Trang Thơ & Truyện: Nguyễn Thị Ngọc Lan            |                 www.ninh-hoa.com

Nguyễn Thị Ngọc Lan
Bút hiệu:  Ngọc Lan

***

Cựu hs trường Trung Học Trần B́nh Trọng, Ninh Ḥa niên khóa 1968-1975.

Hiện đang sống ở Xă
Ninh Xuân, Thị xă Ninh Ḥa,
Khánh Ḥa

 

 


 

 

 

 

 

MẸ Và CON GÁI
 


Ngọc Lan

 

 

 

          Khi tôi chuyển về con phố này sống để buôn bán đă có nhà hai Mẹ con bà ấy ở đây rồi. Từ ngoài hẽm đi vào hai căn nhà nữa là đến, họ chỉ có hai Mẹ con mà thôi. Căn nhà chật hẹp bẩn thỉu mười lăm mét vuông, không bàn ghế, bếp núc. Ngay giữa nhà phía trên cao sát tường là kệ thờ không có di ảnh nào. Chỉ một cái ly đổ cát trắng để cắm nhang. Tôi không biết cái bàn thờ tạm bợ nhỏ xíu đó để thờ người chồng của người đàn bà được gọi là Mẹ hay không? Thỉnh thoảng mới thấy họ thắp vài cây nhang.

 

          Hai Mẹ con lê lết khắp nơi để bán vé số rồi xin ăn ở ngoài chợ. Trở về nhà sau mổi buổi tối là họ bắt đầu căi nhau. Chuyện họ căi nhau đôi khi không đầu không đuôi, hàng xóm cũng không biết v́ sao mà họ như thế. Không to tiếng lắm nhưng nghe tiếng gầm gừ như mắc xương của hai người nếu ai mới nghe lần đầu chắc phải bịt tai. Trong xóm này những âm thanh như vậy lại trở thành quen thuộc mà nếu thiếu nó mổi buổi chiều, mọi người sẽ nháo nhào chạy qua để t́m hiểu tại sao?

 

          Nhà họ không có nước một thời gian dài. Tôi không hiểu trước đây họ tắm rửa như thế nào khi trong nhà không có lấy một cái thau hay chậu sô ǵ để chứa nước. Khi tôi đến ở, làm hàng xóm cận kề nh́n thấy như vậy mới thuê người về bắt đường ống cho họ có nước sử dụng. Có mấy cái thùng nhựa sau khi sơn quét nhà xong, rửa sạch đem qua cho họ. Vậy là mỗi tháng phải mất thêm vài chục ngàn nữa tiền nước họ dùng. Có đêm đang ngủ nghe tiếng rào rào nước chảy là biết họ quên khóa van, vội chạy đi khóa lại. Sáng hôm sau Mẹ con bà thức dậy sớm không có nước sử dụng lại réo ỏm tỏi lên gọi tôi mở van. Làm ơn khổ như vậy đó.

 

          Một buổi chiều chủ nhật trời mưa không đi bán vé số được. Họ quay về nhà sớm, không căi nhau như thường ngày mà chỉ thấy hai Mẹ con ôm nhau khóc rưng rức. Tôi chạy qua hỏi, bà Mẹ chỉ người con :

-   Con bé ni cả ngày lo chạy theo mấy thằng rửng mỡ nên không bán được vé nào hết.

Người con đứng dậy chỉ vào mặt Mẹ:

-   Bà già rồi mà thấy mấy cái thằng già mắc dịch đến tán tỉnh là tơm hớp không chịu đi bán để tui đi rớt cả chưn chừ c̣n nói chi nữa.

Bà Mẹ không vừa, đứng dậy xỉa xói:

- Đồ mất dạy. Ai đẻ mi ra ra mà ăn nói với Mẹ mi như rứa?

- Bà ưng ai rồi đẻ tui ra làm chi để chừ tui khổ ri trời

- Nói xong, “cô bé” hai chân dậm th́nh thịch trên nền đất làm căn nhà xiêu vẹo muốn sập xuống.

 

Tôi ngẫn người đứng giữa hai Mẹ con chịu trận. Trông họ như muốn xâu xé nhau nhưng thật ra tôi cũng đă quá quen với chuyện như thế này rồi nên cũng không lấy làm ngạc nhiên lắm. Cả xóm này không ai lạ ǵ cái tính thất thường của họ. Mắng nhau đó rồi lại ôm nhau khóc. Cuộc sống chắp vá tạm bợ của họ thể hiện qua cách ứng xử với nhau. Người ta hay nói bần cùng sinh đạo tặc th́ cũng phải thôi nhưng họ chưa bao giờ làm điều ǵ mất ḷng hàng xóm, ngoài chuyện căi nhau. Mẹ con họ rất nghèo, nghèo đến nỗi không mua nổi hai cái chén mà phải dùng chung với nhau. Sự thực th́ họ cũng không cần đụng đến chén đũa làm ǵ khi cuộc đời họ sống vất vưởng ngoài đường, ngoài chợ là chính. Gặp đâu ăn đó, ai cho ǵ cũng ăn để có thể sống được qua ngày. Tắm giặt cũng ở ngoài chợ th́ ai cũng biết nhưng c̣n cái khoảng vệ sinh cá nhân, họ giải quyết như thế nào th́ tôi chịu. Chỉ biết mỗi tối về sau khi căi nhau xong rồi lại ôm nhau ngủ cho đến bốn giờ sáng hôm sau, lục đục, sột soạt la mắng nhau một hồi rồi Mẹ con dắt díu nhau ra đường. Đôi khi có người thương t́nh cho họ cái áo, cái quần để mặc hoặc mua dùm cho họ vài tấm vé số, dấm dúi thêm vài ngàn nữa để họ có chén cơm gọi là t́nh đồng loại. Bà Mẹ cảm ơn rối rít khi được ai đó cho cái ǵ và lộ vẻ vui mừng ra mặt như trẻ con.

