Trang Thơ và Truyện của Nguyễn Thị Phương Hiền            |                 www. ninh-hoa. com

Nguyễn Thị Phương Hiền
Bút hiệu:PHƯƠNG HIỀN

 Cựu nữ sinh trường Trung học Ninh Ḥa
Trần B́nh Trọng,

 
Niên khóa: 1963-1970
.

Hiện đang sinh sống tại Sài G̣n, Việt Nam

 

 

 

 

 

 

   

 

  Đây là tự truyện đă đăng trong Tuyển tập MIỀN NHỚ phát hành đầu năm 2020. Thời gian sau, tôi nhận được nhiều thư thăm hỏi: “Đă t́m được anh bán than chưa? Anh ấy bây giờ thế nào? Có phải là qua nhịp cầu Miền Nhớ?…” Xin trả lời: chưa nhận được tin tức ǵ của anh ấy cả. Hy vọng đăng bài này lên website ninh-hoa.com với số bạn đọc đông và trải rộng, may ra sẽ sớm t́m lại được anh bán than năm xưa!


Người ta bảo: “Cái khó nó ló cái khôn” cũng đúng, mà càng đúng hơn là: “Bụng đói đầu gối phải ḅ”. Năm 1978, sau nhiều chuyến đi không đến, sau khi sinh con, sau khi vv… và sau khi hiểu ra là số ḿnh phải ở lại đây thôi, tôi bắt đầu t́m thêm kế sinh nhai. Làm việc ở Phân viện Kỹ thuật ngành Tiểu thủ công nghiệp, tôi có nhiều cơ hội t́m hiểu thị trường và rồi quyết định mở cơ sở sản xuất bột màu. Gọi là cơ sở sản xuất, mà chỉ có hai “công nhân”: tôi và cụ bố chồng. Cũng vẫn có giấy phép sản xuất và có tên hiệu đầy đủ: Cơ sở sản xuất bột màu công nghiệp Minh Phương, chuyên sản xuất bột màu đỏ và vàng. Vậy có liên quan ǵ đến màu đen của than để đi đến mối t́nh của anh bán than? Có đấy, tôi đang kể đây.

 

Trong một lần tṛ chuyện với anh người quen ở Lâm Đồng, nghe anh than văn về thứ đất đỏ “đụng đâu đỏ đó”, tôi nảy ra “sáng kiến” mua đá đỏ về làm thành bột màu xây dựng. Thị trường lúc đó khan hiếm bột màu, nhiều nhà phải chịu quét vôi trắng v́ không kiếm được bột màu. Nhưng bột màu đỏ ít người dùng. Ai cũng hỏi có bán bột màu vàng hay xanh không? Thế là tôi tiếp tục “nghiên cứu”. Màu xanh “nghiên cứu” măi không ra, nhưng màu vàng th́ dễ hơn - sau mấy tuần t́m kiếm trên những tài liệu cổ xưa cỡ “Thép đă tôi thế đấy”,biết được là có loại bột đá đỏ đem nung ở nhiệt độ thật cao sẽ chuyển sang màu vàng.

 

Vậy là việc sản xuất bắt đầu với “quy tŕnh khép kín”, nghĩa là một ḿnh tôi làm hết từ A đến Z. Đầu tiên là đặt một máy nghiền công suất 6 ngựa tại Hợp tác xă cơ khí Đồng Tâm G̣ Vấp. Khi nghe tôi thao thao mô tả và nói về tính năng máy nghiền, anh kỹ sư trưởng của Đồng Tâm mỉm cười vẻ hiền lành, kiên nhẫn, khiêm nhượng rồi mời tôi uống nước: “Chị yên tâm, sẽ có máy cho chị trong ṿng một tháng, nhưng hơi ồn và bụi!”. Và sau một hồi nghe tôi tiếp tục thao thao dẫn “điển tích”, anh lại kiên nhẫn mỉm cười: “Vâng, sẽ lắp thêm một ống cyclon dài 6 mét bằng vải theo ư chị.”Sau này, tôi được biết trước khi giao máy cho tôi, Hợp tác xă đă mang cái máytham dự triển lăm “Cải tiến Kỹ thuật”, kể ra cái máy của tôi cũng thuộc loại khá thời ấy!

