www.ninh-hoa.com



 

Trở về d_bb ĐHKH

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 LIÊU TRAI CD

Giáo Sư
Đ
àm Quang Hưng 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trở về Trang Tác Giả

 

 

 

Main Menu

 
 

 


Tuyển Tập:

 


 
LIÊU TRAI C D

 

Cựu GS Đàm Quang Hưng

Giáo Sư Toán

Trường Đại Học Cộng Đồng Houston, Texas


  Thầy mất ngày 6/3/2017

 

 
 

 

 

 

 

342. THIÊN CUNG

 

Cánh ṭng hà xứ nhận thiên cung

Lai khứ vô đoan túy mộng trung

Xuân sắc măn viên quan bất trụ

Kỷ nhân hàm ngọa tiểu lâu đông

 

 

342. CƯỠNG BÁCH MÂY MƯA

 

          Đời nhà Tần, vua Huệ Đế có vợ là hoàng hậu họ Giả, tức Giả hậu, có tật hoang dâm vô độ. Giả hậu cho trang trí nội cung của ḿnh theo một cảnh trí khác lạ, khác hÆn với các cảnh trí trần thế, sai người đi đánh thuốc mê các nho sinh đẹp trai · kinh đô, nhốt vào rương, khiêng vềnội cung cho ḿnh cưỡng bách mây mưa. Nho sinh nào hỏi vềthân thế và nội cung của Giả hậu cũng được Giả hậu đáp rằng ḿnh là tiên và nội cung của ḿnh · trên trời, gọi là thiên cung.

          Đến đời nhà Minh, có quan thái sư họ Nghiêm, tên Tung, được nhà vua ban cho quyền cao chức trọng nhưng vẫn làm nhiều điềuphi pháp. Nghiêm Tung có người con trai thứ tên Thế Phan, tứ Đông Lâu. Cậy thế cha, Đông Lâu cũng làm nhiềuđiềuphi pháp để lấy tiềnxây cất một lâu đài nguy nga tráng lệ. Vềsau, Đông Lâu bị kết án tử h́nh, rồi bị hành h́nh. Vợ Đông Lâu là Hoa thị, dung nhan diễm lệ, cũng có tật hoang dâm vô độ như Giả hậu.

Vào thời Đông Lâu c̣n cậy được thế cha, · kinh đô có nho sinh họ Quách, tuổi ngoài 20, nghi dung đẹp đẽ, mồ côi mẹ, sống với cha và đám gia nhân.

          Một tối, Quách sinh đang ngồi nhà đọc sách, chợt nghe thấy tiếng gơ cửa, bèn chạy ra m·. Thấy một bà lăo, tay cầm b́nh rượu. Quách sinh hỏi:"Lăo bà tới tệ xá, không hay có việc chi?" Bà lăo đáp:"Lăo thân có b́nh rượu ngon, nhưng không biết uống, đem biếu tú tài!" Quách sinh hỏi:"Lăo bà lấy · đâu ra?" Bà lăo cười, đáp: "Cần chi biết · đâu ra! Chỉ cần biết là rượu quư, uống vào thấy được cảnh đẹp!" Đáp xong, bà lăo xin cáo biệt.Đem rượu vào nhà nếm thụ, thấy rượu thơm ngon Quách sinh bèn đi lấy chén, rót uống ba tuần. Uống xong say quá, lên sập nằm ngủ, quên cả đất trời. Khi tỉnh rượu, thấy ḿnh nằm trên giường lạ, trong một thạch động tối đen như mực, mùi đất ẩm mốc bốc lên hừng hức, âm khí nặng n« tựa dưới huyệt mộ, Quách sinhcựckỳ kinh hăi. Quơ tay lên cao, đụng phải vách đá, quơ tay ngang giường, đụng một nữ lang, Quách sinh bối rối, bèn lên tiếng hỏi:"Nương tử là ai?" Thấy nữ lang không đáp, Quách sinh lại hỏi:"Phải chăng nương tử là thần?" Lúc đó, nữ lang mới đáp:"Không phải là thần, mà là tiên!" Hỏi:"Đây là đâu?" Đáp:"Là động phủ của ta!" Hỏi:"Tiểu sinh đang nằm · nhà, sao bây giờ lại · đây?" Đáp:"V́ có túc duyên! Đừng hỏi chi thêm, nằm yên mà nghỉ!" Quách sinh nói:"Tiểu sinh cần vào pḥng tắm!" Nữ lang bèn đứng dậy, cầm tay Quách sinh, dắt tới một cửanhỏ mà nói:"M· cửamà vào!"

          Vào trong, nhờ có tia nắng lọt qua khe cửa, Quách sinh mới nh́n thấy cầu tiểu. Ra khỏi pḥng tắm, Quách sinh lại được nữ lang dắt tay vềgiường.

          Sau đó, nữ lang m· một cửa khác mà ra khỏi động. Vừa thấy ánh nắng ùa vào động, Quách sinh đă thấy nữ lang đóng cửa, khóa trái, khiến động lại tối om như cũ.

          Đang đói bụng, chợt Quách sinh nghe có tiếng m· khóa, rồi có một tiểu hoàn bước vào, đưa cho Quách sinh một tấm bánh mà nói:"Tú tài bóc tấm bánh này ra mà ăn!" Rồi tiểu hoàn lại ra khỏi động, khóa trái cửa. Đói quá, Quách sinh phải lần ṃ trong tối, bóc bánh mà ăn. Ăn xong, Quách sinh đành lại nằm xuống giường mà chờ.

