www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb  ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

Giáo Sư
LÊ PHỤNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

Main Menu

 
 

 

 



THƠ VIỆT ÂM
Của Nguyễn Du
Lê Phụng
 

 

 

Kỳ 10:

 

南 中 雜 吟

Nam Trung Tạp Ngâm

 

Tiếp Kỳ 09

 

 

Đọc mười lăm bài Thương Ngô Trúc Chi Ca trên đây, người đọc có cảm tưỏng như xem một cuộn tranh lụa Trung Quốc. Tưởng như chính ḿnh ngồi trên thuyền trên sông Thương, ngắm cảnh sinh hoạt trên bến dưới thuyền và hai bên bờ.


Bài thứ nhất là cảnh mở đầu cho thấy h́nh ảnh nước lũ ngập vùng Quế Lâm, thủ phủ tỉnh Quảng Tây. Nhà bè bên sông nhấp nhô theo sóng, thuyền xuôi ngược giữa hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Bài thứ hai cho thấy đền thờ Văn Xương Đế Quân, một vị thần Đạo Giáo ban ngày mây che ban đêm đèn sáng, trước đền thuyền chơi qua lại, đầy sông vang tiếng hát. Bài thứ ba trở lại cảnh mưa trên Thương Ngô, mờ núi Cửu Nghi, truyện vua Thuấn đi tuần thú rồi băng hà ở Thương Ngô mà nay không rơ mả ở đâu. Tiếng đàn ai oán trên sông làm tác giả trạnh thương hai bà phi của vua đă tự trầm. Bài thứ tư, ghi lại cảnh lầu gác Thanh Sơn, ban ngày khói phủ ban dêm tỏ đèn. Gần đó có ngôi chùa nhỏ ẩn sau mây, mà tác giả  chưa hỏi ra được tên. Bài thứ năm ghi lại cảnh tàn cuộc đua thuyền, có người địa phương nhăn răng cười làm tác giả như bất măn. Bài thứ sáu là cảnh đốt pháo làm đàn chim nhạn bên cồn cát sợ hại tản bay. Tác giả nh́n xa tới cuối chân trời thấy đường sông ngược lên phía Bắc để tới Hành Dương. Bài thứ bẩy là cảnh đêm trên sông, tṛi không trăng, có nhiều chiếc thuyền không treo đèn, chỉ nghe văng vẳng thấy tiến tỳ bà.

 

Sang bài thứ tám, thuyền tói ngang ḥn Kê Lung, trời không mưa nhưng sương la đà mặt sông, tác giả hẹn chủ thuền cho thyền nhỏ đưa đi thắp hương tại miếu hai bà phi. Bài thứ chín, là cảnh cuối mùa hè ở Thương Ngô, liễu xanh hoa lựu đỏ, nhưng mọi người dường vô t́nh v́ nơi đây chỉ cách Quảng Đông có một đêm đi thuyền. Bài thứ mười là một hoạt cảnh tác giả nh́n thấy trên một con thuyền đi ngưọc đường với thuyền sứ. Đó là h́nh ảnh một thiếu phụ, ngồi bên cửa sổ thuyền, hút thuốc, uống trà bên, không chào hỏi ai, khiến tác giả nghĩ là nàng nàng đang cơn giận chồng. Bài mười một là cảnh đua thuyền rồng chiêng khua trống gióng nhân ngày điếu Linh Quân, tức Khuất Nguyên. Tác giả chỉ ghi lại h́nh ảnh một cô gái tóc cài hoa vàng, chen lấn mọi người ra đầu thuyền xem đua thuyền. Bài mười hai, cho thấy cảnh những thuyền chơi lượn đi lượn lại trên sông, ông để ư riêng tới một chiếc tô điểm bằng h́nh vẽ, có một khách rất phong lưu mặc áo vải thô. Bài mười ba ghi lại cảnh rặng liễu ở bên thành, trời chưa sang thu, khoe lá xanh khoe tơ mềm, ông lặng nh́n hàng liễu nhận ra rằng trước
gió nững chiếc là nào càng quay cuồng mạnh, dáng càng thêm mặn mà. Bài thứ mười bốn tác giả ghi lại h́nh ảnh những cô gái trên những chiếc thuyền chơi, từ quần áo tới cách chải chuốt. Bài cuối cùng vẽ lại cảnh đi tuần khám các thuyền chơi trên sông.


Nguyễn Du lấy cảnh đua thuyền rồng nhân ngày giỗ Khuất Nguyên, trong bài thứ mười một trêm đây, làm thi hứng viết thành bài luật thi, và đồng thời gửi gắm ư nghĩ của ông về cái chết của Bội Lan, người đeo hoa lan nước Sở, một chủ đề mà ông c̣n dùng trong nhiều bài khác.


五 月 觀 競 渡
Ngũ Nguyệt Quan Cạnh Độ
懷 王 歸 葬 張 儀 死
Hoài Vương quy táng Trương Nghi tử

楚 國 詞 人 記 佩 蘭
Sở quốc từ nhân kư bội lan
千 古 招 呼 終 不 返
Thiên cổ chiêu hô chung bất phản
滿 江 爭 競 太 無 端
Măn giang tranh cạnh thái vô đoan
煙 波 渺 渺 空 悲 怨
Yên ba diểu diểu không bi oán
鑼 鼓 年 年 自 笑 歡
La cổ niên niên tụ tiếu hoan
魂 若 歸 來 也 無 扥
Hồn nhược qui lai dă vô thác
龍 蛇 鬼 蜮 遍 人 間
Long xà quỷ vực biến nhân gian.


dịch là:


Tháng NămXem Đua Thuyền
Chết rồi Vua Sở Trương Nghi
Bội lan người Sở nhớ ghi vẫn c̣n
Chiêu hồn nào thấy đâu hồn
Đua thuyền tranh giải đầy sông đặt bày
Oán hờ thương hăo khói mây
Năm năm chiêng trống hội nay coi thường
Hồn về không chốn tựa nương
Rắn rồng quỷ quái vẫn đương hoành hành.


Hoài Vương là vua nước Sỏ, khoông nghe lời can ngăn của  Khuất Nguyên, sang nước Tần gặp vua Tần, bị vua Tần lập kế bắt giũ, sau khi chết mói, xác mói được đưa về Sở chôn cất.


