Nhớ
Dốc
Lết ...!

(Tặng các bạn lớp tôi - PTTH Nguyễn Trăi
niên khóa 1992-1995)
Là
người Ninh Ḥa, không ai không biết đến Dốc Lết. Tuy nhiên, mỗi người có
những suy nghĩ, cảm nhận khác nhau về nơi này. Có người nghĩ về Dốc Lết
như một chốn thiêng liêng bởi đó là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi họ đă được
sinh ra và lớn lên; có người Dốc Lết chỉ là một điểm du lịch của hành
tŕnh đến với miền trung thân yêu, có người hễ cứ nhắc đến Dốc Lết lại …
buồn v́ đó là nơi giữ bao kỷ niệm đau thương, mất mát, chia ĺa; hay có
người nói đến Dốc Lết th́ mắt đă sáng ngời hạnh phúc bởi nơi đó t́nh yêu
và hạnh phúc của họ đă bắt đầu; cũng có người Dốc Lết " chỉ là nơi đất ở
" nhưng ở một phương trời xa nào đó họ lại không thể nào quên được, nói
như Chế Lan Viên trong " Tiếng hát con tàu”:
"Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn"
Riêng
tôi, nói đến Dốc Lết là nói đến những kỷ niệm của “thuở c̣n thơ ngày hai
buổi cắp sách đến trường”; thuở mà tất cả thành viên 10C1, 11B1 rồi 12A1
như trong một đại gia đ́nh; thuở mà tôi cùng với nhóm Tứ Nương (Nhàn,
Nghĩa, Uyên, Vy) “quậy” hết chỗ nói. Tinh nghịch nhưng đáng yêu. T́nh bạn
của chúng tôi ngày ấy thật trong sáng, vô tư và trên hết là sự đoàn kết,
thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau không toan tính thiệt hơn, không nề hà, vị kỷ.
Thị
trấn Ninh Ḥa chỉ có một trường cấp ba công lập Nguyễn Trăi (là trường Đức
Linh cũ ngày xưa), nên tất cả học sinh toàn huyện sau khi tốt nghiệp Phổ
thông cơ sở (hết lớp 9) đều mong muốn thi đậu vô trường Nguyễn Trăi để
tiếp tục thời áo trắng. Tôi may mắn được đậu vô lớp 10C1 của trường Nguyễn
Trăi. Chủ nhiệm lớp tôi lúc đó là cô Lê Thị Ngọc Hà. Cô là người Nha Trang,
nhưng chẳng biết v́ yêu Ninh Ḥa hay v́ duyên nợ mà cô đă gắn bó với vùng
đất này trong một khoảng thời gian khá dài, hơn 10 năm. Cô là giáo viên
chủ nhiệm lớp tôi và kiêm luôn môn toán. Cô là người có kiến thức uyên
thâm, sâu rộng trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là môn toán. Nhờ học với cô mà
chúng tôi rất vững vàng và tự tin trong môn học này. Không điêu ngoa, chứ
tụi tôi không hề thua những học sinh trường chuyên tỉnh hay thành phố.
Ngày
đó tôi sợ cô lắm, cô rất xinh đẹp nhưng “dữ” hơn “sư tử Hà Đông”. Cô đi
dạy lúc nào cũng mang theo cây thước kẻ bằng gỗ dài, để vẽ h́nh học, và để
đánh phạt chúng tôi nếu ai đó không chịu hay chưa kịp làm bài tập về nhà.
Mà bài tập về nhà th́ đâu phải là ít. Chúng tôi phải làm tất cả những bài
tập trong sách giáo khoa, sách bài tập toán và làm thêm bài cô giao nữa.
Ngày đó từ trai đến gái, quậy đâu không biết nhưng cứ đến giờ của cô là
đứa nào đứa nấy im thin thít, mặt tái xanh. Chẳng biết cô có học qua khóa
coi tướng không, mà cứ hễ ai đó trong chúng tôi chưa làm bài tập là y như
rằng ngày hôm đó bị cô gọi lên bảng. Đă không biết bao nhiêu lần chúng tôi
khóc tức tưởi v́ cái khó tính của cô. C̣n tôi th́ cứ mong sao cho thời
gian qua nhanh để không học toán với cô nữa.
