Trang Thơ và Truyện của Nguyễn Ngọc Uẩn              |                 www.ninh-hoa.com

NGUYỄN NGỌC UẨN

* Cựu học sinh
Trung học Ninh Ḥa
niên khóa 1965 - 1971


 
Hiện cư ngụ tại
Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

Y TÁ NGÀY XƯA

 

Nguyễn Ngọc Uẩn

 

 

(Bài đă được đăng trong Tuyển tập MIỀN NHỚ)

 

Nói đến Dục Mỹ mọi người hầu hết đều nghĩ rằng tại đấy chỉ có 3 Trung tâm Huấn luyện là Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn, Trung tâm Huấn luyện Biệt Động Quân và Trung tâm Huấn luyện Pháo Binh mà thôi. Rất ít người biết có một Trung tâm Huấn luyện Địa Phương Quân và Nghĩa Quân Dục Mỹ đă từng tồn tại.

Trung tâm Huấn luyện Địa Phương Quân và Nghĩa Quân Dục Mỹ được thành lập khoảng gần cuối năm 1966 đến đầu năm 1967 và sau một vài năm được chuyển về gần phi trường Liên Khương Đà Lạt, trở thành Trung tâm Huấn luyện Địa Phương Quân và Nghĩa Quân Liên Khương. Trước đó nữa th́ có Trung tâm Huấn luyện Địa Phương Quân và Nghĩa Quân Vạn Kiếp. 

 Lúc ấy vị trí Trung tâm Huấn luyện này nằm sát mặt tiền của Quốc lộ 21, giữa Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn và Đội Kiều lộ Quốc lộ 21 Khánh Ḥa. Phía sau lưng và theo hướng Đông Tây là sân bay L19, thường xuyên có từ một đến hai chiếc L19 hoặc L20 đậu ở đây. Đường băng này khi cần thiết có thể lót thêm tấm nhôm và rải bột chống cháy làm băi đáp cho “Vua vận tải bầu trời là C123 và C130” hạ, cất cánh an toàn. Trước 30-04-1975 một Lữ đoàn Nhảy dù đă được chuyển đến đây để hành quân lên Khánh Dương M’Drak tiến về Ban Mê Thuột bằng C123 và C130 tại đó. 

 Tôi c̣n nhớ rất rơ v́ lúc ấy tôi đă phải đến đấy gọi ba tôi về nhà cấp cứu đứa em trai thứ sáu bị bệnh dịch tả. Năm ấy nạn dịch tả trong làng đă cướp đi mạng sống của 2 hoặc 3 em thiếu niên nhi đồng trước khi tôi đi gọi ba về. Ba tôi đă kịp thời giành lại mạng sống của em tôi và một cháu tên Thảo, con của Đức Lượng garage trước sân vận động Ninh Ḥa, nay là nhà văn hoá Ninh Ḥa. Chú Phan Văn Cuộc người Bắc, là Hạ sĩ nhất lái xe hồng thập tự dưới quyền ba tôi (Lúc ấy ba tôi vừa lên Thượng sĩ nhất Y TÁ TRƯỞNG của Trung tâm Huấn luyện Địa Phương Quân và Nghĩa Quân này). Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện lúc ấy là cố Thiếu tá Phùng Dần, nhà ở góc ngă ba đường lên quán chè chuối Phong Ấp nổi tiếng ngày xưa…  

Vài tháng sau có một Thiếu uư tên Sỹ là sĩ quan trợ Y về thay chức vụ này và ba tôi làm phó. Ba tôi tốt nghiệp khoá I Cao đẳng Y tế Huế tại bệnh viện Trung Ương Huế (1953~1955) theo cách gọi trong các h́nh chụp và bằng cấp nay đă bị tịch thu khi tôi đi tù trại 6 Lam Sơn.

 

Chứng chỉ Y Tá ngày xưa của ba tôi
do Bs Lê Khắc Quyến kư năm 1960

Cùng tốt nghiệp khoá này c̣n có cố Thượng sĩ Chương người gốc B́nh Định, bị Việt Cộng bắn chết trước đồn GI đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968 và Thượng sĩ Chiêu nay là tu sĩ chùa Phước Lễ ở Chấp Lễ, Ninh Thân, Ninh Ḥa với pháp danh Nguyên Hồi vẫn c̣n đang tu tập. 

