|
Nước Nhật không chỉ có hoa anh đào
Tôi đến Tokyo tháng 11, giữa mùa thu, xa lắm mùa
hoa anh đào nở mà mọi người đều mong đợi. Không hoa anh đào, nước Nhật
vẫn có khối giá trị mà tôi ngưỡng mộ sâu sắc.
Thục Minh tại Đại học Tokyo
Thục Minh
Tokyo-Singapore, tháng 11.2010
Kỳ 2: Người Nhật sống chậm
Nước Nhật có tàu “phi đạn” và những chuyến tàu
“chợ” chính xác đến từng giây, nhưng sống chậm răi và tỉ mỉ từng chi
tiết là điều gần như bất di bất dịch.
Các ga tàu điện ngầm ở thủ
đô Tokyo
luôn tấp nập
Đồn cảnh sát
Tôi đă đi nhiều nơi trên thế giới, không đâu có cái
đồn cảnh sát ngộ như ở Tokyo. Tiếng Nhật gọi là “koban”, trông hệt như
một cái kios nằm ngay góc đường với logo là một chú thỏ vàng nhí nhảnh.
Đầu con đường be bé có cái khách sạn b́nh dân mà tôi ở trọ gần ga tàu
điện ngầm Jimbocho là Jinbocho koban. Tôi chả hiểu tại sao nhà ga th́
tên Jimbocho, nhưng con phố và đồn cảnh sát cạnh đó th́ là Jinbocho.
Nhiều đêm đi chơi về khuya, phố xá vắng vẻ, thấy mấy chú cảnh sát vẫn
ngồi đó, dơi mắt ra ngoài đường, cảm giác yên tâm.
Ngoài một vài cái thông báo nhỏ và h́nh ảnh người đi
lạc, người bị truy nă ǵ đó, chức năng các koban mà tôi thấy rơ nhất là
chỉ đường. Khi có một người lại gần với cử chỉ cần sự giúp đỡ, một chú
cảnh sát lập tức bước ra cửa, cúi chào khách. Khách chào lại và nói ǵ
đó. Rồi chú cảnh sát quay vào bên trong, khoan thai khiêng ra một tấm
bản đồ khu vực, cúi người xuống giải thích cho khách trên bản đồ, sau đó
mới ngẩng đầu lên chỉ khách đi hướng này, hướng khác.
Cảnh sát Nhật rất nhã nhặn
với người dân
Một lần ở giao lộ Shibuya lớn nhất Tokyo, tôi muốn đi
về hướng đài truyền h́nh NHK, nhưng đi ngẫu hứng theo 4 đại lộ vẫn chưa
trúng, đành vào một koban. Anh cảnh sát trẻ nói được rất ít tiếng Anh
cũng khệ nệ bưng ra một tấm bản đồ toàn tiếng Nhật và chỉ vào đó: Chúng
ta đang ở đây, NHK ở đây, cô phải đi đường này… Cầm cái bản đồ tiếng Anh
trên tay mà tôi c̣n bí, huống chi anh ta chỉ trên bản đồ tiếng Nhật chi
chít vạch ngang vạch dọc. Nhưng h́nh như đó là thủ tục phải có trước khi
anh ta ngẩng lên, chỉ tay về hướng mà tôi cần đi.
Ngồi ở các giao lộ, nhưng mấy chú cảnh sát có lẽ
chẳng mấy khi phải can dự vào chuyện đi lại của xe cộ. Người Nhật lái xe
cẩn thận, nghiêm túc. Không có tiếng động cơ gầm rú trong đêm. Không có
cảnh ai đó phóng nhanh, vượt ẩu, để người khác phải kéo cửa kính xuống,
tḥ đầu ra, buông vài câu chửi rủa, thậm chí là giơ nắm đấm vào mặt nhau
như ở nhiều nước khác. Tai nạn giao thông hẳn là hiếm.
Chậm trên từng cây số
Một buổi sáng nắng đẹp rực rỡ, tôi quyết định đi tham
quan vườn Kyu-Iwasaki-tei có dinh thự xây năm 1896 của người sáng lập
tập đoàn Mitsubishi, ông Iwasaki Yataro. Ra khỏi ga tàu điện ngầm
Yushima theo cửa số 1, tôi không biết đi tiếp thế nào. Thấy hai cô gái
đang đứng tṛ chuyện ở cửa ga, tôi ch́a cái tên khu vườn và hỏi. Một cô
nói được tiếng Anh chỉ tôi đi phía tay trái. Nhưng rồi như chưa yên tâm,
cô chào tạm biệt người bạn và bảo “đi với tôi”. Cô tên Shiya, vừa xong
việc ca đêm và chuẩn bị về nhà.
Chúng tôi đi ngang công viên Ueno có những tán cây
vàng óng rũ bóng xuống hồ nước, đẹp mê hồn. Tôi nói với Shiya, trước khi
hoàng hôn xuống tôi sẽ ra chỗ đó. Shiya dẫn tôi vào một con đường nhỏ,
dinh thự Kyu-Iwasaki-tei nằm trên một con dốc. Shiya bảo tôi vào đi, c̣n
cô đi về nhà. Shiya cũng không quên chỉ tôi ṭa nhà cao cao nằm trên con
dốc phía bên kia là Bệnh viện Đại học Tokyo và Đại học Tokyo cũng nằm
gần đó.
Ở cửa vào dinh Kyu-Iwasaki-tei có tấm biển yêu cầu
khách tháo giày dép bỏ vào túi. Nhưng thay v́ treo mớ túi nylon cạnh đó
để khách tự lấy, người ta cử một người đàn ông cẩn thận phát túi tận
tay từng người khách.
Cẩn thận phát túi cho khách
tham quan
Bước vào bên trong, có ngay một tấm biển nhắc khách
không ăn uống nơi này. Không giống như ở hầu hết các nơi khác trên thế
giới, cái biển sẽ được viết ngắn gọn “No food, No drink” (Không thức ăn,
Không nước uống), người Nhật viết thế này: “Please refrain from eating
and drinking”, dịch sát nghĩa là “Xin vui ḷng cố nhịn ăn uống”. Tương
tự, biển nhắc nhở khách không chụp h́nh được viết “Please refrain from
taking photo”, chứ không phải “No photograph” hay chỉ h́nh vẽ một cái
camera bị gạch chéo.
Tôi rất ấn tượng về điều này và tự nhắc ḿnh phải
luôn giữ ư khi ở Nhật.
Xem Kỳ 3
Thục
Minh
Tokyo-Singapore, tháng 11.2010
|