Thơ & Truyện Nguyễn Văn Nghệ            |                 www.ninh-hoa.com

NGUYỄN VĂN NGHỆ

Người làng Phong Ấp, xă Ninh Binh, Ninh Ḥa.

Tốt nghiệp K.19 Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa Học Huế

 

 

Hiện cư ngụ tại UK


 

 

 

 

 

 

 

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN Đ̀NH MỸ HIỆP- NINH H̉A
Nguyễn Văn Nighệ
 

  

 

Trước đây có nhiều bài viết, viết về đ́nh Mỹ Hiệp- Ninh Ḥa, nhưng có đôi vấn đề chưa chính xác lắm, cần phải làm sáng tỏ để độc giả có cái nh́n đúng với lịch sử.

 

 Niên đại thành lập đ́nh Mỹ Hiệp.

 

 Trong bài viết “Đ́nh Mỹ Hiệp” của tác giả Vũ Ngọc Hải đăng trên trang web Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Khánh Ḥa (www.ditichkhanhhoa.org.vn/ index.php/di-tich-khanh-hoa/di-tich-c-p-t-nh/item/178 -đ́nh-mỹ-hiệp) th́ đ́nh Mỹ Hiệp được xây dựng vào tháng 7 năm Tân Mùi (1751). Không biết căn cứ vào đâu mà tác giả khẳng định năm Tân Mùi xây dựng đ́nh Mỹ Hiệp ứng với năm dương lịch là 1751? Ngoài ra c̣n nhiều tác giả khác cũng “ theo lời các cụ cao niên là đ́nh Mỹ Hiệp được tạo dựng vào năm Tân Mùi”(1751). Trên thanh xà trong đ́nh Mỹ Hiệp có khắc năm tạo dựng: “ Tân Mùi niên, thất nguyệt, cát nhật tạo” (Tạo dựng vào ngày lành, tháng bảy năm Tân Mùi). Rất tiếc là khắc ghi năm Tân Mùi nhưng lại không có niên hiệu nên không thể khẳng định là năm Tân Mùi xây dựng đ́nh Mỹ Hiệp ứng với năm dương lịch là năm nào. Từ khi chúa Nguyễn mở đất Khánh Ḥa (1653) cho đến cuối thế kỷ XIX có các năm Tân Mùi ứng với dương lịch: 1691, 1751, 1811, 1871. Hiện tại ở đ́nh Mỹ Hiệp c̣n một bức hoành có 5 đại tự bằng chữ Hán: MỸ THẠNH XĂ Đ̀NH TỰ với ḍng lạc khoản: “Tự Đức, Quí Dậu, quí hạ cát nhật trùng tạo” (Trùng tu vào ngày lành tháng 6 năm Quí Dậu, niên hiệu Tự Đức). Xă Mỹ Hiệp lúc mới thành lập có tên là Toàn Thạnh, kế đến đổi thành Mỹ Thạnh, sau lại đổi là Mỹ Hiệp. Năm Quí Dậu, niên hiệu Tự Đức ứng với năm dương lịch là năm 1873.

 

Theo phương pháp loại suy th́ đ́nh Mỹ Hiệp không thể xây dựng vào năm Tân Mùi (1871) được. Chẳng lẽ đ́nh xây dựng vào năm 1871 th́ hai năm sau (1873) lại trùng tu! Năm 1653 chúa Nguyễn mở đất Khánh Ḥa và người Việt vào định cư ở vùng đất Ninh Ḥa tính đến năm Tân Mùi (1691) mới được 38 năm và khi ấy dân cư thưa thớt chưa thể xây dựng đ́nh vào năm 1691 được. Như vậy c̣n lại hai năm Tân Mùi (1751 và 1811) và đ́nh Mỹ Hiệp “có thể” xây dựng vào năm Tân Mùi (1811) và cũng có thể xây dựng vào năm Tân Mùi (1751). Nhưng hiện nay không có tư liệu thành văn nào khẳng định năm xây dựng đ́nh Mỹ Hiệp là Tân Mùi (1751) hoặc Tân Mùi (1811) cả! Nơi thanh xà trong đ́nh chỉ ghi “Tân Mùi niên, thất nguyệt, cát nhật tạo

 