          Chờ lâu lắm, Quách sinh mới nghe thấy nữ lang tr· về,m· khóa, bước vào. Thấy không c̣n ánh nắng lọt vào theo, Quách sinh mới biết là trời đă tối.

          Nữ lang bèn trút bỏ y phục, lên giường nằm, ôm ấp Quách sinh, ép cùng mây mưa. Và rồi, nữ lang quằn quại rên siết, tựa hồ như không chịu nỗi cảnh dập li­u vùi hoa. Mây mưa xong, nữ lang cười hỏi:"Được một tiên nữ âu yếm như thế này, rồi mai mốt lại được lên thăm thiên cung, tú tài có cảm thấy ḿnh có phước chăng?"

          Quách sinh đáp:"Ban ngày không được thấy mặt trời, ban đêm không được thấy đèn đuốc, vừa rồi được cho tấm bánh cũng không biết đường mà bóc! Nếu ngày nào cũng như thế này, th́ dù có gặp được tiên cũng không khác chi gặp phải quỷ, dù có được lên thiên cung cũng không khác chi phải xuống địa ngục!  Vả chăng, không có đèn đuốc th́ làm sao mà biết được là tiên đẹp hay tiên xấu?" Nữ lang phá lên cười mà nói:"Tú tài là kẻ trần tục, lắm điềunhiềulời, khiến ta sợ lộ chuyện, nên chưa dám để cho tú tài nh́n thấy dung nhan đó thôi! Thế nhưng, muốn biết là đẹp hay xấu th́ sờ cũng đă biết, cần chi phải nh́n?" Nghe nữ lang nói, Quách sinh cũng phải bật cười.

          Sáng sau, nữ lang lại ra đi. Tối đến, nữ lang lại tr· vềđể mây mưa với Quách sinh. Từ hôm ấy, cứ sáng ra th́ nữ lang ra đi, tối đến lại tr· về,c̣n Quách sinh th́ cứ phải nằm ĺ · trong động.

          Tháng sau. Một tối, nhớ đến cha và đám gia nhân, Quách sinh nói với nữ lang:"Tiểu sinh nhớ nhà lắm, xin tiên nương cho vềthăm ít ngày!" Nữ lang nói:"Tú tài xa nhà kể cũng đă lâu, chắc người nhà cũng sốt ruột lắm! Nay tú tài muốn vềthăm nhà, ta thấy cũng là phải lẽ! Thế nhưng, nếu để tối mai cùng đi thăm thiên cung, rồi sau đó chia tay cũng chưa muộn!" Quách sinh đành vâng dạ.

          Sáng sau, nữ lang lại ra đi, nhưng tối đến, không tr· về. Đang thắc mắc không hiểu giờ này nữ lang · đâu, chợt Quách sinh nghe thấy tiếng m· khóa, rồi có một tiểu hoàn cầm đèn lồng bước vào mà nói:"Tú tài hăy đi theo tiện thiếp! Tiên nương đỡi đă từ lâu!" Quách sinh bèn chỉnh lại y phục, rồi đi theo tiểu hoàn. Bước ra khỏi động, ngước mắt nh́n lên, Quách sinh thấy cả một bàu trời rức sáng, đầy rẫy tinh đẩu. Đưa mắt nh́n xuống, Quách sinh thấy cả một vùng đất bao la, san sát lâu đài.

          Quanh co qua mấy dăy hành lang, tới một lâu đài, có rèm châu treo trước khách đường, tiểu hoàn m· cửa, mời Quách sinh vào, rồi quay người đi.

          Thấy · cuối khách đường có một giai nhân tuổi trạc đôi mươi, ḿnh mặc áo gấm, dung nhan diễm lệ, ngồi trên bệ cao, quay mặt vềhướng nam, trên trần có những hạt minh châu rủ xuống đỉnh đầu, dưới sàn có những ngọn nến ngắn chiếu lên gấu quần, hai bên có thị nữ khoanh tay đứng hầu, Quách sinh thầm nghĩ giai nhân này ắt phải là tiên. Bất giác, thần trí mê loạn, Quách sinh quỳ gối xuống sàn. Giai nhân bèn lên tiếng sai thị nữ:"Đỡ Quách lang đứng dậy, treo áo choàng lên mắc, rồi dẫn vào bàn tiệc!" Nghe tiếng nói, Quách sinh mới nhận ra giai nhân chính là nữ lang vẫn ngủ chung với ḿnh · trong động.

          Tuân lệnh nữ lang, hai thị nữ chạy ra đỡ Quách sinh đứng dậy, treo áo lên mắc, dẫn vào bàn tiệc, rồi tr· lại d́u nữ lang tới ngồi đối diện với Quách sinh.

          Quách sinh thấy trên bàn tiệc có bày la liệt nhiềuloại mŨ tửu cùng các món sơn hào hải vị, khói thơm bốc lên nghi ngút.