Trương Nghi là một nhà thuyết khách, chủ trương thuyết liên hoành, họp sáu nước Tề, Sở Yên Hàn Ngụy để pḥ Tần, chống lại thuyết hợp tung, sàu nước họp làm một dể đánh Tần của Tô Tần. Trương Nghi từng làm tướng quốc nhiều nước, từng vào nước Sở, mua chuộc được các đại thần và cả ái phi Trịnh Tụ của Hoài Vương, dèm Khuất Nguyên khiến ông bị vua đưa đi đầy, và đặt Trương Nghi lên làm tướng quốc. Sau bị lộ mưu, Trương Nghi chạy về Tần, sang Ngụy, rồi chết ở Ngụy.


Khuất Nguyên tên thục là B́nh (–340 – - 278) làm chức Tà Đồ, của Sở Hoài Vương. Vua bị trúng kế ly gián của Trương Nghi, Tŕnh Tụ cách chức Khuất Nguyên đầy về Giang Nam.


Ông sáng tác nhiều thi phẩm đến nay c̣n được hâm mộ, như Ly Tao, Cửu Ca, Thiên Vấn, v.v... Trong văn học Trung Quốc Khuất Nguyên là biểu tượng ḷng trung thành với vua, cùng chí bất khuất của nhà nho. Trong thời gian đi đầy, ông yêu thích hoa lan, thường đeo hoa lan trên người, nên có biệt hiệu la bội lan. Cuối cùng nước Sở mất vào tay nước Tần, Khuất Nguyên nhẩy xuống sông Mịch La tự trầm.


Khi Khuất Nguyên mất rồi, Tống Ngọc làm một bài Chiêu Hồn để gọi hồn ông. Tác phẩm này cũng trở rhành một tác phẩm quan trọng trong lịch sử văn học Trung Quốc.


Tục truyền Khuất Nguyên chết vào ngày 5 tháng 5. Hàng năm người Trung Quốc có lệ tổ chức thi bơi thuyền để kỷ niệm việc đi t́n thi thể Khuất Nguyên.


Trở lại bài Ngũ Nguyệt Quan Cạnh Độ, người đọc thấy Nguyên Du nhắc lại mối tương quan giũa Hoài Vương, Trương Nghi và Khuất Nguyên vắn tắt trong hai câu đầu. Ông không tin việc Tống Ngọc gọi hồn Khuất Nguyên, cùng tục lệ kỷ niệm cái chết của Khuất Nguyên bằng những cuộc thi đua thuyền. Hai câu cuối cùng ông nói ngược lời Tống Ngọc, cho rằng hồn Khuất Nguyên không nên về, v́ những lời dèm pha nơi triều chính qủy quái như nọc rắn.


Điểm này người đọc thường thấy trong thơ Nguyễn Du, tỷ như trong bài Khổng Tước Vũ trong Thanh Hiên Thi tập.


Tiếp tới là bài:

 

楊 妃 故 里
Dương Phi Cố Lư
山 雲 削 略 岸 花 明
Sơn vân tước lưọc ngạn hoa minh
見 說 楊 妃 此 地 生
Kiến thuyết Dương Phi thử địa sinh
自 是 舉 朝 空 立 仗
Tự thị cử triều không lập trượng
枉 交 千 古 罪 傾 城
Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành
簫 簫 南 內 蓬 蒿 遍
Tiêu tiêu Nam Nội bồng cao biến
寞 寞 西 交 丘 隴 平
Mịch mịch Tây Giao khâu lũng b́nh
狼 藉 殘 紅 無 覓 處
Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ
東 風 城 下 不 勝 情
Đông phong thành hạ bất thắng t́nh.


dịch là:


Quê Cũ Dương Phi
Rộ hoa bến thưa mây ngàn
Nơi đây quê cũ của nàng Dương Phi
Cả triều phỗng đá làm v́
Nghiêng thành lệch nước tội ghi riêng nàng
Cỏ gai Nam Nội tan hoang
Vắng tanh g̣ đống san bằng Tây Giao
Cánh hồng tàn tạ t́m đâu
Chân thành lộng gió ruột đau trạnh t́nh.


Dương Phi tức Dương Qúy Phi, tục danh là Dương Ngọc Hoan, người đất Hoằng Nông, Hoa Âm, tỉnh Thiểm Tây. Thủa nhỏ mồ côi, sống vói chú là Dương Huyền Yêu, sau được tuyển vào cung làm cung phi vua Đường Huyền Tông. Nàng được vua yêu mến vô cùng. Anh họ nàng là Dương Quốc Trung cũng được phong quyền cao chức trọng và làm nhiều điều lộng quyền trong triều.


Khi có giặc An Lộc Sơn, vua Đường Huyền Tông chạy vào đất Thục. Đến Mă Ngôi, quân lính nổi loạn đ̣i giết Dương Quốc Trung và Dương Qúy Phi. Vua Đường Huyền Tông không sao che chở cho Dương Quư Phi nổi. Dương Qúy Phi bị thắt cổ chết.


Trong câu thứ ba, Nguyễn Du dùng ba chữ không lập trượng, nghĩa đen là đứng yên trong hàng gậy. Do phép thiết triều nhà Đường, có tám con ngựa được dẫn ra đứng chầu sau hàng gậy. Con nào động đậy hay hư lên đều bị thay thế. Người đời sau dùng ba chữ này chỉ nhưng
vị triều quan, chức cao mà không thiết thực làm việc nước. Cùng với câu thứ tư, tác giả đưa ra lập luận làm nhẹ tội Dương Phi: trách nhiệm về việc làm nghiêng thành lệch nước là trách nhiệm của cả triều đ́nh đau có phải tại một ḿnh Dương Quư Phi.


Cung Nam Nội là cung Hưng Khánh, ở phía Đông Nội. Vua Dường và Dương Qúy Phi thường ra chơi tại đó. Ngày nay Nam Nội hoang phế. Tây Giao ở phía Đông Trường An, chỉ cánh đồng chỗ Dương Qúy Phi bị bức tử, g̣ dống nay đă bị san bằng. Dưới chân thành, Nguyễn Du cảm thương cho Dương Qúy Phi.


