Thơ & Truyện Nguyễn Văn Nghệ            |             www.ninh-hoa.com

NGUYỄN VĂN NGHỆ

Người làng Phong Ấp, xă Ninh Binh, Ninh Ḥa.

Tốt nghiệp K.19 Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa Học Huế

 

 

Hiện cư ngụ tại UK


 

 

 

 

 

 

 

 NGUỒN GỐC CỦA ĐỊA DANH
THÔN XUÂN TỰ

Nguyễn Văn Nghệ
 

  


      
T
hôn Xuân Tự, thuộc xă Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Ḥa được nhiều người trong nước biết đến từ khi  Khu Bảo vệ Hệ Sinh thái biển Rạn Trào được thành lập. Khu Bảo vệ Hệ Sinh thái biển Rạn Trào được thành lập do Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển & Phát triển Cộng đồng (MCD) tài trợ về mặt kỹ thuật và hỗ trợ một phần kinh phí cho nhóm ṇng cốt bảy người bảo vệ khu Rạn Trào. Điều đặc biệt khu bảo tồn này chính là mô h́nh cộng đồng cư dân cùng tham gia bảo vệ, quản lí nguồn tài nguyên thiên nhiên biển và kết hợp với làm du lịch tại chỗ.

   Phía đông của thôn Xuân Tự tiếp giáp với vịnh Vân Phong, phía tây của thôn có Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc- Nam. Trước đây khi chưa thấy văn bản địa danh Xuân Tự bằng chữ Hán, tôi cứ h́nh dung í nghĩa hai chữ Xuân Tự rất là mỹ miều, nhưng sau khi đọc quyển Đồng Khánh dư địa chí tỉnh Khánh Ḥa bằng chữ Hán được soạn vào khoảng năm 1886-1888 th́ tôi có thay đổi lối suy nghĩ. Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu có tất cả 11 chữ cùng phát âm “Tự” nhưng nét viết khác nhau. Chữ “Tự” trong địa danh Xuân Tự thuộc bộ “Thốn” có nghĩa là nhà chùa. Ngày xưa ông bà đặt tên cho một địa danh thường có í nghĩa cầu mong điều tốt đẹp. Như vậy địa danh Xuân Tự có nghĩa là ǵ?

    Thôn Quán Chùa (Tự Quán) và xă Vạn Xuân

     Dưới triều Nguyễn, khi hệ thống dịch trạm c̣n hoạt động th́ Xuân Tự nằm giữa hai dịch trạm Ḥa Lăng (phía bắc) và Ḥa Huỳnh (phía nam). Tháng 2 năm Canh Thân (1800) đặt phu trạm ở dinh B́nh Khang (dinh B́nh Khang được đổi thành dinh B́nh Ḥa vào năm 1803 và đổi thành trấn B́nh Ḥa vào năm 1808, đến năm 1832 đổi thành tỉnh Khánh Ḥa).Dinh B́nh Khang có 9 trạm tính từ nam ra bắc: Du Quân, Da Khê, Đại An, Phú Mỹ, Sa Quán, Toàn Thạnh, Tự Quán, Tô Hà, Chử Châu (1).

    Sa Quán và Tự Quán là viết theo ngữ pháp chữ Hán , nếu viết theo Hán- Nôm sẽ là Quán Cát và Quán Chùa (Sa Quán [Quán Cát] sau đổi thành dịch trạm Ḥa Cát). Theo Hoàng Việt nhất thống dư địa chí được soạn xong năm 1806 chép: trên đường thiên lí từ bắc vào nam sau khi qua khỏi Dốc Thị (phía nam huyện lỵ Vạn Ninh hiện nay) là đến điếm Quán Chùa: “ 250 tầm đến điếm Quán Chùa, thuộc địa phận thôn Quán Chùa, trước có chùa ở đó nên mới có tên như vậy. Đất ở đây bằng phẳng, thích hợp với cây bông vải, về mùa thu đông th́ có ngô, lại có chỗ th́ g̣ đồi và ruộng hoang chen nhau, nay có quán xá, khách đi đường có thể dừng nghỉ”( Sách có phần chữ Hán nhưng không có phiên âm. Xin phiên âm: “ Nhị bách ngũ thập tầm chí Quán Chùa điếm, thuộc Quán Chùa thôn địa phận, tiền gian hữu am tự tại thử, cố danh. Kỳ lộ b́nh thản, thổ nghi miên hoa, thu đông hồng mạch, hựu hữu thổ khâu, hoang điền tương gian. Kim hữu quán xá, hành nhân khả chỉ túc”)

