Trang Thơ & Truyện: Nguyễn Thị Thanh Trí                |        www.ninh-hoa.com

Nguyễn Thị Thanh T

  Cựu học sinh các trường:

- Trung học Diên Khánh
- Nữ Trung học Nha Trang


   



Hiện cư ngụ tại:
 Việt Nam

 

 

 

 

 
BẠN CŨ
Nguyễn Thi Thanh Trí

 

" Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ

Nhiều nét đổi thay tường mái rêu mờ..."

 

Bài hát Trường Cũ T́nh Xưa được vang lên trong những lần hội ngộ, có lúc hợp ca được tập dượt đàng hoàng, có lúc một lô bạn chạy lên sân khấu hát nhiều bè, vừa hát vừa cười vừa la vừa nhảy qua nhảy lại.

 

Bây giờ, người ta họp lớp họp trường từ ngày nảo ngày nao càng nhiều.

Tôi, cũng họp.

 

 

Bạn từ hồi Tiểu học.

Mấy bà già, có bà ăn trầu đánh răng thuốc, bà bán bánh ḿ, thịt heo, bán xôi buổi sáng...Ló đầu ra là: mua đi Trí, bữa nay không đi đâu ha!.. vừa nói vừa cười, chưa kịp nói là mấy bả làm cho mấy gói dúi tận vào tay, vừa quay lại giới thiệu với mấy người mua hàng xung quanh: Hồi nhỏ con Trí học lớp chị đó. Nó nhỏ xíu, có lúc chị cơng nó trên vai chạy..mà giờ đây sao nó trẻ quài!..

 

Bạn học Trung học Đệ Thất.

Một anh bạn nước ngoài về, dẫn đi khắp nhà các bạn, gom được chừng hơn 25 bạn, rồi qui định năm họp 3 lần: đầu, giữa và cuối năm. Sao họp nhiều vậy? Nhớ mà. À, ăn Tết xong ḿnh họp, giữa năm chờ bạn về, ngày nào nó cũng kêu cafe" ngơ vắng xôn xao" lo chuyện nhà, chạy theo nó bắt mệt và nó mời ăn đám giỗ là họp luôn đó. Những cái đầu gật gù, hợp lư thật! Ngày 20/11 đến thăm tặng hoa thầy, thăm bạn bệnh nằm viện, phúng điếu tứ thân phụ mẫu bạn mất. Nh́n qua nh́n lại..có anh lớn tuổi, có anh trầm trầm, có chị nói nói..mấy ổng dụm lại bàn sao không biết, rồi quyết định: Trí làm Hội trưởng. Uư trời! Ngày xưa nhỏ nhất lớp, bây giờ cũng vậy, giữa mái đầu bạc trắng có nhỏ lăng xăng đi qua đi lại, tóc pha tiêu muối. Đă thành thói quen, mỗi lần họp thông báo mọi việc là mấy ổng nín thinh, ông nào nói chuyện là ông kia nhắc khéo: để cho con Trí nó nói..Ấm t́nh. Coi ḿnh như em út trong nhà. Nhưng mọi việc sắp xếp, quyết định điều ǵ đều thông qua cả lớp. Ngày Mừng Thượng Thọ thầy dạy Anh văn đầu tiên, 83 tuổi, tụi này gọi Mừng Sinh nhật, cũng đứng ṿng quanh vỗ tay hát Happy Birthday to you cho trẻ trung. Thanh Trí nói bao điều rồi mời thầy cô và mời tất cả các anh chị, bạn bè mỗi người đều hát hay nói một câu ǵ đó. Lâu dần thành quen. Có anh nói ǵ th́ nói câu cuối cùng bao giờ cũng là Chúc mừng trăm năm hạnh phúc..hic

 

Bạn học Nữ Trung học Nha Trang.