Đoàn sứ đi qua đất cũ của Triệu Đà, gây hứng cho Nguyễn viết bài:


趙 武 帝 故 境
Triệu Vũ Đế Cố Cảnh

暴 楚 強 秦 相 繼 誅
Bạo Sở cường Tần tương kế tru
雍 容 揖 遜 霸 南 陬
Ung dung ấp tốn bá nam tưu
自 娛 儘 可 稱 皇 帝
Tự ngu tận khả xung hoàng đế
樂 善 還 能 屈 豎 儒
Lạc thiện hoàn năng khuất thụ nhu
百 尺 高 臺 傾 嶺 表
Bách xích cao đài khuynh Lĩnh Biểu
千 年 古 墓 沒 番 禺
Thiên niên cổ mộ một Phiên Ngu
可 憐 世 代 相 更 迭
Khả liên thế đại tương canh điệt
不 及 蠻 夷 一 老 夫
Bất cập man di nhất lăo phu.


dịch là:


Đất Cũ Của Triệu Vũ Đế
Diệt vong Sở bạo Tần Cường
Trời nam nghiệp bá ung dung ông ngồi
Tự xưng hoàng đế một thời
Nhún nhường phục thiện nghe lời bàn sâu
Đài cao Lĩnh Biểu c̣n đâu
Phiên Ngung mộ cổ từ lâu mất rồi
Kế nhau triều đại đổi dời
Ai bằng ông lăo tinh đời man di.


Triệu Vũ Đế, tức Triệu Đà, sinh năm 258 trước công nguyên, làm huyện lệnh Đông Xuyên, dưới quyền Nhâm Ngao, quan úy huyện Nam Hải. Lúc đó vào cuối đời nhà Tần, triều chính suy xụp, đại loạn, chinh chiến liên miên với nước Sở. Nhâm Ngao muốn nhân cơ hội đánh lấy Âu Lạc, lập một nước tự chủ ở phương Nam. Chưa thực hiện được kế hoạch thi ốm nặng, Nhâm Ngao trao binh quyền cho Triệu Đà. Triệu Đà theo kế hoạch thành công, lập raq nước Nam Việt, lên làm vua tức là Vũ Vương, đóng đô ở Phiên Ngung, gần thành Quiảng Châu ngày nay. Nhà tần tàn, nhà Hán lên trị v́ Trung Quốc. Vua Hán sai lục Giả, một nhà nho, sang Nam Việt dụ hàng Triệu Đà, hứa tôn trọng chủ quyền của Nam Việt, gác bỏ việc chiến chinh.

Triệu Đà đă nghe theo.


Trở lại bài Triệu Vũ Đế Cô Cảnh, Ngày nay mọi xây cất tại Lĩnh Biểu không c̣n. Mồ chôn Triệu Đà ở Phiên Ngung cũng không t́m ra dấu vết. Có khác ǵ triều đại kế tiếp nhau dời đổi, chinh chiến không ngừng, cả Sở cả Tần nay chẳng nước nào c̣n. Người đọc dường như cảm thấy là, với Nguyễn Du chẳng ai khôn ngoan bằng ông lăo man di, (lời triệu Đà tự xưng trong sớ tâu lên vua Hán Vũ Đế), bbởi đă biết tránh cho dân nạn chiến chinh giữa Nam Việt
và nhà Hán.


Cái khó khăn trong cuộc di hành của thuyền sứ lại trở lại trong Bắc Hành Tạp Thi với bài:


不 進 行
Bất Tiến Hành
雨 師 涕 泣 馮 夷 怒
Vũ sư thế khấp Bằng Di nộ
五 指 山 前 水 暴 注
Ngũ chỉ sơn tiền thủy bạo chú
白 波 終 日 走 蛇 龍
Bạch ba hàn nhật tẩu xà long

青 山 兩 岸 皆 豺 虎
Thanh sơn lưỡng ngạn giai sài hổ
舟 楫 紛 紛 同 一 流
Chu tiếp phân phân đồng nhất lưu
下 灘 人 喜 上 灘 愁
Hạ than nhân hỷ thuớng than sầu
百 丈 長 繩 挽 不 進
Bách trượng trường thằng văn bất tiến
舟 中 年 少 皆 白 頭
Chu trung niên thiếu giai bạch đầu.


dịch là:


Bài Hành Thuyền Không Tiến
Thần mưa khóc thần sông gào
Dưới chân Ngũ Chỉ nước trào mênh mông
Sóng lùa lớp rắn lóp rồng
Ḥn hùm ḥn báo trời trồng non xanh
Thuyền xuôi thuyền ngược dập dềnh
Xuôi ghềnh khấp khỏi ngưọc gềnh sợ lo
Kéo dây thuyền chẳng chuyển cho
Bạc đầu mấy gă nhà đ̣ trẻ măng.


Thời tiết khắt khe, mưa to gió lón, thuyền sứ ngược ghềnh, chèo không chuyển, kéo dây không đi, nhưng duờng như không quá nguy hiển trong nhưng khúc sông trước.


Rồi thuyền sứ đi qua:


三 烈 廟
Tam Liệt Miếu
蔡 女 生 雛 卓 女 奔
Thái nữ sinh sồ Trác nữ bôn
落 花 飛 絮 不 勝 言
Lạc hoa phi nhứ bất thăng ngôn
千 秋 碑 碣 顯 三 烈
Thiên thu bi kiệt hiển tam liệt
萬 古 綱 常 屬 一 門
Vạn cổ cương thường thuộc nhất môn
地 下 相 看 無 鬼 色
Địa hạ tương khan vô quư sắc
江 邊 何 處 吊 貞 魂
Giang biên hà xứ điếu trinh hồn
清 時 多 少 須 如 戟
Thanh thời đa thiểu tu như kích
說 孝 談 忠 各 自 尊
Thuyết hiếu đàm trung các tự tôn.


dịch là:


Miếu Tam Liệt


Thái sinh con Trác theo trai
Chuyện đ̣i hoa rụng tơ bay khôn lường
Ngàn thu tam liệt nêu gương
Một nhà vạn cổ cương thường ghi sâu
Suối vàng chẳng thẹn găp nhau

Viếng hồn trinh phụ nơi nào ven sông
Thanh b́nh râu mác nói ngông
Bàn trung thuyết hiếu một phường tự tôn.


Bài thơ có lời chú thích của tác giả như sau: “Khoảng niên hiệu Chính Đức nhà Minh (1506-1521), Lưu Thời Cử đi nhập chức. Thuyền tới dây (nơi lập miếu) bị bọn cướp giết. Vợ là Trương Thị, thiếp là Quách Thị, con gái là Lưu Thị, nhẩy xuống sông chết. Năm Gia Tĩnh (1522-1526) được phong thần và lập miếu thờ.”


