|
Nước Nhật không chỉ có hoa anh đào
Tôi đến Tokyo tháng 11, giữa mùa thu, xa lắm mùa
hoa anh đào nở mà mọi người đều mong đợi. Không hoa anh đào, nước Nhật
vẫn có khối giá trị mà tôi ngưỡng mộ sâu sắc.
Thục Minh tại Đại học Tokyo
Thục Minh
Tokyo-Singapore, tháng 11.2010
Kỳ 3: Bên trong tấm áo Kimono
Một người thầy của tôi bảo phía sau đời sống công
nghiệp của người Nhật là một cơi riêng bí ẩn và một nền văn hóa tôn
nghiêm. Tôi khao khát khám phá điều đó.
Geisha và tấm áo kimono – nét
đặc sắc
của văn hóa Nhật Bản
Nếp nhà
Tôi thông báo với Kaori rằng sẽ đến Tokyo một tuần.
Cô ấy bất ngờ và mừng rỡ. “Chúng ta nhất định sẽ gặp nhau và ḿnh sẽ đưa
bạn thăm thú thành phố, thưởng thức những món ăn truyền thống của Nhật”,
Kaori trả lời.
Tôi quen Kaori ở Singapore. Cô ấy làm biên tập cho
J-Plus, một tạp chí giải trí dành cho cộng đồng người Nhật tại
Singapore. Kaori từng phỏng vấn tôi để viết bài giới thiệu về ẩm thực
Việt Nam tại Singapore trên J-Plus. Chúng tôi khá thân, dù tính cách
khác biệt. Kaori từng học ở Mỹ, Pháp, rất cởi mở, nhưng điềm đạm, nhẹ
nhàng và quyến rũ. Hồi tháng 4.2010, Kaori rời Singapore về lại Tokyo,
và dự định sang Anh học thêm báo chí. Rồi dự định không thành, cô ở
Tokyo với cha mẹ và làm việc tại nhà cho một công ty của Singapore.
Vui mừng gặp lại Kaori ở Tokyo
Tôi muốn đến thăm gia đ́nh Kaori “để xem kiến trúc
nhà cửa của người Nhật”, tôi ngỏ ư như thế nhưng trong ḷng th́ muốn
nhiều hơn. Tôi muốn biết thế giới riêng tư và nếp nhà của dân tộc có
chiếc áo kimono kỳ bí.
Kaori khổ sở thông báo với tôi rằng mẹ cô đă khước từ
mong muốn của tôi, dù bản thân cô rất muốn mời tôi lưu trú ngay tại nhà
cô và “sẽ trổ tài nấu ăn” cho tôi thưởng thức. (Chúng tôi từng lên kế
hoạch nấu ăn ngay tại nhà tôi ở Singapore, nhưng không thành). Kaori
tiếc lắm, cô xin lỗi nhiều lần và nói khi nào sắm được nhà riêng, nhất
định sẽ mời tôi sang chơi. Tôi cũng lấy làm tiếc, nhưng an ủi Kaori rằng
tôi vui mừng v́ mẹ cô ấy đă nói thẳng điều bà không thích, và tôi hạnh
phúc khi tôn trọng được truyền thống và mong muốn của mẹ cô.
Khi đến Tokyo, hỏi chuyện nhiều người, tôi mới biết
người Nhật coi trọng sự riêng tư của gia đ́nh đến mức họ không muốn
người lạ đến nhà, không thuê người giúp việc, trừ những gia đ́nh thượng
lưu thường mở tiệc, tiếp khách tại tư gia.
Cúi xuống thật thấp
Khách sạn 5 sao New Otani lúc nào cũng nườm nượp
người. Tôi quan sát thấy phần đông khách lưu trú là người Nhật. Họ ăn
mặc sang trọng và quư phái. Bây giờ là mùa thu, tiết trời lành lạnh. Phụ
nữ mặc những chiếc váy dài, mang vớ đen, giày bít, khoác áo măng-tô
nhiều kiểu dáng. Các cô gái trẻ th́ váy ngắn, giày cao cổ, vớ dài ngang
đùi hoặc ngang bắp chân. Họ không xách túi LV, Gucci, Hermes… mà là
những chiếc túi sang trọng mang thương hiệu Nhật. Đàn ông mặc những bộ
veston, complet, cà vạt. Gặp nhau nơi tiền sảnh, họ cúi người chào nhau.
Nơi góc này góc khác, những nhóm người đứng xoay tṛn tṛ chuyện. Trước
lúc chia tay, họ đồng loạt cúi gập người chào nhau, như các vận động
viên thể thao làm nghi thức trước khi thi đấu vậy. Không chỉ 1 lần, có
khi họ cúi xuống 3-4 lần ǵ đó. Cúi càng thấp càng thể hiện sự tôn trọng
người đối diện, tôi nghe người ta nói vậy.
Nhiều ngày dài cuốc bộ trên các con đường heo hút
cạnh Đại học Tokyo, hay những đường phố nhộn nhịp người mua sắm ở khu
Ueno, Ganza, Shibuya… tôi cũng gặp những cảnh chào nhau như thế. Thi
thoảng ở những giao lộ nhỏ, tôi thấy mấy anh cảnh sát cúi đầu chào người
phu quét đường.
Bước vào quán xá, nhà hàng, người đón khách trước cửa
cúi người và chào thật to. Tất cả nhân viên bên trong đồng loạt cất lời
chào đón. Khi khách bước ra, điệp khúc cảm ơn và chào tạm biệt cũng đồng
loạt vang lên. Một lần vào tiệm sushi một ḿnh, tôi nghệch mặt không
hiểu chuyện ǵ xảy ra khi bỗng dưng toàn thể đầu bếp, người phục vụ lẫn
thực khách dừng tay, hướng về quầy bếp và đồng loạt nói điều ǵ đó dĩ
nhiên tôi không hiểu. Ngó quanh mới biết đó là nghi thức tống tiễn một
con cá sống lên thớt!
Ở những nhà hàng sang trọng, đặc biệt nơi có geisha
phục vụ, nghi thức c̣n trang nghiêm gấp bội. Khách phải cởi bỏ giày dép
bên ngoài, đi chân trần hoặc mang dép do chủ nhà phục vụ để không làm
bẩn nền nhà. Những người làm hướng dẫn viên hoặc đưa rước khách th́
không được mời ăn, cùng lắm là được ăn khi khách đă gần xong bữa.
Một geisha chuốc rượu sake nóng
Tại một nhà hàng có thâm niên gần 100 tuổi trong khu
Mukojima nổi tiếng là nơi đào tạo geisha của Tokyo, chúng tôi được tiếp
đăi như đế vương. Xem các geisha chuốc rượu, múa hát và biểu diễn nhạc
cụ dân gian, tôi có cảm giác như lạc vào một thế giới nào đó, xa hoa mà
huyền bí, tôn nghiêm. “Ngày nay, khái niệm geisha có những biến tướng
đến nực cười”, người chủ nhà hàng than thở với chúng tôi. Nhưng xem phim
Hồi ức một geisha, thấy cảnh người chủ viện đào tạo geisha quỳ và
cúi rạp người chào Sayuri khi cô đi phục vụ khách về và cô geisha cung
kính đáp lễ, tôi ngưỡng mộ văn hóa và cách ứng xử của người Nhật.
Sau mấy ngày ở Tokyo, tôi đă có thói quen đặt một tay
trước bụng và cúi người khi muốn hỏi đường hoặc nhờ vả ai điều ǵ đó,
cũng như khi cảm ơn họ.
Xem Kỳ 4
Thục
Minh
Tokyo-Singapore, tháng 11.2010
|