          Thị nữ rót rượu hầu hai người. Nữ lang nâng chén, nói:"Uống chén rượu này là để ti­n tú tài hồi gia!" Kinh hăi quá, Quách sinh nói:"Trước kia, khi mới được gặp tiên nương trong động phủ, tiểu sinh ngu muội, không biết là tiên! Nay mới tỉnh ngộ, thực là hỗ thẹn! Nếu được tiên nương tha thứ, bắt làm việc để chuộc tội th́ tiểu sinh xin được · lại đây làm nô lệ hầu hạ tiên nương suốt đời!" Nữ lang đưa tay che miệng, quay qua thị nữ đứng · bên phải mà cười.

          Thế rồi, quay qua thị nữ đứng · bên trái, nữ lang ra lệnh:"Hăy dẹp tiệc này! Bày tiệc mới trong pḥng ngủ!"

Cả hai thị nữ cùng vâng dạ.

          Theo nữ lang vào pḥng ngủ, kế cận khách đường, Quách sinh thấy trong pḥng có đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên, trên giường có đệm êm, chăn ấm.

          Chờ cho thị nữ bày tiệc xong, nữ lang đưa tay mời Quách sinh nhập tiệc. Sau khi thị nữ rót rượu, nữ lang nâng chén mà nói:"Uống hết tuần rượu này, xin tú tài kíp hồi gia!" Hết tuần rượu, không thấy Quách sinh cáo biệt, nữ lang bèn sai thị nữ rót thêm một tuần nữa. Hết tuần thứ hai, vẫn không thấy Quách sinh nhúc nhích, nữ lang bèn lên tiếng sai thị nữ:"Hăy soi đèn lồng, ti­n Quách lang hồi gia!"

          V́ muốn · lại, Quách sinh không nói chi, chỉ giả say, nằm xuống ghế mà ngủ. Nữ lang bèn sai hai thị nữ lần lượt tới lay dậy. Thấy Quách sinh không động đậy, nữ lang đích thân tới gần, vừa lay vừa hỏi:"Phải chăng là tú tài đă quá say?" Lúc đó, Quách sinh mới hé mắt mà đáp: "Tiểu sinh đâu có say! Chỉ v́ vừa được nh́n thấy tiên nên thần trí bị điên đảo đó thôi!" Nữ lang nói:"Đây là thiên cung, người trần chỉ có thể lên thăm được thôi, không thể · lại được! Nếu tú tài thấy · động phủ của ta là buồn, th́ nên hồi gia ngay đi, trước khi trời sáng! C̣n nếu muốn · lại, th́ phải vềđộng phủ của ta mà ·, chớ có kêu buồn!" Quách sinh nói:"Tỉ như có kẻ chỉ chơi hoa quỳnh n· giữa ban đêm, mà vào đêm hoa n·, hương thơm ngơt ngào, lan tỏa khắp nhà, lại bị vợ cấm, không cho thắp đèn để thư·ng ngoạn hoa th́ liệu kẻ ấy có chịu được chăng?" Nữ lang không đáp, chỉ cười.

          Quách sinh bèn vùng dậy, tiếp tục ngồi yến ẩm, hàn huyên với nữ lang.

          Khi nghe tiếng trống điểm canh tư, nữ lang ra lệnh cho hai thị nữ:"Hăy lấy áo choàng, khoác cho Quách lang, rồi soi đèn lồng, đưa vềđộng phủ!"

          Vềtới nơi, Quách sinh thấy động đă khác hÆn khi trước. Trong động, đèn nến sáng chưng, trên giường có đệm da dày cùng chăn lông ấm, chung quanh có đồ đạc tinh xảo, trên vách có trang trí thanh nhă.

          Một thị nữ rút lui, c̣n thị nữ kia cứ luẩn quẩn · trong động, không chịu đi. Thấy có dịp thuận tiện, Quách sinh liềnhỏi ḍ:"Nương tử nhà ta có thực là tiên chăng?" Thị nữ đáp:"Nếu không phải là tiên th́ cũng không phải là phàm!" Quách sinh lại hỏi:"Nương tử họ chỉ? Gốc tích từ đâu? Có sinh hoạt ǵ không?" Thị nữ đáp:"Chớ có hỏi những điềuấy! Nếu biết được những điềuấy th́ e tú tài không có đất mà chôn xác đâu!" Kinh hăi quá, Quách sinh không dám hỏi chi thêm.

          Tối sau, nữ lang cầm đèn tới động, cùng Quách sinh yến ẩm rồi mây mưa. Sáng ra, nữ lang lại đi.

          Từ đó, Quách sinh coi việc tối đến, sáng đi của nữ lang như một việc làm hàng ngày.

          Hai tháng sau.

          Một tối, sau cuộc mây mưa, nữ lang nói với Quách sinh:"Trước kia, ta cứ tư·ng chúng ḿnh có thể ăn đời · kiếp được với nhau! Nào ngờ bây giờ lại có chuyện rắc rối, khiến t́nh duyên bị trắc tr·!" Kinh hăi quá, Quách sinh hỏi:"Thưa tiên nương, trắc tr· v́ lư do ǵ?" Nữ lang đáp:"Trên thượng giới này sắp có cuộc thanh lọc thiên cung! V́ không thể giấu người trần · trên này được nữa nên đêm nay ta muốn bồi tiếp tú tài một bữa rượu chia tay!" Mếu máo, Quách sinh hỏi:"Tiên nương có cách nào để cho tiểu sinh được tiếp tục · lại trên này hầu hạ tiên nương chăng?" Nữ lang nghiêm nét mặt, lắc đầu mà nói: "Không có cách nào cả!" Quách sinh bèn ̣a lên khóc. Nữ lang nhăn mặt, nói:"Tu mi nam tử mà lại bật khóc là nghĩa làm sao?" Rồi nữ lang đưa tặng Quách sinh một bọc vải, trong có một cân vàng với trăm hạt minh châu, d́u Quách sinh tới bàn, rót hai chén rượu, đưa cho Quách sinh một chén, bảo ngồi đối ẩm.

