Trang Thơ và Truyện của Nguyễn Thị Phương Hiền            |                 www. ninh-hoa. com

Nguyễn Thị Phương Hiền
Bút hiệu:PHƯƠNG HIỀN

 Cựu nữ sinh trường Trung học Ninh Ḥa
Trần B́nh Trọng,

 
Niên khóa: 1963-1970
.

Hiện đang sinh sống tại Sài G̣n, Việt Nam

 

 

 

 

 

 

   

 

 

PHẦN 7:


A
nh Huỳnh thông cảm cho Hiền ghi lại một đoạn chat trên Facebook vừa rồi nhé!

 

- Chào PH, PH và gia đ́nh đều khỏe chứ? Muốn hỏi PH số điện thoại của hai thầy Nguyễn Khoa Thanh và Tôn Thất Hy ở VN. Và PH có biết thầy Lê Văn Mỹ người Huế, dạy Việt văn, ở đâu không? Tôi t́m bấy lâu nhưng không được. Cám ơn PH nhiều.

- Dạ, đt của thầy Thanh là ......... , thầy Hy là .......... , thầy Mỹ đang ở San Jose, đt .......... Chúc anh vui khỏe.

- Cám ơn PH nhiều, tôi biết tôi đă hỏi trúng người. Tôi sẽ phone thầy Mỹ hôm nay, hy vọng thầy c̣n nhớ tôi, một trong những học tṛ thầy rất thương.

- Phone thầy Mỹ, anh kiên nhẫn gọi nhiều lần nhé! Thầy ít nghe đt. Hiền cũng đă gọi thầy mấy lần không được.

 

Liền sau đó, anh đă điện thoại cho thầy Mỹ. Tuy chưa gặp được thầy, nhưng anh đă có một tin sốt dẻo và quư giá: thầy Mỹ đang ở Việt Nam, số đt ......... Tôi rất mừng, vội báo tin vui cho các bạn và gọi đt chào thầy. Thầy nhận ra ngay học sinh Nguyễn Thị Phương Hiền, và c̣n nhớ cả đến cha tôi: "Đại uư Tĩnh, Biệt Động Quân"- lời của thầy.


Tôi xúc động vô cùng và cũng hạnh phúc vô cùng! Đă gần 50 năm dài đằng đẵng, biết bao biến cố vật đổi sao dời, biết bao xa cách không gian và thời gian... Thế mà thầy vẫn không quên các học tṛ cũ và cả những vị phụ huynh!

Tôi rưng rưng nhớ về cha... Những kỷ niệm tươi đẹp tuổi ấu thơ như cuộn phim quay chậm đưa tôi về một ngày đầu tháng 9 năm 1963 - ngày đầu tiên tôi bước chân vào ngôi trường Trung học Trần B́nh Trọng - Ninh Hoà.

Sáng hôm ấy, đóng khung trong bộ áo dài trắng, quần trắng, chân mang đôi guốc sơn trắng - với sự "hộ tống" của mẹ, tôi lóng ngóng từ nhà trong bước ra pḥng khách "tŕnh diện" cha tôi. Trong bộ quân phục nghiêm chỉnh, cha nh́n tôi thoáng vẻ ngạc nhiên, hơi mỉm cười, rồi chậm răi cất lời khuyên:

- Con lớn rồi đấy, hăy cố gắng học hành và làm gương tốt cho các em!
- Vâng ạ!

Ông tự tay lái xe đưa tôi đến trường. Cùng đi có cả mẹ tôi và "điệp khúc" : "Con lớn rồi, phải chăm học và làm gương cho các em. Có học giỏi sau này sẽ ấm vào thân con chứ vào ai!".

Tôi luôn miệng: vâng ạ! vâng ạ! Nhưng ḷng tôi đang nhảy chân sáo ngoài kia: Con đường Quốc lộ 1 từ Sân Vận động qua ngă ba Bùng binh quận, đi về trường Trần B́nh Trọng, xa nữa là thành phố Nha Trang... Con đường tôi đă cùng cha đi biết bao lần, nhưng hôm nay sao mới mẻ và rộn ràng quá! Hai bên đường là những cánh đồng xanh non màu mạ, phất phới từng đàn c̣ trắng lượn quanh như muốn chung vui với đám học tṛ đang náo nức đến trường. Từng tốp nữ sinh áo dài trắng, nam sinh quần xanh áo trắng, kẻ đi bộ, người đạp xe, tíu tít hướng về ngôi trường Trần B́nh Trọng.

Tôi cũng đến đấy, từ giă cha mẹ, bỡ ngỡ bước vào sân trường rộng lớn đang tấp nập học sinh. 

Xin được trích lá thư của thầy Trần Chu Đức gởi liên lớp 1963-1970 chúng tôi vào tháng 6 vừa qua:

" Hôm nay trường Trung học Trần B́nh Trọng - Ninh Hoà nhộn nhịp và vui vẻ quá! Mới hơn 7 giờ sáng các học sinh đă tụ tập chật sân trường. Từng nhóm 3, 4 em, ai ai cũng nói nói, cười cười, ai ai cũng muốn kể cho nhau nghe những ǵ ḿnh đă làm trong 3 tháng hè vừa qua. Em nào trông cũng lớn hẳn lên và chững chạc hơn.

