sao, Thiếu-âm là Thần. Đó là tứ-tượng cuả trời. Nhật là thử, Nguyệt là hàn, Tinh là ban ngày, Thần là  ban đêm. Bốn cái đó là do biến cuả đất. Thử biến tính cuả vật, hàn biến t́nh cuả vật, ban ngày biến h́nh cuả vật, ban đêm biến thể cuả vật. 

Cái ǵ tĩnh là đất, đất có cương-nhu. Trong một nhu lại có cương-nhu. Nên nói: Thái-cương, Thái-nhu, Thiếu-cương, Thiếu-nhu. Thái-nhu là thủy, Thái-cương là Hoả, Thiếu-nhu là thổ, Thiếu-cương là Thạch. Đó là tứ-tượng cuả đất. Thủy là vũ, Hoả là Phong, Thổ là Lộ, Thạch là Lôi. Bốn cái đó là do đất hoá ra. Vũ hoá tẩu cuả vật. Phong hoá phi cuả vật. Lộ hoá thảo cuả vật. Lôi hoá mộc cuả vật. Muôn vật sở dĩ ứng nơi hoá cuả đất. Thử biến tính cuả 'Tẩu Phi Thảo Mộc'. Hàn biến t́nh cuả 'Tẩu Phi Thảo Mộc'. Trú biến h́nh cuả 'Tẩu Phi Thảo Mộc'. Dạ biến thể cuả 'Tẩu Phi Thảo Mộc'. Vũ hoá tẩu (động-vật) cuả 'Tính T́nh H́nh Thể', phong hoá phi (loài chim) cuả 'Tính T́nh H́nh Thể', lộ hoá thảo (cây cỏ) cuả 'Tính T́nh H́nh Thể', lôi hoá mộc (cây cối) cuả 'Tính T́nh H́nh Thể'). Trời đất biến-hoá, tham-ngũ, thác-tổng mà sinh ra vạn-vật. Vạn-vật cảm nơi biến cuả trời. Tính là thiện-mục, t́nh là thiện-nhĩ, h́nh là thện-tị,  thể là thiện-khẩu. Vạn-vật ứng nơi hoá cuả đất. Phi là thiện-sắc. Tẩu là thiện-thanh. Thủy là thiện-khí. Thảo là thiện-vị. Vậy nên thửa cảm-ứng không giống nhau. Cho nên thửa sở thiện có khác. Đến như con  người ắt được vẹn toàn cuả trời đất. 'Thử Hàn  Trú Dạ' không ǵ là chẳng biến. 'Vũ Phong Lộ Lôi' không ǵ là chẳng hoá. ''Tính T́nh H́nh Thể' không ǵ là chẳng cảm. 'Tẩu Phi Thảo Mộc' không ǵ là chẳng ứng. Mắt là thiện sắc cuả vạn-vật. Tai là thiện thanh cuả vạn-vật. Mũi là thiện khí cuả vạn-vật. Miệng là thiện vị cuả vạn-vật. Bởi chưng thiên-điạ, vạn-vật chẳng qua chỉ là phân-loại cuả  âm-dương, cương-nhu. Con người ắt đồng-thời kiêm gồm cả bốn âm-dương, cương-nhu, nên linh hơn vạn-vật và năng tham-dự vào trời đất. Cho nên biến cuả trời đất có 'Nguyên Hội Vận Thế' mà biến cuả nhân-sự cũng có 'Hoàng Đế Vương Bá'. 'Nguyên Hội Vận Thế' có 'Xuân Hạ Thu Đông' nhờ 'Sinh Trưởng Thâu Tàng'. 'Hoàng Đế Vương Bá' có 'Dịch Thư Thi Xuân-Thu' nhờ 'Đạo Đức Công Lực'. Các thứ nương tựa nhau mà thành ra 16. Tứ-tượng nương tựa nhau mà thành ra số vậy. Phàm biến-hoá cuả trời đất, cảm-ứng cuả vạn-vật, thay đổi, thêm bớt cuả cổ-kim chẳng ǵ vượt khỏi số 16. Con số này là kết cuộc cuả trời đất. Nên vật dù lớn dù nhỏ, dân đen dù thánh dù ngu, nhất nhất đều lấy bốn con số 1, 10, 100, 1000 nương tựa nhau mà làm ra 16. Bởi chưng con người là tối-linh trong vạn-vật, thánh-nhân là chí-cực trong nhân-luân. Đứng ở vị-thế trời đất mà quan-sát vạn-vật, ắt vạn-vật là vạn-vật. Đứng ở  vị-thế Thái-cực mà quan-sát trời đất, ắt trời đất chỉ là vật. Con người nếu hiểu thấu được đạo cuả Thái-cực ắt năng làm khuôn mẫu cho trời đất, uốn nắn nên muôn vật, mà tạo-hoá ở nơi thân ta. Nên có thuyết rằng: một động, một tĩnh, trời đất chí diệu thay! Trong khoảng 'một động, một tĩnh', thiên-điạ-nhân chí diệu thay! Khoảng giữa 'một động, một tĩnh', không động, không tĩnh mà chủ nơi động-tĩnh. Chính là cái ta gọi là Thái-cực. Lại nói: tư-lự chưa máy động, quỷ thần chưa hay biết. Không do nơi ta, th́ do nơi ai? Đó chính là  cái ta gọi là 'làm khuôn mẫu cho trời đất, uốn nắn nên muôn vật, mà tạo-hoá ở nơi thân ta'. Bởi chưng, siêu nơi h́nh-khí, không dùng số th́ không bắt kịp. Tuy nhiên cũng là số. Y-Xuyên Tiên-sinh (Tŕnh Di) nói: số-học đến thời Khang-tiết mới đạt được lư. Số cuả Khang-tiết, tiên-sinh chưa học tới. Đến như thửa bản-nguyên, ắt không xuất-xứ từ thuyết cuả Tiên-sinh. Lại nói: Vận cuả một nguyên trong Hoàng-cực khỏi từ ngày giáp, tháng tư, tinh giáp, thần tư, há chẳng phải là đặc-dụng của lịch-số sao? Một dương chớm động, muôn vật chưa sinh, là thánh-nhân sở dĩ thấy tâm cuả trời đất. Lại lấy để 'làm khuôn mẫu cho trời đất, uốn nắn nên muôn vật vậy.  