 

Ngày đầu tiên chạy máy, cụ bố chồng tôi cẩn thận chọn ngày lành tháng tốt và tự tay nấu xôi chè để tôi “cúng máy”. Sau khi nai nịt đầy đủ trang phục “bảo hộ”: bộ bà ba đen (kỷ vật của những lần “đi”) có cột thêm mấy ṿng thun ở cổ tay, cổ chân và bao tay, giày, mũ, tôi trịnh trọng kéo cầu dao điện. Chiếc máy rung bần bật và kêu lủng củng lẻng kẻng thật to khi tôi cho vào họng máy bao đá đỏ đầu tiên. Chập sau, máy đỡ rung và đỡ kêu, rồi một làn bụi mỏng ửng đỏ vây quanh tôi làm cảnh vật như mờ đi. Tôi nín thở chịu trận một chập nữa rồi tắt máy. Mở họng máy, sản phẩm của tôi tràn ra: loại bột mịn màu đỏ sậm. Cuối ngày, cụ bố chồng lo việc đóng bao loại 5 kư, dùng dây nhợ đen khâu miệng bao, xếp ngay ngắn chờ ngày “xuất kho”.

 

Một thời gian sau, trông tôi khỏe khoắn hẳn lên với nước da… hồng hào… từ đầu đến chân. Bột màu tôi làm ra tốt quá, cóđộ bám rất cao!

 

Không ngừng ở đó, tôi bắt tay vào việc sản xuất bột màu vàng. Đầu tiên là vào Chợ Lớn ḍ hỏi, lùng sục, rồi t́m được một cái chảo gang đường kính cỡ 2 mét, một cái xẻng dài cũng cỡ 2 mét ở khu lạc xoong đường Tôn Thọ Tường, và một bộ bec nung than đáở bến Hàm Tử. Tôi đi xe đạp theo sau chiếc ba gác chở chảo, xẻng nghênh ngang. Về đến đầu hẻm, mấy chị hàng xóm xúm lại chỉ chỏ: “Chảo nấu cám heo đă quá!”. Tôi cười thầm - hăy đợi đấy!

 

Đồ nghề có rồi, giờ phải đi kiếm nhiên liệu. Ḍ hỏi từ bến B́nh Đông đến chợ Bà Chiểu, hoá ra có nhữngvựa than đá cũng gần nhà tôi thôi, ngay cầu Đỏ chứ đâu xa. Từ nhà tôi gần cuối đường Phan Thanh Giản, đến ngă tư Xa lộ rồi ngă ba Hàng Xanh, đạp xe mươi lăm phút là đến cầu Đỏ.

 

Hôm đó - một ngày đẹp trời (tất nhiên phải chọn ngày đẹp trời nắng tốt), tôi đi mua than đá. Ṿng tới ṿng lui, dọ lên dọ xuống, sau cùng tôi chọn một vựa than mà anh chủ vựa có vẻ hiền lành:

-         Mua than đá đi cô hai!

-         Ủa sao anh biết tôi thứ hai?

-         Th́ tui cũng thứ hai, ở đây người ta quen gọi tui là “anh hai than đá”

-         Bán rẻ tôi mới mua, mà than có tốt không đây?

-         Tốt mà, cô hai.

Nh́n đống than đen nhánh, bóng láng, tôi cũng cho là tốt. Ngă giá xong, tôi mua 20 kư lô, anh cho vào bao cẩn thận chất lên xe đạp của tôi, và vịn xe cho tôi leo lên đạp đi. Về đến đầu ngơ, cụ bố chồng đă đợi sẵn, đỡ lấy bao than chuẩn bị đưa vào ḷ nung.

