www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Hán Việt Dịch S Lược 

Giáo Sư
Nguyễn Hữu Quang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

Main Menu

 
 


HÁN VIỆT DỊCH S LƯỢC

GS Nguyễn Hữu Quang

Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

 

 

CHƯƠNG 11

 

NGỤY, TẤN, LỤC-TRIỀU DỊCH

魏,晉,六
 

 

 (Tiếp theo Kỳ 127)

 

Thống-Ngôn Dịch-Nghiă
 

  Kiền-Khôn là cửa ngơ cuả Dịch. Nếu Kiền-Khôn hủy-diệt th́ không c̣n thấy Dịch nữa (cho nên nói về Dịch, tất trước tiên tường-thuật Kiền-Khôn). Dịch biến-động giữa Kiền-Khôn (chỉ biến-động ắt kêu là Dịch). Trời là biến-động, là dương, là cương. Phối-hợp với đất ắt biến (có đất ắt biện trời, nên bảo là biến). Đất là tĩnh, là âm, là nhu, thuận theo trời mà hành (hành cũng là biến). Hành mà biến, biến mà thông, cái đó gọi là Dịch. Khổng-tử nói: "Động-tĩnh hữu thường, cương nhu đoán hỹ. Phương dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân, cát hung sinh hỹ. = Động tĩnh có thường th́ lẽ cứng mềm đă quyết-đoán vậy. Loài tụ lại từng phương, vật chia thành từng bầy, th́ sự lành dữ đă sinh ra vậy" (Hệ-Thượng I/1). Dịch bắt đầu bằng động tĩnh, kết-thúc bằng lành dữ. Sở dĩ Thánh-nhân biết trước rồi mới hành đạo. Đạo không trống rỗng, hành-động c̣n trong con người (Đạo điều-lư cái Đạo thiên-hạ). "Cho nên dựng đạo trời là âm với dương, dựng đạo đất là cứng với mềm, dựng đạo người là nhân với nghiă" (Thuyết-Quái II/1). Thi-hành ắt là ba (tam-tài), biến mà thông ắt chỉ là một (nhất-quán). Khổng-tử nói: "Nhất trí nhi bách lự = Một sự xẩy đến mà trăm điều nghĩ" (Hệ-Hạ V/1). Câu này nghiă là tam-tài, ngũ thường tham-đồng mà dùng. Dùng trong quá-khứ th́ gọi là biến, dùng cho tương-lai th́ gọi là bói (Bói Dịch cuả họ Quan cực biến). Quan-sát thửa biến, cực-đại (maximize) thửa số, biết thửa lại thụ-mênh chẳng qua chỉ là âm-hưởng cuả thần hai quẻ Kiền-Khôn (Cực số cùng thần mới đáng gọi là Dịch). Ôi! Dịch cực-đại nơi thần (Chưa thông thần ắt chưa biết Dịch). Khổng-tử nói: "Thi chi đức viên, Đức cỏ thi tṛn mà thần-diệu, đức quẻ bói vuông để biết. Thần để biết việc sau,  trí để chứa nhớ việc trước" (Hệ-Thượng XI/2). Bởi vậy biết để mà bắt kịp (Ư nói: biết không khó mấy, chứa nhớ mới là khó. Chứa nhớ có nghiă là: rất sâu kín, uẩn-áo, ẩn vào nơi kín-đáo). Không phải là bậc chí-thánh, không phải là thần, thi có ai mà làm việc ấy được (Duy thánh thần mới tàng-dụng được). Cỏ thi lấy số mà suy, quẻ lấy tượng mà báo (Thi-số nơi tṛn, quẻ định nơi vuông). Số chủ nơi động, tượng chủ nơi tĩnh (Sự định ắt lành). Động nói nơi xa, nên có thể biết tương-lai, tĩnh nói nơi gần nên có thể chứa nhớ. Chỗ tương-lai, dĩ văng giao-tế chính là chỗ thuận-nghịch. Sơ dĩ cát hung biết trước được (Giao-tế chính là biến-xứ, biến cát, biên hung. Sở dĩ Dịch tiên-tri). Biến-hoá sở dĩ hội-hợp (Tổng-hợp quần-biến để hội nơi nhất, ắt thánh-nhân nhân đó mà ngự đại-khí, đó là cái mà ta gọi là thiên nhân hợp-ứng vậy. Duy có Kiền–Khôn đàm đương được). Số hội bên trên, tượng hội bên dưới (Số ắt là thiên-mệnh, tượtng ắt là nhân-sự). Thiên-nhân tương dữ quả là thâm-vi (Đổng Trọng-Thư nói : Chỗ thiên nhân tương dữ giao-tiếp thật là đáng sợ. Họ Quan bảo là thâm-vi cũng đáng sợ. Đó là nhắc nhở chúng ta nên thận-trọng). 