Ở một phía sân trường, có những em bé nhỏ hơn, trông rất dễ thương với bộ đồng phục c̣n mới tinh. Có những em vẻ c̣n nhút nhát đứng nép bên cha mẹ. Có những em gặp lại bạn cũ cùng học tiểu học hay lớp tiếp liên, nên mạnh dạn hơn, cũng tụ nhóm cười nói vui đùa.

Đằng kia, những thầy cô đứng nơi hành lang trước cửa pḥng Giáo sư, đang vui vẻ, tŕu mến, chào đón các em.

Sáng nay không khí thật là nhộn nhịp, tưng bừng như một ngày hội. Mà đúng là ngày hội, v́ HÔM NAY LÀ NGÀY KHAI TRƯỜNG NĂM HỌC 1963 - 1964. Các em của khối lớp 63-64 đă trải qua một kỳ thi tuyển rất gay go, nay các em có thể tự hào và hănh diện bước chân vào học lớp đệ thất của trường Trung học Trần B́nh Trọng - Ninh Hoà."

Vâng, tôi thuộc nhóm "học sinh bé nhỏ" - Năm ấy trường tôi mở 3 lớp đệ thất, và tôi được xếp vào lớp đệ thất 2 - Anh văn. Từ đấy tôi chính thức mang "danh hiệu" nữ sinh Trung học Trần B́nh Trọng.

 

                               
Dĩ nhiên, với sự nghiêm khắc của cha tôi và sự chăm nom theo sát của mẹ tôi, tôi không thể nào không chăm học. Dần dần quen thầy quen bạn, tôi cảm thấy ham học, vui trong việc học, và càng lúc càng chăm chỉ hơn : những giờ học Quốc văn với thầy Trần Văn Phi, học Toán và Công dân với thầy Lê Công Tŕnh, học Anh văn với cô Liên Hương, học Sử Địa với thầy Tôn Thất Hy, học Lư Hoá và Âm nhạc với thầy Hiệu trưởng Nguyễn Kế Thế, học Vạn vật và Vẽ với thầy Nguyễn Khoa Thanh, và học Nữ công với cô Phương Lan.

Đúng là tôi phải "học nhiều lắm!", nên cha tôi đă để hẳn một ngày chủ nhật, tự tay ngăn cho tôi một pḥng học riêng mà mẹ tôi đă ra sức trang hoàng. Nào là rèm cửa sổ, nào là lịch treo tường, đồng hồ báo thức, và cả một khung gỗ "để dành treo bảng danh dự", mà cha tôi nhiều lần cười ghẹo : "Chưa có ḅ đă lo làm chuồng"! Tôi nghe mà giật ḿnh thon thót trước sự "nhắc khéo" của hai người! Thế nên tháng nào tôi cũng cố có được một bảng danh dự về "dâng" cho hai vị, và cha tôi rất hí hửng gắn lên khung gỗ ấy! Cha c̣n sắm cho tôi chiếc tủ sách mà những quyển đầu tiên được lấy ra từ "Rương châu báu của Thuyền trưởng Một Mắt". ( Xin xem Viết Về Cha phần 6 ). Mẹ tôi tự tay lau sạch bụi, dán lại vài chỗ rách, và xếp từng quyển lên ngăn trên cùng. Thấy tôi loay hoay cạnh đấy, chăm chú ngắm từng quyển sách, cha đă đặt vào tay tôi quyển Tâm Hồn Cao Thượng của dịch giả Hà Mai Anh, giọng dịu dàng:"Con giữ lấy mà đọc, hay lắm!". 

Điệp khúc "Con lớn rồi..." đă theo tôi từ ngày ấy và măi những năm tháng về sau, khi tôi mải miết trên ghế những lớp trung học và cả những giảng đường đại học. Thời gian thắm thoát thoi đưa, tôi nhớ ngày đầu tiên đưa con gái Thái Hà Phương vào lớp 1 trường Đống Đa quận B́nh Thạnh, Sài G̣n, tôi cũng lập lại câu "kinh điển" : "Con lớn rồi... ". Và mới đây thôi, tôi cũng tự cười một ḿnh khi buột miệng dặn ḍ cháu ngoại Martini B́nh Minh 6 tuổi : "Con lớn rồi đấy, phải chăm học và làm gương cho các em"!

Tôi thoáng thấy khuôn mặt cha tôi vừa nghiêm nghị vừa tươi cười, đẹp và trẻ như năm xưa: "Cha rất vui, hạnh phúc và yên tâm, con gái của cha đă thật sự lớn rồi !" 

 

Xem PHẦN 8

 


 

 

 

 

Sài G̣n, tháng 12 năm 2015
Nguyễn Thị Phương Hiền

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Nguyễn Thị Phương Hiền           |                 www. ninh-hoa. com