 Theo các tài liệu trong làng th́ từ khi khởi dựng đến nay, đ́nh Mỹ Hiệp đă trải qua 6 lần trùng tu vào các năm : 1873, 1931, 1953, 1966, 1991, 2009. Khoảng cách giữa lần trùng tu thứ nhất (1873) đến lần trùng tu lần thứ hai (1931) là 58 năm mà đ́nh Mỹ Hiệp đă “ngơa toái viên đồi” (ngói vỡ tường lở - bia Mỹ Hiệp xă đ́nh chí). Theo lời kể của các cụ cao niên đ́nh Mỹ Hiệp xây dựng năm Tân Mùi (1751), vậy th́ từ khi xây dựng đ́nh cho đến lần trùng tu thứ nhất vào năm 1873 là 122 năm. Thời gian 122 năm mới trùng tu th́ không thể chấp nhận được! Văn miếu Khánh Ḥa xây dựng năm Gia Long thứ 2 (1803) hoặc miếu Hội đồng Khánh Ḥa xây dựng năm Gia Long thứ 15 (1816) tại xă Phú Lộc chưa đến 50 năm mà đă được trùng tu vào năm 1849 (1). Theo tác phẩm Hoàng việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang Định soạn xong năm 1806 không thấy ghi chép khu vực xă Toàn Thạnh (nay là Mỹ Hiệp) có đ́nh, chỉ thấy ghi chép chùa và miếu mà thôi! Vậy theo tôi, đ́nh Mỹ Hiệp “có thể” xây dựng vào năm Tân Mùi (1811).

 

 Niên đại xây dựng đ́nh Mỹ Hiệp c̣n bỏ ngơ, chờ phát hiện thêm tư liệu, không nên khẳng định đ́nh Mỹ Hiệp xây dựng vào năm 1751.

 

 Chữ “ THẦN” ở đ́nh Mỹ Hiệp

 

 Trong tác phẩm “ Xứ Trầm hương”, Quách Tấn có kể về lai lịch chữ “ Thần” do Tú tài Nguyễn Khanh, người làng Vơ Cạnh viết bằng chữ Hán ở vách tẩm của đ́nh Mỹ Hiệp: “ Vào khoảng cuối đời Tự Đức, làng Mỹ Hiệp (Ninh Ḥa) trùng tu xong ngôi đ́nh làng, mời ông ra viết giùm chữ “Thần” (bằng Hán tự) nơi vách tẩm để thờ… Và chữ “Thần” trông oai nghi và linh động như chữ đă hóa thần” (2).

 

 Với thông tin trên cho nên các tác giả sau Quách Tấn cứ lầm tưởng chữ “ Thần” hiện nay ở đ́nh Mỹ Hiệp là của cụ Tú Nguyễn Khanh viết. Tác giả Vũ Ngọc Hải viết: “Ngoài ra tại chính điện tương truyền c̣n có chữ “ Thần” do cụ Nguyễn Khanh viết tặng đ́nh năm 1873”. Tác giả Trần Thị Thanh Loan- cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Khánh Ḥa- viết: “Cũng theo tương truyền của các cụ bô lăo trong làng th́ vách hậu của ngôi Chính điện có viết một chữ “Thần” (chiều ngang 69cm, chiều đứng 71cm, chiều dày 3cm) do cụ Nguyễn Khanh người làng Vơ Cạnh (xă Vĩnh Trung- thành phố Nha Trang) viết vào năm 1873” (3).

 

 Nếu như cụ Tú Nguyễn Khanh có viết chữ “Thần” ở đ́nh Mỹ Hiệp, th́ chữ “ Thần” ấy nay đă ḥa quyện trong ḷng đất rồi chứ đâu c̣n nữa! Đ́nh Mỹ Thạnh (sau đổi thành Mỹ Hiệp) được trùng tu năm 1873 và khi ấy ngôi đ́nh này hướng về phía tây nơi có thủy đạo (đường nước chảy). Theo “ Mỹ Hiệp xă đ́nh chí’’( Bài kí đ́nh xă Mỹ Hiệp ) ghi hiện trạng đ́nh Mỹ Hiệp trước năm 1930 : “ngô xă đ́nh miếu ṭng tiền phân vi lưỡng cục…Năi văn cận phong tràng vũ hám, ngơa toái viên đồi, mỗi ư kinh quá hạ bái thời kỷ hữu cổ thụ hàn nha chi khái” (Đ́nh miếu xă ta từ trước chia làm hai khối…Xem thời gian gần đây, gió mưa hủy hoại đă khiến ngói vỡ tường lở, mỗi khi qua đó cúng kính, cảm thấy bùi ngùi tựa cây già vắng bóng chim qua). Như vậy trước năm 1930 đ́nh một nơi, miếu một nẻo và nhân dịp đ́nh xuống cấp, lại được các cấp chính quyền “thùy t́nh chiếu cố, chỉ thị đồ thức, hợp thành nhất cục, phân sức trùng tân hoán như dă” ( rủ ḷng chiếu cố, chỉ bày cho mô h́nh hợp lại thành một khối, tô điểm trùng tu rực rỡ như thế”. Như vậy trước đây đ́nh miếu “phân vi lưỡng cục” và được phá bỏ để “ hợp thành nhất cục” th́ chữ “ Thần” tương truyền do cụ Tú Nguyễn Khanh viết khi trùng tu đ́nh vào năm 1873 làm ǵ c̣n tồn tại tới nay!