Trong câu thứ nhất, tác giả nhắc tới tên hai phụ nữ nổi tiếng trong văn học Trung Quốc.
Một là Thái Diễm, tự là Văn Cơ, con gái Thái Ung cuối đời Đông Hán, lấy chồng là Vệ Trọng Đạo, chưa có con th́ chồng chêt, trờ về nhà cha mẹ ruọt. Sau đó quân Hung Nô vào chiếm đất Hán, bắt được nàng, mang về nước gả cho người Hung Nô. Hai mươi năm sau, sinh được hai đầu con. Tào Tháo, bạn thân của Thái Ung, sai ssú đem vàng bạc chuộc nàng về, gả cho Đổng Tự. Người thứ hai là Trác Nữ, tức Trác Văn Quân, con gái Trác Vương Tôn đời nhà Hán, góa chồng về ỏ nhà cha mẹ ruột. Tư Mă Tương Như đến dự tiệc, thoáng thấy nàng, gẩy khúc Phượng Cầu Hoàng tỏ t́nh. Nàng hiểu ư bỏ nha đi theo Tương Như. Nguyễn Du đối chiếu ba tiết nữ, chết theo chồng theo cha, với hai góa phụ, Thái Nữ và Trác Nữ, để thấy câu truyện rạng danh tam liệt và truyện ǵn giữ cương thường tùy thuộc vào từng gia đ́nh. Hai góa phụ này nếu gặp ba tam liệt nữ kia chắc không thẹn mặt. Bên sông này chẳng biết viếng hồn trinh nơi đâu. Rồi ông kết luận là lúc b́nh thường vểnh râu bàn luận về hai chữ hiếu trung, con người thường hay có thói đề cao ḿnh. Người đọc tụ hỏi phải chăng qua bài trên đây, Nguyễn Du kín đáo bày ṭ ư riêng về hai chữ hiếu trung?


Cùng ḍng thơ này, Bắc Hành Tạp Lục chép tiếp bài:


桂 林 瞿 閣 部
Quế Lâm Cù Các Bộ
中 原 大 勢 已 頹 唐
Trung nguyên đại thế dĩ dồi đường
竭 力 孤 城 控 一 方
Kiệt lực cô thành khống nhất phương
終 日 死 生 心 不 動
Chung nhật tử sinh tâm bất động
千 秋 地 下 髮 猶 長
Thiên thu địa hạ phát do trường
殘 明 廟 社 多 秋 草
Tàn Minh miéu xă đa thu thảo
全 越 山 河 盡 夕 陽
Toàn Việt sơn hà tận tịch dương
共 道 中 華 尚 節 義
Cộng đạo Trung Hoa thượng tiêt nghĩa
如 何 香 火 太 淒 涼
Như hà hương hỏa thái thê lương.


dịch là:


Các Bộ Họ Cù Đất Quế Lâm
Trung nguyên đại thế đổ rồi
Giữ thành dốc hết sức người riêng mang
Ngày đêm sống chết chẳng màng
Tóc dài chẳng đổi suối vàng có nhau
Tàn Minh cỏ miếu rầu rầu
Non sông đât Việt uá mầu tà dương
Trung hoa vốn trọng kẻ trung
Mà sao hương khói thê lương thế này

 

Các Bộ họ Cù tức Cù Thức Trĩ, tự Khởi Điền, người đời nhà Minh, giữ chức tuần phủ Quảng Tây, sau thăng Đông Các Đại Học Sĩ, Các Bọ là danh hiệu gọi tắt chức vụ này. Khi quân Thanh chiếm Trung Quốc, vua nhà Minh thua chạy lên Vân Nam, ông cố giữ thành Quế Lâm và tuẫn tiết khi thành thất thủ. Câu thứ tư, Nguyễn Du nhắc lại truyện Cù Thừc Trĩ không cxhịu hàng nhà Thanh, cát tóc bện đuôi sam. Câu thứ năm, chữ toàn việt chỉ vùng đất Phúc Kiến, Chiết Giang, tức Mân Việt, và vùng Quảng Đông Quảng Tây gọi là Lưởng Việt.


Hai câu kết rất đặc biệt đáng lưu ư: Trung Quốc vốn trọng chũ trung của nhà nho, mà sao đền thờ một trung thần th́ hương khói vắng tanh như vậy. Người đọc tự hỏi phải chăng là Nguyễn Du muốn dùng h́nh ảnh hương tàn khói lạnh này để nói lên niềm lănh đạm của dân Trung Quốc với những danh thần cô trung như Cù Các Bộ? Chữ danh như vậy phải chăng là cái danh hăo? Phải chăng cái lănh đạm này đă giết chết Cù Các Bộ lần thú hai?


Tới Quế Lâm, dừng chân tại một công quán, gợi hứng cho Nguyễn Du viết bài:


桂 林 公 館
Quế Lâm Công Quán
荒 草 惹 流 螢
Hoang thảo nhạ lưu huỳnh
閒 階 夜 氣 清
Nhàn giai dạ khí thanh
寒 燈 留 鬼 影
Hàn đăng lưu quỷ ảnh
虛 幛 聚 蚊 聲
Hư trướng tụ văn thanh
牢 落 春 無 分
Lao lạc xuân vô phận
蹉 跎 老 自 驚
Tha đà lăo tự kinh
城 頭 聞 畫 角
Thành đầu văn họa giác
自 語 到 天 明
Tự ngữ đáo thiên minh


dịch là:


Công Quán Quế Lâm
Cỏ hoang đom đóm lập loè
Trời đêm trong sáng vắng hoe quanh thềm
Ma chơi leo lét ánh đèn
Vo ve tiếng muỗi màn bên xa gần
Lo buồn nào biét đến xuân
Cái ǵa xộc tới ṃn thân trạnh t́nh
Đầu thành tiếng ốc tàn canh
Một ḿnh tâm sự với ḿnh sáng đêm.


Thi cảnh của Nguyễn Du trong bài này trải dài từ xa về tới pḥng ông trong công quán: với ánh sáng lập ḷe của đàn đom đóm, trong đêm thanh vắng quanh công quán. Vào tới pḥng ông là tiếng muỗi vo ve quanh màn. Nhà thơ chợt thấy mùa xuân đă qua, cái già dường như ập tới ông. Rồi nghe thấy tiếng trống tàn canh đầu thành. Thế là trắng một đêm ḿnh tâm sự với ḿnh.


Rồi tới bài:


題 韋 盧 集 後
Đề Vi Lư Tập Hậu

詩 人 不 得 見
Thi nhân bất đắc kiến
見 詩 如 見 人
Kiến thi như kiến nhân
大 山 興 寶 藏
Đại sơn hưng bảo tạng
獨 鶴 出 風 塵
Độc hạc xuất phong trần
針 芥 易 相 感
Châm giới vị tương cảm
越 胡 難 自 親
Việt Hồ nan tự thân
三 唐 千 載 後
Tam Đường thiên tải hậu
寂 寞 久 無 聞
Tịch mịch cửu vô văn.


dịch là:


Đề Cuối Tập Thơ Của Vi Lư
Người thơ chưa gặp bao giờ
Thấy thơ như thấy người thơ thủa nào
Non xanh kho báu chôn sâu
Phong trần hạc lẻ ngàn cao vẫy vùng
Cây kim hạt cải cảm thông
Kẻ Hồ người Việt đôi đường khó thân
Sau Tam Đường cả ngàn năm
Tiếng thơ im bặt tao đàn vắng tanh.


