|
Nước Nhật không chỉ có hoa anh đào
Tôi đến Tokyo tháng 11, giữa mùa thu, xa lắm mùa
hoa anh đào nở mà mọi người đều mong đợi. Không hoa anh đào, nước Nhật
vẫn có khối giá trị mà tôi ngưỡng mộ sâu sắc.

Thục Minh tại Đại học Tokyo
Thục Minh
Tokyo-Singapore, tháng 11.2010

Kỳ 1: Đất nước không cần luật sư
Người Nhật ứng xử với nhau bằng chữ tín và sự ḥa
nhă. Luật sư, v́ thế, là cái nghề chẳng mấy ai cần.

Người Nhật hòa nhã. Nước
Nhật rất trật tư
Ngạc nhiên chưa!
Trước khi đi Tokyo, tôi lên mạng t́m hiểu thông tin
về dịch vụ điện thoại di động ở nước Nhật. Điện thoại Singapore của tôi
có nối mạng chuyển vùng (roaming) nên cơ bản là đi đâu cũng dùng được.
Nhưng nghe nói công nghệ và điện thoại dùng ở Nhật Bản rất khác so với
phần c̣n lại của thế giới, vả lại phí dùng roaming rất cao, nên có thể
tôi phải dùng số điện thoại địa phương để tiết kiệm.
Lần t́m trên mạng, tôi biết ở Nhật người ta không bán
SIM điện thoại di động mà bỏ vào máy nào cũng xài được như ở các nước
khác. Là du khách, anh chỉ có thể thuê một máy di động cùng với số địa
phương mà công ty cho thuê cung cấp. Tôi t́m được Mobal, một công ty Mỹ,
có dịch vụ cho thuê điện thoại di động như thế với giá được nói là “mềm”
nhất. Dịch vụ của họ chỉ đặt tại các sân bay quốc tế. Khách đăng kư thuê
qua mạng, đến sân bay th́ vào quầy của Mobal trả tiền thuê 1,400 yen
(17.5 USD) cho 2 tuần và nhận máy. Cước phí gọi và nhắn tin sẽ được trừ
vào thẻ tín dụng.
Tôi bấm thử vào chỗ “đăng kư” và điền một vài thông
tin cá nhân, rồi bấm “tiếp tục”, không ngờ được ngay thông báo “Cảm ơn
bạn đă đăng kư xài dịch vụ của Mobal”. Ô hay, tôi đă cung cấp thông tin
thẻ tín dụng đâu chứ? Rồi Mobal gửi tiếp 2 email xác nhận việc tôi đăng
kư và cung cấp số điện thoại mà họ đă để dành cho tôi. Tôi bối rối tự
hỏi nếu tôi không đến trả tiền và nhận cái tôi đă đăng kư thuê th́ họ
“phạt” tôi bằng cách nào?

Cước điện thoại ở Nhật rất
cao, nhưng người ta
có thể gọi các số khẩn cấp miễn phí ở các
máy điện thoại công cộng
Ngày hôm sau, theo giới thiệu của một người bạn ở
Tokyo, tôi vào website của một khách sạn b́nh dân để đặt pḥng cho những
ngày ở thêm ngoài chương tŕnh chính thức. Tương tự Mobal, khách sạn
cũng xác nhận việc tôi đặt pḥng mà chẳng hề đ̣i hỏi thông tin mà dựa
vào đó họ có thể ràng buộc khách hàng. Điều lạ lùng là trong email xác
nhận, họ có nói rơ nếu tôi hủy đặt pḥng hoặc không đến sẽ bị phạt 20%,
80% hoặc 100% tiền pḥng một ngày. Tôi thắc mắc: “Họ đi kiện củ khoai để
đ̣i tiền phạt à?”. Tôi sẽ hỏi người Nhật đầu tiên mà tôi gặp về điều
này, tôi tự nhủ.
Chữ tín
Đến sân bay Narita, điện thoại N630 của tôi không
roaming được dù trước đó nhà cung cấp dịch vụ Singapore khẳng định là
được. Tôi rối trí v́ đă quyết định xài roaming tiết kiệm và không thuê
anh Mobal, do cước phí quá cao. Trong khi đó, những người khác từ
Singapore đang đứng xếp hàng chờ làm thủ tục nhập cảnh như tôi th́
roaming ngon lành. Họ bảo tôi chuyển sang chế độ 3G ấy. Nhưng tôi bó
tay. Cuối cùng, tôi rút SIM bỏ thử sang cái N73 cục mịch dùng làm đồng
hồ báo thức. Tuyệt! Tin nhắn và thông báo cuộc gọi nhỡ vào máy chí chóe,
khiến anh hải quan phiền ḷng. Tôi chính thức “bội ước” anh Mobal với
một chút áy náy và hồi hộp.
Trong buổi ăn tối ngay khi về đến khách sạn, tôi đem
thắc mắc của ḿnh kể với những người trong bàn tiệc. Ông Charles
Kaufmann, Tổng giám đốc khu vực Bắc Á của tập đoàn chuyển phát nhanh
DHL, nói rằng đó tập quán của người Nhật. Họ đối xử với nhau bằng chữ
tín, ngay cả trong môi trường kinh doanh quốc tế.
Ông Kaufmann, người Thụy Sỹ và đă sống ở Nhật hơn 10
năm qua, cho biết nếu bạn là khách hàng quen của một cửa hàng nào đó, họ
sẵn sàng cho bạn nợ tiền mua hàng mà không cần một thứ giấy tờ bảo chứng
nào, lần sau đến mua nữa bạn hẵng trả. “Làm sao đảm bảo được rằng ông sẽ
quay lại trả tiền?”, cánh phóng viên quốc tế ngạc nhiên hỏi. “Th́ họ tin
vào chữ tín, vậy thôi!”, ông Kaufmann trả lời và cho biết thêm người
Nhật không thích xài thẻ tín dụng v́ họ cho là không an toàn. Họ thích
tiền mặt, nhưng không phải ngoại tệ.
Ông cũng kể, hơn 10 năm qua DHL chỉ vướng vào 1 vụ
kiện tụng duy nhất ở Nhật. Người Nhật đối xử với nhau ḥa nhă và không
thích đụng đến pháp lư. Một vụ kiện tụng có thể kéo dài rất nhiều năm
bởi cơ quan chức năng sẽ cố ḥa giải, và ḥa giải. “V́ thế Nhật Bản có
lẽ là đất nước ít luật sư nhất thế giới mà tôi biết”, ông Kaufmann nhận
xét.
Xem Kỳ 2

Thục
Minh

Tokyo-Singapore, tháng 11.2010
|