          Chờ cho Quách sinh cạn chén, nữ lang lại rót thêm. Sau ba tuần rượu, thấy ḿnh đă ngà ngà say, Quách sinh bèn tới giường nằm nghỉ.

          Khi tỉnh rượu, thấy ḿnh bị thắt trong một chiếc chăn gấm, mùi hương thơm ngát, Quách sinhcựckỳ kinh hăi. Dùng hết sức ḿnh, Quách sinh rút được hai cánh tay ra khỏi bó chăn, rồi c·i được hết các dây thắt quanh chăn. Đảo mắt nh́n, nhận ra ḿnh đang nằm · nhà ḿnh, trên chiếc giường cũ, cạnh cái bọc vải của nữ lang tặng, Quách sinh mới biết là ḿnh đă bị uống rượu mê rồi được khiêng trả vềnhà ḿnh.

          Để giữ lại những kỏ niệm hạnh phúc với nữ lang, Quách sinh bèn đứng dậy, đem chiếc chăn với bọc vải cất kỹ vào rương.     

          — nhà, thấy Quách sinh bị mất tích đă ba tháng, Quách ông và đám gia nhân đềunghĩ rằng Quách sinh đă chết.

          Sáng ấy, khi ngủ dậy, thấy Quách sinh ngồi trên pḥng khách, cả nhà cùng kinh ngạc. Đám gia nhân vội cùng Quách ông lên hỏi Quách sinh xem trong ba tháng vừa qua, Quách sinh · đâu và tại sao hôm nay lại tr· v«?

          Thoạt tiên, Quách sinh cứ ậm ừ không chịu trả lời. Thế nhưng, khi bị cha thúc giục, Quách sinh đành phải nói thực những điềuḿnh được biết cho cha nghe. Hai cha con bàn luận với nhau cả ngày mà vẫn không biết là ai đă bắt cóc Quách sinh.

          — kinh đô có triềuquan họ Khương.

          Một hôm, được biết Quách sinh bị mất tích trong ba tháng, nay đă được tr· về,Khương công liềnt́m tới nhà hỏi chuyện. Quách sinh bèn thuật lại từ đầu đến cuối cho Khương công nghe.

          Trước khi ra về, Khương công nói nhỏ với Quách sinh:"Túc hạ phải giữ kín chuyện này mới được! Nếu để chuyện này lọt ra ngoài th́ có thể là ḍng họ của túc hạ sẽ bị tuyệt diệt!" Kinh hăi quá, Quách sinh hỏi:"Thưa đại quan, tại sao?" Khương công đáp:"V́ kẻ bắt cóc túc hạ không phải là tiên!" Quách sinh hỏi:"Thưa đại quan, nếu thế th́ kẻ ấy là ai?" Khương công bèn nói thầm vào tai Quách sinh:"Là một Giả hậu thời nay!" Quách sinh thưa chuyện lại với cha. Quách ông bèn gọi cả đám gia nhân lên, thuật chuyện cho chúng nghe, rồi nói:"Nếu kẻ nào tiết lộ chuyện này ra ngoài, th́ không những ḍng họ nhà ta bị tuyệt diệt mà cả ḍng họ nhà kẻ ấy cũng bị tuyệt diệt theo!" V́ kinh hăi quá, chúng đềucâm lặng.

          — kinh đô lại có thầy bói họ Tạ, thường được gọi vào phủ đệ của các nhà quyềnquư để xem bói.

          Một hôm, được biết Quách sinh bị mất tích trong ba tháng, nay đă được tr· về,Tạ ông cũng t́m tới nhà hỏi chuyện. Sau khi nghe Quách sinh thuật lại từ đầu đến cuối, Tạ ông nói nhỏ với Quách sinh:"Thạch động ấy với thiên cung ấy giống hệt như thạch động với nội cung trong phủ đệ của Nghiêm Đông Lâu tiên sinh!"

          Nghe thấy thế, Quách sinhcựckỳ kinh hăi, bèn thưa chuyện lại với cha.

          Hôm sau, Quách ông bỏ nhà, đưa con và đám gia nhân trốn đi nơi khác.

          Vềsau, khi nghe tin Đông Lâu bị kết án tử h́nh và đă bị hành h́nh, Quách ông mới dám đưa cả nhà về.

         

 

 

 

 

343. CÁP DỊ

 

Loát khẩu hà nhân tác dị thanh

Liên phiên nhưng cáp đấu phi minh

Nhạn môn thực nhạn chân kham tiếu

Bất tích trân cầm phó đỉnh phanh

 

 

 

 

343. BỒ CÂU LẠ

 

 

          Huyện Châu B́nh, tỉnh Sơn Đông có hai vị triềuquan giao du với nhau rất thân thiết, một vị họ Thi, một vị họ Trương.

