LÊ
PHỤNG
IV
Kinh Kim Cương chép: “Như Lai thường dậy rằng các thầy Tỳ
Khoe nên biết phép ta nói ra ví như chiếc bè đưa qua sông:
pháp c̣n nên bỏ, huống nữa chẳng phải là pháp.”
Trung Bộ Kinh giảng rộng thí dụ trên như sau
:
Này các thầy tỳ kheo, lời ta dạy ví như chiếc bè, để đưa
qua, không để mang giữ. Hăy nghe kỹ lời ta đây. Ví như có
người suốt ngày đi đường mệt nhọc, gặp phải một con sông
rộng nước sâu; bờ sông bên này đầy lo sợ và hiểm nghèo, c̣n
bờ bên kia th́ yên ổn, không sợ sệt, nhưng không có ghe
thuyền đưa qua sông, mà cũng không có cầu bắc nối hai bờ. Ví
như người ấy nghĩ bụng như vầy: Quả thật sông rộng nước sâu,
bờ bên này đầy lo sợ và hiểm nghèo, c̣n bờ bên kia th́ yên
ổn không sợ sệt; nhưng không có thuyền mà cũng không có cầu
đưa ta qua bờ bên kia. Sao ta không thử lượm lặt những lau
sậy, những que cành chà là, kết lại làm bè coi sao? Rồi ngồi
trên bè, ta dùng tay dùng chân làm chèo, chèo êm qua bờ bên
kia. Theo đó, này các thầy tỳ kheo, ví như người ấy lượm lặt
những lau sậy, những que cành chà là, kết lại làm bè, rồi
dùng tay dùng chân làm chèo, chèo êm qua bờ bên kia. Bấy
giờ, sông qua rồi, bờ đến rồi, ví như người ấy nói vầy: Quả
thật chiếc bè ấy đdă giúp ta nên việc lớn. Nhờ nó chở tôi,
và tôi dùng tay dùng chân làm chèo, tôi mới qua êm được đến
bờ bên kia; bấy giờ phỏng như tôi đội chiếc bè trên đầu hoặc
mang nó trên vai, và cứ thế mà lên đường đi đâu tùy thích?
Các thầy tỳ khep nghĩ sao? Người ấy dùng bè có khôn ngoan
không?
Bạch ngài, nhất định là không.
Vậy, nếu là người khôn ngoan, người ấy phải xửtrí làm sao
với chiếc bè? Nay các tỳ kheo, người ấy nghĩ như vầy: Quả
thật chiếc bè ấy đă giúp ta nên việc. Nhờ ngồi trên bè, và
chèo bằng tay bằng chân, tôi qua êm được bờ bên kia. Giờ
đây, nếu tôi bỏ lại chiếc bè ấy bên bờ, hoặc vứt mặc nó ch́m
xuống nước, và tôi lại tiếp tục lên đường? Các vị tỳ kheo,
nếu làm vậy, người ấy đáng là người khôn ngoan khéo xử trí
với chiếc bè.
Cũng như vậy đó, các vị tỳ kheo, giáo pháp tôi dậy các thầy
ví như chiếc bè, cột để đưa qua, không phải để mang giữ.
Thấu rơ thí dụ ấy, th́ đối với pháp, dharma, các thầy
c̣n phải xả thay huống nữa là cái phi pháp, adharma.
Thế th́ phải chăng truyện xé kinh đốt sách cũng chẳng khác
ǵ truyện chiếc bé pháp: đâu có nhất thiết là những hành
động phạm thánh hay bài ảnh tượng, và đồng thời nhưng hành
động xé kinh đốt quyển đó có khả năng tạo nên nụ cười Thiền.
Cơ bản lập giáo của Thiền Tông đặt trên bốn câu thơ sau đây
:
不 立 文 字
Bất lập văn tự
教 外 別 傳
Giáo ngoại biệt truyền
真 指 人 心
Chân chỉ nhân tâm
見 性 成 佛
Kiến tính thành Phật.
Nghĩa là:
Chẳng lập văn tự
Truyền riêng ngoài giáo
Trỏ thẳng tâm người
Thấy tính thành Phật.