Đấy
là chuyện học hành, c̣n chuyện thể thao, âm nhạc, văn chương, khiêu vũ,
nói chung là hoạt động ngoại khóa th́ sao nhỉ? V́ một t́nh yêu dang dở, mà
cô quyết ở vậy, mặc dù đối với tôi, cô đẹp lắm. Hàng tuần, ngoài giờ học,
cô chỉ chúng tôi khiêu vũ. Cô khuyến khích chúng tôi chơi thế thao, đặc
biệt là cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền. Cô là một trong những cây vợt bất
khả chiến bại của trường Nguyễn Trăi lúc đó. Cô cũng là huấn luyện viên
bóng chuyền của đội bóng lớp tôi. Hàng năm trường Nguyễn Trăi đều tổ chức
thi đấu bóng chuyền trong toàn trường. Đội bóng chuyền của các khối lớp
thi đấu bảng với nhau, sau đó vào chung kết để t́m đội vô địch. Cứ hễ vào
mùa đá banh hay thi đấu bóng chuyền là chúng tôi hào hứng lắm. Ngoài giờ
học, con trai trong lớp tôi th́ đi tập bóng chuyền hoặc đi thi đấu, c̣n
con gái th́ đi cổ vũ. Cô Hà bao giờ cũng là cổ động viên nhiệt t́nh nhất,
hăng hái nhất. Đội bóng các lớp sợ đội bóng lớp tôi lắm bởi lớp tôi có một
“huấn luyện viên tuyệt vời” và một cổ động viên đầy nhiệt huyết và rất mực
trung thành.
Theo
lệ thường, trường Nguyễn Trăi tổ chức cắm trại mỗi ba năm một lần, có
nghĩa là thế nào trong ba năm trung học, không biết rơi vào năm lớp nào,
nhưng chúng tôi đều được ít nhất một lần tham gia hội trại. Khóa chúng tôi,
hội trại rơi vào năm lớp 11 và tuyệt vời hơn cả là hội trại được tổ chức ở
băi biển Dốc Lết. Chúng tôi may mắn. Từ cả tuần trước, giáo viên chủ nhiệm
lớp tôi đă phân công công việc cho từng tổ. Ai có bạt mang bạt, ai có lều
mang lều, ai có tre mang tre, ai có ǵ đóng góp nấy. Riêng tôi, chẳng có
ǵ để mang theo nên tôi xung phong làm “chị nuôi”. Tôi mê nấu ăn từ nhỏ
nhưng quả thật tôi không h́nh dung được việc nấu ăn phục vụ cùng lúc
khoảng gần 50 con người, nhất là phải nấu ngoài trời và biển với gió lồng
lộng th́ không phải là dễ.
Ôi
chu choa, giờ nhắc lại tôi c̣n thấy mắc cỡ. Các bạn tôi xúm lại, đứa nhóm
lửa, đứa quạt, đứa vo gạo, đứa chẻ củi, đứa che gió. Vậy mà cuối cùng tôi
đă đăi mọi người bữa cơm sống ăn với canh nhạt, c̣n thịt kho th́ mặn chát.
Tôi chỉ tiếc v́ từ đó đến giờ tôi chẳng có dịp nào để lại được nấu đăi các
bạn tôi một bữa ngon để tạ lỗi mặc dù bây giờ tài nấu nướng của tôi cũng
không đến nỗi nào tệ lắm. Cơm sống là thế nhưng ai nấy đều ăn uống ngon
lành. Tôi biết các bạn thương tôi, nhưng cũng một phần do đói quá. “Của
không ngon, đông con cũng hết”. Sau bữa cơm tối ấn tượng ấy,
chúng tôi kéo nhau ra băi biển chơi tṛ chơi, đàn hát tới khuya. Vui nhất
là tṛ u mọi, và kéo co. Chúng tôi hăng say đến độ không c̣n phân biệt nam
hay nữ, trai hay gái. Cứ thế mà “nhảy xổ, ôm đại”, v́ đội nào cũng muốn
thắng. Nếu thầy cô không nhắc nhở chắc chẳng ai chịu về ngủ. V́ lần đầu
tiên xa nhà mà, chúng tôi muốn tận hưởng cái cảm giác tự do. Tôi nghĩ
không có lớp nào lại có được cái t́nh bạn thắm thiết như lớp tôi.
Hai
ngày cắm trại ở Dốc Lết, chúng tôi được tận mắt chứng kiến cảnh hoàng hôn,
cảnh b́nh minh trên biển, cảnh những đoàn thuyền đánh cá về đến bến khi
trời vừa hửng sáng, những ngư dân với gương mặt sạm nắng khắc khổ sau một
đêm lao động nhọc mệt v.v.và v.v. Chúng tôi hát cho biển nghe và được nghe
biển hát. Chơi đùa, tắm biển chán chê, mỗi người tự t́m chỗ ngủ. Riêng tôi
lại muốn ở lại một ḿnh thêm chút nữa với biển để … làm ǵ cũng chẳng biết.