    Sách chép tiếp: “ 50 tầm đến hành cung Quán Chùa. Về phía đông hành cung có dân cư thưa thớt, họ chuyên canh cây bông vải và ngô, năm Canh Thân (1800- TG), sau khi ổn định mới lập nên cung này, cắt đặt dân phụ lũy 11 người lo cung nạp cho xá sứ, là nơi quan quân qua lại có thể dừng nghỉ và không có lệ lập nhà trạm”( Ngũ thập tầm chí Quán Chùa hành cung. Thử cung chi đông hướng hữu cư dân điêu sơ, sanh nghiệp miên hoa, hồng mạch. Canh Thân niên Công Đồng thể định trí lập thử cung, phụ lũy dân thập nhất nhân, phàm hữu xá sứ phụ lũy dân cung nạp sài thủy, quan quân văng phản đ́nh túc chi sở, lệ vô dịch xá)(2). Đoạn “Canh Thân niên Công Đồng thể định trí lập thử cung” được dịch như trên chưa rơ nghĩa, nên dịch như sau: “Năm Canh Thân, Công Đồng quyết định lập nên cung này”. Ngoài nhà vua ra, Công Đồng là cơ quan hành chánh cao nhất nước vào những năm đầu thời vua Gia Long.

   Theo địa bạ Gia Long năm 1811 thôn Quán Chùa thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước, trấn B́nh Ḥa. Bảng tóm lược địa bạ thôn Quán Chùa:

   Quán Chùa thôn (xứ G̣ Chùa, G̣ Néo)

     . Đông giáp băi biển/ Tây giáp núi/ Nam giáp địa phận xă Vạn Xuân/ Bắc giáp địa phận xă Tân An Đông và núi.

   Toàn diện tích 198 mẫu 3 sào: Tư thổ 1 mẫu/ Mộ địa 4 mẫu 3 sào (1 khoảnh)/ Đất cát trắng 142 mẫu (1 khoảnh)/ Đất hoang 51 mẫu.

-   Đường thiên lí 514 tầm (1 đoạn)[ 1 tầm = 2,12m – TG].

    Như vậy phía nam của thôn Quán Chùa là xă Vạn Xuân. Xă Vạn Xuân cũng thuộc tổng Hạ, huyện Quảng Phước. Bảng tóm tắt địa bạ xă Vạn Xuân:

   Vạn Xuân xă (xứ Cây Bồ Đề, G̣ Lũy)

    . Đông giáp băi biển/ Tây giáp núi/ Nam giáp rừng/ Bắc giáp địa phận thôn Quán Chùa.

      Toàn diện tích 59 mẫu 4 sào: Tư thổ 1 mẫu 4 sào/ Mộ địa 1 mẫu 5 sào/ Đất hoang 56 mẫu 5 sào.

      Đường thiên lí 990 tầm

      Khe một dải 180 tầm(3).

    Trước năm 1806, vua Gia Long cho đổi tên các dịch trạm. Các dịch trạm ở dinh B́nh Ḥa đều bắt đầu bằng chữ “Ḥa”. Chín dịch trạm của dinh B́nh Ḥa từ bắc vào nam là: Ḥa Mă, Ḥa Lăng, Ḥa Huỳnh, Ḥa Mỹ, Ḥa Cát, Ḥa Thạnh, Ḥa Tân, Ḥa Do, Ḥa Quân. Như vậy dịch trạm Tự Quán (Quán Chùa) bị hủy bỏ và dịch trạm lui vào phía nam khoảng vài cây số để h́nh thành dịch trạm Ḥa Huỳnh.