          Thi công c̣n tại thế, nhưng Trương công đă thất lộc, để lại cho người con trai, tên Công Lượng, một gia sản lớn. Công Lượng đă có vợ con.

          Công Lượng rất mê nuôi bồ câu. H­ nghe nói có cuốn sách nào bàn vềviệc nuôi bồ câu là Công Lượng lại t́m mua cho bằng được.

          Một hôm, nhân đọc một cuốn nói vềcác giống bồ câu · Trung quốc, Công Lượng thích lắm. Khách nào tới thăm, Công Lượng cũng đem sách ra khoe, rồi chỉ cho coi một trang như sau:

          "— Trung quốc có rất nhiềugiống bồ câu, tỉ như:

          Giống bồ câu khôn tinh · Sơn Tây

          Giống bồ câu hạc tú  · Sơn Đông

          Giống bồ câu dịch điệp  · Quư Châu

          Giống bồ câu phiên khiêu · Hà Nam

          Giống bồ câu chư tiêm  · Triết Giang

          Ngoài ra, c̣n có rất nhiềugiống bồ câu khác như các giống hoa đầu, điểm tử, đại bạch, hắc thạch, phu phụ tước, hoa cẩu nhăn v.v... · rải rác khắp mọi nơi, không sao kể xiết...

          Chỉ có những kẻ mê nuôi bồ câu mới phân biệt được bồ câu nào thuộc giống nào mà thôi! ..."

          Công Lượng nuôi bồ câu rất cẩn thận, c̣n cẩn thận hơn cả nuôi con. Mỗi khi thấy bồ câu bị bệnh, Công Lượng lại chẩn bệnh cho, rồi trị mỗi bệnh bằng một thứ thuốc riêng.

          Thí dụ, nếu cho rằng bồ câu bị cảm lạnh th́ Công Lượng dùng cỏ phấn, nếu cho rằng bồ câu bị cảm nóng th́ Công Lượng dùng diêm tiêu. Bồ câu nào ngủ nhiềucũng mắc bệnh tê bại, rồi chết v́ bệnh này.

          Một hôm, có khách tới thăm, nói với Công Lượng rằng · huyện Quảng Lăng có giống bồ câu bàn toàn, thân thon nhỏ, chạy rất nhanh, được nuôi trong lồng. Ban đêm, nếu được thả xuống đất th́ bồ câu cứ chạy ṿng tṛn măi, cho đến khi bị giữ lại mới thôi. Nghe xong, Công Lượng thích lắm, liềnđem 10 đồng vàng sang Quảng Lăng mua một con đem về.

          Đêm ấy, Công Lượng thả bồ câu bàn toàn vào chuồng bồ câu. Quả nhiên, bồ câu bàn toàn cứ chạy ṿng tṛn măi, khiến cả đàn bồ câu trong chuồng đềusợ hăi, không sao ngủ được. Công Lượng thích lắm, đặt tên cho bồ câu bàn toàn là Dạ Du. Đêm nào Công Lượng cũng thả Dạ Du vào chuồng bồ câu vài giờ để cho đàn bồ câu trong chuồng không thể ngủ nhi«u. Do đó số bồ câu của Công Lượng bị chết v́ bệnh tê bại ít hÆn đi.

          Nghe thiên hạ đồn ḿnh là người nuôi nhiềubồ câu nhất vùng Sơn Đông, Công Lượng thích lắm, rất hănh diện vềđàn bồ câu của ḿnh.

          Một đêm đầu tháng, đang ngồi trong khách đường đọc sách, chợt nghe thấy tiếng gơ cửa, Công Lượng đứng dậy, ra m·. Thấy một thiếu niên lạ mặt, mặc áo trắng, Công Lượng bèn lên tiếng hỏi:"Xin cho biết khách là ai?" Thiếu niên đáp:"Tôilà một kẻ cũng mê nuôi bồ câu như công tử!" Hỏi:"Quư danh là chi?" Đáp:"Tuy có họ tên, nhưng v́ thân phận hèn mọn, nên tôinghĩ công tử cũng không cần biết đến làm chi!" Hỏi:"Khách cư ngụ · đâu?" Đáp:"Tệ xá · cách đây mươi cánh đồng, không gần, nhưng cũng không xa!"

          Công Lượng hỏi tiếp: "Đêm hôm khuya khoắt, khách tới đây có chuyện chi?" Thiếu niên đáp:"Nghe đồn công tử là người nuôi nhiềubồ câu nhất vùng này, tôiđánh bạo tới đây để xin công tử cho coi đàn bồ câu của công tử!" Công Lượng đáp:"Bây giờ đă khuya rồi! Xin để trưa mai, tôisẽ ngồi · pḥng này mà chờ khách! Như thế có tiện chăng?" Thiếu niên đáp:"Tuy tôicũng là một kẻ mê nuôi bồ câu, nhưng lại ưa phiêu bạc giang hồ. Tôiđă trót hẹn với một người bạn là trưa mai sẽ cùng người ấy đi du ngoạn tới phương xa! Vậy công tử có thể cho tôicoi bồ câu ngay bây giờ được chăng?" Lượng lứ hồi lâu, Công Lượng gật đầu, rồi đi thắp đuốc, dẫn thiếu niên vào chuồng bồ câu.