Nhưng quả thật, trước mênh mông biển lớn, tôi thấy ḿnh nhỏ nhoi.
Đó là chuyện của ngày xưa, cái thuở mà biển Dốc Lết c̣n được tự do chứ
không phải là “biển tù”
như bây giờ. Tôi gọi là “biển tù”
theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng của nó. Chẳng hiểu từ bao giờ, biển Dốc
Lết bị rào chắn hết trơn như bị “tù”.
Là
người Ninh Ḥa nhưng chúng ta không c̣n được phép tắm biển tự do như thưở
trước. Muốn tắm biển phải mua vé vào cổng với cái giá cắt cổ, gần bằng
lương một ngày lao động của người dân nghèo quê ḿnh. Bây giờ th́ tôi hiểu
v́ sao các cụ hay nói “rừng vàng, biển bạc”.
V́ người ta sẽ rào rừng, rào biển lại, ai muốn đến với biển, với rừng th́
mua vé vào cổng. Thế là … có tiền, mà hễ có tiền th́ sẽ lấy tiền đó mua
vàng, mua bạc. Rất chí lư và logic.
Tôi
chưa thấy cái xứ sở nào vô lư và kỳ lạ như quê ḿnh. Biển là món quà thiên
nhiên ban tặng cho tất cả nhân loại, là may mắn chung của nước Việt Nam.
Vậy mà chính quyền địa phương nỡ cướp đi cái món quà chung ấy để làm lợi
riêng cho ḿnh. Tôi thấy thật đau ḷng. Càng ngày Ninh Ḥa cành nhiều tệ
nạn xă hội. Nhưng có ai đó trong ban lănh đạo “buồn buồn” tự hỏi v́ sao???
Tôi
thấy thương cho giới trẻ Ninh Ḥa bây giờ quá! Các em không có một thư
viện, một công viên cho ra tṛ ra trống, một nhà sinh hoạt chung hay đơn
giản chỉ là mỗi sớm mai thức dậy, chạy ra Dốc Lết tắm biển th́ giờ cũng đă
là cái ǵ đó xa vời. Lấy ví dụ đơn giản, Campuchia là nước nghèo hơn ḿnh
đến cả trăm lần, nhưng bất cứ người nào nói được tiếng Campuchia th́ không
phải mua vé, trả phí tham quan cho bất cứ chùa chiền, đền thờ, danh lam
thắng cảnh nào. Nơi đây, người ta quan niệm cứ hễ “đen đen” và nói được
tiếng Campuchia là người Campuchia, chứ người ta không hỏi đến thẻ căn
cước hay giấy tờ tùy thân.
Vậy
đấy, nghèo như Campuchia mà c̣n biết thương dân và khuyến khích dân họ
tham quan, du lịch, thưởng thức cuộc sống. Tự nhiên tôi thấy uất ức v́ có
cảm giác dân ḿnh thiệt tḥi quá! Bán vé cho khách du lịch đă đành, tại
sao ḿnh là người địa phương Ninh Ḥa mà cũng phải mua vé khi muốn tắm
biển Dốc Lết ??? Chưa kể những gia đ́nh nghèo có người thân đau bệnh cần
chữa trị bằng nước biển th́ lấy đâu ra tiền mà trả tiền vé vào cổng mỗi
ngày ???
Cũng
như Giang Nam, tôi không những “yêu quê hương
qua từng trang sách nhỏ” mà hơn thế nữa, tôi c̣n yêu quê hương với
Dốc Lết và tất cả những gương mặt thân thương của bạn bè tôi, những người
đă từng giúp đỡ, chia xẻ, động viên và thương yêu tôi trong suốt ba năm
thời trung học. Tuy nhiên, Dốc Lết giờ đây chỉ c̣n là hoài niệm. Tôi nhớ
măi một Dốc Lết ngày xưa, một Dốc Lết “không rào chắn” nơi mà tôi và các
bạn tôi được tự do bơi lội, nô đùa.
Siem Reap, 19/05/2009
Lâm
Thanh
Nhàn

Vườn Hoa Văn Học Nghệ Thuật của Lâm Thanh Nhàn
www.ninh-hoa.com