 |
Hồ Quư Ly
Nghi Ngờ Sách Luận Ngữ
Lê Phụng
|
PHẦN 4:
-
Thế
nào là người với trời là một? Trọng Ni đáp :
- Có người là tự Trời. Có Trời cũng là tự Trời. Tính là cái
tự trời mà người chẳng thể tự có. Thánh nhân yên ổn, thể lẽ
đi mà trọn đời. Giới chú giảng sách Nam Hoa Kinh cho rằng
trong đoạn này Trang Tử bàn về lẽ thuận thời : như là chớ
chịu trời làm tổn, chớ chịu người giúp ích Vậy nên tôn ḿnh
mà gây lớn, yêu ḿnh mà gây thương không c̣n nữa. Bằng không
th́ thấy lợi mà quên đời thật, tự khoe để chuốc lấy hèn, c̣n
sao có thể chơi với đạo đức để khỏi mối lo ở đời.
Sang chương Nhượng Vương, sách Trang Tử Nam Hoa Kinh
có đoạn sau đây, ghi lại truyện Khổng Tử bị khốn ở giữa Trần
và Thái 23 như sau:
Thầy Khổng cùng khốn ở giữa khoảng Trần và Thái, bẩy ngày
không nấu ăn. Canh rau suông ... vẻ mặt rất mệt. Vậy mà đàn
hát ở trong nhà. Nhan Hồi nhặt rau, Tử Lộ, Tử Cống nói với
nhau: - Thầy ta hai lần bị đuổi ở Lỗ; tước dấu ỏ Vệ, bị chặt
cây ở Tống; cùng ở Thương, Chu; vậy mà mắc vây ở Trần, Thái
... Giết thầy nữa chẳng ai làm tội. Tịch thu nhà thầy chả ai
ngăn cấm. Vậy mà c̣n đàn với hát, chưa từng dứt tiếng. Người
quân tử mà lại vô sỉ đến thế sao? Nhan Hồi không có câu ǵ
để đáp lại, vào thưa với thầy Khổng. Thầy Khổng đẩy cây đàn,
ngậm ngùi mà than :
- Do (Tử Lộ) và Tứ (Tử Cống) là hạng nhỏ nhen. Bảo chúng vào
đây, ta nói với chúng. Tử Lộ, Tử Cống vào. Tử Lộ thưa: - Như
thế này, đă có thể gọi là cùng rồi ... Thầy Khổng nói: - Nói
như thế là nghĩa ǵ. Người quân tử, thông với đạo th́ gọi là
thông; cùng với đạo th́ gọi là cùng. Nay Khưu ôm đạo nhân
nghĩa, mà mắc cái vạ của thời loạn, nào làm chi mà cùng. Cho
nên xét trong ḷng mà không cùng về đạo, th́ lâm vào hoạn
nạn cũng không bỏ mất đức. Trời rét đă đến, tuyết đă sa, ta
lúc ấy mới biết thông trắc là xanh tốt. Cái ách ở Trần Thái
có lẽ là may cho Khâu chăng? Thầy Khổng điềm nhiên, lại với
đàn mà gẩy và hát. Tử Lộ hăng hái cầm mác mà múa ...
- Tôi không biết trời là cao, đất là thấp... Bậc đắc đạo đời
xua, cùng cũng vui, thông cũng vui. Cái để vui không phải là
cùng hay thông. Sẵn
đạo đức đấy th́ cùng thông là rét nắng, gió mưa đắp đổi. Cho
nên Hứa Do sung sướng ở Dĩnh Dương, mà Cung Bá đắc ư ở Khâu
Thư ... Chương Đạo Chích sách Trang Tử Nam Hoa Kinh ghi
truyện Đạo Chích khích bác Khổng Tử cũng nhắc tới chuỗi hoạn
nạn của Khổng Tử: hai lần bị đuổi ở Lỗ; tước dấu ở Vệ; bi
vây ở Trần Thái. Đó là lần thứ sáu Trang Tử Nam Hoa Kinh nói
tới cảnh cùng khốn này của Khổng Tữ, trong cuộc chu du thiên
hạ để truyền đạo. Sách ghi chép tóm tắt như sau : Thầy Khổng
làm bạn với Liễu Hạ Quư. Em Liễu Hạ Quư là Đạo Chích. Đạo
Chích có quân theo chín ngàn người. Dọc ngang thiên hạ, Lấn
phá chư hầu, cướp của giết người. Muôn dân khổ v́ gă. Khổng
Tử bảo Liễu Hạ Huệ: - Phàm làm cha tất bảo được con, làm anh
tất bảo được em. Nay tiên sinh có tài trong đời, em là Đạo
Chích làm hại thiên hạ. Vậy mà không dậy nổi. Khâu này xin
v́ tiên sinh mà sang thuyết hắn. Liễu Hạ Huệ nói : [...]
