Trang Thơ & Truyện: Nguyễn Thị Thanh Trí                |        www.ninh-hoa.com

Nguyễn Thị Thanh T

  Cựu học sinh trường:
 Nữ Trung học Nha Trang
   



Hiện cư ngụ tại:
 Việt Nam

 

 


 

ĐI QUA
"Hoài Cổ"

 NGUYỄN THỊ THANH TRÍ

 

Mùa thu đă đến bên thềm. Ta không thấy lá ngô đồng rơi rụng nhưng " thiên hạ cọng tri thu" rồi đó.

 

 " Lá đỏ giao mùa gọi gió sang

Heo may nhè nhẹ nắng hoe vàng.

 

Mùa thu với đất trời đổi mới; với ngày khai trường" hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không với những đám mây bàng bạc..."; mùa thu với " con nai vàng ngơ ngác. Đạp trên lá vàng khô". Mùa thu của lăng mạn, của thơ ca. Câu lạc bộ thơ Đường TRẦM HƯƠNG KHÁNH H̉A đă chọn mùa thu để ra mắt tập thơ TRẦM HƯƠNG3 và HOÀI CỔ. 

 

 

 

TRẦM HƯƠNG3 là nỗi niềm, là t́nh cảm, là t́nh yêu của 30 thành viên hội thơ, t́nh yêu đất nước, gia đ́nh, t́nh yêu của một thời hoa mộng.

 

HOÀI CỔ là tập thơ dịch các bài thơ của bậc thi hào Trung quốc và vài bài thơ bạn hiện nay của anh CÙ HUÂN TỬ bây giờ là Sư GIÁC THANH.

Ra mắt tập thơ là niềm vui, mà cũng là duyên cớ mà cái cốt lơi là các nhà thơ nhớ nhau, đă lâu rồi không gặp rồi mà. Và hôm nay xin chào mừng anh Phương Đông_ Phó Giám đốc TTVH_ Quyền Giám đốc, nhà thơ Giang Nam, nhà văn Nguyễn Gia Nùng và các thi hữu đă đến Trung tâm Văn hóa tỉnh Khánh Ḥa dự buổi ra mắt tập thơ của chúng tôi. 

 

Thi khách trùng lai đầu phát bạch

Mai hoa như tuyết chiếu t́nh xuyên

 

Khách thơ gặp nhau đầu bạc trắng hết rồi như hoa mai trắng như tuyết chiếu xuống ḍng sông. Không, đầu bạc trắng mà thơ th́ vẫn nồng nàn; "ḍng sông" Trung tâm Văn hóa tỉnh đọng t́nh thơ của chúng ta.....

Trên tay các bạn cầm trên tay 2 tập thơ và THANH TRÍ xin "ĐI QUA HOÀI CỔ" để các thi hữu cùng dạo bước trong vườn thơ, cùng đi qua tập thơ với THANH TRÍ:

 

 

ĐI QUA “HOÀI CỔ”

 

 Làm thơ đă khó, dịch thơ lại càng khó hơn. Dịch như thế nào lời thơ bay bổng mà vẫn giữ nguyên ư tác giả. Diễn ư văn xuôi th́ được thôi nhưng vận dụng thơ là cả một nghệ thuật. Đọc một nguyên tác, ta vẫn thấy súc tích, tâm đắc hơn. Và nếu bản dịch hay, lột trần ư tác giả th́ không ǵ tốt bằng. Nếu bản dịch có hạt sạn, th́ đau ơi là đau! Đọc mà tức chết đi được.