Giới nghiên cứu đồng ư rằng Vi tức Vi Ứng Vật là một nhà thơ nổi tiếng đời Đường, khi gặp loạn An Lôc Sơn, đă bỏ đi tu đạo Phật, nên dường như hợp với h́nh ảnh một cánh hạc lẻ vẫy vùng trên ngàn cao trong câu bốn. Đằng khác, trong Đường Thi có nhiều nhà thơ cùng họ Lư nên không đóan chắc ra là ai. Có người cho đó là Lư Chiến Lân, một trong Sơ Đường Tứ Kiệt, nhưng không có bằng chứng đáng tin, ngược lại trong câu thứ ba nếu tác giả nói về nhà thơ họ Lư th́ ông này là một nhà thơ lớn nhưng ẩn danh.


Trong hai câu thứ năm và thứ sáu, Nguyễn Du dùng h́nh ảnh nam châm hút kim, hổ phách hút hạt cải để mô tả niềm cảm thông giũa hai người thơ. Nhưng trong trường hợp kẻ Hồ nguời Việt niềm thông cảm dường có phần khó khăn. Người đọc tự hỏi phải chăng Nguyễn Du muốn bàn tới giới hạn truyền cảm của thơ văn?


Hai câu chót tác giả đưa ra nhận xét về thi ca Trung Quốc: sau Tam Đường, tức Thịnh Đường, Trung Đường và Văn Đường, không c̣n nhà thơ lớn nào khác nữa.


Tiếp tục cuộc hành tŕnh, thuyền sứ đi qua Thiên B́nh và Nguyễn Du viết bài:


過 天 平
Quá Thiên B́nh
分 水 山 前 二 水 分
Phân Thủy sơn tiền nhị thủy phân
天 平 水 面 自 嶙 峋
Thiên B́nh thủy diện tự lân tuân
一 杯 空 奠 臨 江 廟
Nhất bôi không điện lâm giang miếu
千 古 誰 為 砌 石 人
Thiên cổ thùy vi thế thạch nhân
半 嶺 溪 泉 皆 入 楚
Bán lĩnh khê tuyền giai nhập Sở

滿 洲 碑 碣 已 非 秦
Măn châu bi kiệt dĩ phi Tần
舟 人 爭 指 家 鄉 近
Chu nhân tranh chỉ gia hương cận
惱 殺 殊 方 老 使 臣
Năo sát thù phương lăo sứ thần.


dịch là:


Qua Thiên B́nh
Ngang Phân Thủy nước chia đôi
Thiên B́nh mặt nước sóng nhồi mênh mông
Ḿếu sông dâng chén rượu suông
Ai nguời khuân đá chất chồng khéo sao
Cửa non suối Sở dạt dào
Bia Tấn nghiêng đồ thấp cao đầy đồng
Sắp tới làng khách vui mùng
Sứ già buồn nỗi đường trường c̣n xa.


Giới nhiên cứu cho rằng núi Phân Thủy là rặng núi ở huyện Nam Chiếu tỉnh Hồ Nam, và sông Thiên b́nh là một con sông chẩy dưới chân núi này.


Tác giả dường như thoải mái trước cảnh trời nước, núi sông. Cảnh thiên nhiên nước Sở vẫn c̣n đó, bia nước Tần nay sụp đổ đầy đồng. Người đọc thơ không khỏi thấy cái phi lư của kiếp người vô thưởng trước cái hằng thường của tạo hóa, và nhất là cái phi lư của cuộc tranh
hùng triền miên giữa Sở và Tần.


Trở lại với chiếc thuyền sứ bộ, trên sông Thiên B́nh. Khách đi thuyền vui mừng chỉ trỏ làng quê họ gần tới. Riêng sứ thần già buồn v́ nỗi đường c̣n xa.


Tiếp tới là bài:


望 湘 山 寺
Vọng Tương Sơn Tự
古 佛 無 量 唐 世 人
Cổ Phật Vô Lường Đuờng thế nhân
湘 山 寺 裡 有 真 身
Tương Sơn tự lư hữu chân thân
真 身 一 夜 燼 炎 火
Chân thân nhất dạ tẫnviêm hỏa
古 寺 千 年 空 暮 雲
Cổ tự thiên niên không mộ vân
五 嶺 峰 巒 多 氣 色
Ngũ Lĩnh phong loan đa khí sắc
全 州 城 郭 在 風 塵
Toàn Châu thành quách tại phong trần
孤 舟 江 上 憑 欄 處
Cô chu giang thượng bằng lan xứ
一 帶 松 杉 半 夕 曛
Nhất đái tùng sam bán tịch huân.


dịch là:


Vọng Chùa Tương Sơn


Đời Đường Phật cổ Vô Lường
Chân thân truyền tụng lưu tàng Tương Sơn
Một đêm lửa cháy chân thân
Ngàn năm chùa cổ mây vần tầng cao

Núi non Ngũ Lĩnh muôn mầu
Mịt ṃ thành quách Toàn Châu bụi hồng
Thân đơn ngắm cành song bồng
Trời chiều từng dải sam thông mờ dần.


Vô Lường Phật là Phật danh của Đường Huyền Trang, người đă sang Tây Trúc thỉnh kinh.


Nguyễn Du kể lại truyên chân thân của Phật Vô Lường tàng tại chùa Tương Sơn bỗng một đêm bốc cháy, ngày nay chỉ c̣n ngôi chùa cổ phủ mây chiều, trong cảnh núi Ngũ Lỉnh muôn mầu, ngoài thành Toàn Châu ch́m trong bụi hồng. Đứng một ḿnh trên thuyền, người thơ thấy từng rặng thông ch́m dần trong bóng chiều. Nguời đọc thấy tác giả có một buổi chiều êm ả thư thái, không một mảy may buồn khổ nhớ nước nhớ nhà.