    Tại thôn Xuân Tự hiện nay có một xứ đạo tên là Giáo xứ Vạn Xuân. Tại sao không lấy tên Xuân Tự mà lại lấy tên Vạn Xuân? Do ngôi thánh đường nằm trên phần đất của xă Vạn Xuân xưa nên mới có tên như vậy!

     Xă Xuân Tự

     Sau thời vua Gia Long xă Vạn Xuân và thôn Quán Chùa (Tự Quán) nhập lại thành một xă và đă ghép tên Vạn Xuân với Quán Chùa (Tự Quán) thành tên mới là xă Xuân Tự, trong đó chữ “Tự” có nghĩa là “chùa”. Do ghép tên của hai xă, thôn lại cho nên khi giải thích í nghĩa của địa danh Xuân Tự rất là khiên cưỡng!

     Vào thời vua Đồng Khánh (1886-1888), xă Xuân Tự thuộc tổng Phước Tường, huyện Quảng Phước, phủ Ninh Ḥa. Tổng Phước Tường khi ấy có tất cả 30 xă,thôn. Nhận thấy tổng Phước Tường đường đi lại kéo dài (qua hơn 3 dịch trạm) nên vào tháng 4 năm Nhâm Dần (1902) Tổng đốc Thuận-Khánh là Hồ Đệ xin chia tổng Phước Tường thành hai tổng, từ Tu Bông trở ra phía bắc là tổng Phước Tường Ngoại, từ Tu bông trở vào nam là tổng Phước Tường Nội. Xuân Tự thuộc tổng Phước Tường Nội (Tổng Phước Tường Nội gồm 17 xă, thôn: B́nh Trung, B́nh Lộc, Tứ Chánh, Trung Dơng, Phú Hội, Quảng Hội, Mậu Thạnh, Phú Cang, Tân Mỹ, Hiền Lương, Tân Đức, Mỹ Tương, Mỹ Thủy, Xuân Tự, Vinh Huề, Quảng Tân , Điệp Sơn)(4)

   Sau năm 1954 nhiều xă, thôn nhỏ nhập lại thành xă lớn và Xuân Tự là một trong 4 thôn của xă Vạn Hưng, quận Vạn Ninh. Đến vùng đất Xuân Tự sẽ nghe câu ca: “Vạn Ninh có núi Phổ Đà/ Có chùa Giác Hải, có đài Quan Âm”. Núi Phổ Đà, tu viện Giác Hải , đài Quan Âm đều nằm trên vùng đất Xuân Tự.

   Đúng ra phải gọi là núi Bồ Đà mới đúng. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi chép về núi Bồ Đà: “ mạch núi này từ núi Tam Phong kéo đến, g̣ núi trùng điệp, đến đây nổi lên một ngọn, thế rất cao dốc, phía đông lại mọc riêng ra một ngọn núi nhỏ gọi là núi Phiên Lê, tục gọi Dốc Thị, nằm sát băi biển, cây cối um tùm, đường quan đi ở trên, gập ghềnh khó đi”(5)

   Hiện nay Khu Kinh tế Vân Phong đang c̣n ở dạng “tiềm năng”, một khi phát triển đúng tầm vóc của nó th́ địa danh Xuân Tự sẽ được nhiều người trong nước lẫn nước ngoài biết đến.

 

       Chú thích:

    1- Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục tập 1, Nxb Giáo dục, trg. 407.

    2 - Lê Quang Định, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Nxb Thuận Hóa, trg. 46 (chữ Hán trg.1687- 1686. Đọc ngược từ sau tới)

    3- Nguyễn Đ́nh Đầu, Nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn – Khánh Ḥa, Nxb TP.HCM,trg. 114 &118.

     4 - Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên, Nxb Văn hóa- Văn nghệ, trg.416.

     5 - Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí tập 3, Nxb Thuận Hóa, trg. 95     

 

     

 


 
Nguyễn Văn Nghệ


12/201
5

 

 

 

 

 

 

 

 

Thơ & Truyện Nguyễn Văn Nghệ           |             www.ninh-hoa.com