Cầu Sắt Sông Dinh năm 2000 - Nguyễn Văn Thành
Trang Thơ & Truyện: Nguyễn Thị Thanh Trí                |                 www.ninh-hoa.com

Nguyễn Thị Thanh T

  Cựu học sinh trường:
 Nữ Trung học Nha Trang
   



Hiện cư ngụ tại:
Nha Trang, Việt Nam

 

 

 

 


 

Mua vé xe lửa không được, tôi đành đi xe hơi vậy. Nghe tai nạn nhiều, ngán quá, nhưng không biết làm sao hơn, bất cứ giá nào cũng phải đi.

Về HUẾ chịu tang.

 

Ông xă tôi đă về Huế trước, hai lần rồi đó; lần trước nghe điện thoại Huế báo, đang làm nhà vội bay về liền, Ông cụ vẫn nằm thiêm thiếp. Chờ lâu, thời gian cơi sống níu kéo Ôn lại, anh em ai nấy đi về nhà ḿnh lại. Lần này tiếng điện xứ Huế trầm buồn: Ôn xuất huyết rồi....Thế là anh vội bay đi. Và khi Ôn nhắm mắt đều đông đủ con cái bên cạnh. Nhỏ con trai đi trước, c̣n tôi, chờ bé út từ Sài G̣n về giao công việc:

Này nhé: Chuyện nhà: đi chợ, nấu ăn, coi bà ngoại, phụ coi cháu.

Chuyện quán: tối đóng cửa khóa cẩn thận, sáng coi quán rồi giao lại cho anh kỹ thuật, trưa chiều quản lư coi quán khách khứa, tưới hoa...thợ làm nhà nếu có ǵ th́ điện thoại; c̣n dạy hả ? Thôi, cho tụi nhỏ nghỉ cho rồi, để dạy bù.

" Ủa...sao nhiều thế ! Má nói lại đi con mới nhớ, để con ghi..."

" Ạ...sinh viên rồi nhen.."

" Thuộc bài " hết, chỉ có tội là kéo cửa sắt không được, nhưng biết làm sao, ráng chịu, tự lo, má phải đi thôi. Thế rồi cũng ổn, con gái lớn rồi, rời khỏi ṿng tay ba má mới thấy con đă lớn. Làm tṛn hết, ghi rành mạch ra giấy mỗi ngày, chỉ có tội là quên tưới khóm trúc trước quán. Về đến nhà, khóm trúc xơ xác que gầy khẳng khiu như cùng khóc chịu tang. Con găi đầu: Ủa, sao con quên tưới há, nó ở trước mặt ḿnh mà !

Má nguưt dài: Biết mà, nh́n ai đâu không hà…

Tôi cứ thế mà tưới miết, thế mà hôm nay lá mọc lên nẩy chồi lá xanh non. Thật sức sống mănh liệt ! Trúc: Quân tử mà lỵ !

4giờ sáng. Bé út chở tôi lên chùa lấy tấm liễn thầy gởi cúng rồi đi xuống bến xe, không dám lấy trước cũng không dám đem về nhà. Tục lệ quê tôi kiêng cữ thế đó. Tấm liễn, ṿng hoa đi đám tang th́ mua rồi đi thẳng đến đám tang, không nên ghé nhà ai, sợ gây đau buồn cho nhà đó. Chuyến xe chạy trong sương sớm lành lạnh, đường dài hun hút, co ro trong chiếc áo khoác, mũ sùm sụp, cầu sông Cái, cầu Hà Ra, Đà Rằng, Trà Khúc...núi rừng chập chùng mây trắng vờn quanh chỏm núi như chiếc khăn quàng choàng cổ áo cô gái xanh, qua đèo Hải Vân trong đường ống....Xe bồng bềnh, gồ ghề qua những nẻo đường, tôi phải ngồi xuống sàn bên cạnh tài xế.....Nghe điện thoại của người thân, bạn bè chia buồn, phúng điếu thay. Xe đến Huế vào buổi chiều mùa hạ. Có đến hơn 10 năm tôi mới về lại Huế. Huế của ta ! Huế thương của những bài ca câu hát...

 

Thưa rằng xứ Huế bây giờ

Vẫn c̣n núi Ngự bên bờ sông Hương...

H́nh như thơ của Bùi Giáng th́ phải.