Chích là kẻ ḷng như suối tuôn, ư như gió cuốn, khỏe đủ
chống địch, lém đủ để sửa điều trái ... Chiều ḷng nó th́ nó
mừng, trái ư nó th́ nó giận. Tiên sinh chớ có sang. Thầy
Khổng không nghe, sai Nhan Hồi đánh xe, Tử Cống kèm bên
phải, sang ra mắt Đạo Chích. Đạo Chích lúc ấy đương dưỡng
quân ở phía nam rẫy Thái Sơn, thái sống gan người mà ăn.
Thầy Khổng xuống xe, ra mắt viên thông báo mà rằng:
- Người nước Lỗ là Khổng Khâu, nghe nghĩa cao của tướng
quân, kính hai lậy quan thông báo. Viên thông báo vào thưa.
Đạo Chích nghe tin cả giận, mắt sáng như so, tóc chỉ ngược
lên mũ mà rằng : - Đó chẳng phải là Khổng Khâu, một tên gian
xảo nước Lỗ đó sao? Bảo nó hộ ta: mi là kẻ đặt lời bịa
chuyện, xưng càn đến vua Văn vua Vũ. Nói nhiều bàn nhảm.
Không càymà ăn, không dệt mà mặc. Khua môi múa mép. Tự tiện
gây ra trái phải. để làm mê các vua trong đời, Khiến kẻ đi
học không trở lại gốc. Làm ra hiếu đễ mà mơ ước được cái
giầu sang của kẻ phong hầu. Tội nó rất to rất nặng. Mau chạy
trở về. Nếu không ta sẽ moi gan ngươi thêm vào cho món ăn
trưa. Thầy Khổng Khâu lại thưa :
- Khâu này được hân hạnh biết ông Quư ... Xin cho vào trông
vết giầy dưới trướng. Đạo Chính nói : - Bảo nó vào đây. Thầy
Khổng rảo bước tiến vào, lậy Đạo Chích hai lậy. Đạo Chích cả
giận, tuốt gươm, gườm mắt, tiếng như hùm sữa nói rằng : -
Khâu lại đây! Điều mi nói, thuận ư ta th́ sống, trái ḷng ta
th́ chết. Thầy Khổng đáp : - Tôi nghe nói rằng : trong thiên
hạ có ba thứ đức : sinh ra mà cao lớn tốt đẹp không hai; Nhỏ
lớn sang hèn nh́n thấy đều phải thích. Ấy là đức bậc trên.
Trí suốt trời, đất, hiểu được mọi vật ấy là đức bậc giữa.
Mạnh khỏe, bạo dạn, họp lính, cầm quân ấy là đức bậc dưới.
Ai có được một trong ba tướng ấy cũng đáng xưng ḿnh là cô.
Nay tướng quân có cả ba tướng ấy ... Vậy mà tên gọi là Đạo
Chích. Tướng quân nếu có ư nghe, Khâu này xin sang sứ các
nước chư hầu : Ngô, Việt, Tề ,Lỗ, Tống, Vệ, Tần, Sở, bắt họ
v́ tướng quân xây thành vài trăm dặm, lập ấp vài vạn nhà,
tôn tướng quân làm vua chư hầu. Đổi mới cho thiên hạ, thôi
quân nghỉ lính, thu nuôi anh em, cúng tế tổ tiên. Dó là việc
của bậc thánh và cũng là ḷng mong mỏi của thiên hạ. Đạo
Chích nổi giận mà rằng : - Khâu lại đây. Phàm hạng có thể
đem lợi mà nhử, đem lời mà can đều là hạng ngu dốt. Nay cao
lớn, tốt đẹp khiến người nh́n thấy mà thích, ấy là cái đức
của cha mẹ ta để lại. Khâu chẳng tán ta chẳng dư biết sao?
Nay đem thành lớn ra nhử ta há chẳng coi ta là ngu dốt sao?
Có lâu dài sao được! Thành nào lớn bằng thiên hạ. Nghiêu
Thuấn có trọn thiên hạ mà con cháu không có mảnh đất cắm
dùi. Thang Vũ lên ngôi con trời, mà sau tuyệt diệt. Chẳng v́
cái lợi quá lớn sao?