 

Thỉnh thoảng tôi cũng ghé mắt qua nhà xem họ sống như thế nào cho có chút t́nh hàng xóm. Nhất cận lân, nh́ cận thân lỡ có ǵ dêm hôm xảy ra cũng c̣n có người cho ḿnh kêu cứu chứ. Cuộc sống tôi cũng không hơn ǵ họ, thui thủi một ḿnh từ nhiều năm nay rồi. Con cái đă lớn khôn và có gia đ́nh riêng nhưng kinh tế chúng nó cũng không khá lắm nên sau khi bán nhà chia cho hai con tách ra ở riêng c̣n lại chút ít tiền tôi mua căn nhà nhỏ này để buôn bán. Được cái về đây xóm giềng cũng hiền và vui vẻ, mọi người biết giúp nhau khi ốm đau hoạn nạn nên tôi cũng đỡ lo lắng nhiều. Hai con trai thỉnh thoảng đôi ba ngày gọi điện hỏi thăm, lo lắng chuyện ăn ở của tôi, khuyên tôi nên trở về sống với chúng nó, không cần phải làm lụng ǵ vất vả nhưng tôi cương quyết từ chối v́ không muốn thêm gánh nặng cho con trai ḿnh. Tôi nói:” Con đừng lo cho Mẹ, sống một ḿnh hơi buồn nhưng Mẹ có thể lo liệu được”. Không phải tôi không muốn gần con cháu, điều tôi lo sợ nhất là sự sứt mẻ t́nh cảm giữa Mẹ chồng với con dâu. Những đêm trăn trở không ngủ được v́ nhớ cháu, nhớ con chỉ biết úp mặt vào tường mà khóc một ḿnh nhưng mỗi lần gọi về hỏi thăm không dám than thở một lời, sợ con lo lắng, chỉ biết cười vui để con được vui

 

Quán phở của tôi không đông khách lắm, ngày may mắn cũng bán được bốn năm chục tô c̣n thường th́ bằng nửa cũng tạm đủ sống. Tiền thuê nhà hết ba triệu một tháng, vậy là mỗi ngày hơn một trăm ngàn tiền “hụi chết”, miễn sao đủ, tôi vui lắm rồi. Được cái là tự do không bị ràng buộc, làm khổ con cái. Con phố tôi đang ở được phân biệt rơ ràng bởi con đường. Bên kia đường là những dăy nhà tầng khang trang ba bốn tầng lầu, những gia đ́nh sống bên phải con đường tính từ bến xe ngược lên được xem là dăy phố “quư tộc”. Họ là những người có của ăn của để, kinh doanh ở chợ hoặc buôn bán ở những khu phố sầm uất. Nhiều gia đ́nh vợ chồng là cán bộ đang làm việc tại các cơ quan nhà nước hoặc các công ty nước ngoài. Đời sống của họ rất cao, đi các loại xe đắt tiền và nhiều gia đ́nh có cả xe hơi để đi làm hoặc đi du lịch.Cách ăn mặc của họ cũng khác hơn những gia đ́nh sống bên này đường, lúc nào cũng lịch sự, đẹp mắt. Con cái họ được đi du học nước ngoài hoặc học những ngôi trường nổi tiếng trong nước. Trong giao tiếp những người “quư tộc”này ăn nói rất văn minh, lịch sự.

 

Quán ăn của tôi đối diện nên đôi lúc vô t́nh nh́n thấy cảnh sinh hoạt của họ. Ít khi thấy qua lại thăm hỏi nhau, họ sống theo kiểu nhà ai nấy biết và cho đó là cách sống văn minh hiện đại. Và những lúc quán vắng khách tôi lại cố t́nh quan sát xem tại sao họ lại sống tách biệt với nhau như vậy và đôi lúc phát hiện ra nhiều điều thú vị. Vài gia đ́nh khi nh́n vào cứ nghĩ hạnh phúc lắm, nhưng không phải vậy. Họ không ồn ào như dăy phố nghèo bên này nhưng bên trong những gia đ́nh ”quư tộc” đó lại âm thầm những xung đột. Có những cặp vợ chồng chưa bao giờ tôi thấy họ đi chung với nhau. Có những lúc người vợ hoặc chồng nửa đêm mới về nhà và thỉnh thoảng nghe âm thanh của ly tách vỡ. Có những buổi sáng khi người chồng đi làm lại thấy một người đàn ông xuất hiện trước sân nhà rồi mất hút vào bên trong. Cuộc sống của những người ”quư tộc” thật kỳ bí, tôi không hiểu nhiều về họ lắm v́ ranh giới của giàu và nghèo như bức tường bê tông cao vút không vượt qua được.

 

 

Đọc PHẦN 2

 

 

 

 

Nguyễn Thị Ngọc Lan

7/2012

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ & Truyện: Nguyễn Thị Ngọc Lan            |                 www.ninh-hoa.com