 

Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp ngăn đôi bên là Trường Đại học Y, Đồng Khánh Quốc Học là khu văn hóa; bên kia là chợ Đông Ba, đường Trần Hưng Đạo, mè xửng Thiên Hương nhộn nhịp là khu kinh tế. Nhỏ cháu đón, tôi xách vali về đến nhà. Cả nhà đông, khăn tang trắng xóa, cổng được thay đổi đẹp hơn, cây sầu đông vẫn xạc xào trong gió hoàng hôn. Bà con đon đả mừng đón: Con mệ Trí về đó hả ? Vậy là dâu con về đủ hết rồi đó ". Tôi vào chào mạ, chào anh trưởng, xin lỗi về chuyện về trễ v́ chuyện nhà, c̣n bà mẹ già đau yếu, chuyện quán xá...rồi xin phép để tang. Thắp hương lạy cha, tôi nghe ḷng xúc động, nhớ đến dáng dấp cha nhanh nhẹn, oai hùng trong bộ quân phục và đặc biệt là đôi mắt, đôi mắt đen, ướt dặn ḍ con cháu là ứa nước mắt, nằm bệnh một chỗ con cháu về thăm, khi chào đi là khóc. Lạy xong, ông xă dắt tôi đi một ṿng quanh quan tài Ôn như là lần thăm viếng cuối cùng. Tục lệ Huế, ai đến phúng điếu cũng thế, thắp hương xong là đi một ṿng quanh quan tài. Tôi sờ chiếc áo quan lạnh ngắt, ánh nến lung linh nghĩ cuộc đời con người rồi cũng " Đi về một cơi "; mà sao tiếng Việt ḿnh cũng hay, dùng từ áo quan, mà lại là áo, bây giờ th́ đâu c̣n áo quần này nọ chỉ có chiếc áo này bao gọn cơ thể...con trai cháu trai đứng phủ phục quanh quan tài, anh trưởng đứng trước tiếp khách. Người chết, sau khi báo tin bà con cô bác, mời thầy đến chuẩn bị kư quan nhập liệm, bạch Phật khai kinh (c̣n nếu mời thầy lễ đến th́ không tụng kinh, mỗi lần cúng là thầy xướng lễ). C̣n ở nhà, mời vị Thượng tọa và hai thầy đến phục hồn thành phục rồi cúng cơm cúng trà, để khách người thân phúng điếu.

 

 

Nghiêm phụ tôi sinh được 11 người con, 9 trai 2 gái, mất 1 con trai, c̣n lại 8 trai 2 gái. Một người con trai thứ ở Huế thủ từ đường Nguyễn Đôn, 1 cô con gái làm giáo viên ở Huế, c̣n lại " phương Nam hành " Huế để nhớ để thương, người ở Nha Trang, Đà Nẵng, Banmêthuộc, Sài G̣n....làm đủ chức vụ ngành nghề khác nhau, xa xuôi quá nên điện hoa, ṿng hoa, liễn từ phương xa Mỹ, Úc, sui gia thông gia bè bạn con cháu gởi đến rất nhiều, phải sắp từ ngoài cổng vào. Con cháu để tang rất đông, đều mặc tang phục trắng, 8 ông con trai và cháu đích tôn đều đầu rơm mũ bạc chống gậy. Chắt nội th́ mặc bộ tang phục màu đỏ, quần áo dài đỏ, mũ chụp lên đầu màu đỏ. Chắt ngoại th́ mặc tang phục màu vàng, quần áo dài vàng, mũ chụp lên đầu màu vàng. Bà con chú bác ruột hay có một chữ ǵ dính dáng đến chữ ruột là đều mặc bộ đồ tang hết. Anh trưởng phân chia mọi việc đâu vào đấy, ban tiếp lễ, 2 cô con dâu kế toán giáo viên ghi cẩn thận người phúng điếu để nhớ ơn và trả lễ, chị dâu trưởng chi tiền chi tiêu hằng ngày. Mọi việc nấu nướng cỗ bàn xứ Huế thật nhiêu khê, lúc nào cũng 5, 6 băn, đi đưa linh cữu về là hơn 10 bàn đăi khách tạ ơn. Cậu Thu, O Đôn, O Tư cúng heo quay, mâm xôi, trước là cúng Ôn, sau góp phần đăi khách, con cháu cũng đă đông rồi. Những o, những mụ, mự, thiếm....đảm đang bếp núc, nàng dâu ở Huế lo mọi việc, c̣n 7 nàng dâu kia th́ phụ dọn dẹp, lo cúng và..khóc. Tôi rất phục và thương những o, những mụ ấy xuống bếp cám ơn. Họ nấu nhanh, đâu ra đó rất ngon và đượm mùi Huế.