 Năm ấy tôi không nhớ rơ lắm về cột mốc thời gian, các xă Ninh Thân, Ninh Thượng chưa có phương tiện đi lại như bây giờ. Tại Ninh Thượng hầu như mỗi tuần chỉ có một chuyến xe ngựa duy nhất xuất phát từ thôn Đồng Hương, xă Ninh Thượng để đi chợ Ninh Ḥa. Ông dượng rể chồng cô năm của tôi tên Quợt vừa là chủ xe vừa là “tài xế”.

Do cầu Cây Sao bắc qua con sông vừa sâu vừa hẹp bị mục tấm ván lót, ngựa rủi ro rớt chân vào chỗ mục và xe bị lật. Đương nhiên nhiều người trải một phen hú vía. Có mấy người bị thương nhưng hầu hết trầy xước nhẹ, người bị thương nặng nhất tên là cô Lem, mẹ của hai anh Đỗ Chương và Đỗ Độ (cựu phi công L19, trước là học sinh trường Trần B́nh Trọng niên khoá 63-70). Anh Chương (tên ở nhà là Tŕnh) trực thuộc Duyên đoàn 25 phụ trách từ Đông Hải/Ḥn Khói đến Vũng Rô (nay thuộc Phú Yên) hay ǵ đó lâu rồi nên quên, dù tôi vẫn c̣n nhớ Thiếu tá Hải, Duyên đoàn trưởng của anh ở Ḥn khói là người rất tốt với thuộc cấp của ḿnh và với mọi người xung quanh. Rất may cho nạn nhân, là ai đó đă chỉ giùm do biết ba tôi vừa nghỉ phép tại nhà, nên cô Lem đă được 4, 5 người thay phiên nhau cáng trên vơng khiêng đến cho ba tôi cứu giúp.

Với khả năng của một y tá quân đội kinh nghiệm nhiều năm chiến trường th́ việc cầm máu, vệ sinh vết thương băng bó… khỏi phải bàn ở đây; chỉ nói điều quan trọng nhất là hôm ấy cô Lem đă mất rất nhiều máu do các vết thương có độ dài và sâu ở các vị trí nguy hiểm: bắp thịt vai, bắp vế chân… nên ba tôi đă phải khâu nhiều mũi mà không phải dùng đến thuốc gây mê. Chờ cô Lem hồi sức và tỉnh táo, ngoài thuốc cầm máu đă được chích, ba tôi đă chích thêm mũi đề pḥng phong đ̣n gánh/uốn ván. Khi chuyển đến bệnh viện Ninh Ḥa, ba tôi đă không quên ghi tờ giấy gửi kèm chi tiết sơ cấp cứu đă làm. Người Y sỹ đọc xong đă thốt lên: “Bệnh nhân thật may mắn v́ đă gặp đúng người bạn đồng nghiệp của tôi. Anh ấy có chuyên môn cao, đă lấy chứng chỉ phẫu thuật tại bệnh viên Trung Ương Huế do Bác sĩ Đại uư Vũ Công Duệ tốt nghiệp ở Pháp về cấp”. Thời ấy bệnh viện Ninh Ḥa chưa có Bác sĩ mà chỉ có Y sĩ trưởng bệnh viện là bác Hồ Đăng Đệ gốc người Tu Bông.

Biết bao nhiêu người đă được bác Đệ cứu sống, có ai c̣n nhớ vị Y sĩ trắng trẻo đẹp trai, đeo kính trắng nh́n rất trí thức này không? 

 Qua thời gian ngắn chăm sóc và các vết thương đă lành hẳn, vài tháng sau nhân dịp Tết, người nhà cô Lem và cô đích thân mang rất nhiều quà đến nhà tôi để biếu. Nhà tôi lúc đó nghèo lắm: nhà tranh vách đất đêm đêm không cần ra ngoài vẫn được ngắm ngàn sao, nên đến bây giờ những lúc vui tôi hay nhắc mẹ ḿnh: “Khách sạn ngày nay 5 sao đă tưởng rằng sang, nhà ḿnh ngày xưa ngàn vạn sao mà có ai biết đâu?”. Tôi hay tiếu lâm để mẹ già vui sống bền lâu với con cháu. Quả vậy, những lần nhắc chuyện xưa th́ mẹ già năm nay đă gần 90 vẫn c̣n nhớ rơ và móm mém cười vui.

Tôi c̣n nhớ như in các món quà gồm có:

-              2 cặp vịt mập ú ù

-              Một con gà trống thiến cũng rất mập

-              20 trứng gà

-              Khoảng 12 kư nếp mới trắng và thơm phức (chừng 2 giạ nhà quê)

-              10 quả cam.

