Trang Thơ và Truyện của Nguyễn Quang Lộc                |                 www.ninh-hoa.com

Nguyễn Quang Lộc

Cựu Học sinh cấp 1 Trường Trung Học
Ninh Ḥa 2 (Trần B́nh Trọng), cấp 2 Trường Ninh Ḥa 1 (Trường Tàu) và trường Chuyên của Huyện (trường Thiên Ân), cấp 3 Trường Nguyễn Trăi.

 

Hiện tại đang làm việc tại Sàig̣n, lĩnh vực du lịch.

 

 

 

 

 

 

Câu Chuyện Thứ Nhất:
 

Ngôn Ngữ "Q Tay"
Body Language

N
guyễn Quang Lộc

 

  

 

         Tôi công tác tại một công ty du lịch lữ hành. Theo thầy tiến sĩ Huỳnh Quốc Thắng, định nghĩa du lịch của ngành lữ hành: du = đi đây đi đó, lịch = lịch trình. Điều đó hoàn toàn chính xác nếu bạn mua sản phẩm của một công ty du lịch. Giả sử bây giờ bạn bỏ tiền tự đi đây đi đó mà không theo một lịch trình nào, trường hợp này người ta gọi là đi ..bụi.

 

         Từ thập niên 90, Việt Nam bắt đầu chính sách mở cửa, đặc biệt khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận, du khách nước ngoài đến với Việt Nam nhiều hơn. Ngành du lịch theo đó có những phát triển vượt bậc đến độ người ta thay đổi hẳn quan điểm: “dịch vụ” thành” kinh tế mũi nhọn”. Phải nói thẳng ra rằng, ngôn ngữ của các chuyên gia quản lý vô cùng cao siêu và bóng bẩy, đôi khi họ ví von mà chẳng nghĩ ngợi gì, tỷ dụ như:” du lịch là ngành công nghiệp không khói”. Nói thế khác nào bạn đi du lịch bằng tàu, xe, máy bay sử dụng..nước lả và hàng ngàn tấn rác du lịch thải ra mỗi năm được xử lý bằng …tia la-de. Chưa kể chuyện sang rừng lấn biển để xây dựng cơ sở hạ tầng bởi mấy ai lên rừng chỉ ngắm ..khỉ và xuống biển…tắm tiên.

 

         Hồi tôi còn đi học ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm, mùa hè rảnh rỗi, tôi thường kiếm một chân phục vụ nhà hàng hay đăng ký mấy văn phòng du lịch tìm một tour đi hướng dẫn. Làm bồi bàn, bạn cần thuộc tên món ăn trên thực đơn và vài động từ nấu nướng cơ bản: steamed = hấp, grilled = nướng, fried = chiên, xào. Làm hướng dẫn khó hơn. Bí kiếp chính là cuốn cẩm nang du lịch của Lonely Planet mà thực ra, khách Tây ai cũng thủ sẵn một cuốn. Hay hoặc dở chính là cách” quăng lựu đạn” cho những chuyện không ghi trong sách, nếu lỡ gặp vấn đề quá bí, chiêu cuối cùng là xài ngôn ngữ ”tay quơ”(body language), rồi mạnh ai nấy hiểu. Nhiều khi, “quơ tay” loạn xạ rồi cuối cùng cười phá lên vì chính mình còn chưa hiểu mình muốn giải thích gì.

 

         Lần đó, tôi nhận được một suất đi hướng dẫn cho 5 người khách “Tây ba lô” ra miền Trung. Hình dung về Tây ba lô sau này nghe có vẻ “bèo nhèo”, có lẽ do nhan nhản khắp mọi thành phố du lịch Việt Nam, mọc lên các khu trọ dành riêng cho Tây ba lô. Sàig̣n: Đề Thám, Phạm Ngũ Lão. Nha Trang: Biệt Thư, Hùng Vương. Đà Lạt: Bùi Thị Xuân v.v. Hễ thấy một ông Tây vác cái ba lô to đùng đi lang thang trên phố trong bộ đồ bụi bặm, cứ chắc mẩm Tây ba lô, du lịch giá rẻ. Ngày xưa, không phải Tây nào vác ba lô cũng bèo nhèo. Một phần, do các công ty du lịch lữ hành đều thuộc nhà nước, giá tour trên trời dưới đất. Một phần sản phẩm tour du lịch chưa được quảng bá, phần nữa là do truyền miệng. Đến Việt Nam, chắc ăn nhất là cầm cuốn sách cẩm nang du lịch, chuyện còn lại: đi rồi sẽ biết.

 

         5 người khách, 3 nữ 2 nam thêm tôi nữa là 6 người đi trên 3 chiếc Minsk xuất phát từ Nhatrang lúc 6.30 sáng. Chuyến đi dự kiến một tuần xuyên qua các thắng cảnh: Đại Lảnh, Đèo Cả, Ghềnh Đá Dĩa, Quy Nhơn, Mỹ Lai (Sơn Tịnh), Hội An, Đà Nẵng cuối cùng đến Huế và quay trở về. Công tác phí của tôi là $10/ngày, văn phòng lấy của khách $15/ngày. Ăn, uống, ngủ: khách lo. Chuyến đi có khá nhiều kỉ niệm và chi tiết làm tôi nhớ mãi là câu chuyện về cô phục vụ quán café ở Hảo Sơn, một địa danh thuộc tỉnh Phú Yên. Sau chặng đường dài mệt mỏi, cả đoàn quyết định ghé quán nước nghỉ ngơi và đi rest room. Tôi nhanh chân đi kiếm toilet, quên mất chuyện để lại 5 vị khách cùng cô phục vụ không biết tiếng Anh sử dụng ngôn ngữ “tay quơ”. Tình huống chẳng có gì đặc biệt, khách yêu cầu được uống café. Nói “coffee” thì ai cũng hiểu nhưng để hỏi khách muốn uống café sữa hay café đen thì cô phục vụ bó gối. Trong lúc bí, cô phục vụ nhớ ra mình mặc chiếc áo Pull màu trắng và chiếc quần Jean màu xanh đen, thế là cô chỉ vào ngực mình và chỉ xuống chiếc quần:” You !Coffee đây or coffee đây”. Thiệt tình, khách cũng bó gối, đang lúc xí xô xí xào thì tôi đi ra, họ kéo ngay tôi lại: “ Hình như cô này chào mời cái gì liên quan đến sex” (Does she mean something about sex?). Tôi hỏi lại cô phục vụ mới hay, cô ám chỉ chiếc áo trắng là “café sữa” và chiếc quần là “café đen”, tôi ngây thơ dịch lại cho họ hiểu:” ở trên là café sữa và ở dưới là café đen”. Cả đám ồ lên và chỉ ngay vào ngực cô ấy:” Yes, get me a coffee right here, please”

 

Tôi ngã lăn quay, tự hỏi:” sữa ở đâu đủ cho cô ấy pha năm ly café”.

 

 

 

 

Nguyễn Quang Lộc

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Nguyễn Quang Lộc           |                 www.ninh-hoa.com