 

 

Tục lệ Huế thường để nhiều ngày mới đi chôn, ít nhất là 5 ngày nhiều nhất là 10 ngày, họ muốn để bà con làng xóm, con cháu xa xuôi về cho ấm cúng. Thời buổi này để lâu rất khó khăn, tẩm liệm phải kỹ và lo ăn uống, nhà tôi để Ông cụ 7 ngày. Việc tẩm liệm ở Huế rất kỹ, bằng cát trắng cát mịn ( ở trong ḿnh tẩm liệm bằng trà ) cha tôi liệm 9 bao cát trắng, may cho Ôn bộ quần áo mới v́ bệnh nằm một chỗ đâu có đồ mới. Mỗi lần khách đến phúng điếu là tiếng chiêng đánh lên nghe trầm ấm vang xa ( ở trong ḿnh đánh trống ). Gia đ́nh nhỏ của tôi phúng điếu, thầy Thích Thiện Thông và đạo hữu chùa Minh Thiện với bài thơ NÉN TÂM HƯƠNG, Sui gia, Hội thơ, bạn Sư phạm và các bạn...Cả tháng ṛng săn sóc cha trên giường bệnh, anh trưởng làm mấy bài thơ nên anh có ư là buổi tối tổ chức đêm " NHỚ CHA ", mỗi gia đ́nh nhỏ lên nói những kỷ niệm của ḿnh về cha đọc thơ tâm sự...Thế là trưa hôm đó, tôi xé tờ giấy của mấy nhỏ, trốn một góc viết vội bài thơ KHÓC CHA từ suy nghĩ ḷng ḿnh. Lật đật sắp xếp chuyện nhà chuyện quán hồn vía nào đâu mà thơ với thẩn, bây giờ tự nhiên anh nói, mang tiếng giáo viên văn không có cũng kỳ ! Tối đến, bà con ngồi ăn trầu nói chuyện, khách khứa ngồi ở sân, lấy hàng hiên làm sân khấu, anh mời từng gia đ́nh một nói lên suy nghĩ của ḿnh. Chú út lên trước, mỗi người một ư, kể lại kỷ niệm với cha, mà kỷ niệm th́ bao giờ cũng buồn, với đấng sinh thành và nhất là quan tài đang c̣n đó, nên ai cũng khóc. Đến gia đ́nh nhỏ của tôi, ông xă cám ơn bà con cô bác đến lo cho cha, cám ơn em trai chăm sóc cha và tôi đọc bài thơ Khóc Cha.

 

Về Huế, tôi là dâu con, làm tṛn bổn phận của ḿnh đâu dám có điều ǵ không phải, hôm nay buộc ḷng phải làm, tôi cố gắng đọc bài thơ chậm răi ( v́ giọng Khánh Ḥa lạc lơng giữa xứ Huế biết có nghe được không ) truyền cảm vào mỗi một chữ từng ư nghĩ.. được vỗ tay. Sáng ra, nghe mấy o níu áo: À, ăn xong chị Trí đọc thơ cho o nghe nợ...Tôi cười cười mắc cở: Dạ, có ǵ đâu...Rồi nhỏ con: Mấy người bảo mạ Quân đọc thơ hay đấy... Cậu em ở Huế bắt tay: Thơ chị t́nh cảm...Úy trời ! Về Huế lúc nào cũng Dạ, dạ..., chứ " răng, rứa, mô, chừ, bổ ( té ) cươi ( sân ) bụ ( vú ) trốc ( đầu )...tôi nghe lạ hoắc, chỉ biết Dạ và cười, được khen: Con nhỏ hiền, ngoan...Bây giờ " mảnh đất không dám dụng vơ " lại được khen. Cảm động ghê !

 

Mạ nằm trên bộ ván ngựa, xúc động bệnh tim phát lên và mấy năm ṛng ră lo cho Ôn ủ bệnh lâu rồi, sáng mai ra 2 o con gái phải đưa mạ sang bệnh viện Đại học Y Huế nằm dưỡng bệnh.