Thuyền sứ vào đất Vĩnh Châu mang lại cho Nguyễn Du thi hứng viết bài:


永 州 柳 子 厚 故 宅
Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu Cố Trạch
蘅 嶺 浮 雲 瀟 水 波
Hành Lĩnh phù vân Tiêu Thủy ba
柳 州 故 宅 此 非 耶
Liễu Châu cố trạch thử phi da
一 身 斥 逐 六 千 里
Nhất thân xích trục lục thiên lư
千 古 文 章 八 大 家
Thiên cổ văn chương bát đại gia
血 指 汗 顏 誠 苦 矣
Huyết chỉ hăn nhan thành khổ hỹ
清 溪 嘉 木 奈 禺 何
Thanh khê gia mộc nại ngu hà
壯 年 我 亦 為 材 者
Tráng niên ngă diệc vi tài giả
白 髮 秋 風 空 自 嗟
Bạch phát thu phong không tụ ta.


dịch là:


Nhà Cũ Vĩnh Châu Liên Tử Hậu
Mây non Hành sóng ḍng Tiêu
Liễu Châu nhà cũ tieu điều đâu đây
Sáu ngàn dặm thằm thân đầy
Một trong tám đại danh tài lưu danh
Mồ hôi nước mắt trạnh t́nh
Há sao suối mát cây xinh ngu đần
Tài hoa gỗ qúi tuổi xuân
Gió thu tóc bạc thương thân than sầu.


Liễu Tử Hậu là Liễu Tông Nguyên (773-819) người Hà Đông, nen c̣n gọi là Liễu Hà Đông.


Ông c̣n tùng làm thứ sử Liễu Châu, nay là Quảng Tây, nen c̣n tênlà Liễu Liễu Châu, tên chủ là Tủ Hậu. Ông đậu tiến sĩ năm 21 tuổi, nổi tiếng tài hoa, hoạn lộ thăng trầm bị đầy đi xa giữ chú Tư Mă Vĩnh Châu rồi chết tại đó. Chỗ này là nơi thuyền sứ đi qua và gây hứng cho Nguyễn Du viết bài thơ này.
Hành Lĩnh là dẫy Hành Sơn thuộc tỉnh Hồ Nam; Tiêu Thủy là khúc sông Tương, trong tỉnh Hồ Nam và đổ vào sông Tiêu.


Liễu Tử Hậu là một trong tám nhà văn nội danh trong hai triều nhà Đường và nhà Tống gồm có: Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên, Âu Dương Tu, Tô Tuân, To Thức, Tô Triệt, Tăng Củng và Vương An Thạch.
Câu thứ năm, Nguyễn Du nhắc lại lời văn tế Liễu Tôn Nguyên của Hàn Dũ, giới nghiên cứu dịch xuôi là: ‘Ví như người thọ vụng, tay đổ máu, mặt đổ mồ hôi, c̣n người thọ khéo th́ đứng khoanh tay. Văn chương như ông Liễu th́ không được dùng, c̣n bọn nịnh bợ th́ ngồi thảo chiếu cho vua.’
Câu thứ sáu, Nguyễn Du trích bài tựa của tập thơ Ngu Khê của Liễu Tông Nguyên; ‘Cây cối đẹp dẽ, đất đá kỳ lạ chồng chất phô bà, v́ tangu mà phải mang tiếng ngu. nước là thứ kẻ trí ưa thích. Nay cái khe ấy v́ ta mà lại bị nhục v́ ngu, là tại sao?’


Rổi kết thúc bằng hai câu: tuổi trẻ ta cũng có tài ví như cây gỗ tốt, nay đầu bạc ngồi than thân vói gió thu.
 

Người đọc thơ dường như thấy rơ là Nguyễn Du tâm đầu ư hiệp với Liễu Tông Nguyên.

 
Có điều người đọc thắc mắc là v́ sao Liễu Tông Nguyên tự cho ḿnh là ngu? Phải chăng ông tự trách v́ ḿnh ngu mà bị biếm, làm khổ lây suối rừng cây cỏ? Phải chăng, đàng khác là tại ông ngu nên đă giă biệt suối rùng cây cỏ mà ra làm quan, đề nay bị biếm vạ lây tới cỏ cây rừng suối?
Không biết giữa hai ngả đó Nguyễn Du song hành cùng Liễu Tông Nguyên theo ngả nào?
Rồi tới đêm thuyền sứ đậu bến sông tương, Nguyên Du viết bài:


湘 江 夜 泊
Tương Giang Dạ Bạc
一 去 六 十 里
Nhất khứ lục thập lư
悠 悠 江 水 長
Du du giang thủy trường
浮 雲 連 五 嶺
Phù vân liên Ngũ Lĩnh
明 月 會 三 湘
Minh nguyệt hội Tam Tương
別 浦 分 新 色
Biệt phố phân tân sắc
遙 空 失 故 鄉
Dao không thất cố hương
鶴 來 人 不 見
Hạc lai nhân bất kiến
晚 樹 鬱 蒼 蒼
Văn thụ uất thương thương


dịch là:


Đêm Đậu Bến Sông Tương
Một thôi sáu chục dặm trường
Đường sông dằng dặc thuận buồm ruổi rong
Đầu non Ngũ Lĩnh mây giăng
Tam Tương trải rộng dưới trăng một vùng
Bến sông tiễn biệt ngại ngùng
Ngoái nh́n chẳng thấy cố hương nẻo nào
Hạc về chẳng thấy người đâu
Xẫm xanh cây lá nao nao bóng chiều.


Trong bốn câu đầu, Nguyên Du ghi lại h́nh ảnh chặng đường thuyền sứ vừa vượt qua để tới Tam Tương. Nơi đó là chỗ ba ḍng sông Tương: Tiêu Tương, Chung Tương và Nguyên Tương gặp nhau.


Bốn câu sau làm người đọc thấy dường như tác giả, dùng cùng một bút pháp vói bài Vĩnh Châu Liễu Tử Hậu Có Trạch: đưa thi liệu lấy từ văn học Trung Quốc vào thơ Việt Âm. Qua bốn câu này người đọc nhớ tới bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, một bài thơ Đường rất được nhà nho ta ngày xưa và giới hâm mộ thơ Đường hiện nay ưa chuộng.

 

Thi tài của Nguyễn Du đă xáo trộn thứ tự bốn câu trong bài Hoàng Hạc Lâu, bớt chữ chỉ địa danh: như Hán Dương, Anh Vũ, rồi đổi từ nguyên thể bẩy chữ sang thể năm chữ trong bài Tương Giang Dạ Bạc, và liên tục diễn tả tâm cảnh của ông hiện đang ở trên quê người, không c̣n biết quê hương ở về phía nào.
Phải chăng cái thú chơi chữ này đă giúp cho Nguyễn Du nguôi nguôi nỗi nhớ nhà, lấy lại dần dần đưọc niềm thanh thản?