Điều đáng để ư là bốn công thức này không phải của Sơ Tổ Đạt
Ma, mà do người đời sau đề ra, nay không biết rơ là ai, tuy
có người cho là của Ḥa Thương Nam Tuyền. Hai câu đầu định
cơ bản lập tông: không y theo kinh điển, không cấu tạo tư
tưởng lư luận; Hai câu sau là là phương pháp thể nghiệm:
nh́n thẳng vào ḷng người, đến khi nào thấy tính
liền thành Phật, thế nên không có ǵ có thể nói thành
lời được. Giới Thiền học cho đó là phép trực truyền tựa như
trong Thiền thoại trực truyền từ Phật Thích Ca đến Phật Ca
Diếp. Đằng khác, ngay trong những giây phút thiêng liêng
nhất, người ta vẫn thấy những nét bài ảnh tượng cùng những
nét duyên hài, tỷ như lời thư của Đại Huệ, mô tả giây phút
giác ngộ của Động Sơn
:
Lời cảnh giác bổng làm sáng mắt Động Sơn, rồi th́ chẳng có
tiêu tức nào đáng thông qua, chẳng c̣n đạo lư nào đáng nêu
lên nữa. Động sơn lậy [sư phụ Vân Môn] rồi nói:
Từ đây về sau, tôi sẽ dựng thảo am ở nơi không có dấu vết
người; không cất lấy một hạt cơm, không trồng lấy một cọng
rau, để tiếp đăi khách mười phương lui tới; tôi sẽ v́ họ mà
nhổ hết những đinh những móc; tôi sẽ dính đầy mồ hôi, những
tấm áo hôi hám, khiến cho họ hoàn toàn sạch sẽ và thành
những vị tăng xứng đáng.”
Vân Môn cười và nói:
Cái thân không lớn hơn trái dừa mà cái miệng sao mà rộng
vậy thay.
Giới nghiên cứu đồng ư là ngôn cú thường phạm thánh,
blasphemy, im lăng thường dối trá, Đứng trên ngôn cú
và im lặng có một lối thoát
.
Người đọc tự hỏi rằng lối thoát đó phải chăng là nụ cười
Thiền ? Con người ra đời là đối mặt với cái
khổ làm người. Bằng nụ cười Thiền, con người có thể chút
nhẹ được cái khổ làm người trong giữa biển khổ ở cơi trần
này. Nụ cười Thiền bàng bạc trong kinh điển, sách luận. Ai
đi t́m ắt cũng thấy.
Thiền thoại thứ nhất cho thấy
nụ cười thiền là Thiền thoại chép cuộc hội kiến giữa Hoà
Thượng Chánh Thọ Lăo Ông và học tăng Bạch Ẩn Huệ Hạc
(1683-1768), tóm tắt như sau
Một chiều hè, Bạch Ẩn đến tŕnh bày những kiến giải của ông
lên sư phụ, lúc đó đang hóng gió trước hiên. Sư bảo: “Tṛ
nhảm!”. Bạch Ẩn lập lại trong tiếng cười gằng mỉa mai :”Tṛ
nhảm!”. Sư liền nắm lấy học tṛ đánh đá, rồi xô ra ngoài mái
hiên. Đang mùa mưa, Bạch Ẩ té xuống một vũng śnh. Lát sau
tỉnh dậy, Bạch Ẩn lại vào lậy thầy, vá lại bị thầy mắng: “Đồ
súc sinh ở hang động.”
Bữa sau, Bạch Ẩn nghĩ rằng sư phụ không hiểu nổi kiến giải
cao thâm của ông nên quyết định bằng mọi cách phải làm cho
ra lẽ. Ông vào phương trượng, đem hết tài hùng biện ra tranh
luận với sư phụ, và nhất định không chịu nhường một tấc đất.
Sư nổi cơn thịnh nộ, chụp lấy Bạch Ẫn, giáng cho mấy bạt
tai, rồi xô ra khỏi cửa. Ông rơi từ gác cao xuống chân tường
đá, mê man như bất tỉnh. Sư ḍm xuống ông tăng cười ha hả.