Trời mùa hạ nóng nực, áo tang, mùi nhang khói, đông người, tiếng tụng kinh, tiếng khóc...ai nấy lo tṛn bổn phận, quên đi tất cả. Đến ngày sắp đi đưa, trước đó một ngày là cúng suốt, có mời ban nhạc đến. Vị Thượng tọa áo choàng đỏ, đội mũ Tam Tạng, cầm thiền trượng, bắt đầu lễ cúng Cáo Tổ triều tông, cúng ở bàn linh rồi đưa ảnh nghiêm phụ sang bàn thờ từ đường cúng rồi đưa lại bàn linh. Tiêu điện: cúng cơm sáng. Từ 2g chiều là cúng suốt đến tối. Buổi chiều, cúng thí thực là cúng cô hồn các bác người chết ngoài đường ngoài sá. Bàn cúng trang trọng, ở ngoài sân gần đầu đường, nhiều món ăn, món nào cũng nhiều, liễn, lá phướn bay bay. Vị Thượng tọa cúng đọc bài kinh mời cô hồn như lật từng trang lịch sử chiến tranh, mời đủ người chết đường chết trên bờ dưới nước. Tiếp đến, tịch điện là cúng cơm chiều, rồi cúng Đại lễ cầu siêu cúng tổ đường rồi sang bàn linh, mỗi lần cúng như thế vị thầy đều đọc tên từng người con cháu chắt dài ơi là dài. Ba vị thầy đi trước dẫn đường con cháu áo tang trắng từ ngoài sân đi vào ṿng quanh quan tài Ôn bốn ṿng vừa đi vừa đọc kinh ( ở quê tôi không có điều này ). Cứ mỗi lần đi ngang qua quan tài, ai cũng đưa tay vịn chiếc áo quan như nắm tay cha lần cuối, tiếng khóc nổi lên, lần thăm viếng cuối cùng để rồi vĩnh biệt ngàn thu. Sau đó, anh trưởng đọc điếu văn. Giọng Huế buồn buồn, bài viết tán thán công đức sinh thành trong hương trầm nghi ngút, trong không gian đưa tiễn làm ai cũng rơi lệ. Và sau cùng là cáo độ lộ ( cáo đạo lộ ) cúng ở ngoài sân, cúng xin đường để đưa đám tang đi, đi về cát bụi, đi về thế giới bên kia cùng những người bạn khác, chắc an b́nh hơn, không lọc lừa điêu ngoa xảo trá. Tội nghiệp mạ và hai o con gái không dự được lễ cúng cha. Tối đến, một o con ông chú bảo tôi:

- Chị Trí nợ ! Chị may khăn tang đi để mai đội lên đầu.

Hai o con gái rành tục lệ th́ ở bệnh viện với mạ, mấy bà dâu ngơ ngơ ngác ngác, nhỏ o thương tôi nên nhắc, tôi vội bảo mấy chị em dâu xếp khăn tang lại làm hai đều nhau, may ở góc giao nhau, xơa ra đội trên đầu trùm xuống khi đưa linh cữu đi.

 

 

Sáng hôm sau, mới 3 giờ khuya, cả nhà dậy hết chuẩn bị cúng kính đưa tang. Chú em đánh chiêng vang bốn phía để bà con đến đưa tang. Vị thầy cúng tổ đường, rồi sang bàn linh cúng khiển điện là cúng di quan. Tất cả anh em chúng tôi đứng vái bà con cô bác, anh trưởng đọc lời cảm tạ, anh nhắc đến thời trai trẻ của cha là quân nhân rồi về nhà làm tất cả mọi việc nuôi đàn con đông, đứa này đi học với anh này đứa này đi ở với anh kia. Đoàn âm công khiêng linh cữu trang phục vàng đỏ, đội nón đỏ, một ông cụ già quắc thước điều khiển. Ông hô to đoàn người khiêng cho vững chắc, nhịp nhàng. Quan tài rất nặng, bề gỗ dày và liệm cát để lâu mà. Có 4 đ̣n khiêng dọc, 2 đ̣n ngang, mỗi bên khoảng 20 người, có 5 người ở ngoài dự bị, người nào mệt th́ chạy vô thay. Đằng sau có một người nữa đi theo sau để phụ với ông cụ già chỉ huy phía trước. Từ nhà ra đường quan, vị thầy đi trước, anh em trai và cháu đích tôn bưng bát nhang, khung h́nh, đèn nến...đầu rơm mũ bạc, đi lui lại mặt hướng về linh cữu để rước linh cữu đi ( ở quê tôi, con trai cũng bưng khung h́nh bát nhang đi trước quan tài chứ không đi lui như ở Huế ); c̣n con dâu cháu chắt bà con đi sát sau linh cữu. Mấy nàng dâu đội khăn tang trùm đầu kéo xuống che mặt lại.