 

 Theo tác giả Vũ Ngọc Hải : “ năm 1873 (mùa hạ năm Quí Dậu) xoay hướng của đ́nh từ hướng tây sang hướng đông nam” và “ngày 21/12/1931 (ngày 13/11 năm Tân Mùi, nhằm triều vua Bảo Đại năm thứ 6): xây tường bao quanh bằng vật liệu mới để tăng khả năng chịu lực và bao che”. Tác giả cho rằng đ́nh xoay hướng như hiện nay là vào năm 1873, năm 1931 chỉ “xây tường bao quanh bằng vật liệu mới” mà thôi!

 

 Tác giả Trần Thị Thanh Loan cho rằng : “Đến năm 1885 th́ di dời ngôi đ́nh lên vị trí hiện nay, kết cấu khung gỗ của ngôi đ́nh cũ vẫn c̣n tương đối nguyên vẹn” (4). Năm 1885 phong trào Cần vương nổi lên chống thực dân Pháp xâm lược rầm rộ th́ làm sao mà di dời đ́nh!

 

 Vào những thập niên đầu của thế kỷ XX, thực dân Pháp mở Quốc lộ 21 (nay là 26) từ Ninh Ḥa đi Daklak, thời điểm ấy đ́nh và miếu của xă Mỹ Hiệp “phân vi lưỡng cục” và đ́nh xoay về hướng tây nơi có thủy đạo. Lúc ấy đ́nh Mỹ Hiệp đang trong t́nh trạng “ngói vỡ, tường lở” nên nhân tiện đó phá bỏ đ́nh và miếu cũ để “hợp thành nhất cục” xoay hướng ra Quốc lộ.

 

 Nội dung tấm bia “Mỹ Hiệp xă đ́nh chí”

 

 Sự kiện đ́nh- miếu xă Mỹ Hiệp “ hợp thành nhất cục” được khắc vào bia đá năm Bảo Đại lục niên, thập nhất nguyệt, thập tam nhật ( dương lịch 11/12/1931). Bia đá “ Mỹ Hiệp xă đ́nh chí” bằng chữ Hán được xây dính vào mặt trước án phong của đ́nh Mỹ Hiệp (du khách đi trên Quốc lộ 21, nay đổi là Quốc lộ 26 nh́n thấy rơ tấm bia đá này)

 

 Đợt trùng tu án phong vào tháng 4 năm Ất Dậu (2005), Ban Quản lí đ́nh Mỹ Hiệp cho khắc vào đá bản “ dịch nghĩa” bia đá “Mỹ Hiệp xă đ́nh chí” ra chữ Quốc ngữ và gắn vào mặt trong của án phong. Đây là một sự cố gắng của Ban Quản lí đ́nh đáng tuyên dương. Nhưng trong bản dịch nghĩa c̣n quá nhiều sai sót. Như đoạn: “ Phụng ngă bổn ṭa quí Công sứ đường Dịch Khai Hoa, nhị đại nhân, ngă bổn tỉnh Phủ viện đường Nguyễn đại nhân, ngă Niết đường Đinh đại nhân, niệm trọng dân, phủ ṭng dân nguyện, chuẩn dĩ trích thủ hương ngân tịnh thính quyên cúng đắc ngân số cự, hiện trù tu chỉnh. Thích mông ngă Phủ đường Vơ đại nhân lai lỵ tư thổ” (…Khiến nên đại quan công sứ NGUYỄN TRIỀU đă nhă í thuận ḷng dân, cho phép truất công quỹ của làng và tiến hành quyên góp chuẩn bị tu sửa. Hợp cùng với Phủ đường, huyện đường nhị vị Đinh đại nhân và Vơ đại nhân đồng t́nh chiếu cố”

 