Trong thiên "Lục-thập-tứ quái phương-viên-đồ thuyết", Thiệu-Bá-Ôn, con Ngài, có thuật lại lời thân-phụ ḿnh : "Thánh-nhân trên thế-gian, mỗi người đều có Dịch cuả riêng ḿnh, tác dụng có khác nhau nhưng Đạo chỉ là một. Dịch như ta thấy ngày nay là Dịch của Chu Văn-vương, nên mới gọi là Chu-Dịch. Dịch của Phục-Hi, Hoàng-đế chỉ có quẻ, có vạch mà không có văn-tự, không có lời nói. Do đó, trong Dịch-truyện, Khổng-tử thực-thuật lại Dịch Tiên-thiên này. Tṛn là trời; vuông là đất. Lư của trời đất đều từ đó mà ra cả". (上 世 聖 人 皆 有 易。作 用 不 同。其 道 一 也。今 之 易 經。文 王 之 易 也。故 謂 之 曰 周 易。伏 羲  之 易 無 文 字 語 言 獨 有 卦 畫 次 字 而 已。孔 子 於 繫 辭 實 述 之 矣。圓 者 為 天。方 者 為 地。天 地 之 理 皆 在 是 矣。). Nên ta có thể bảo Dịch-truyện là Khổng-Dịch. Thiệu-tử cho rằng Lăo-tử biết thể của Dịch, Mạnh-tử biết dụng của Dịch. Vậy th́ Hoàng-cực Kinh-thế là Dịch của Ngài viết ra cốt để làm sáng tỏ Đạo.          