Mái trường, nơi bước vô là thấy niềm tự hào lan tỏa. Thầy cô, nhất là Bà Hiệu trưởng Bùi Ngoạn Lạc là h́nh ảnh tốt đẹp, là thần tượng của nữ sinh lúc ấy. Các bạn đă tập hợp lại tổ chức hội ngộ hoành tráng, văn nghệ múa hát, viếng thăm thầy cô trong nước ngoài nước; hai trường Vơ Tánh- Nữ Trung học cùng họp nhau ra đặc san, kêu gọi viết bài, lên FB, cảm thấy gần gũi hoạt động nào cũng biết, giữ mối liên hệ thầy cô, bạn bè tốt đẹp, tổ chức hội ngộ. Có năm tôi là MC, được đọc bài Chúc Thọ Thầy Cô. Có bạn ôm chầm: Sao bây giờ văn chương gớm! Đọc bài Trí thấy kỷ niệm hiện về. Thầy ngạc nhiên" Chủ nhiệm Thơ tỉnh à! Chủ nhiệm Thơ Đường à! Thấy con nhỏ nói cười. Không tin được! C̣n tôi cứ cười mỉm: Dạ mấy ổng bắt em làm! À, mà tôi cũng không tin nổi ḿnh..

 

Bạn Sư Phạm Quy Nhơn.

Mấy anh lớn, chị lớn kêu các bạn các khóa cùng nhau họp lại mời các huyện Vạn Ninh, Ninh Hoà, Diên Khánh, Cam Ranh, Nha Trang..bàn tổ chức Hội ngộ Sư Phạm Quy Nhơn tại Khánh Ḥa. Anh Ngô Sanh khoá 7 được bầu là Hội trưởng, tiếp theo là anh Lê Tấn Đức khoá 2 và bây giờ các anh lớn tuổi, bệnh hoạn, giao cho chúng tôi tổ chức gặp mặt các anh chị, các bạn. Lần đầu gặp gỡ, mừng mừng tủi tủi, được nh́n tận mặt nhau, cái bắt tay, ôm chầm thật chặt, nói chuyện thật nhiều, ca hát thật vui. Đă qua mười mấy lần hội ngộ, nội dung chương tŕnh cũng thay đổi, đă mời các tỉnh bạn đến vui và đi thăm những cảnh đẹp Nha Trang Khánh Ḥa. Thanh Trí cố đưa những ư mới nhất, dẫn chương tŕnh vui vui, cả hội trường cùng hát vang bài ca ở Sư phạm ngày nào Ông Tiên Vui, Đàn Cá Sấu..tập hợp những ư kiến, những tâm t́nh các bạn từ thực tế, trên FB...để Nối Ṿng Tay Lớn. Được biết và làm quen nhiều anh, chị, bạn nước ngoài về dự càng vui. Ở Mỹ các anh chị cũng tổ chức hội ngộ Sư Phạm Quy Nhơn và có ra đặc san. Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, B́nh Định, Quảng Ngăi.. những địa danh, vùng miền, giọng nói..nơi nào cũng đẹp nơi nào cũng yêu, bạn nào cũng đẹp bạn nào cũng yêu. Cũng rộn ràng Có nhớ ḿnh không? Ai đây? Khuôn mặt này! Cũng cách nói chuyện đây!Ông nội bà ngoại trở lại như ngày xưa thanh xuân, reo to, nói huyên thuyên không dứt. Mỗi tỉnh tổ chức hội ngộ, con cái trưởng thành, ông bà già coi như vừa gặp bạn vui vừa du lịch.

 

Bạn cũ.

Những người cùng ư thích, cùng niềm đam mê đến với nhau.

Những người cơ duyên cùng học chung trường chung lớp.

Những người cùng miệt mài đèn sách tiếp thu kiến thức ở đời.

Những người cùng thầy cùng bạn, Sư Phạm Quy Nhơn c̣n hơn thế nữa, trường là nhà cùng nhau chung sống, vui buồn chia sẻ như anh chị em.

 

Sau bao năm hành trang vào đời, lo toan cuộc sống, xây dựng mái ấm gia đ́nh..tuổi về già, nhu cầu cần đến bạn nhiều hơn.

 

Có anh mắt rưng rưng: Mừng quá! Có ngày này! Cứ tưởng không bao giờ gặp được nhau.Những lần gặp vui, những lần báo bạn gặp hoạn nạn là sẵn sàng rút hầu bao không hề suy nghĩ.