Thời Biến Nghiă
 

Quẻ để bảo-tồn thời, hào để biểu-thị biến. Thời liên-hệ với trời, biến do nơi người (Vương-Bật nói: Lấy hào làm người, lấy vị làm thời. Nay nghiă cuả họ Quan tương-tự. Thiên nhân tương tu, không thể khác nhau được. Quẻ nhờ hào mà thành, thời lấy biến mà sinh. Tuy nói là thiên-thời, nhân-sự, nhưng thửa biến ắt hội-hợp thành một).

Ban ngày động sáu giờ. Ban đêm tĩnh sáu giờ. Động ắt biến, tĩnh ắt nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi cực-đại ắt biến. Biến cực-đại ắt nghỉ ngơi. Cho nên động-tĩnh giao-dưỡng, đó là đạo cuả ngày đêm (Ngày, đêm, thời tương-biến). Kiên-Khôn phân ngày, đêm, thời vậy (Ban ngày sáu giờ thuộc dương nên bảo là Kiền, Ban đêm sáu giờ  thuộc âm nên bảo là Khôn). Truân-Tế là ở ranh giới cuả thời-biến (Thời chưa động gọi là Truân, thời đă tĩnh gọi là Kư-tế. Cho nên Kiền-Khôn phân-thời, Truân-Tế giao-biến). Cái dụng cuả sáu-sáu là chu-lưu cuả thời-biến (Dịch nói: "Biến động bất cư, chu-lưu lục-hư = Biến-động chứ không ở yên, đi ṿng quanh sáu cơi" Hệ-Hạ VIII/1. Hơn cả, đó cũng là nghiă cuả sáu giờ). Ấy là lấy 60 quẻ, tuần-hoàn tương-sinh. Cực đại ắt biến, biến ắt lâu bền, không thể chế-ngự được (Dịch nói: "Dịch cùng ắt biến, biến ắt thông, thông ắt cửu" Hệ-Hạ VIII/1. Lại nói: "Dĩ ngôn hồ viễn tắc bất ngự = Như nói về xa th́ đạo ấy không bị ngăn lại" Hệ-Thượng VI/1). Bốn quẻ Kiền-Khôn-Truân-Tế này là cửa ngơ cuả thời-gian, biến ắt mở đóng (Kiền-Khôn phân thời như cửa ngơ không dời chỗ, Truân-Tế thị-biến như cửa ngơ mở đóng, thủy chung bắt kịp nhau). Cho nên 360 biến (tận dạ cuả một năm), 360 hào (trừ bốn quẻ làm cửa ngơ, công-dụng mở đóng chỉ c̣n 360 quẻ mà thôi, đó chính là chu-lưu lục-hư nói bên trên). Tác-giả Kinh Dịch chẳng qua là thừa thời thế bắt chước biến-hoá mà thôi.

Trọng-ni tự-quái tương sinh,
C̣n như tạp-quái bàng hành bất lưu.

(60 tự-quái tuần-hoàn thành thứ-tự quanh một năm, tạp-quái bàng-hành một chiều, nên  không phục-chu-lưu). Tương-sinh là ban ngày, bất-lưu là ban đêm (Trùng-điệp lư-giải thượng-văn là muốn nhấn mạnh điểm: ban ngày là động. Cho nên tương-sinh là dạ tĩnh). Nghiă cua thời-biến chỉ như thế mà thôi (nghiă là ngày đêm  cứ sáu-sáu mà biến).

