HỒ XUÂN HƯƠNG
Nếp Sống Hiện Sinh
Lê
Phụng
|
Quyển 1
Kỳ 1:
I
Giới phê b́nh văn học thường
nhấn mạnh rằng thơ là tiếng nói của triết học. Người đọc thơ
tự hỏi: thơ Hồ Xuân Hương có phải là tiếng nói của triết học
hay không? Trả lời câu hỏi này là mục tiêu của những trang
sau đây.
Trong cuộc phỏng vấn của ba
tác giả Hoa Kỳ Oreste Pucciani, Susan Gruenheck và Michel
Rybalka1 vào tháng năm năm 1975 và in lại trong
cuốn The Philosophy of Jean Paul Sartre, Collection The
Library of Living Philosophers, vol. XVI, Ed. Open Court Co,
1981, Jean Paul Sartre (1905-1980) đă nói:
Pour moi, la philosophie est
une manière de vivre…
Đằng khác, người Việt Nam, hay
nói chung, người Đông Á không có một nền triết học
duy lư
như triết học Hy Lạp và La
Tinh thời cổ, hay một ḍng triết học như của người Đức trong
vài thế kỷ vừa qua. Người Việt Nam thường sống theo những
nếp sống
đă trở thành nhân sinh quan.
Thế nên nhiều nhà nghiên cứu đă đồng ư rằng người Việt Nam
sống theo những nguyên tắc triết học nhưng không hoặc rất ít
bàn về triết lư. Thơ là tiếng nói của ḷng nên thơ thường
biểu hiện nếp sống
của tác giả, thế
nên thơ của người Việt Nam thường thường có mầu sắc triết
học, nói theo định nghĩa chữ triết học của Jean Paul Sartre.
Do đó, t́m mầu sắc triết học trong thơ Hồ Xuân Hương phải
chăng không có cách nào hơn là đối chiếu những bài thơ tương
truyền là của nử sĩ với toàn bộ văn nghệ phẩm của Jean Paul
Sartre? Công việc này xin dành cho giới nghiên cứu bởi lẽ
tác phẩm Jean Paul Sartre để lại có tới hàng chục ngàn
trang, it ai có thể đọc được hết. Thế nên, cảo luận này xin
ǵới hạn việc đối chiếu thơ Hồ Xuân Hương với một vài nét
chính trong triết thuyết của Jean Paul Satre, đặc biệt là
một số nhỏ những khái niệm triết học tŕnh bày trong cuốn
L’Être et Le Néant. Cuốn sách này, theo Raymond Aron, nhà
văn kiêm triết gia và b́nh luận chính trị, viết trong cuốn
Mémoires là cuốn sách vượt xa mọi cuốn sách viết về triết
học của Jean Paul Sartre 2.
Không đi sâu vào triết thuyết
bản thể học và phương pháp hiện tượng học của Jean Paul
Sartre, việc đối chiếu bốn mươi bài thơ theo truyền tụng là
của Hồ Xuân Hương với nét chính của triết thuyết của Jean
Paul Sartre dơi theo hai chữ
tự do
của Jean Paul Sartre, trong
mối tương giao của
người với ta.
Khởi đầu bằng vấn đề
tự do
của
vị ngă
hay tự do của tri thức con
người, lần lượt
I. xét vấn đề
tự do bắt buộc
của con người đối chiếu với ba
bài Tự T́nh I, II và III.
II. xét vấn đề tương quan giữa
ta và tha nhân:
1. qua cái nh́n của
ta vật hóa tha nhân
đối chiếu với hai bài Thiếu Nữ
Ngủ Ngày và bài Ông Cử Vơ.
2. qua cái nh́n của
tha nhân vật hóa cái ta
đối chiếu với bài Mời Trầu rồi
tiếp theo là mười ba bài: Động Hương Tích, Hang Thánh Hóa,
Hang Cắc Cớ, Kẽm Trống và Vịnh cái Quạt I, Giếng Nước, Đá
Ông Chồng Bà Chồng, Đèo Ba Dội và bài Dệt Cửi ,Tát Nước,
Vịnh Cái Quạt II, và Tranh Tố Nữ
3. qua cái nh́n trên t́nh
yêu để thấy mối giao hoán giữa chủ thể và vật thể, củng
sự nhập cuộc hiện
sinh của Jean Paul
Sartre đối chiếu với bốn bài Đánh Cờ Người và Đánh Đu, Trống
Thủng, Không Chồng Mà Chửa
III. xét vấn đề
giới hạn tự do,
1. gây nên bởi
t́nh trạng của con người
qua ba bài Đồng
Tiền Hoẻn, Thân Phận Đàn Bà và Làm Lẽ
2. gây nên bởi
cái chết
qua ba bài : Khóc Tổng Cóc,
Khóc Ông Phủ Vĩnh Tường, Bỡn Bà Lang Khóc Chồng.
IV. xét vấn đề
không thật ḷng,
một vấn đề mà giới nghiên cứu coi là quan trọng nhất trong
toàn bộ tác phẩm của Jean Paul Sartre. Đối chiều quan điểm
của Jean Paul Sartre :
1. về vai tṛ ông chủ
qua hai bài Mắng
Học Tṛ Dốt và ba bài ngâm vịnh với
Chiêu Hổ và trích bài Một Cảnh
Chùa và bài Chơi Đền Khánh Xuân.
2. với quan điểm của Hồ Xuân
Hương về các tăng lữ tu không trọn đạo qua bài Sư Bị Ong
Châm, Kiếp Tu Hành , Chùa Quan Sứ
3. về vấn đề
không thật ḷng
qua truyện hư cấu về cuộc gặp
gỡ đầu tiên của một thiếu nữ với người bạn trai tại một quán
cà phê, của Jean Paul Sartre đối chiếu với ba bài: Bánh Trôi
Nưóc, Quả Mít và Con Ốc Nhồi của Hồ Xuân Hương cùng đoạn
Thúy Kiều chui rào sang nhà Kim Trọng trong Truyện Kiều.
Kết quả đối chiếu cho thấy có
nhiều điểm tương đồng giữa bốn mươi mốt bài thơ tương truyền
là của Hồ Xuân Hương với một số vấn đề điển h́nh của triết
thuyết hiện sinh của Jean Paul Sartre. Người đọc tự hỏi phải
chăng là
nh́n từ quan điềm bản thể
luận, con người xưa hay nay, Đông hay Tây chỉ là một?
1 Oreste Pucciani, Susan Gruenheck et Michel Rybalka, Une
vie pour la philosophie, entretien avec Jean Paul Satre,
Magazine Litéraire, Paris mars 2005-má 2005
2 Raymond Aron, Mémoires, Julliard, Paris 1983, p. 714-715.
Xem Kỳ 2
 
LÊ
P HỤNG
www.ninh-hoa.com |