 

Có anh than phiền trăn trở đến nỗi bà vợ phải hỏi Sao cứ thở dài? Bà biết không, mấy thằng bạn Sư Phạm Quy Nhơn của tui sao đâu mất, nó chết hết rồi..sao tui không gặp được ai? Tôi cũng được đọc bài có ư này và trên chiếc xe nắng gắt mùa hè Saigon, anh đưa tôi về c̣n lạc đường, mà vẫn vui, nói đủ thứ, trong khi tôi cứ áy náy: Nắng quá, tí nữa anh về có một ḿnh. Phiền anh quá! Anh vẫn cười xuề xoà: Có ǵ đâu! Lạc đường, ḿnh t́m thấy, có dịp biết thêm đường. Và anh kể thêm: Những ngày gian khổ, anh đă đi học thêm một bằng Đại học Xây dựng. Quá ngưỡng mộ! Như tôi, Thanh Trí làm việc Pḥng Giáo dục, chiều đi dạy thêm, chạy xe về trong mưa, nước mưa ḥa nước mắt. Hay những buổi tối đi học thêm tấm bằng Đại học Văn, bằng Quản lư..Khổ, vượt qua quăng đường dài, cũng kiểm tra cũng ḍ bài..trở lại thời đi học. Cũng buồn cười. Ngày, thanh tra trường, giáo viên. Tối, bị kiểm tra bị ḍ bài..Rồi cũng qua!

 

Có anh dám xoa đầu tôi: Viết hay đấy! Giỏi gớm! Mà hổng thấy Đôn Sửu đấy nhé! Dạ, anh Sửu bàng bạc trong những bài viết của em. 

 

Có anh xuưt xoa: Chủ nhiệm Thơ nữa hả? Dám làm thơ Đường! Mà nói thiệt nhen, ḿnh quen biết nhiều bạn thơ, chỉ có Trí là vững thơ Đường, niêm luật, đối rất chỉnh. Bái phục! Bái phục!

 

Rồi nói thêm: Trong thơ Đường, triết lư Phật giáo già dặn bao nhiêu th́ truyện viết chân thực nhí nhảnh bấy nhiêu..

Tôi mỉm cười duyên, làm một cử chỉ...Hàn quốc, cúi đầu 90 độ: Đa tạ, đa tạ..đại huynh quá khen! " Xí muội" không dám.

Mấy anh chị cười x̣a, rồi một chị trầm ngâm: Trí vẫn vậy. Truyện nó thi vị, đọc nhớ ngày xưa..là cô bé dễ ghét! Chữ ghét, chị kéo dài, nhăn mặt. Ai cũng cười. Tôi dậm chân: Cái chị này! Ghét em hả! Chợt nhớ già rồi sao vẫn như xưa, mất hồn, nghiêm trở lại.

 

Với Huế! Là quê hương thứ hai. Là dâu Huế. Tôi nghe t́nh cảm dâng đầy. Đặc san Hội Ngộ, Ban biên tập để tôi ở Nha Trang, có chỗ là Huế. Răng cũng được. Tôi vui mà. Hội ngộ, giọng nói Khánh Ḥa vang lên trong ḷng Huế. Rất thích. Về làm dâu có chút xíu rồi đi chùa thăm Tăng, Ni sinh hồi dạy..đêm yên vắng chùa ở Huế, nói chuyện Đạo giữa Đất Phật nghe tâm hồn an b́nh một cơi.