 

Tạp Nghiă

 

Hệ-Hạ IX/1 nói : "Lục hào tương tạp duy kỳ thời vật dă = Sáu hào cùng lẫn lộn, đó là sự vật cuả từng lúc". Người quân-tử dùng thời, kẻ tiểu-nhân dùng vật. Dịch-đạo đầy đủ vậy (Cùng lẫn-lộn là bảo quân-tử tiểu-nhân cùng ở trong một quẻ. Dụng thời là bảo biến-hoá thích-thời, ắt công-dụng không ǵ là chẳng lợi. Dụng vâỵ là bảo mọi vật đều thích-t́nh, tuy trái thời tất cũng biến. Trời đất, muôn vật, hiền ngu tuy khác nhau, mà tránh trời không khỏi Dịch, nên mới bảo là đầy đủ). Truân lục-biến mà thành Tỷ, Tỷ lục-biến mà thành Đồng-nhân, Đồng-nhân lục-biến thành Cổ, Cổ lục-biến mà thành Bác, Bác lục-biến mà thành Đại-quá, Đại-quá lục-biến mà thành Độn, Độn lục-biến mà thành Khuê, Khuê lục-biến mà thành Quyết, Quyết lục-biến mà thành Tỉnh, Tỉnh lục-biến mà thành Tiệm, Tiệm lục-biến mà thành Đoài, Đoài lục-biến mà thành Kư-tế, chấm dứt chuỗi lục-biến [Dịch đời nay đến Vị-tế mới chấm dứt mà họ Quan nơi đây cho Kư-tế là chung cuộc, bởi v́ Vị-tế bắt qua quẻ Truân. Trời đất chưa giao, Khảm-Ly chưa tiếp-nối là Vị-tế. Trời đất bắt đầu gian-truân, vân-lôi mới gặp nhau, rồi sau mới có Truân. Nên ta mới hiểu tại sao, Văn-Vương, Trọng-ni mới kết thúc Kinh Dịch bằng thời Vị-tế. Ôi! Nghiă kư là nghiă tận, là tế đă chấm dứt sáu-sáu mà chưa hiểu biến là ǵ]. Khi trời đất cọ sát nhau mà kêu lên tương-kích để thành h́nh (Phàm kêu lên có nghiă là : khi công-kích nhau mà hiện h́nh ra ngoài). Hành-động con người, kêu nơi lời, h́nh nơi văn. Được thửa đạo ắt cát, mất thửa lư ắt hung. Lời nói thành văn là từ. Nên nói : biện cát hung bảo-tồn nơi từ (Hào có hiểm-dị, từ mỗi mỗi có công-dụng cuả chúng). Kiền-Khôn là chủ cuả sáu quẻ con. Dùng sáu quẻ, ắt Kiền-Khôn dùng làm ǵ? (Bát-quái trí-dụng chỉ có sáu). Nên Nghiêu-Thuấn rủ xiêm áo mà thiên-hạ trị. Lục-quan dùng ta làm vô-vi (Cắt nghiă Nghiêu-Thuấn thủ hai quẻ Kiền-Khôn). Tiểu-quá  dùng trong một thời-kỳ; Đại-quá dùng trong suốt đời người (Câu này xiển-minh nghiă cuả tiểu-đại). Tỷ như chày cối chỉ dùng giă gạo trong một thời-kỳ. Luá không có ở cối hoài hoài (Rường cột mới ở suốt đời). Quẻ Dự là đầy đủ vậy. Vật đầy đủ, không lo khi cần dùng, sự pḥng-bị không lo về lư lẽ. Không lo ắt vui. Cho nên Tạp-quái-truyện nói : Dự lạc (quẻ Dự vui). Không lo ắt vui, có thể hiểu được [Biết được nhân-sự do khéo điều-lư]. Truân  muôn vật sinh ra vậy. Vật sinh ra, không giống nào là không gian-truân (Động-vật thai noăn, thực-vật câu-khuất. Khi vật sơ-sinh, không khi nào là không truân nạn). Thành sự không khi nào là không gian-nan (Không gian-nan mà thành được, nên  khi đă thành rồi, không phải là công, nên đă thành, người khác không hiểu là tại sao). Nhu là tu. Thửa tu không ǵ lớn bằng ăn uống, nên nhu là dưỡng. Đối với con người nhu là nhu-cầu cấp-thiết. Thể quẻ Tiểu-quá cung-cấp nghiă cho các hào (Lời buộc quẻ Tiểu-súc nói : Mây kín không mưa, tự cơi đất phiá tây, ở ngoài thành cuả ta. Hào-từ lục-ngũ quẻ Tiểu-quá cũng nói y hệt. Ông bắn con vật nơi huyệt, nghiă giống nhau). Tiểu cuả Tiểu-súc và tiểu cuả Tiểu-quá chỉ là một, chỉ 'súc' và 'quá' là khác thời thôi (Thời có thể xúc quá, các quẻ khác cứ phỏng theo như thế mà bàn).
 

Bài tập: Lập luận tương-tự cho Đại-súc và Đại-quá. 