          Thấy · trong chuồng, con thực con ngủ, con đen con đỏ, con cam con vàng, con lục con lam, con chàm con tím, đủ màu đủ vẻ, thiếu niên gật gù rồi mỉm cười mà nói:"Lời đồn của thiên hạ quả thực không ngoa! Có thể nói rằng công tử đă gom được hầu hết các giống bồ câu trên trần thế! Tôicó nuôi được bốn giống bồ câu, khác với các giống bồ câu của công tử. Không hay công tử có muốn tới tệ xá để coi chăng?" Được thiếu niên mời đi coi bồ câu, Công Lượng mừng lắm, bèn nhận lời ngay, vào nhà thay áo, rồi ra khóa cửa, đi theo thiếu niên.

          Dưới ánh trăng thượng huyềnmờ ảo, thấy thiếu niên dẫn ḿnh băng qua những cánh đồng vắng vẻ tiêu điều, Công Lượng kinh hăi, bèn lên tiếng hỏi:"C̣n phải đi xa lắm chăng?" Thiếu niên mỉm cười, đưa tay chỉ vềphía đằng trước mà đáp:"Không c̣n xa đâu! Chỉ cần đi thêm một chút nữa thôi!" Công Lượng lại đi theo thiếu niên.

          Lát sau, tới một khuôn viên có hàng rào thanh trúc bao quanh, thiếu niên cầm tay Công Lượng mà dắt qua cổng, rồi dắt vào một đạo viện nằm giữa khuôn viên.

          Thấy đạo viện chỉ có hai gian, không đèn không nến mà vẫn có một thứ ánh sáng mờ ảo phát ra, Công Lượng cảm thấy rờn rợn, nhưng v́ thấy vẻ thiện lương của thiếu niên, Công Lượng cũng an tâm.

          Chợt nghe thấy thiếu niên mời ḿnh ra sân coi bồ câu, Công Lượng liềntheo ra. 

          Thiếu niên bèn chụm hai bàn tay, đưa lên miệng, phùng má mím môi mà thỗi, tạo ra một âm thanh gù gù, nghe tựa tiếng bồ câu gọi nhau. Thế là có một cặp bồ câu, lông trắng toát, từ xa bay tới ri«m mái đạo viện, rồi cứ liệng qua liệng lại trên không trung, trông rất đẹp mắt.

          Lát sau, khi thiếu niên giơ tay lên vẫy, ra hiệu xua đuổi, cặp bồ câu mới chịu bay đi.

          Công Lượng hỏi:"Giống bồ câu trắng này của khách tên chi?" Thiếu niên đáp:"Tên là giống thát cáp!" Hỏi:"Ai bán giống thát cáp này?" Đáp:"Bộ lạc Thát Đát!" Hỏi:"— đâu?" Đáp:"— Mông cỗ! "

          Công Lượng lại nói:"Tôivừa được coi giống thát cáp rồi, bây giờ xin khách cho coi một giống bồ câu khác!" Thiếu niên đáp:"Xin vâng!" Rồi thiếu niên chu miệng mà huưt sáo. Thế là có một cặp bồ câu khác bay ra, con trống lớn bằng con vịt, con mái nhỏ bằng con cút, cùng đậu xuống th«m đạo viện, múa may như chim hạc. Con trống vươn cỗ xoè cánh, vừa gù vừa múa, rất mực uyển chuyển. Con mái vút lên xà xuống, theo nhịp tiếng gù của con trống, vừa liệng vừa gù, nghe rất êm tai, rồi đáp xuống đầu con trống, nhẹ nhàng như chim én đáp xuống cành cây. Con trống đứng yên một chỗ, vươn cỗ dài ra mà cất tiếng gù. Con mái cũng cất tiếng gù, ḥa điệu với con trống, tiết tấu rất là mạch lạc. Thế rồi con mái lại bay vút lên cao, trong khi con trống cất tiếng gù uyển chuyển như để hướng dẫn đường bay của con mái.

          Công Lượng ngây người đứng coi, cảm thấy đàn bồ câu của ḿnh không thể nào sánh được với đàn bồ câu của thiếu niên.

          Công Lượng bèn chắp tay mà hỏi:"Khách có thể cho tôixin cặp bồ câu này được chăng?" Thiếu niên đáp:"Không dám tiếc công tử điềuchi, nhưng v́ một lư do riêng, không thể chiềuư công tử được!" Công Lượng hỏi:"Lư do chi?" Thiếu niên lặng im, không đáp. Công Lượng lại hỏi:"Giống bồ câu này, khách chỉ có một cặp thôi ư?" Thiếu niên đáp: "Có nhiềucặp, nhưng không thể biếu công tử được!"

          Nói xong, thiếu niên lại giơ tay lên vẫy, ra hiệu xua đuổi. Cặp bồ câu này cũng bay đi như cặp trước.

          Thấy Công Lượng tỏ vẻ không vui, thiếu niên bèn nói:"Thôi! Đành biếu công tử cặp bồ câu trắng lúc năy vậy!" Nói xong, thiếu niên lại chụm hai bàn tay mà thỗi gù gù. Tức th́ cặp bồ câu trắng lúc năy bay tr· lại, đậu trên vai thiếu niên. Thiếu niên bèn đưa tay lên nắm lấy từng con, trao cho Công Lượng mà nói:"Mong công tử không chê mà nhận cho cặp bồ câu này!" Công Lượng vội đưa tay ra đỡ mà nói:"Xin đa tạ khách!"