 Tất cả đều xếp vô 2 đầu thúng mà gánh.

 Ba mẹ tôi, dù cô Lem và gia đ́nh năn nỉ cỡ nào, cuối cùng cũng chỉ nhận đúng 10 quả cam. Ông nói với cô Lem: “Thưa chị, nghề Y là để cứu người, gặp người khác em cũng phải làm vậy. Em đă giúp chị là do các Bác sĩ thầy của em ở trường tại bệnh viện Trung Ương Huế đă bắt buộc học thuộc lời thề của Thánh Tổ Tây Y là ngài HYPOCRATES. Nếu chị bắt em làm trái lời thề th́ cuộc đời em sẽ chẳng ra ǵ.”

 Ông c̣n nói thêm: “Em đi làm có lương, trước đây vợ con rất khổ v́ em phải trang trải việc học và xa nhà, nay dù c̣n nghèo nhưng các thứ này chị nên đem ra chợ đổi lấy áo quần mới trong ba ngày Tết cho các cháu, coi như em đă nhận và chuyển thành quà Tết cho các cháu. Em đă nhận tấm ḷng của chị rồi đó. Làm nghề này cứ thấy bệnh nhân khỏe mạnh là em vui rồi chị ơi!”. 

 V́ cả nể ba tôi đă phải nhận đúng 10 quả cam cho gia đ́nh cô Lem vui. Năm đó là năm mà ba tôi vui nhất v́ được ăn Tết bên vợ con, và niềm vui nhân đôi v́ vừa cứu được người làng (trước đó gia đ́nh cô Lem ngụ cách nhà nội tôi chỉ một đám ruộng ở làng Đại Tập, gọi là nhà bà xă Bảy: nhà duy nhất trong làng có cây nhăn lâu năm trái rất sai và rất ngọt). 

 Sau 30-4-1975 v́ đói khổ không đủ gạo ăn nên sau khi tôi ở tù về, hai cha con lên rừng đào củ mài, củ nần và phát rừng trồng bắp, trồng khoai, gieo đậu để chống đói… Ba tôi đă chết v́ bệnh sốt rét ác tính tại bệnh viện Nha Trang năm 1976, hưởng dương 44 tuổi (1932~1976). Lúc ấy Bác sĩ Trần Lâm Cao ôm ba tôi và khóc lóc, tức tối tại sao không có đủ thuốc để cứu ba tôi chứ không phải v́ kém chuyên môn. Bác Cao vừa thương tiếc cho một đồng nghiệp ra đi quá sớm mà cũng là anh em bạn thông gia (Bs Cao là anh vợ Bs Nguyễn Ngọc Trân và bà nội tôi là chị ruột của mẹ Bs Trân).  

 Trong tang lễ tôi đă đọc lời điếu văn và có trách móc trời cao sao nỡ để ba tôi ra đi quá sớm, để lại người vợ ốm yếu v́ vừa bị mổ trước đó chưa được một năm, một lũ con thơ non dại trong đó có hai đứa chưa đủ tuổi đến trường: “Ôi cuộc đời làm nghề Y mấy mươi năm ba đă cứu không biết bao người, nay chỉ ḿnh ba thôi sao các bác sĩ không ai cứu được… Trời cao có mắt hay không??? !!!”  

 Bây giờ đă trưởng thành tôi không c̣n dám trách trời cao nhưng nghĩ lại nguyên nhân sâu xa cái chết của ba tôi, tôi cảm thấy rất đau buồn: Thuốc đầy trong kho bệnh viện sao nỡ để ba tôi chết v́ thiếu thuốc! Ai có thể trả lời cho tôi, một người con mất cha trong cảnh ngộ đau ḷng ấy?! 

 Viết bài này để tưởng nhớ ba tôi, một người Y TÁ NGÀY XƯA đă luôn cố gắng làm tṛn bổn phận của ḿnh dù hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Và cũng để các bác sĩ, y sĩ trẻ họ Nguyễn xuất thân làng Đại Tập hăy gắng giữ trọn lời thề Hypocrates.

 

 

 

 

 

Nguyễn Ngọc Uẩn

Oct 29,2019

 

 

 

 

 

Trang Thơ và Truyện của Nguyễn Ngọc Uẩn                 |                 www.ninh-hoa.com