Lâm là lớn. Lâm đến đâu, lớn đến đó. Bàn dân thiên-hạ tôn-thờ, không ai là không tôn-thờ rất lớn (Điều đó chủ quẻ thống-nhất thiên-hạ). Nên nói là: hết ḷng tiến tới bảo là không ǵ là chẳng tới vậy (Đạo không ai là chẳng tới, đời không ai là chẳng tôn). Bắt đầu thịnh là do nơi suy mà tăng lên; bắt đầu suy là do nơi thịnh bắt đầu giảm (Như nghèo hèn mà được một trăm lạng vàng, được lộc cửu-phẩm, ăt thịnh vậy. Vô-h́nh trung, trong suy mà được thêm. Giầu sang mất muôn lạng vàng, bị truất lộc nhất-phẩm, ắt là suy rồi). Tựu trung, trong thịnh mà bị tổn-hại là h́nh-thế giống nhau. Cho nên tổn-ích là bắt đầu cuả thịnh-suy (Nói giầu sang, nghèo hèn, tại suy mới thịnh, mới giác-ngộ phân-biệt tự-nhiên, âu lo ḷng người). Thánh-nhân lấy thi-hành đó trong điển-lễ, suy ra thời-vận tất khiến cứu giúp suy, cảnh-giới thịnh trong nhờn dễ vậy [Hệ-Hạ XI/3 nói: Nguy thời làm cho b́nh-yên (đó là cứu suy vậy), nhờn dễ th́ làm cho sụp đổ (đó là giới tghịnh vậy). Quái-hào nhị-ngũ cư trung, ít hối lẫn. nên lễ là cửa ngơ cuả hoàng-cực. Không vật ǵ là không ra lối cửa]. Nhà Ân nhân lễ cuả Nhà Hạ mà tăng-giảm, có thể biết được. Nhà Chu nhân lễ cuả Nhà Thương mà tăng-giảm, có thể biết được (Nhà Hạ chuộng trung, chí-trung ắt ít kính. Nên Nhà Ân chuộng kính, ưu-tiên công, tệ-hại ắt văn-cứu. Vận suy ắt thịnh sắp tới. Chí-kính ắt bất-văn. Nên Nhà Chu chuộng văn cũng văn-cứu được tệ-chính cuả Nhà Ân. Ôi! Văn là hoà. Hoà là thái quá ắt hủy-hoại hăm không kịp, nên cục-súc, là lấy tuần-hoàn tương-cứu làm lễ vậy. Ba mươi năm là một thế, một trăm thế là  ba ngàn năm. Điều đó nói là điển-lễ tam-vương có thể suy ra thời-vận được). Nên Nhà Hạ lấy đức kim cai trị được hơn 400 năm, Nhà Ân lấy thủy-đức cai-trị được hơn 600 năm, Nhà Chu lấy môc-đức cai-trị được hơn 800 năm, được thửa đạo vậy. Tránh trời không khỏi số. (Sinh-số cuả kim là 4, thành-số là 9, sinh-số cuả thủy là 1, thành-số là 6, sinh-số cuả mỗc là 3, thành-số là 8, Nhà Hạ được sinh-số, Nhà Chu, Nhà Ân được thành-số, nên không tránh khỏi 400, 600, 800 năm, đó là lẽ sở dĩ nhiên lễ được-thời vậy. Vua các đời sau không ứng số được là v́ lễ không hoạt-động bên trong Dịch (Hệ-từ bảo : Thi-hành điển-lễ là minh-định đạo 'tương-nhân, tương-ích'. Vua các đời sau như Hán, Tấn trở về sau, tuy thành chính-thống mà không bằng vĩnh-cửu cuả Tam-đại, bởi v́ không điêu-động trọn điển-lễ như thuần-ư cuả Tam-đại nên nói như thế). Mông-muội là thửa đạo cầu nơi minh (ám là cầu minh, muội là cầu hiền). Minh-di cũng là muội, không phải là bất-minh, bởi vậy làm tổn-thương (Đều gọi là muội nhưng kỳ thực khác nhau). Hàm là trời đất giao nhau. Hằng là trời đất lâu dài. Con người không giao mà cũng chẳng vĩnh-cửu, nên Hàm-Hằng thống-ngự đạo làm người (Phàm con người tương-giao được thửa đạo, ắt lâu dài, mà không khai-giao, th́ không lấy đạo phi-giao vậy. Nên không lâu dài. Hạ-Kinh lấy Hàm-Hằng làm đầu mối, sở dĩ thống-ngự được thửa đạo). Thành công cuả trời đất (Giao-tu-đạo ấy bền lâu, bèn thành-công). Ắt đổi mới. Biến không có ǵ là chẳng động (Động ắt quan-sát thửa biến). Chấn là động. Động không có ǵ là chẳng ngừng (H́nh thao chuộng tĩnh). Cấn là ngừng, ngừng mà không tiệm-tiến. Mupôn vật không có ǵ là chẳng tiệm tiến đến thánh-nhân cả (Tiệm tiến như bốn muà không có bạo-hàn, đột-nhiệt chăng? Cổ-nhân vô-vi mà trị, trăm họ dùng hằng ngày mà không biết 'tiệm' là ǵ). Luận-ngữ VIII/9 nói: "Dân khả sử do chi, bất khả sử tri chi = Có thể khiến dân làm theo chính-lệnh, không thể khiến dân hiểu thấu ư-nghiă chính-lệnh").