 

Anh Cù Huân Tử_giờ là nhà sư Giác Thanh_ đă chọn việc làm khó này. Anh đă dịch những bài thơ chữ Hán Đường luật của các bậc thi hào Trung Quốc và một số ít của Việt Nam. Những bài thơ anh chọn có một nét ǵ trầm buồn sâu lắng của người thiếu phụ khuê pḥng:Tiết phụ ngâm, Khuê oán…; là cảnh tĩnh mịch hoàng hôn nhập nhoạng ráng vàng: Hoàng hôn, Thiên Trường văn vọng…; là tiếng mưa rơi tiếng thơ như tiếng ḷng:Dạ vũ, Dạ vũ kư Bắc…; là tâm sự người già khi về cố hương với Hồi hương ngẫu thư; là sự hào hùng của chí làm trai dặm ngh́n da ngựa: Lương Châu từ, Xích Bích hoài cổ…; là những bài thơ bất hủ, đọc lại ta vẫn đắc ư từng câu từng chữ:Phong Kiều dạ bạc, Đề tích sở kiến xứ, Hoàng Hạc lâu, Tuyệt cú…

 

 Đọc_hiểu một tác phẩm nước ngoài đ̣i hỏi một tŕnh độ, một năng lức, dịch th́ ngoài những điều trên c̣n phải am hiểu ngôn ngữ cần phải có sự cảm thụ sâu sắc tác phẩm, là sự đồng cảm, là t́m thấy lại ḿnh. Có phải chăng khi chọn con đường khoác chiếc y vàng là con của Phật, Sư Giác Thanh đă t́m lại được chính ḿnh, được đắm ḿnh trong những vần thơ tận cùng sâu thẳm tâm hồn, trở lại với ngôn ngữ uyên thâm, với ư từ sâu sắc ngày trước. Ngoài câu kinh tiếng kệ, ngoài học Luật Sadi, ngoài dâng trọn đời ḿnh cho Phật Pháp, ta vẫn là ta, đến với đời để trong đời ta có đạo, Phật hóa bất ly thế gian pháp. Và nói về thơ, về đời, cho phép Thanh Trí được gọi là anh, anh Cù Huân Tử.

 

Hai bài Hữu sở tư 1 và 2 dài dằng dặc thế mà anh dịch một mạch với ḍng cảm hứng”một cơi riêng ta”. Mở đầu:

 

 Đương th́ ngă túy mỹ nhân gia

 (Hôm say rượu tại nhà người đẹp)

 

Và câu cuối:
 

 Tương tư nhất dạ mai ba phát

 Hốt đáo song tiền nghi thị quân

 (Nhớ thương người một tối không yên

Hoa mai bừng nở bên thềm

Tưởng người đă đến với ḿnh trước sân)

 

 Câu thơ thật hay, lột tả được tâm trạng của người đang yêu mà tác động đến ngoại cảnh. Một bài dài nữa là Xuân giang hoa dạ nguyệt, anh đă dịch với tất cả ḷng ḿnh, như là một đêm, trăng và hoa đầy thuyền trôi chầm chậm trên sông là của anh, mà có người đọc vẫn ngỡ là anh sáng tác. Bài thơ 7 chữ được Tản Đà dich thể lục bát ư thơ thanh thoát. C̣n Cù Huân Tử, anh đă dịch thể 8 chữ, bài thơ rơ nghĩa và cũng lăng mạn, nhất là câu cuối:

 

Cơi trăng vàng ai đó có đi chung

Trăng đă lặn trên bờ cây vẫn nhớ.

 

Trần Tử Ngang nổi tiếng với bài Đăng U Châu đài ca. Bài thơ 5 chữ, có câu 6 chữ, không theo niêm luật, không ôm vần. Anh đă chuyển sang thể song thất lục bát, vần điệu nhẹ nhàng, ư từ bay bổng, đọc lên một nỗi buồn mênh mang, một tâm sự, một triết lư. Chả thế mà anh đă lấy 2 câu cuối ghi trên trang đầu tập thơ:

 

Niệm thiên địa chu du du

Độc thương nhi thế hạ

 ( Mới hay trời đất bao la

 Sao trong trần thế ḿnh ta riêng sầu)

 

Đây có thể nói là một trong những bài thơ dịch thành công của anh.

