Trang Thơ và Truyện của Nguyễn Quang Lộc                |                 www.ninh-hoa.com

Nguyễn Quang Lộc

Cựu Học sinh cấp 1 Trường Trung Học
Ninh Ḥa 2 (Trần B́nh Trọng), cấp 2 Trường Ninh Ḥa 1 (Trường Tàu) và trường Chuyên của Huyện (trường Thiên Ân), cấp 3 Trường Nguyễn Trăi.
 

Hiện tại đang làm việc tại Sàig̣n, lĩnh vực du lịch.

 

 

 

 

 

 

PHÍA BÊN KIA SÔNG
Nguyễn Quang Lộc

 

 

 

 

       Chiều buông xuống ḍng Hương Giang làm cảnh vật tím dần trong màn sương, báo hiệu một ngày cố đô sắp kết thúc. Huyễn hoặc và huyền ảo, Huế bao giờ cũng thế, c̣n nguyên sức hấp dẫn rất đặc biệt như lần đầu hắn đặt chân. Hôm qua tiếng cô bạn reo lên không giấu niểm vui sướng :” Anh mới ra chơi hả?” Hắn hơi phật ḷng lời nói của cô bạn:’ vượt hơn 900 km chỉ để ra chơi thôi sao?” nhưng rồi nhanh chóng quên đi:” Ừm, tối mai anh đặt bên em ca Huế nhé, đoàn 20 khách, cho anh thuyền lớn”. 

 

       Bên ni, bên nớ là cách hắn bắt chước cô bạn khi đứng bên bờ Bắc hay Nam sông Hương, ngắm Huế. Ví như bên ni, là một Huế cổ xưa với Phu Văn Lâu, Đại Nội, chợ Đông Ba th́ bên nớ là một Huế hiện đại với những khách sạn, ṭa nhà cao ốc đường phố, xe cộ. Bỗng dưng hắn nhớ câu hát:” từ bên ni sang bên nớ, cách con sông chuyến đ̣ chẳng xa” và tự hỏi cái chẳng xa nào làm thao thức hắn cái đêm trước khi lên xe ra Huế. 

 

       Bến Ṭa Khâm hôm nay ít nhộn nhịp hơn mọi lần. Chuyến trước, hắn toát mồ hôi hột cùng người hướng dẫn cộng sự “ dắt” 90 sinh viên thực tập 10 ngày miền Trung chen chân xuống bến. Thuyền ở đây cái nào cũng giống cái nào, đậu san sát bến sông. Thuyền lớn, hai đầu rồng đủ chỗ cho 50 người ngồi cùng đoàn biễu diễn ca Huế, thuyền nhỏ, một đầu rồng, 15 người trở xuống. Lớn có cái hay của lớn, nhỏ có cái lợi của nhỏ. Vấn đề chính là người hát, người ta hát cái ǵ và người nghe, người ta nghe cái ǵ. Nói thưởng thức nhă nhạc cung đ́nh- di sản văn hóa phi vật thể trên thuyền th́ không hoàn toàn chính xác mà chỉ nên nói ca Huế, bởi xen lẫn thứ âm thanh “hoàng tộc” quư phái, vẫn là những làn dân ca mộc mạc đến mượt mà: “ Ai ra xứ Huế th́ ra, ai về là về núi Ngự”. 

 

       Không khó để t́m thấy chiếc áo dài tím quen thuộc đứng đợi hắn nơi quầy vé. Bao nhiêu năm, các món ăn ngon của Huế chẳng lấy mất cái vóc dáng khá chuẩn và ít ai ngờ rằng người sở hữu chiếc răng khểnh trẻ trung ấy đă có một câu con trai 6 tuổi. Đôi lần, hắn đùa với cô bạn rằng không biết nên gọi danh tính của nàng như thế nào mới phải(!). Nếu gọi là bà quả phụ th́ gă chồng đang sống sờ sờ với người đàn bà kia t́m hắn chém mỏi tay, là con gái th́ tội nghiệp cho ngôn từ mà đàn bà th́ thật uổng cho nàng. Người Anh khôn ngoan, chừa một cửa cho phụ nữ chưa xác định con gái hay đàn bà. Người Việt, với cái ích kỷ và khắt khe đối với phụ nữ của văn hóa phương Đông, phân biệt quá rạch ṛi.

 

       Nàng cười kh́:” Anh làm chi cho phức tạp ra rứa, cứ gọi em là Sao Mai được rồi. Xứ này nhỏ, chồng con ra đó, ma mô thèm hỏi em con gái hay đàn bà ?” 

Cái bắt tay của hắn làm khách trong đoàn ṭ ṃ:” Hướng dẫn ơi, khỉ già chứ đâu phải dê già mà nắm tay người ta lâu thế?”. Hắn thoáng bối rối rồi b́nh tĩnh lấp liếm:” Dạ, tay cô Sao Mai đây tích điện nên có thể chữa được bệnh”. Câu trả lời của hắn báo hại nàng phải bắt tay từng người một. Thuyền nổ máy x́nh xịch ngược ḍng Sông Hương, chếch lên cầu Trường Tiền rồi tắt máy thả xuôi. Hắn háo hức đợi lời giới thiệu chương tŕnh từ chiềc áo dài tím, không phải lời thoại hắn nghe đến thuộc ḷng mà là thanh âm:’ Dạ, thưa “cùng với câu ngâm :” Kim Long có gái mỹ miều, trẫm thương trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi”. 

 

       Thoáng lặng đi trên khuôn mặt từng du khách khi tiếng đàn nhị, đàn tranh … đặc biệt là bộ gơ từ 4 chiếc ly uống trà trên đôi bàn tay của các nghệ sĩ cực ḱ khéo léo, vang lên. Từ “Huế thương” cho đến: Tứ Đà Cảnh”, một trong những bài nhă nhạc cung đ́nh khó nhất của vua Tự Đức, đêm ca Huế dường như trôi quá nhanh. Huyễn hoặc, hắn tưởng ḿnh là vị vua đang du ngoạn trên sông trong một lần chè chén dư cơm ấm cật. Huyền ảo, những ngọn nến hoa đăng cùng ánh đèn thành phố vừa lên: đây là cầu Trường Tiền, kia là ngọn Kỳ Đài… rất Huế. 

 

       Chiếc áo dài tím ngồi cùng hắn một quán bên đường Lê Lợi kể về những ngày hắn đi vắng Huế. Có chút ǵ đó thật không rơ ràng trong ngần ấy năm, vừa là nỗi ấm ức chờ đợi vừa là sự sợ hăi khi điều chờ đợi đến. Hạnh phúc đâu chỉ có nỗi nhớ và nếu khoảng cách làm nổi nhớ lao vào nhau th́ liệu hắn có đủ băn lĩnh để đối diện phía bên kia sự thật của hạnh phúc hay không? Nàng đang huyên thuyên bỗng dưng im bặt khi hắn nói ngày mai hắn phải rời Huế. Nhận ra ly bia Huda trở nên đắng ngắt v́ câu nói vô duyên của ḿnh, hắn lúng túng nh́n nàng. Rất lâu nàng bảo”: Về thôi anh!” 

 

       Ừm về thôi. Phía bên kia sông, đứa con 6 tuổi đang đợi mẹ về. Nó muốn mẹ về nhà một ḿnh. 

 

  Phía bên kia đă quá nửa đêm, lại lần nữa không hắn.

 

 

 

 

 

  

 

Nguyễn Quang Lộc

 

7/2010

 

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Nguyễn Quang Lộc           |                 www.ninh-hoa.com