          Rồi Công Lượng hỏi:"Thưa khách, giống bồ câu này có đặc điểm chi không?" Thiếu niên gật đầu, đáp: "Có chứ! Giống này có hai đặc điểm, một vềcặp mắt, một vềcặp sườn dưới cánh!" Công Lượng nói:"Xin khách cho biết đặc điểm của cặp mắt!" Thiếu niên mỉm cười mà đáp:"Cặp mắt của giống bồ câu này trong suốt như pha lê, có đồng tử đen láy như hồ tiêu! Ánh trăng phản chiếu trên mắt của giống bồ câu này sẽ biến thành một thứ ánh sáng hỗ pháchcựckỳ diễm ảo!" Công Lượng hỏi:"Thế c̣n đặc điểm của cặp sườn dưới cánh ra sao?" Thiếu niên đáp: "Cặp sườn dưới cánh của giống bồ câu này cũng trong suốt như pha lê, khiến người ta có thể nh́n rạ được tạng phủ trong lồng ngực bồ câu!" Chưa thực tin lời thiếu niên, Công Lượng chú mục nh́n cặp bồ câu trắng.

          Dưới ánh trăng thượng huyềnmờ ảo, Công Lượng thấy những đặc điểm mà thiếu niên vừa nói quả là đúng.

          Công Lượng hỏi:"Tôiđă được coi hai giống bồ câu lạ của khách rồi! C̣n hai giống kia, tôimuốn xin khách cho coi nốt! Không biết như thế có được chăng?"

          Thiếu niên trầm ngâm hồi lâu, rồi lắc đầu mà đáp: "Lúc năy, khi công tử mới tới đây, quả thực tôiđă có ư định gọi cả bốn giống bồ câu ra tŕnh công tử! Thế nhưng, bây giờ th́ tôiđă đổi ư, không dám gọi hai giống bồ câu kia ra tŕnh công tử nữa!"

          Thiếu niên vừa nói dựt lời th́ đột nhiên Công Lượng nh́n thấy một bọn đàn ông, tay cầm đuốc, đang băng qua cổng mà vào sân đạo viện. Kinh ngạc quá, chú mục nh́n, nhận ra bọn đàn ông ấy chính là đám gia nhân nhà ḿnh, Công Lượng bèn lớn tiếng hỏi:"Các ngươi chạy đi đâu thế?" Nhận ra tiếng nói của chủ ḿnh, chúng đồng thanh đáp lớn:"Chúng tiểu nhân đi t́m công tử!"

          Giật ḿnh, quay nh́n thiếu niên, Công Lượng chợt thấy thiếu niên đă biến thành một con bồ câu trắng, to bằng con gà, bay vút lên cao, rồi bay đi mất hút.

          Quay nh́n đạo viện, Công Lượng chợt thấy đạo viện đă biến thành một ngôi mộ nhỏ, với hai cây thông trồng · hai bên, cùng nằm trong một khu đất có hàng rào thanh trúc bao quanh, với hai cánh cổng m· toang.

          Công Lượng và đám gia nhân ngơ ngác nh́n nhau, vô cùng kinh ngạc. Thấy thiếu niên đă biến mất, Công Lượng bèn sai hai gia nhân ôm hai bồ câu trắng cho ḿnh rồi cả đoàn kéo nhau ra về.

          Tới nhà, Công Lượng bắt chước thiếu niên, cũng chụm hai bàn tay mà thỗi gù gù.

          Tức th́ cặp bồ câu trắng cũng bay vọt lên ri«m mái nhà, rồi liệng qua liệng lại trên không trung, trông rất đẹp mắt, y như lúc · đạo viện.

          Tuy cặp bồ câu ấy không thuộc giống quư nhất trong thiên hạ, nhưng cũng thuộc một giống hiếm có, nên Công Lượng nuôi nấng, chăm sóc rất cẩn thận.

          Cặp ấy đẻ trứng, ấp con, thêm được ba cặp nữa. Công Lượng quư bốn cặp ấy lắm. Bà con bạn bè, ai tới hỏi xin, Công Lượng cũng không cho, mà ai tới hỏi mua, Công Lượng cũng không bán.

          Hai năm sau.

          Được Công Lượng nuôi nấng, chăm sóc cẩn thận, bốn cặp bồ câu ấy sinh sôi nảy n· rất nhanh, thành cả một đàn bồ câu trắng, trông rất đẹp mắt.

          Công Lượng sung sướng lắm.

          Một hôm, Thi công tới thăm Công Lượng. Được gia nhân vào báo, Công Lượng vội chỉnh tềy phục, chạy ra tận cổng đón rước Thi công vào pḥng khách, thỉnh an tọa trên sập.

          Sau một tuần trà, Thi công hỏi thăm Công Lượng vềchuyện vợ con và công ăn việc làm. Công Lượng cứ đứng chắp tay · cạnh sập mà đáp.