Lấy thửa âm nhu, h́nh bên ngoài cuả Tốn phục vậy. Lấy thửa âm nhu uẩn-súc bên trong (Đoài am-hào ở trên là h́nh bên ngoài; Tốn âm-hào ở dưới là uẩn-súc bên trong. Con người vui vẻ tất h́nh-dung, khiêm-tốn tất lấy thường-lư âm-dương uẩn-súc). Vô-vơng mà gặp nạn  là tai-nạn vậy. Hữu-vơng mà gặp nạn, ắt nên trừ nạn. Hiểu bên ngoài là vật tự-cứu, nên nói Khuê ngoài (Ly ở trên là minh ngoại). Phàm con người năng minh-ngoại, ắt không cẩu-hợp, nên bảo là Khuê minh bên trong là tự tề-gia. Nên bảo Gia-nhân là bên trong (Minh ở dưới là minh-nội. Phàm con người năng minh-nội, ắt không loạn-hành). Quân-tử Thái, ắt tiểu-nhân Bĩ, tiểu-nhân Thái, ắt Quân-tử Bĩ. Nên nói: "Bĩ Thái, phản kỳ loại dă = Bĩ-Thái th́ hai thứ đều trái ngược với nhau" (Tạp-quái-truyện) [Quân-tử lấy quân-tử làm loại, tiểu-nhân lấy tiểu-nhân làm loại. Bĩ-Thái tương-phản]. Đúng lư đấy, mà không xử-sự như Chu-Công ru? Nhu mà tiến như Trọng-ni ru? [Đoạn này lư-giải lời buộc quẻ Lư, nhân nhân-sự mà hiểu rơ Chu-Công nhiếp-chính mà không xử-lư, Trọng-ni thuận-hành đạo cuả ḿnh vậy. Đă không thi-hành ắt phản. Lỗ viết sách, có chờ đợi mà không tiến tới]. Không xử-sự, không tiến-hành. Ôi thời-thế! (Không xử-sự là thửa thời đă có chủ vậy. Không tiến-hành là thửa thời vô-đạo vậy). 
 

KẾT-NGỮ 

 