 

“Xưởng nung” của tôi đặt giữa sân trước, dưới giàn mướp xen với giàn hoa thiên lư. Khi xây ḷ ở đấy, cụ đă hơi tiếc: “Hái sớm mấy trái mướp và ít hoa thiên lư, mà có cái giàn này cũng đỡ nắng nôi!”. Đốt ḷ nung, chờ than cháy mạnh và chiếc chảo gang bắt đầu nghi ngút hơi nóng, tôi xúc bột đá đỏ đă xay mịn cho vào. Lát sau chảo gang đỏ rực, tôi liên tục dùng xẻng đảo đều. Chảo đỏ thêm, không khí quanh tôi như đặc lại quyện với hơi nóng hừng hực trên miệng chảo, và bột màu đỏ từ từ chuyển sang màu vàng tươi. Tôi mím môi hai tay gồng lên xới bột liên tục, chẳng để ư mồ hôi ướt cả áo và chảy ṛng ṛng trên mặt. Than tàn, chảo nguội dần trở lại màu đen, c̣n số bột trong chảo vẫn giữ nguyên màu vàng tươi. Tôi vui mừng, tay chống xẻng ngước lên t́m chút gió mát. Bầu trời lọc qua giàn lá như trong xanh hơn. Nh́n vào nhà, cụ bố chồng tay bế cháu nội 1 tuổi đang nh́n tôi với đôi mắt cảm phục và thêm chút ǵ đó… thương cảm… cảm thương…

 

Từ đó, càng lúc tôi càng lành nghề. Nh́n tôi như một cô thợ chính cống, và trông rất khỏe khoắn với nước da hồng hào giờ ngả sang đen ṛn, nhờ nắng và hơi than nồng ấm?!!

 

Bán đắt hàng, phải sản xuất nhiều hơn, tất nhiên phải mua than đá nhiều hơn! Tôi đạp xe mua than mỗi ngày.Cái tên “anh hai than đá” đă trở thành quen thuộc. Và chắc tôi đă là khách quen nên anh có vẻ chăm chút, lần nào đến mua than, từ xa đă thấy anh đứng đón:

-         Cô hai vô mua than, kỳ này than tốt lắm, nới giá nữa!

-         Vậy sao, cân vô bao lẹ lẹ cho tôi về lo công chuyện.

-         Th́ cô hai ngồi nghỉ chút đỡ mệt đă!

Đôi lần anh tâm sự, anh vốn dân miền Tây, hồi đó cũng được lên Sài G̣n học trường Đại học Khoa học, đến năm Mậu Thân 1968 có lệnh tổng động viên nên anh đă nhập ngũ. Sau biến cố 1975, anh được “đi học thêm”, rồi giờ tạm sinh nhai bằng nghề bán than đá. Tôi kể anh nghe chuyện đời tôi: “Nhà nghèodưới quê cực khổ quá nên lên Sài G̣n làm mướn kiếm sống và gửi tiền về quê giúp mẹ nuôi em.”. H́nh như hai “cảnh đời” ấy có vẻ hợp nhau, nên anh càng lúc càng thêm quyến luyến, phần tôi chỉ mong mau mau về nhà xay đá, nung bột đá, chẳng nghĩ đến chuyện ǵ khác, và cũng không để ư là anh đă chuyển sang gọi tôi là “em hai”.

 

Một hôm, anh lại mời ngồi nghỉ mệt:

-         Em hai là con gái nhà nghèo mà sao bàn tay bàn chân em hai đẹp dữ dzậy!

-         Đẹp nỗi ǵ, tui làm lụng vất vả thấy mồ.

-         Đẹp lắm thiệt đó, tui muốn ngắm miết!

-         Thôi tui d́a, công chuyện nhà đăng đăng đê đê.

Công việc nhiều,  than đá cần nhiều hơn, tôi quyết định chở 50 kư mỗi ngày. Nhớ lại những ngày ấy, thật cười ra nước mắt:

-         Ư, em hai chưa đầy 40 kư sao chở được 50 kư, không nổi đâu, than đá khó chở lắm đâu như bao gạo.