Bài Vọng phu 2 của Lê Bá Thiên, câu 3_4 với sự cảm khái:

 

 Châu lệ song thùy dung hải khoát

 Đan tâm nhất phiến điểm lâm vu

 

 Cặp thực lột tả sự đau khổ tột cùng của người phụ nữ chờ chồng và cũng nói lên được tấm ḷng son sắt thủy chung của người phụ nữ Việt Nam, với nghệ thuật đối hoàn chỉnh. Anh đă chuyển thể giữ được hồn thơ với một thể đối rất lạ, đó là "Giao cổ đối” (đối chéo) mà đọc qua có nhiều người tưởng là không đối:

 

 Hai hàng nước mắt_đong hồ lớn

 Cháy núi già_ một tấm ḷng son.

 

Có phải chăng anh muốn nêu lên một cách đối, tŕnh làng một kiểu đối rất độc đáo của người xưa mà anh đă nghiên cứu và viết trong quyển Nguyên tắc sáng tác thơ ca.

 

Anh đă đưa vào tập thơ những bài thơ nổi tiếng và dịch với sự ngưỡng mộ, t́nh cảm trân trọng và thấy bóng ḿnh trong ấy. Dịch văn, thơ trước hết người dịch phải đọc toàn tác phẩm để hiểu thấm nhuần ư, từ rồi từ đó mới chuyển ư dịch. Dịch giả có thể chuyển ư câu hay đoạn, miễn là độc giả hiểu được cái hay, cái hồn của tác phẩm. Bài Tiết phụ, bài Khánh chúc tân gia anh đă dịch đảo ư các câu và chuyển thể Đường luật với vần thanh trắc. Nhưng bài Dạ vũ của Bạch Cư Dị, anh đảo ư câu 3-4:

 

Cách song tri dạ vũ

Ba tiêu tiên hữu thanh

(Nửa đêm tàu lá chuối

 Tiếng rơi đều vang vang)

 

 Người đọc cũng hiểu được nhưng người dịch đă vô t́nh đảo ngược tŕnh tự thiên nhiên và sự cảm nhận bằng giác quan của người thơ trong song cửa, khôngđúng với ngoại cảnh làm phá vỡ cái hay của bài thơ, ảnh hưởng đến nguyên tác. Thanh Trí biết dịch thơ rất khó, dịch giả phải chọn thể thơ, từ ngữ để chuyển tải ư của tác giả. Anh đă phải”ngồi đồng” hàng giờ, đă từng nghe tiếng vạc kêu sương, nghe thằn lằn chắt lưỡi, đă lụy v́ thơ. Thanh Trí cũng đă đọc đi đọc lại, cũng xoay qua xoay lại và cũng thầm tiếc ngẩn ngơ. Có nhưng bài anh dùng từ địa phương quá. Bài Giang hành:

 

Thụy ổn diệp chu khinh

(Nằm trong tắc ráng ngủ yên)

 

Tắc ráng là từ Nam bộ, chỉ chiếc thuyền nhỏ. Bài thơ làm ta tưởng tượng chiếc thuyền nhỏ, nhẹ, như chiếc lá chầm chậm xuôi ḍng, gió hiu hiu, sóng êm êm, ta ngắm trăng ngâm thơ.

 Hay bài Tuyệt cú:

 

 Tri âm như bất thưởng

 (Không ai thưởng thức th́ thôi)

 

Ba năm mới viết được hai câu thơ mà mỗi lần ngâm lên là nước mắt rơi, thế mà bạn tri âm tri kỷ không hiểu ḿnh th́ đời c̣n ǵ vui, thôi th́ đành gác bút về núi xưa nằm với mùa thu cho rồi.

 

 Hay với cách đặt tên đề cho bài thơ: Đề ở chỗ đă trông thấy năm trước; Ngẫu nhiên viết khi về làng…Đề là tựu trung ư bài thơ và từ đề dịch ra nên có chất thơ v́ vốn dĩ toàn bài thơ đă là thơ rồi. Dịch sát nghĩa quá đôi khi làm mất chất thơ.

 

 Nhưng dù thế nào ta cũng phải thông cảm cho người dịch. Có lẽ anh muốn tránh sự nhàm chán trong cách dùng mỹ từ, một phong cách sáo ṃn của phong hoa tuyết nguyệt. Thôi th́! Mỗi người một cách tôi không dám lạm bàn.