 Bài “ Mỹ Hiệp xă đ́nh chí” được anh Đỗ Văn Khoái- cán bộ Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Ḥa – dịch nghĩa và đăng trên trang web ninhhoatoday.net kỳ 85- Tháng 12/2014. Đoạn văn trên được anh Khoái dịch: “Vâng theo bổn ṭa quí Công sứ đường là ngài Dịch Khai Hoa và hai vị đại nhân của ta là vị đại nhân họ Nguyễn, giữ chức Phủ viện đường bổn tỉnh và đại nhân họ Đinh ở huyện đường, nghĩ đến chỗ dân nương tựa, xét theo í nguyện của dân, chuẩn cho việc trích tiền công quỹ ở nơi xóm làng cùng với số tiền quyên góp, được một số lớn, trù tính tu sửa. Lại đến nhờ vị đại nhân họ Vơ nơi phủ đường đến xem xét đất này”.

 Trong bia “ Mỹ hiệp xă đ́nh chí” có 4 nhân vật được nêu ra. Đó là Công sứ đường Dịch Khai Hoa; Phủ viện đường Nguyễn đại nhân; Niết đường Đinh đại nhân và Phủ đường Vơ đại nhân.

 

 Do không rành về lịch sử hành chánh thời Pháp thuộc, nên anh Khoái dịch chưa chuẩn đoạn văn này. Vào giai đoạn 1931 bộ máy hành chánh cai trị tỉnh Khánh Ḥa đứng đầu gồm có: Bên thực dân Pháp có ṭa Công sứ. Người đứng đầu là quan Công sứ. Bên Nam triều đứng đầu là quan Tuần phủ ( chữ “phủ” trong “ Tuần phủ”hoặc “Phủ viện đường” thuộc bộ “thủ” 13 nét. Ta quen gọi là Tuần vũ). “Phủ viện đường” là dinh quan Tuần phủ. Dưới quan Tuần phủ là quan Án sát coi về ṭa án. Cơ quan coi việc ṭa án ở tỉnh gọi là Ty Niết hoặc là Ty Án sát. Dinh quan Án sát gọi là Niết đường. Dưới cấp tỉnh là cấp phủ. Đứng đầu cấp phủ là quan Tri phủ (chữ “phủ” trong Tri phủ thuộc bộ “nghiễm” 5 nét). Nơi quan Tri phủ làm việc gọi là Phủ đường.

 

 Theo Annuaire Administratif de l’Indochine - Province de Khanh Hoa 1931 (Niên giám hành chánh Đông Dương- Tỉnh Khánh Ḥa năm 1931), quan Công sứ Khánh Ḥa là Albert Gey, Phó Công sứ là Jean Brissaud. Tuần phủ Khánh Ḥa là Nguyễn Văn Hoành, Án sát Khánh Ḥa là Đinh Văn Chấp, Lănh binh Khánh Ḥa là Đặng Văn Sâm (5).

 

 Như vậy tên Dịch Khai Hoa là tên phiên âm sang Hán Việt của tên quan Công sứ Albert Gey. Đoạn dịch “ Đinh đại nhân ở huyện đường” là dịch chưa đúng, phải dịch là “Đinh đại nhân ở Niết đường” (Đinh đại nhân ở ty Án sát).

 

 Tri phủ phủ Ninh Ḥa họ Vơ vào thời điểm 1930-1931 hiện chưa xác định được danh tánh. Trong “nhị vị đại nhân” Nguyễn và Đinh, tôi chỉ mới t́m được tiểu sử của quan Án sát Khánh Ḥa Đinh Văn Chấp mà thôi. Cụ Đinh Văn Chấp sinh năm 1893 người xă Kim Khê, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Đậu cử nhân khoa Nhâm Tí (1912) tại trường thi Thừa Thiên, vị thứ 3/32. Đậu Hoàng giáp khoa Quí sửu (1913) (6). Cụ là thân phụ của Ḥa thượng Thích Minh Châu (thế danh Đinh Văn Nam).

 

 Với đoạn văn: “Tuy viết dân lực vi chi, thần quyến bằng chi” trong bản “Dịch nghĩa” ở đ́nh Mỹ Hiệp dịch: “Dễ vạn lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Lạ thay! hai câu thơ trong bài thơ “ Dân no th́ lính cũng no” của nhà thơ Thanh Tịnh sáng tác năm 1948 lại xuất hiện trong bản “dịch nghĩa” như vậy?