Tựu chung, Ngụy, Tấn, Nam-Bắc Triều Dịch, chú dật-văn thường lấy Phí-thị Dịch làm để-bản (bản gốc). Duy có Vương-Túc Dịch hay có dị-văn. Đổng Ngô, Can Bửu, Hoàn-Huyền đôi khi lấy Dịch Mạnh-Hỉ để đính chính Phí-bản. Hơn hết, Phí-Dịch Kinh th́ lấy Dịch cuả Trịnh-Huyền, Chú th́ lấy cuả Vương-Bật, cho làm độc tôn. Về Dịch-tượng, Can Bửu độc có các lệ: hỗ-thể, tiêu-tức, quái-khí, bát cung thế-ứng, du-hồn, quy-hồn, thế-quái khởi tháng, bát-quái hưu-vượng, hào-thể, hào-đẳng, quái-thân, nạp-giáp, nạp chi (cùng là nạp chi ứng thời, nạp chi ứng t́nh), lấy từ Kinh-thị Học (Xin ôn lại các bài 46, 52, 57 và 110). Phục Mạn-Dung luận bàng-thông văng lai, Diêu Quy nói về hỗ-thể (Xin ôn lại các bài 62 và 65), đều là Ngu-thị Học. Lư Cảnh-Dụ cũng nói đến quái-biến, tiêu-tức, hỗ-thể, nhưng thửa lệ quá sơ sài, không vượt khỏi khuôn mẫu Trịnh-Huyền. Vương-Túc, Hướng-Tú, Vương-Dực bàn tượng trong phạm-vi bản-quái, kỳ dư các nhà khác không nói đến tượng-số. Về Dịch-nghiă : Vương-Túc, Can-Bửu, Thẩm Lân-Sĩ, Lưu-Hiến, Phục Mạn Dung, Đổ Trọng-Đô, Lư Cảnh-Dụ ưa lấy Kinh giải Kinh. Can-Bửu, Trương-Cơ đều ưa lấy lịch-sử chứng Dịch. Về thuyết cuả tiên-hiền, quanh quẩn chỉ có Trịnh-Huyền, Vương-Túc, Bắc-triều th́ tôn-sùng Trịnh-Huyền nhưng học-tập thêm Chu-Dịch Chú cuả Vương-Bật, Nam-triều th́ tôn-sùng Vương-Bật mà cũng thể-dụng cả Trịnh-Huyền Chú. V́ Trịnh-Vương có khác nhau, nên phần nhiều các học-giả thêm vào ư-kiến cuả riêng ḿnh. Hơn cả, sư-pháp phá rối, thắng-kiến tranh nhau xuất-hiện là một đại-đặc-điểm cuả học-phong thời-đại này. Soạn-văn cuả Dương-Nghệ thường lấy Dịch làm nguồn phẩm-vật, làm  gốc h́nh-lễ; trước-luận cuả Tiêu-Diễn cũng dựa vào Dịch mà bàn chính-lư, thiên-tượng. Ấy là lấy Dịch-đạo làm bản-thể cho vũ-trụ nhân-sinh. Muốn thấy chân-diện-mục cuả Ngụy, Tấn, Lục-triều Dịch, thức-giả cần nghiên-cơ kỹ hơn phát-triển-sử cuả thời-kỳ này.  

 

THƯ TỊCH KHẢO (CHƯƠNG 11) 

 

064 Nam Sử 南史, Lư Diên Thọ 李延壽 soạn, do Dương Trung 楊忠 phân-sử chủ-biên, in Nhị Thập Tứ Sử Toàn Dịch 二十四史全譯, do Hứa Gia Lộ Chủ-biên, Toàn 2 Sách, Đệ-nhất-bản, Hán-Ngữ Đại-Từ-Điển Xuất-bản-xă, Thượng-hải, tháng 1-2004.

267 Chu Dịch Tuân-thị (128-190) Cửu-gia Nghiă 周易荀氏九家義, Thanh è Trương Huệ-Ngôn 張惠言 trước, in Hoàng-Thanh Kinh-Giải Dịch-Loại Vựng-Biên 皇清經解易類 (tr. 803-7), Tái-bản, Nghệ-văn Ấn-thư-quán, Đài-bắc, Tháng 9-1992.

355 Ngụy Tấn Thất Gia Dịch-học chi Nghiên-cứu 魏晉 七家之研究, Sơ-bản, Từ Cần-Đ́nh 徐芹庭 trước, Thành-văn Xuất-bản-xă, Đài-bắc, Tháng 2-1977.  

356 Chu-Dịch Lục-thị Học 周易 陸氏學, Sơ-bản, Từ Cần-Đ́nh 徐芹庭 trước, Thành-văn Xuất-bản-xă, Đài-bắc, Tháng 2-1977.

357 Chu-Dịch Khẩu-Quyết Nghiă-Sớ-Chứng 周易口訣疏證, Sơ-bản, Từ Cần-Đ́nh 徐芹庭 trước, Thành-văn Xuất-bản-xă, Đài-bắc, Tháng 2-1977.

370 Chu-Dịch Độc-Bản 周易讀本, Tăng-đính Sơ-bản, Hoàng Khánh-Huyên trước, Tam-dân Thư-cục, Đài-bắc, Tháng 5-1992.

 


 

*

* *

 

 

 

Xem Kỳ 129

 

 

 

 

 

GS Nguyễn Hu Quang
Nguyên Giảng Viên Vật Lư Chuyên về Cơ Học Định Đề
(Axiomatic Mechanics, a branch of Theoretical Physics)
tại Đại Học Khoa Học Sài G̣n trước năm 1975

 

  

 

 

www.ninh-hoa.com