 

Hôm vô Sài G̣n, đi thăm Diệu Minh, ôm chầm bạn thắm thiết. Diệu Minh nơi nào cũng có mặt, trải ḷng với bạn, bài viết giúp hiểu bạn hơn. Tiếc là không gặp Cao Nguyên, bạn dễ thương, lần nào cũng b́nh luận thâm t́nh. Sáng chủ nhật, tôi gặp các anh khoá 7, là Huế. Ra đi, ngại quá, dù là bạn nhưng nhỏ tuổi nhiều, mấy chục năm qua biết nói ǵ, chọn thái độ im lặng và cười. Nhưng đến nơi thật vui, mấy anh đá qua đá lại, nói" đía" nhau. Giai phẩm Trường Xưa ra mắt trong Hội ngộ Đà Nẵng tặng anh Khanh đi Mỹ, Hội trưởng Sài G̣n phải kư trước ngay trang đầu" chức lớn" mà, cười, rồi Trí, Trí kư đi, cho coi h́nh Đôn Sửu đi, mấy chục năm không gặp. Ḥa niềm vui, tôi cười: Mời mấy anh kư trước đi, em kư sau. Không, nó là " củ khoai lang" mà, không kư, Trí kư đi. Chẳng đừng được, tôi viết tên ḿnh bên ảnh Chân Trời Tím, sang bài Mưa Thu, viết phía dưới: Mong anh nghe Mưa Thu..với ư mong anh nghe mưa thu xứ người để nhớ quê hương, nhớ bạn bè. Về nhà. À, sao ḿnh viết thơ 5 chữ toàn là thanh bằng. Suy nghĩ viết thêm mấy câu nữa thành bài thơ thanh bằng. Có anh hỏi Sao gan thế! Dám làm dâu Huế? Cười nhẹ. Những điều tận sâu tâm hồn, hồi giờ chưa ai hỏi. Đằng này, các anh rất tự nhiên như người anh với câu nói cửa miệng lúc nào cũng: Người Huế ḿnh. Tôi xúc động và định lần sau gặp nhau sẽ giải bày tâm tư của...dâu Huế.

 

 Trong số ấy có anh là mai vàng mà theo chơi dân Sư phạm mà vui mà cười, ngẫu hứng:

 

Đă không là tất cả

Th́ xin chớ là ǵ!

Bước phía nào cũng thấy đầy tím Huế

Đành quay đi

Sao không phải là 50 năm trước

Để tất cả mới bắt đầu..

 

Một anh giải thích Nhà thơ đó, in mấy tập thơ. Ủa, sao là 50 năm? Th́ ngày xưa mấy bà đâu có ḍm tụi tôi. Th́ tui nghe mấy ổng nói lại đó. Cảm ơn anh đă quư bạn Sư phạm.

Có anh xúc cảm: T́nh bạn như thứ t́nh đầy mộng mơ để thấy" sỏi đá cũng cần có nhau" 

Anh cảm khái nói thêm: Tri kỷ là thứ t́nh cảm vô định h́nh, cái mà người ta gọi là trên t́nh bạn nhưng thi vị hơn.

Tôi đế vào:

 

Dao cầm đập nát đau ḷng phượng

Đàn vắng Tử Kỳ đàn với ai!

Mấy cái đầu gật gù: A! Bá Nha Tử Kỳ.

 

Trong cái nắng đầu hạ gay gắt chói chang vẫn thấy ly cafe ngọt ngào như thơ Đường. Mong người đi xa vẫn nhớ quê hương, nghe Mưa Thu ray rứt.

 

Mong t́nh bạn tràn đầy. Bạn nào cũng bạn.

Nắng ngă xế tà, " màu thời gian cợt đùa trên mái tóc" ( thơ Thanh Trí) không c̣n ǵ để mất. 

 

Xin hăy trân trọng t́nh bạn nồng ấm, gặp nhau uống ly trà như ẩn sĩ, cụng ly rượu như hào sĩ, rồi ngâm câu:

 

Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu

Thoại bất đồng tâm bán cú đa.

( Bạn tri kỷ gặp nhau uống ngàn ly rượu vẫn c̣n ít

Nói chuyện không hợp nhau nói nửa câu cũng đă là nhiều)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Vào Thu nhưng nắng Hạ vẫn c̣n.

NGUYỄN THỊ THANH TRÍ

Chủ nhiệm CLB thơ Đường

TRẦM HƯƠNG KHÁNH H̉A

Chủ nhiệm CLB Văn học Khánh Ḥa.

 

 

 


 

 

 

Trang Thơ & Truyện: Nguyễn Thị Thanh Trí                |        www.ninh-hoa.com