 

 Câu này được anh Đỗ Văn Khoái dịch: “Dẫu nói rằng đó là do sức dân làm nên, lại được thánh thần pḥ giúp

 

 Tả nghi – Hữu hữu

 

 Ở miếu Cây Ké (nay thuộc tổ dân phố Phú Lộc Tây II, thị trấn Diên Khánh), khi sửa lai cổng miếu, anh Vơ Nhân cho đôi câu đối chữ Hán đắp ở mặt ngoài hai cột giữa của cổng miếu:

 Xuất nhập hanh thông, thượng mục hạ ḥa cao phẩm cách.

 Văng lai địch cát, tả nghi hữu hữu đại thanh danh.

 Trong vế đối sau có hai chữ “hữu hữu”, chữ “hữu” trước nghĩa là bên phải, giúp; chữ “hữu” sau nghĩa là có, đầy đủ. Có người đi ngang qua thấy vế đối có hai chữ “ hữu hữu” đứng kề nhau, cho là tác giả câu đối c̣n non kém! Nhưng sự thực câu đối ấy rất chỉnh.

 Trên cổng phụ phía tả của cổng đ́nh Mỹ Hiệp ( cổng phụ bên tay phải từ ngoài nh́n vào) có hai chữ Hán : “TẢ NGHI” và trên cổng phụ phía hữu của cổng đ́nh Mỹ Hiệp có hai chữ hán “ HỮU HỮU”. Nhiều khách qua đường đọc được bốn chữ Hán ấy nhưng khi hỏi nghĩa của bốn chữ ấy th́ họ

 Bốn chữ “ Tả nghi” “Hữu hữu” được xem như là điển tích. Nó được trích ra từ bốn câu thơ đầu trong chương IV ở thiên Thường thường giả hoa, trong Kinh Thi: “ Tả chi, tả chi/ Quân tử nghi chi/ Hữu chi, hữu chi/Quân tử hữu chi”. Hai câu cuối của bài thơ này : “Duy kỳ hữu chi/ Thị dĩ tự chi”. Bài thơ được dịch thơ chữ quốc ngữ: “ Phụ tá vua ra công cố gắng/ Chư hầu đều đứng đắn vô cùng/Giúp thiên tử lại ra công/ Chư hầu đầy đủ tài năng xiết bao!/V́ vốn đă dồi dào có sẳn/ Nên hành vi giống bản năng thay?”. Chu Hy chú giải: “Nói chư hầu, tài năng th́ hoàn toàn, đức hạnh th́ đầy đủ. Phụ tá thiên tử th́ chư hầu không có việc ǵ là không nên. giúp đỡ thiên tử th́ chư hầu không có điều ǵ là không có. V́ tài năng đă có sẵn, cho nên mới lộ ra ở ngoài, không có điều ǵ là không giống in như bản năng đă sẵn có”(7)

 

 Hiện nay những tư liệu liên quan đến đ́nh Mỹ Hiệp có thể c̣n nằm rải rác đâu đó trong các gia đ́nh ở xă Mỹ Hiệp (nay là phường Ninh Hiệp), cho nên để có một lịch sử chính xác về đ́nh Mỹ Hiệp cần phải có thêm thời gian sưu tầm và nghiên cứu.

 

 

HẾT

 

 

 Chú thích:

 

1- Đại Nam nhất thống chí quyển 10&11 Tỉnh Phú Yên & Khánh Ḥa, Nxb Nha Văn hóa- Bộ Văn hóa Giáo dục Việt Nam Cộng Ḥa, 1964, trang 95.

2- Quách Tấn, Xứ trầm Hương, Nxb Hội Văn học Nghệ thuật Khánh Ḥa, trang 417.

3, 4- Trung tâm Bảo tồn Di tích Khánh Ḥa, Đ́nh làng Khánh Ḥa, Nxb Văn hóa- Thông tin, trg 246; 245.

5- Annuaire Admitratif de l’Indochine 1931, Province de Khanh Hoa, page 379-381, Hanoi Imprimerie d’Extrême- Orient MCMXXXI (Niên giám hành chánh Đông dương năm 1932. Tỉnh Khánh Ḥa)

6- Cao Xuân Dục, Quốc triều hương khoa lục, Nxb TPHCM, trg 630.

7- Khổng tử, Kinh Thi (Tạ Quang Phát dịch), Nxb Văn học, trg 384-385.

 

 

 

 

 


 
Nguyễn Văn Nghệ

6/2015

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thơ & Truyện Nguyễn Văn Nghệ           |                 www.ninh-hoa.com