 

Thuyền sứ vào sông Nguyên Tương, thuộc dịa phận huyện Tương Đàm, gần với khúc sông Mịch La, nợi Khuất Nguyên tự trầm ḿnh. H́nh ảnh Khuất Nguyên gợi hứng cho Nguyễn Du viết hai bài:


湘 潭 吊 三 閭 大 夫
Tương Đàm Điếu Tam Lư Đại Phu
二 首
Nhị Thủ


其 一
Kỳ Nhất


好 修 人 去 二 千 載
Hiếu tu nhân khứ nhị thiên tải
此 地 猶 聞 蘭 芷 香
Thử địa do văn lan chỉ hương
宗 國 三 年 悲 放 逐
Tông quốc tam niên bi phóng trục
楚 辭 萬 古 擅 文 章
Sở từ vạn cổ thiện văn chương
魚 龍 江 上 無 殘 骨
Ngư long giang thượng vô tàn cốt
杜 若 洲 邊 有 眾 香
Đỗ nhưọc châu biên hữu chúng phương
極 目 傷 心 何 處 是
Cực mục thương tâm hà xứ thị
秋 風 落 木 過 沅 湘
Thu phong lạc mộc quá Nguyên Tương.


其 二
Kỳ Nhị


楚 國 冤 魂 葬 此 中
Sở quốc oan hồn táng thử trung
煙 波 一 望 渺 何 窮
Yên ba nhất vọng diểu hà cùng
直 教 憲 令 行 天 下
Trực giao hiến lệnh hành thiên hạ
何 有 離 騷 繼 國 風
Hà hữu Ly Tao kế Quốc Phong
千 古 誰 人 憐 獨 醒
Thiên cổ thùy nhân liên độc tỉnh
四 方 何 處 托 孤 忠
Tứ phương hà xứ thác cô trung
近 時 每 好 為 奇 服
Cận tḥi mỗi hiếu vi kỳ phục
所 佩 椒 蘭 更 不 同
Sở bội tiêu lan cánh bất đồng.


dịch là:

 

Qua Tương Đàm Viềng Tam Lư Đại Phu
Hai Bài


I
Hai ngàn năm trước Nguời đi
Đất này lan vẫn nở ghi dấu Người
Ba năm đầy ải bên trời
Sở Từ c̣n đó ngàn đời chi hơn
Đáy sông nào thấy nắm xương
Bên bờ đỗ nhược toả hương ngạt ngào
Đau ḷng mỏi mắt phương nao
Nguyên Tương lá rụng ŕ rào gió thu.
II
Oan hồn Người Sở đáy sông
Mịt mù khói sóng mênh mông một vùng
Nếu hiến lệnh đưọc vua dùng
Th́ Ly Tao chẳng nối ḍng Quốc Phong
Một ḿnh tỉnh ai nào thương
Bốn phương há gửi cô trung trọn đời
Gần đây mũ áo đổi rồi
Tiêu lan đeo chẳng giống người thời xưa.


Hai bài Tương Đàm Điếu Tam Lư Đại Phu này là hai bài trong ba tập thơ Việt Am của Nguyễn Du mà giới nghiên cứu đặc biệt chú ư, v́ được coi là bằng chúng của ḷng hoài Lê của Nguyễn Du.


Tương Đàm là một huyện trong tỉnh Hồ Nam. Thị trấn Tương Đàm nằm trên sông Tương.
Tam Lư Đại Phu là chức quan của Khuất Nguyên có nhiệm vụ chưởng quản các quan thuộc vương tộc nước Sở, tựa như chức quan đứng đầu Tôn Nhân Phủ triều nhà Nguyễn tại Việt Nam.


Khuất Nguyên được Sở Hoài Vương tin dùng, thăng chức Tả Đồ, tựa như phó thủ tướng.
Ông giúp vua thảo hiến lệnh, nhưng triều đ́nh không nghe, có người dèm Khuất Nguyên, vua tin nghe đầy Khuất Nguyên đến vùng Giang Nam. Sau đó nước Sở bị quân nhà Tần đánh bại, ông nhẩy xuống sông Mịch La tự trầm. Ông đưọc nhà nho coi như biểu tượng ḷng trung
với vua. Đàng khác ông để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm lớn, sáng tác trong thời gian ông bị biếm, như Ly Tao, Cửu Ca, Thiên Vấn, Cửu Chương v.v...


Trở lại hai bài Tương Đàm Điếu Tam Lư Đại Phu, tác giả mở đầu bàng ba chữ Hiếu Tu Nhân, chhữ trích từ Sở Từ, nghĩa là người ham sửa sang đức tốt. Hai chữ lan chỉ cũng là chữ trích từ thơ Khuất Nguyên, vốn là tên gọi hai loại hoa tượng trưng cho đức tính cao khiết. Hai câu ba và bốn tóm tắt truyện Khuất Nguyên bị dèm rồi bị đi đầy, và nhân đó sáng tác được Sở Từ lưu danh ngàn đ̣i. Câu năm và sáu ghi lại h́nh ảnh Khuất Nguyên trầm ḿnh trên sông Mịch La, không t́m thấy hài cốt, nhưng bên bờ sông cỏ đỗ nhược vẫn tỏa hương thơm. Hai câu chót, tác giả cho biết ông không nh́n thấy dấu vết cũ của Khuất Nguyên, chỉ nghe thấy tiếng gió ŕ rào thổi lá bay trên sông Nguyên Tương.


Sang bài thứ hai, Nguyên Du mở đầu bằng truyện Khâu Nguyên chết oan ở ḍng sông này, không c̣n nh́n thấy dấu vết, chỉ thấy khói sông mông mênh. Hai câu tiếp là hai câu Nguyễn Du tụ hỏi, nều hiến lệnh đươc vua Sở Hoài Vương áp dụng, thời làm ǵ có Ly Tao mỏ đường cho ḍng thơ nối theo ḍng thơ Kinh Thi. Hai câu sau, ông nhắc lời Khuất Nguyên trong thiên Ngư Phủ, trong Sở Từ: Người đời say cả riêng ḿnh ông tỉnh, thế nên, khắp bốn phương không có nơi nào gửi tấm ḷng cô trung. Hai câu chót, là hai câu Nguyễn Du dường như tự nói với chính ḿnh: ‘người đơi nay thay đổi thói tục rồi, chẳng c̣n ai sống theo nề nếp Khuất Nguyên nữa.’