          Nghe nói Công Lượng rất mê nuôi bồ câu nên trước khi ra về,Thi công hỏi:"Thế nào! Đàn bồ câu của hiền điệt được bao nhiêu con rồi?" Công Lượng đáp: "Thưa bá phụ, cũng được chừng dăm trăm con!"

          Thấy Thi công cười, ngỡ Thi công cũng mê nuôi bồ câu như ḿnh, Công Lượng toan biếu Thi công một cặp bồ câu giống tốt, nhưng rồi thấy tiếc, Công Lượng lại thôi. 

          Suy đi nghĩ lại, thấy Thi công là bạn thân của cha ḿnh mà lại thích bồ câu của ḿnh, nếu không biếu th́ không an tâm, Công Lượng lại toan biếu Thi công một cặp bồ câu giống thường, nhưng rồi thấy ngượng, Công Lượng lại thôi.

          Sau cùng, Công Lượng quyết định bắt cặp bồ câu trắng già mà thiếu niên áo trắng đă cho ḿnh, nhốt vào lồng, đưa lên biếu Thi công mà nói:"Lâu lắm rồi, tiểu điệt mới lại có dịp được diện kiến bá phụ! Tiểu điệt không có chi quư giá để kính biếu bá phụ, mong được bá phụ thứ lỗi! Nay tiểu điệt thành tâm kính biếu bá phụ cặp bồ câu trắng này, xin bá phụ nhận cho!" Thi công cười mà nói: "Cám ơn hiềnđiệt đă nghĩ đến ta!"

          Thi công vềrồi, Công Lượng thầm nghĩ chắc Thi công thích cặp bồ câu ḿnh biếu lắm, có lẽ c̣n thích hơn cả ngàn vàng.

          Ba tháng sau.

          Một hôm Công Lượng ăn mặc chỉnh tề,tới thăm Thi công để đáp l­. Trong lúc đàm đạo, Công Lượng cứ có ư chờ Thi công lên tiếng cám ơn ḿnh vềcặp bồ câu trắng. Thế nhưng, chờ măi không thấy Thi công đả động chi tới chuyện ấy, Công Lượng hết sức ngạc nhiên.

          Trước khi xin cáo biệt, không thể nhịn được nữa, Công Lượng đành đánh bạo lên tiếng:"Thưa bá phụ, cặp bồ câu trắng mà tiểu điệt kính biếu bá phụ ba tháng trước đây có được khoẻ mạnh chăng?" Như chợt nhớ ra, Thi công đáp:"Cặp bồ câu ấy cũng ngon và béo lắm!" Kinh hăi quá, Công Lượng hỏi lại:"Thưa bá phụ, bá phụ đă cho làm thịt rồi sao?" Thi công đáp:"Ta đă cho làm thịt rồi!" Hốt hoảng, Công Lượng nói:"Thưa bá phụ, bồ câu ấy không phải là bồ câu thường đâu! Nó thuộc giống bồ câu quư nhất của bộ lạc Thát Đát bên Mông Cỗ!"

          Ngưng thần một lát, như để nhớ lại điềuǵ, rồi Thi công nói:"Ta thấy mùi vị của nó cũng thường thôi! Có chi khác lạ đâu?" Nghe thấy thế, Công Lượng choáng váng mặt mày, bèn chắp tay vái chào Thi công mà xin cáo biệt.

          Đêm ấy, trong giấc ngủ, Công Lượng mộng thấy thiếu niên áo trắng tới nhà ḿnh mà nói:"Tôiđă lầm! Trước kia, v́ tư·ng công tử thích cặp bồ câu trắng nên tôimới bắt mà biếu, để nhờ tay công tử nuôi nấng chăm sóc giùm! Nào ngờ công tử không thương đến ngọc, không tiếc đến hương, lại đem cho người khác, để đến nỗi cặp bồ câu ấy phải tàn thân trong nồi vạc! V́ thế, đêm nay tôiphải tới đây để dắt hết con cháu của cặp bồ câu ấy đi, hầu tránh cho chúng cái họa bị thảm sát sau này!" Nói xong, thiếu niên biến thành một con bồ câu trắng mà bay đi. Lập tức, cả đàn bồ câu trắng mà Công Lượng đă tốn công gây dựng trong gần ba năm qua cũng kêu gù gù mà bay theo.

          Tỉnh cơn ác mộng, Công Lượng vội thắp đuốc đem vào chuồng bồ câu để coi th́ thấy quả nhiên cả đàn bồ câu trắng của ḿnh đă mất tích, không c̣n một con.

          Ân hận quá, đột nhiên Công Lượng cảm thấy chán chường, không c̣n muốn nuôi bồ câu nữa!

          Sáng ra, Công Lượng sai gia nhân loan tin rằng ḿnh sẽ biếu không cả đàn bồ câu của ḿnh cho bất cứ ai thích nuôi bồ câu.

          Nghe tin, bà con bạn bè rủ nhau tới nhà Công Lượng xin bồ câu. Trong có ba hôm mà Công Lượng cho hết cả đàn bồ câu, trên năm trăm con.

          Từ đó, trong nhà Công Lượng không c̣n một con bồ câu nào.

 

  

 


 

 

Cựu GS ĐÀM QUANG HƯNG


Giáo Sư Toán
Trường Đại Học Cộng Đồng Houston, Texas

  

 

 

www.ninh-hoa.com