 

 Những bài thơ anh chọn đều là những bài thơ nổi tiếng: Dạ tư, Hoàng Hạc lâu, Thuật hoài…được chọn đưa vào sách giáo khoa, mà tôi từng say sưa cao giọng lên bổng xuống trầm với sinh viên; những bài Dạ vũ, Đề tích sở kiến xứ, Lương Châu từ…mà ta thường ngâm nga:

 

Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu

Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi

 

Đă được các nhà thơ nổi tiếng dịch. C̣n anh với một cách riêng của ḿnh, anh đă dịch thơ với tâm trạng người thơ. Dĩ nhiên không sánh bằng Tản Đà, Xuân Diệu, Trần Trọng San…nhưng anh vẫn là anh, anh Cù Huân Tử, vẫn là nhà sư, Sư Giác Thanh. Bóng xế cuộc đời anh chọn con đường mà ngày xưa hằng sâu tâm thức:

 

 Cạo sạch mái tóc

 Nguyện cho chúng sinh

 Dứt hết phiền năo

 Độ thoát cho đời.

 

 Tâm nguyện bước đầu của nhà sư đă hoàn thành là xuất bản tập thơ dịch chữ Hán. Tập thơ mang tên HOÀI CỔ, lấy tên một bài thơ của anh Lê Bá Thiên. Một buổi chiều ở cửa Hậu phía Bắc cổ thành Diên Khánh hoàng hôn xao xác chim về tổ, nh́n quanh lau sậy um ùm. Và có phải chăng Sư muốn nhắn nhủ chúng ta hăy ngược ḍng quá khứ, hăy hoài cổ tim cái hay cái đẹp văn thơ. Đọc Hoài cổ, ta cảm ơn Sư Giác Thanh để có dịp ta t́m hiểu thêm thơ bậc tiền bối, vần thơ trác tuyệt, những bài thơ để đời, tức cảnh sinh t́nh, từ nghe_thấy_ quan sát cảnh dẫn đến nội tâm. Mỗi bài thơ là một tứ lạ, dưới ng̣i bút thi hào, từ ngữ như có ma lực, ư thơ có ngôn ngữ riêng của nó, mà ta cứ muốn đọc đi đọc lại thấm nhuần cái hay của bài thơ. Thanh Trí cứ măi ngâm nga:

 

 Nhân diện bất tri hà xứ khứ

 Đào hoa y cựu tiếu đông phong

 

Cứ măi tâm đắc:

 Nhị cú tam niên đắc

Là bài học khi làm thơ; cứ măi thấm thía:

 

 Tương kiến thời nan biệt diệc nan

 Đông phong vô lực bách hoa tàn

 

Cứ măi ngẩn ngơ:

 

Quân tri thiếp hữu phu

Tặng thiếp song minh chu

Cảm quân triền miên ư

Hệ tại hồng la nhu

 

Úy trời! Không đeo ở đâu mà đeo ở yếm hồng. Chắc chết!

 

Cứ măi ngẫm nghĩ: Đề là Khuê oán mà câu đầu là:

 

 Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu

Làm ta ngạc nhiên ṭ ṃ phải đọc hết bài.

 

 Ta hoài cổ để có vốn kiến thức sống ở đời; ta hoài cổ để học tập nghệ thuật làm thơ của người xưa; ta hoài cổ để thưởng thức áng thơ tuyệt tác mà văn chương là vẻ đẹp, vẻ trong sáng. V́: Thơ ca làm những ǵ tốt và đẹp nhất trên đời này trở nên bất tử” ( Shelley).

 

 

 

 

 

 NGUYỄN THỊ THANH TRÍ

9/2014

Chủ nhiệm CLB thơ Đường TRẦM HƯƠNG KHÁNH H̉A.

Chủ nhiệm CLB Văn học Khánh Ḥa

 

 

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ & Truyện: Nguyễn Thị Thanh Trí                |        www.ninh-hoa.com