Người đọc thơ Nguyễn Du tự hỏi, phải chăng là củ ư ông muốn tŕnh bày, trong hai bài Tương Đàm Điếu Tam Lư Đại Phu trên đây, là việc Khuất Nguyên bị đi đầy là một cái may mắn cho Khuất Nguyên, ra khỏi triều đ́nh vua Sở Hoài Vương đẻ có dịp sáng tác những áng văn thơ mở đường khai lối cho văn học Trung Quốc ra khỏi ḍng văn học trong Kinh Thi?

 

Ngoài ra, phải chăng ư nghĩ : ‘chúng nhân sau cả, riêng ḿnh ông tỉnh’ đă tách Khuất Nguyên ra khỏi cuộc sống của chúng nhân, việc ông nhẩy xuống sông Mịch La tất không sao tránh khỏi?


Mạch thơ của Nguyễn Du, trong thi cảnh hai bài Tương Đàm viếng Tam Lư Đại Phu trên đây c̣n nối dài sang bài:


反 招 魂
Phản Chiêu Hồn
魂 兮 魂 兮 招 不 歸
Hồn hề hồn hề chiêu bất quy
東 西 南 北 無 所 依
Đông tây nam bắc vô sở y
上 天 下 地 皆 不 可
Thướng thiên hạ địa giai bất khả
鄢 郢 城 中 來 何 為
Yên Dĩnh thành trung lai hà vi
城 郭 猶 是 人 民 非
Thành quách do thị nhân dân phi
塵 埃 滾 滾 污 人 衣
Trần ai cổn cổn ô nhân y
出 者 驅 車 入 踞 坐
Xuất giả khu xa nhập cứ tọa
坐 談 立 議 皆 皋 夔
Tọa đàm lập nghị giai Cao Quỳ
不 露 爪 牙 與 角 毒
Bất lộ trảo nha dữ giác độc
咬 嚼 人 肉 甘 如 飴
Giảo tước nhân nhục cam như di
君 不 見 湖 南 數 百 州
Quân bất kiến Hồ Nam sổ bách châu
只 有 瘦 瘠 無 充 肥
Chỉ hữu sấu tích vô nhân ph́
魂 兮 魂 兮 率 此 道
Hồn hề hồn hề suất thử đạo
三 皇 之 後 非 其 時
Tam hoàng chi hậu phi kỳ th́
早 斂 精 神 返 太 極
Tảo liễm tinh thần phản thái cực
慎 勿 再 返 令 人 嗤
Thận vật tái phản linh nhân xi
後 世 人 人 皆 上 官
Hậu thế nhân nhân giai Thượng quan
大 地 處 處 皆 汨 羅
Đại địa xứ xứ giai Mịch La
魚 龍 不 食 豺 虎 食
Ngư long bất thực sài hổ thực
魂 兮 魂 兮 奈 魂 何
Hồn hê hồn hề nại hồn hà.


dịch là:


Phản Chiêu Hồn
Hú hồn hồn hỡi chớ về
Đông Tây Nam Bắc không bề cậy trông
Thăng thiên độn thổ đều không
Đất Yên đất Dĩnh đôi đường chớ ham

Thành quách c̣n khác t́nh dân
Mịt mờ bẩn áo lấm quần bụi bay
Đi xe lớn ở điện đài
Cao Quỳ miệng lưỡi vắn dài ngông nghênh
Mặt ngoài chẳng lộ sừng nanh
Ḷng trong uống máu không tanh một tuồng


Hồn thấy chăng:


Trăm châu một cơi Hồ Nam
Chằng ai no đủ trơ xương dân gầy
Hồn ơi bằng cứ nẻo này
Sau Tam Hoàng khắp đó đây đổi dời
Tỉnh tu sớm liệu về trời
Đừng về đây nữa người đời mỉa mai
Thượng quan nhan nhản trần ai
Đâu đâu cũng thấy sông dài Mịch La
Cá không rỉa hùm chẳng tha
Hồn ơi hồn hỡi biết là làm sao.


Nguyễn Du viết bài thơ dài này phản bác bài Chiêu Hồn của Tống Ngọc làm để gọi hồn Khuất Nguyên. Ông khuyên hồn Khuất Nguyên chớ nên trở lại cơi trần đầy bọn gian ác. Cũng không nên trở về thành Yên Thành Dĩnh nước Sở, bởi lẽ thành quách tuy vẫn không đổi nhưng ḷng dân thay đổi rồi: ra đường thời xe to ngựa lớn, về nhà th́ chễm trệ vênh vang.


Nói toàn truyện yên dân trị nước chẳng khác ǵ ông Cao ông Qùy thời vua Nghiêu vua Thuấn, lại khéo dấu nanh dấu vuốt ngoài mặt, tuy trong ḷng th́ ăn thịt uống máu người không tanh. Hồn thấy không mấy trăm châu đất Hồ Nam đó, chẳng thấy ai có da có thịt chỉ thấy nguời gầy dơ xương. Hồn ơi! Hồn ơi! Giữ đường ấy, th́ từ Tam Hoàng về sau chẳng c̣n hợp thời. Sớm lo mà về với thái cực. Đừng trỏ lại đất này cho người đời mỉa mai. Người người đều là Thương quan, đâu đâu cũng là ḍng Mịch La. Rồng cá không nuốt th́ hùm sói chẳng tha. Hồn ơi! Hồn ơi! Biết là làm sao!


Những h́nh ảnh cơi trần thế, Nguyễn Du đưa ra để khuyên hồn Khuất Nguyên sớm về với thái cực, đừng trở trần gian dường như là những h́nh ảnh tiêu biểu cho sự độc ác của cảnh ganh ghen trên hoạn lộ, thời nào cũng có, ở đâu cũng có không riêng ǵ thời Khuất Nguyên, không riêng ǵ tại triều đ́nh Sở Hoài Vương. Người đọc thấy dường như Nguyễn Du không chỉ riêng nói với hồn Khuất Nguyên mà dường như ông nói với chính ông, sao không sớm rút chân ra khỏi ṿng cương tỏa mà về vui thú yên hà.

 


15. 陶 淵 明 詩 選 , ibid. 張 67.

16. 唐 詩 三 百 首. 退 士 編 訂. 新 生 出 版 社. 香 港. 章 二 二 二
 

17. Theo bản dịch của Đào Duy Anh. Thơ Chữ Hán Nguyễn Du, Văn Học, Hà Nội 1988, tr.189

 

 

 

 

 

Xem KỲ 11

 

 

 

 

 

 

 

LÊ PHỤNG
 

 

 

www.ninh-hoa.com