
Nhà tắm hơi công cộng

Trung Quốc sắp mất loại hình tắm hơi công
cộng
Ra đời từ thời nhà Thanh cách đây 400 năm,
những nhà tắm hơi cộng cộng ở thủ đô Bắc Kinh đang dần biến
mất. Thú vui khỏe khoắn, lành mạnh của tầng lớp bình dân nay
sắp thành quá vãng.
Thư giãn hoàn toàn
Ngày đông tháng giá, nhiều người rồng rắn
xếp hàng chờ đến lượt được trút bỏ áo quần, chạy ào vào căn
phòng nhỏ xíu bao trùm hơi nước nóng. Hơi ấm cho họ tận hưởng
phút sảng khoái sau những ngày lao động mệt nhọc, gột rửa
những lo toan và bụi bặm để chuẩn bị đón năm mới. Ai có sức
thì cứ ngồi lì trong đó mà tận hưởng, bao lâu cũng được. Đó
là một dịch vụ khá xa xỉ của người dân Bắc Kinh cách đây vài
trăm năm.

ShuangxingTang bath house_AFP
Nay, nhiều gia đình đã có máy nước nóng,
nhiều cửa hiệu chăm sóc sức khỏe thẩm mỹ với các thiết bị
hiện đại mọc lên như nấm ở thủ đô, loại hình tắm hơi công cộng
chỉ còn là nơi lui tới của tầng lớp lao động có thu nhập thấp
và những bậc trung niên nhàn công rỗi việc.

Chỗ này không có chị em phụ nữ
Chỉ cần có 8 nhân dân tệ (1.3 USD) là anh có
quyền trút bỏ áo quần, với lấy một cái khăn trắng, quấn quanh
người rồi thong thả đi vào buồng tắm. Nếu không vội, anh có
thể ngồi mãi trong đó cho đến khi chán. Sang hơn, anh bỏ thêm 14
tệ, rồi đàng hoàng nằm lên giường, mơ màng hay đánh một giấc
trong lúc người ta xoa rửa tấm thân trần trụi của anh bằng xà
bông thơm.

14 nhân dân tệ cho một xuất tắm có người ḱ cọ_AFP
Nếu chán mụ vợ ở nhà hay ngoa ngoắt, anh
cứ ra đây, đưa cho chủ tiệm 10 tệ rồi chọn lấy một chiếc
giường nệm và lên đó mà khì một giấc dài. Không thích ngủ
thì anh cứ rủ những người khác đánh cờ tướng, kể chuyện tếu
lâm, gọi vài chai xương xương, và hứng lên thì ca kinh kịch.

Hễ chán vợ là ta đi tắm_AFP

Xương xương cho vui_AFP
Ở đây, toàn đàn
ông với nhau, anh cứ việc thả thằng cu tí
chạy lông bông chút cũng không ai quở
trách gì. Phụ nữ thì đã có khu riêng biệt. Mà cũng chẳng
có mấy bà thích đem cái sự đoan chính của mình
ra thách thức dư luận bằng cách vác
xác đến đây. Bởi vậy, anh cứ yên tâm
mà tồng ngồng ngồi đánh cờ!

Tồng ngồng ngồi đánh cờ_AFP
Sắp thành quá vãng
Theo Hội kinh doanh nhà tắm Bắc Kinh (BBTA),
vào thời hoàng kim ở thập niên 1920-30, thủ đô Bắc Kinh có vài
trăm nhà tắm hơi công cộng. Rồi đến thập niên 1980, con số chỉ
còn hơn 100 và liên tục giảm.
Gần đây, những điểm kinh doanh lợi nhuận
thấp này lần lượt tân trang, lên đời thành những tiệm spa, tiệm
massage cao cấp với giá 200-300 tệ (30–45 USD) cho một lần viếng
thăm. Cả Bắc Kinh vì thế chỉ còn có 2 nơi. Đó là Đường Song
Hành, được dựng mở vào năm 1916, phục vụ khách chủ yếu là
binh lính đến và đi khỏi thủ đô trong thời gian đầu của nền
cộng hòa. Sứ Thanh Hoa thì được mở sớm hơn vào năm 1905, nổi
tiếng với dịch vụ massage chân. Nhiều quan tướng nhà Thanh
thường lui tới nơi này để xoa bóp hai bàn chân đau buốt vì
những bộ “long hài” bất tiện.

Mạnh ai nấy tắm_AFP
Cách đây mấy năm, Đường Song Hành trong cơn
lốc thị trường cũng lao vào “quỹ đạo” tân trang, bằng cách thêm
vào dịch vụ tắm sauna, karaoke để lấy lợi nhuận bù lỗ cho
dịch vụ tắm hơi công cộng. Tuy nhiên, điều đó lại khiến nó mất
khách, nên ông chủ trẻ 48 tuổi Hùng Thế Trung quyết định trả
nó lại nguyên trạng để thu hút những vị khách ưa hoài niệm.
Vậy mà hay, mỗi ngày ông Trung lại đón từ
100 – 200 khách, thu cũng dư bù chi. “Ngày nay, thật khó để tìm
một nơi giá cả thật rẻ như Đường Song Hành. Đó là nơi chứng
tôi thư giãn và xả stress”, một người đàn ông 77 tuổi, mỗi tuần
đi tắm hơi một lần, nói với báo chí.
Tuy nhiên, nỗ lực của ông Trung đang có nguy
cơ bị đạp đổ khi mới đây chính quyền thành phố lên kế hoạch
tái thiết lại khu ngoại vi phía nam Bắc Kinh này và cửa tiệm
bình dân của ông sẽ phải ra đi. Kế hoạch này khiến dư luận lên
tiếng: “Phải chăng thành phố đang ném tiền và quá nhiều công
sức vào những tòa nhà hiện đại để rồi xóa đi cả văn hóa và
lịch sử?”. Còn ông Trung thì buồn rầu: “Nếu chỗ này bị phá
đi, đó không chỉ là phá một cái nhà tắm công cộng, mà là cả
văn hóa truyền thống của người Trung Quốc”.
Báo chí nước này loan tin, từ hai tuần qua
sau thông tin quy hoạch, mỗi ngày tiệm ông Trung có tới chục
đoàn báo chí đến phỏng vấn và làm phóng sự. “Ai cũng tỏ ra
lo lắng vì một loại hình nhà tắm độc đáo của Trung Quốc sắp
biến mất”, ông Trung kể.
Nhưng xem ra, số phận của Đường Song Hành đã
được định đoạt khi mà bà Phó Chủ tịch BBTA nhận định cơ sở
này thiếu kỹ năng massage chân và kì lưng, và việc giữ nó tồn
tại là “khó khăn”.

Thục
Minh

Singapore, tháng
4.2011