-         Tui ráng chở, không bị đuổi việc.

-         Thôi chở 40 kư thôi, d́a nhà báo bà chủ 50 kư, vừa đỡ nặng vừa có chút tiền bỏ túi.

-         Đâu được, lần nào bà chủ cũng cân lại.

 Anh lắc đầu, cột bao than đá lên xe, từ từ đẩy lấy đà cho tôi. Anh nói đúng, bao than đá nặng và gọn, nhưng rất khó chở. Chiếc xe lảo đảo như người say rượu. Tôi bậm môi đạp mạnh và nhanh hơn, xe chạy có trớn thấy nhẹ hơn. Đến gần Hàng Xanh mới thật là khổ, khu này đông người, đông xe, mà tôi không thể đi chậm - đi chậm sẽ đảo, sẽ té. Mà cũng không thể ngừng lại - ngưng lại th́ chẳng ai giúp để đạp tiếp. Lại thêm mấy anh xe đạp thồ chở lu từ B́nh Dương qua cầu B́nh Triệu đổ về Hàng Xanh. Mỗi xe các anh chở được hai lu cao 1,5 m mà cứ điboong boong, mọi người đều phải tránh đường. Tôi nghĩ thầm, mấy anh chở lu thiệt sướng! Phần tôi, cứ đến đoạn đường này là hoảng hồn, sợ “té đái trong quần”, theo nghĩa đen. Cảm giác ấy ám ảnh tôi măiđến sau này, đôi lúc trong giấc ngủ hay vài lầnngồi xe hơi có tài xế lái, ngang qua ngă ba Hàng Xanh, tôi vẫn mang máng cảm giác khốn khổ năm xưa.

 

Những vất vả ấy tôi đâu dám nói với ai, những người tôi yêu thương sẽ đau ḷng lắm! Bạn bè cũng chẳng c̣n ai để tâm sự, người nào cũng tất tả ngược xuôi! Hiển nhiên chỉ có “anh hai bán than” là hiểu rơ hơn hết.Có lần vừa mới đạp xe đi, sợi dây cột bất ngờ bị sút làm bao than nghiêng một bên. Tôi loạng choạng cố gượng lại giữ chiếc xe nhưng sức yếu, tôi và chiếc xe muốn ngă. Anh vội chạy đến, cả thân ḿnh và chân chặn chiếc xe, hai tay anh đỡ tôi. Như tảng đá chắn ngang, chiếc xe đứng vững, c̣n tôi nằm gọn trong cánh tay anh.Khoảnh khắc ấy, tôi cảm nhận được thế nào là “rắn chắc mà lại nhẹ nhàng nâng niu”, và rất gần là ánh mắt biết nói…Lúng túng, anh cột lại bao than và tôi vội đạp đi. Cảm giác hơi lạ, tôi ngoái nh́n lại, th́ ra anh đang đạp xe theo có lẽ v́ không yên tâm. Tôi hoảng hốt nói to: “Đừng theo nghen, nói rồi, bà chủ không bằng ḷng đâu!”. Tiếng anh vói theo: “Em hai cẩn thận nha!”

 

Một ngày, anh lại mời tôi ngồi nghỉ mệt, với vẻ nghiêm trang khác thường:

-         Em hai à, tui sắp đi.

-         Anh đi đâu, nghỉ bán than sao?

Anh hạ giọng:

-         Tui tính đi… Mỹ. Em hai đi với tui nghen!Tui lỡ thương em hai rồi. Mà qua bển, em hai thích th́ ở với tui, không thích th́ ở riêng. Cực khổ biết mấy tui cũng ráng lo cho em hai đượchọc nghề, chớ ở đây chở than đá như vầy tội lắm!

-         Đi sao được, tui c̣n mẹ già em nhỏ, tất cả nhờ cậy vào tui.

-         Em hai đi với tui. Tui tính kỹ rồi, phải chi đi ghe tui ráng lo cho bà già và mấy đứa nhỏ đi luôn. Nhưng mà tui đi đường rừng cực lắm, bà già trẻ nhỏ theo không nổi!