Tiếng cười đánh thức Bạch Ẩn. Ông ráng ḅ lên, nhưng sư phụ
chưa tha c̣n mắng tiếp: “Đồ súc sinh ở hang động.”
Bạch Ẩn tuyệt vọng, tính chuyện bỏ thầy ra đi. Một ngày nọ,
trên đường khất thực, ông dùng bước trước nhà một bà lăo, bà
không cho cơm, ông đứng yên trước cửa như không biết ǵ đến
sữ khước từ của bà ta. Tâm thần ông đang tập trung cao độ
vào câu hỏi làm ông bận tâm. Bà lảo nổi giận, tưởng ông
không đếm xỉa ǵ tới lời bà nói. Sẵn cây chổi trong tay, bà
đập lên đầu ông bảo phải cút đi ngay. Cây chổi đập mạnh làm
bẹp nón t́ lư của ông, c̣n ông th́ ngă xỉu xuống đất. Giâu
lâu ông tỉnh dậy, và bỗng nhiên dưới mắt ông tất cả hiện ra
sáng rơ thông suốt. Trân đ̣n t́nh cờ hốt nhiên mở mắt cho
ông trước chân lư Thiền, từ trước hoàn toàn bị khuất lấp ở
ông. Ông mừng không kể xiết, vội quay về chùa với sư phụ.
Vừa đặt chân tới cổng ngoài th́ sư phụ ông đă nói: “Bữa nay
đem tin vui ǵ về đây? Vào đây mau!”. Bạch Ẩn thuật lại sự
việc vừa qua. Sư phụ ông vỗ vai ông nói: “Được rồi đấy! Được
rồi đấy.”
Thiền thoại thứ hai cho thấy nụ
cười Thiền là thoại về bữa điểm tâm của Đức Sơn Tuyên Giám
(780-865). Thoại kể rằng
:
Đức Sơn Tuyên Giám nổi tiếng là một người khảo luận sâu sắc
về kinh Kim Cương. Khi đó chủ đích của Đức Sơn là đi tới
Long Đàm t́n gặp Thiền Sư Sùng Tín. Trên đường leo núi, ngài
dừng chân tại một quán trà, và hỏi bà chủ quán có ǵ để điểm
tâm.. Trong tiếng Hán, chữ điểm tâm c̣n có nghĩa là chấm
điểm tâm linh. Thay v́ dọn cho du tăng một bữa điểm tâm,
bà chủ quán hỏi:
Thầy mang cái ǵ trên lưng vậy?
Những bản sớ giải Kinh Kim Cương
Th́ ra thế! Thầy cho tôi hỏi một câu có được không? Nếu thầy
trả lời trúng ư tôi th́ xin đăi thầy một bữa điểm tâm; nếu
thầy chịu, xin mời thầy sang quán khác.
Đức Sơn Đồng ư. Bà chủ quán trà hỏi như sau:
Trong kinh Kim Cương tôi đọc thấy câu này : quá khứ tâm
bất khả đác, vị lai tâm bất khả đắc. Vậy thầy muốn điểm
cái tâm nào?
Câu hỏi bất ngờ từ một người đàn bà quê mùa có vẻ tầm thường
ấy đă hoàn toàn đảo lộn tài đa văn quảng kiến của Đức Sơn.
Tất cả kiến thức của ngài về kinh Kim Cương cùng những sớ
giải ngài đă viết ra không giúp ngài trả lời câu hỏi của bà
chủ quán. Nhà học giả này phải ra đ́ t́m quán khác. Không
những thế ngài c̣n vứt bỏ cái xí đồ táo bạo là khuất phục
các Thiền sư, bởi lẽ khi mà chẳng trả lời nổi câu hỏi của bà
chủ quán nước bên đường, th́ mong ǵ khuất phục nổi một
thiền sư thực thụ. Cuối cùng, tới Long Đàm, ngài đem tất cả
những sớ giải vê kinh Kim Cương, mà ngài từng coi trọng, đi
đâu cũng mang theo, ném hết vào lửa đốt thành tro.

oOo
Xem Kỳ
12
 
LÊ
PHỤNG
www.ninh-hoa.com |