Có người hỏi tại sao không gọi HCKT là Dịch? Phàm Dịch vốn dĩ đă vô thể nên chỉ cốt biểu-thị Dụng của Đạo. Chủ-đích của Thiệu-tử khi viết HCKT là để biểu-đạt cả thể lẫn dụng của Đạo cho người đời sau dễ lĩnh-hội. Trong bài "Kinh Thế tứ-tượng thể-dụng chi số đồ-thuyết", Thiệu Bá-Ôn thường bảo: "Rất lớn gọi là Hoàng, rất Trung gọi là Cực, rất chính gọi  là Kinh, rất biến gọi là Thế. Đại Trung Chí Chính, ứng biến vô phương gọi là Đạo" ( 皇。至 極。至 經。至 世。大 正。應 道。) . Ông c̣n nói thêm : "Đạo biến làm vật, vật hoá ra Đạo. Do đó mới biết Đạo cũng là vật mà vật cũng là Đạo vậy". ( 物。物 道。由 也。物 也。). Và : "Đạo sinh trời đất, mà Thái-cực là tồn-thể của Đạo vậy. Thái-cực sinh lưỡng-nghi, mà lưỡng-nghi là h́nh đă chia ra rồi. Lưỡng-nghi sinh tứ-tượng. Tứ-tượng sinh, mà sau đó Đạo trời đất hoàn-bị chăng?". ( 地。而 者,道 也。太 儀。兩 也。兩 象。四 生。而 矣。) . 

Phỏng theo lời Thiệu-tử: “Vật không ǵ lớn bằng trời đất, trời đất sinh ra từ Thái-cực. Thái-cực tức thị tâm ta, Thái-cực sinh ra vạn-hữu, vạn-sự, tức là vạn-hữu vạn-sự của tâm ta vậy.” ( 地,天 極。太 心,太 所生 ? 也。Vật mạc đại vu Thiên Điạ, Thiên Điạ sinh vu Thái-cực. Thái-cực tức thị ngô tâm, Thái-cực sở sinh chi vạn-hoá, vạn-sự tức ngô tâm chi vạn-hoá, vạn-sự đấy.), hay lời của Lục Tượng-Sơn: "Vũ-trụ chính là tâm ta,

tâm ta tức là vũ-trụ.  ( 便 心,吾 宇。 Vũ-trụ tiện thị ngô tâm, ngô tâm tiện thị vũ-trụ)", hay hèn lẽ cũng xin thưa: 

                            Trời Đất là Tâm Ta,

                            Tâm Ta là Trời Đất.

                             Chu Dịch cực nguy-nga,

                             Duy-biến và duy-nhất. 

Trong “Kích-nhưỡng-tập ”, Thiệu–tử đă minh-họa Thiên-tâm bằng quẻ Phục, một cách tài-t́nh (đọc theo cột từ phải qua trái): 

Phiên-âm:                             

                            Đông-chí tư chi bán,

                                     Thiên-tâm vô cải-di.

                                      Nhất dương sơ-động xứ,

                                      Vạn-vật vị khai th́.

                                      Huyền-tửu vị phương đạm;

                                      Thái-âm thanh chính hi.

                                      Thử ngôn như bất tín,

                                       Cánh thỉnh vấn Bào-hi.

 

Chuyển-ngữ-ư:                           

 Đông-chí giữa giờ tư,

          Thiên-tâm vốn bất-di.

           Một dương vừa máy động,

           Muôn vật dợm sinh-kỳ.

           Huyền-tửu vị c̣n nhạt;

           Thái-âm thinh vi ti.

           Như chẳng tin lời đó,

           Xin hỏi thẳng Bào-hi.

 

*

* *

 

 

 

Xem Kỳ 134

 

 

 

 

 

GS Nguyễn Hu Quang
Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

  

 

 

www.ninh-hoa.com