Nhiều lần anh khẩn khoản, nhiều lần tôi từ chối. Anh ngày càng buồn hơn, đăm chiêu, ít nói. Có những khoảng lặng, không vội vă, tôi mới thấy là anh chẳng giống ông chủ vựa than. Vóc dáng anh cao lớn vạm vỡ nhưng nét mặt hiềnvới vẻ trí thức, nói năng nhẹ nhàng và đôi mắt thông minh. Tôi lẩn tránh ánh mắt của anh - ánh mắt vừa thiết tha vừa chịu đựng. Không yêu anh, nhưng cũng cảm thấy đôi chút xót xa…Một sáng hơi thong thả, anh mời tôi ngồi uống ly nước mía. Ngập ngừng… anh nắm tay tôi: “Thương em hai tui thương nhất đôi mắt và bàn tay, con gái nhà nghèo mà bàn tay mềm mại đẹp quá!”. Bối rối… tôi rút vội tay. Hôm ấy tôi không mua than. H́nh ảnh bàn tay tôi nằm gọn trong tay anh theo tôi suốt đường về: bàn tay anh cũng đẹp lắm với những ngón rắn rỏi và suông dài - bàn tay của người quen cầm bút chứ đâu quen xúc than!

 

Hôm sau tôi nói với anh: “C̣n vậy nữa, tui nghỉ mua than của anh”. Anh không trả lời, chỉ buồn buồn cười gượng.

 

Rồi một ngày, đến mua than, không thấy anh nữa. Anh đă sang vựa lại cho người chủ mới. Và cũng t́nh cờ, hay định sẵn, cuộc đời tôi rẽ sang một hướng khác: tôi dọn nhà và thôi không sản xuất bột màu. Những chuyến chở than đă trở thành quá khứ.

 

Hơn mười năm sau, có lần đi lại con đường có chiếc cầu mang tên cầu Đỏ, t́nh cờ dừng chân uống nước mía kế bên vựa than năm xưa, d́ bán nước mía nhận ra tôi là “em hai”, đă vui chuyện kể lể: “Cậu bán than hồi đó có về đây mấy lần. Năm ngoái cũng có về, tới lui hỏi thăm lâu nay có tin tức ǵ của “em hai”. Cứ chiều chiều lại đến uống nước mía, ngóng ngóng trông trông!”.Cầm ly nước mía uống từng ngụm, ngắm con đường cũ, tôi mới nhận ra cầu Đỏ đâu c̣n màu đỏ, hay là người ta chỉ quen gọi theo kư ức!

 

Tôi định để lại một địa chỉ, nhưng rồi thôi...

 

Nhiều năm sau, cũng con đường ấy, nhưng cả vựa than và xe nước mía không c̣n. Mối t́nh của anh bán than không biết lạc về đâu!

 

Nhớ măi câu nói của anh: “Cực khổ biết mấy tui cũng ráng lo cho em hai được học nghề, chớ ở đây chở than đá như vầy tội lắm!”. Chạnh nhớ câu nói của cha tôi dặn ḍ vào cái ngày… tháng… năm… loạn lạc: “Qua bên ấy, anh chăm nom bảo bọc cho em nó ăn học thành tài nhé!”.Ôi, biết bao t́nh và nghĩa! Không biết ǵ về anh trước và sau năm 1978, nhưng tôi tin chắc “anh hai” đă thương “em hai” thật ḷng, và… thương… măi…

 

Mong người phương xa được an vui và hạnh phúc.

 

Chân thành cảm ơn anh đă giúp cho những chuyến chởthan trở thành chuyến xe về miền quá khứ, miền nhớ - thương thương pha lẫn ngậm ngùi…

 

 

 

 

Sài G̣n, tháng 10-2019

Nguyễn Thị Phương Hiền

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Nguyễn Thị Phương Hiền           |                 www. ninh-hoa. com