Xưa kia, thời vua Thần Nông, dân không biết vận áo xiêm, chỉ
biết mẹ mà không biết cha. Cùng ở với hưu nai, cày mà ăn,
dệt mà mặc, không có ḷng hại nhau ... Đó là lúc đức cả đang
thịnh. Thế nhưng vua Hoàng Đế không gây nổi đức, cùng Xuy
Vưu đánh nhau ở nội Trác Lộc, máu chẩy hàng trăm dặm. Nghiêu
Thuấn lên ngôi, lập ra các quan ... Thang đuổi vua, Vũ diết
trụ. Từ đó mạnh hiếp yếu, Tù Thang Vũ tới giờ , đều là bọn
làm loạn cả. nay mi tu đạo của Văn Vũ; coi giữ lối biện
thuyết để dậy đời sau, nói lời kiểu cách, làm nết giả dối để
mê hoặc các vua trong thiên hạ. Mà là mi cầu giầu sang. Hạng
trộm cướp c̣n ai hơn mi nữa.
Cớ sao thiên hạ không gọi mi là Đạo Khâu? Mà gọi ta là Đạo
Chích? Mi tự cho ḿnh là thánh, là kẻ có tài mà hai lần bị
đuổi ở Lỗ, tước dấu ở Vệ; cùng ởTề; bị vây ở Trần, Thái;
không có chỗ dung thân trong thiên hạ ...Mi dạy Tử Lộ mà hắn
bị chết băm. Thế là mi mắc nạn : trên v́ thân không xong,
dưới v́ người chẳng được việc ǵ. Đạo của mi há có ǵ đáng
quư? [...] Nay ta bảo mi về thường t́nh con người : mắt muốn
thấy mầu, tai muốn nghe tiếng; miệng muốn xét vị; chí khí
muốn thỏa ... Con người ta, thượng thọ th́ trăm tuổi; trung
thọ th́ tám mươi; hạ thọ th́ sáu mươi ... Trù ốm đau chết
chóc lo nghĩ, trong khoảng đó, được mở miệng mà cười, một
tháng chẳng qua ba bốn ngày mà thôi. Trời với đất không
cùng... c̣n cái chết con người ta th́ có hẹn. Cầm một món có
hẹn mà gửi vào trong khoảng không cùng, thấm thoắt khác ǵ
ngựa Kỳ ngựa Kư ruổi qua khe hở. Kẻ không thỏa được ư chí,
không nuôi đưọc thọ mệnh, đều không phải là kẻ hiểu đạo. Lời
mà Khâu nói đều là truyện mà ta bỏ. Mau chạy ngay về. Đừng
nói chi nữa. Đạo của mi là truyện điên điên khùng khùng, trả
xảo, giả dối, không phải cái có thể toàn được đời thật. Có
đâu đáng bàn. Thầy Khổng lậy hai lậy, chạy rảo ra cửa. Lên
xe cầm cương, tuột tay ba lần. Mắt mờ không trông thấy ǵ.
Sắc mặt như tro nguội. Cúi đầu vịn ngáng xe, thở chẳng ra
hơi. Về đến ngoài cửa Đông nước Lỗ, xẩy gặp Liễu Hạ Qúy.
Liễu Hạ Qúy hỏi: - Nay vắng mấy ngày không gặp ... Xe ngựa
có vẻ mới đi về ... Có lẽ sang ra mắt Chích chăng? Thầy
Khổng ngửa mặt lên trời than:
- Vâng! Liễu Hạ Qúy nói: - Chích có lẽ đă làm trái ư thầy
như tôi nói trước chăng? Thầy Khổng đáp :
- Vâng! Khâu này thật là hạng không ốm mà tự đem ngải đốt
ḿnh. Chạy mau vuốt râu hùm. Xuưt chút nữa tránh không thoát
miệng hùm.
Khác với năm đoạn Nam Hoa Kinh trích dẫn trên đây, đoạn Nam
Hoa Kinh thứ sáu này nhắc tới truyện Khổng Tử bị vây khốn ở
giữa Trần và Thái, nhưng không cho biết thêm một chi tiết
nào khác, và đằng khác chủ đề của đoạn thứ sáu này là việc
đối chiếu thuyết hữu vi qua lời Khổng Khâu với thuyết vô vi
qua lời Đạo Chích. Đoạn thứ bẩy, cũng chỉ nhắc tới truyện
Khổng Tử bị vây khốn ờ giữa Trần và Thái, và ư chính cũng là
đối chiếu hai học thuyết hữu vi và vô vi, qua lời đối thoại
giữa Ngư Phủ và Khổng Tử. Đoạn này tóm tắt như sau 24:
Khổng Tử cùng môn đệ chơi ở Truy Duy, ngồi nghỉ chân trên
Đàn Hạnh. Học tṛ đọc sách, thầy gẩy đàn mà hát. Bỗng có một
ông già đánh cá, xuống thuyền mà lại, râu mày đua trắng, xơa
tóc, vung vạt áo, theo băi mà lên. Khúc dứt, lăo vẫy tay. Tử
Cống, Tử Lộ chạy ra. Khách chỉ thầy Khổng mà rằng:
- Người kia là ai vậy?