 

 

Xe tang chạy qua cầu Gia Hội, qua chợ Đông Ba, qua cầu Phú Xuân, trong ḷng thành phố Huế, chạy lên đàn Nam Giao đường lên lăng Minh Mạng...và giữa đường khúc quanh ngă ba rộng để cúng đồ trung là cúng giữa đường. Bày bàn thờ trước linh cữu Ôn, con cháu lạy, cúng xong xe tang đi tiếp ( ở trong tôi không có cúng giữa đường ). Nơi an táng Ôn là khoảnh đất rộng, đồi cao thông reo. Đó là nơi an nghỉ cuối cùng của cha và mạ mà ông anh trưởng đă xin 12 năm nay. Hôm cha khỏe, mấy anh em đă đưa cha lên đây thăm nơi này và Ôn bằng ḷng lắm. Tiếp đến, hạ khoán là đặt quan tài xuống ḷng huyệt. Sau khi đặt ly nước trên quan tài cân bằng, làm mọi thủ tục, mọi người tiễn đưa cha bằng nắm đất, bằng cành hoa hồng hoa huệ, một quang gánh nhỏ xíu như đồ chơi hàng xén đựng đậu, ngũ cốc, mè, nồi đất, cuốc, cào...để về thế giới bên kia Ôn làm ăn. Phần tạ thổ là lấp đất, ông già chỉ huy ḥ: là hụ là khoan...cứ mỗi câu ḥ là các anh kia ḥ theo và nện đất xuống. Nguyên văn câu ḥ như thế nào tôi không nhớ hết, không ghi lại được v́ ông ḥ nhanh và giọng Huế nữa nên nghe không kịp. Vừa ḥ ông vừa đi quanh mộ và các anh lấp đất xuống. Đến đây, một chị đến nhắc chúng tôi, mấy nàng dâu, lấy khăn tang rút sợi chỉ ra và bịt khăn tang như cũ. À, khi coi phim thấy mấy cô để tang đội trùm đầu như thế đâu biết đâu, bây giờ mới biết, già rồi mới hiểu tục lệ. Khi quan tài c̣n trên mặt đất th́ con gái nàng dâu bịt khăn b́nh thường, khi đưa tang đi th́ đội khăn tang trùm đầu và khi lấp đất rồi th́ bịt khăn như cũ. Một người ở lại coi việc lấp đất, bàn việc xây lăng, c̣n mọi người về cúng an linh an sàng, lập bàn thờ và tạ Phật hoàn kinh. Thế là việc an táng xong xuôi, cỗ bàn đặt ra tạ ơn bà con cô bác khách khứa. Những ngày sau đó, tôi ở lại chờ cúng ngu ( 3 ngày sau khi chôn ), mặc áo tang lên mộ cúng và về nhà cúng tiếp. Tôi và nhỏ em dâu giặt cả trăm bộ đồ tang ( đáng lẽ để luôn trong 3 năm nhưng dơ quá, có người kiêng cữ không được giặt ) phơi trắng cả vườn.

 

Về lại nhà Thành Diên Khánh, thất thứ 3 của Ôn, ông xă tôi mời thầy về cúng lập bàn thờ vọng, thắp hương tưởng niệm cha ở ngôi nhà làm quán.

Tôi in lời cảm tạ web Ninh Ḥa gởi đến chùa, đạo hữu và các bạn tỏ ḷng cám ơn.

 

Và in lời phân ưu, cảm tạ của web Ninh Ḥa dán phía sau ảnh Ông cụ thay tấm minh sinh đỏ như là lời cảm tạ trang web Ninh Ḥa, cám ơn webmaster, cám ơn bạn bè thân hữu bà con cô bác đă chia buồn đến gia đ́nh chúng tôi trong t́nh người nồng ấm.

 

Và bài viết này như là cùng chia xẻ với các anh chị, các bạn lễ nghi một đám tang ở Huế mà lần đầu tiên tôi, là người con được dự, có rất nhiều điều lạ khác với quê tôi Diên Khánh Khánh Ḥa.

 

NGUYỄN THỊ THANH T


 

 

 

 

Trang Thơ & Truyện: Nguyễn Thị Thanh Trí                |                 www.ninh-hoa.com