Tử Lộ thưa:
- Ấy là bậc quân tử ở nước Lỗ. Khách hỏi họ ǵ?
Tử Lộ thưa:
- Họ Khổng.
- Họ Khổng làm ngề ǵ?
Tử Lộ chưa đáp, Tử Cống thưa :
- Ông Họ Khổng tính vốn trung tín, theo nhân nghĩa, sửa lễ
nhạc; lựa nhân luân, trên hết ḷng với các vua, dưới cảm hóa
bọn thường dân, mong làm lợi thiên hạ. Ấy là nghề ông Khổng.
Lại hỏi:
- Là ông vua có đất nước chăng?
Tử Cống đáp:
- Không
- Thế là quan giúp việc cho các vua chăng?
Tử Cống đáp:
- Không Khách bèn cười mà đi, nói rằng:
- Nhân th́ đành nhân, Chỉ sợ không thoát nôi thân Ḷng vất
vả! Xác chật vật. Để làm nguy cho đời thật. Than ôi! chia
ĺa với đạo xa thay. Tử Cống về thưa với thầy Khổng. Thầy
Khổng đẩy cây đàn đứng dậy mà rằng:
- Có lẽ là thánh nhân chăng? Liền xuống đi t́m. Tới bờ chầm.
Lăo ngư phủ đang cầm sào kéo thuyền, chợt đoái thấy thầy
Khổng, bèn quay mặt lại đứng thẳng người lên. lùi lại mấy
bước, lậy hai lậy rồi mới lại tiến lên. Khách hỏi:
- Người muốn cầu xin ǵ? Thầy Khổng đáp: - Ban nẫy, tiên
sinh nói dở chừng đă đi. Khâu này ngu dốt, chưa hiểu nghĩa
ra sao. Trộm đợi ở cuối gió, may có được nghe tiếng ho khạc,
để giúp nốt cho Khâu. Khách nói:
- Than ôi! ngươi ham học lắm thay! Thầy Khổng lậy hai lậy mà
rằng: - Khâu tu học từ nhỏ, tới nay đă sáu mươi chín tuổi
... Dám đâu dám trống ḷng Khách nói: - [...] Nay ngươi:
trên không có thế làm vua, dưới không có chân làm quan, vậy
mà có ư sửa lễ nhạc, lựa nhân luân, để giáo hóa muôn dân.
Chẳng cũng là lắm truyện quá sao? Vả chăng con người có tám
nết xấu, công việc có bốn mối lo, không thể không xét được.
Không phải việc ḿnh mà làm th́ gọi là hóng. Chẳng ai nh́n
ḿnh mà leo lên gọi là nịnh. Đón ư mớm lời là siểm Thích nói
cái xấu của người gọi là gièm. Tách bạn ĺa thân gọi là phá.
Tâng bóc hăo huyền gọi là ác. không lựa phải trái, miễn đoạt
được điều ḿnh muốn gọi là hiểm. Tám nết xấu ấy, ngoài th́
quấy rối người, trong th́làm hại ḿnh. Quân tử không thèm
kết bạn. Vua minh không dùng làm tôi. C̣n bốn mối lo là :
thích làm việc lớn, thay đổi lẽ thường dề cầu công danh, thế
gọi là nhiễu. Cậy khôn, chuyên việc, xâm phạm người, tự dụng
ḿnh thế gọi là tham. Thấy lỗi chẳng đổi gọi là bướng. Người
đồng với ḿnh th́ được, không đồng với ḿnh th́ dầu hay cũng
không là hay, thế gọi là thiên. Ấy là bốn mối lo. Có bỏ được
tám nết xấu, đừng làm bốn mối lo th́ mới có thể dậy được.
Thầy Khổng rầu rầu mà thở dài, lậy hai lậy rồi đứng dậy mà
rằng :
- Khâu này hai lần bị đuổi ở Lỗ; tước dấu ở Vệ; chặt cây ở
Tống; vây hăm ở Trần Thái ... Đứng không biết lầm lỡ điều ǵ
mà mắc bốn chuyện không hay ấy, là sao vậy?
XEM
PHẦN 5
23. Trang Tử Nam Hoa Kinh, chương Nhượng Vương, sách đă dẫn,
tr. 454-455.
24. Trang Tử Nam Hoa Kinh, sách
đă dẫn, tr. 480-486.
 
L Ê
PHỤNG
www.ninh-hoa.com |
 |