trang nhà www.ninh-hoa.com   |   trang Thơ & Truyện Nguyễn Đ́nh Đại Lộc


Nguyễn Đ́nh Đại Lộc

    Làm rể xóm Rượu,
  Ninh Ḥa từ năm 1997.
     Hiện sinh sống tại
    Minnesota, Hoa Kỳ

 

Truyện/Biên Khảo

 

  Cảm Tưởng Về
      Ninh-HoaDOTcom

  Áp Dụng Thuyết Tṛ
      Chơi
Vào Đời Sống
 
Albert Einstein 
 

 
 

 


 

       

Áp  Dng  Thuyết Tṛ  Chơi  Vào  Đời  Sng
Nguyễn Đ́nh Đại Lộc

 

Cuối thập niên 1940, nhà toán học John von Neumann và nhà kinh tế học Oscar Morgenstern đă ấn hành thuyết tṛ chơi (Game Theory). Vào năm 1994, John Nash cùng với John C. Harsanyi và Reinhart Selten đă đoạt giải Nô-ben cho sự đóng góp vĩ đại của họ trong việc hoàn mỹ cái thuyết này. John Nash, đặc biệt hơn, với bốn bài viết trong thời đoạn ngắn ngủi (1950-1953) tóm lược bốn thuyết về điểm cân bằng trong tṛ chơi với nhiều đấu thủ, thuyết cộng tác, thuyết mặc cả và thuyết cộng tác giữa 2 người trong cuộc.

Thuyết tṛ chơi, thật ra, là sản phẩm cộng tác của rất nhiều thành viên chạy dài theo tiến tŕnh phát triển của lịch sử nhân loại. Theo Giáo Sư Paul Walker, giảng dạy tại trường đại học Canterbury của Tân Tây Lan, thuyết này đă được áp dụng từ thế kỷ thứ nhất ở xứ Ba-Bi-Lông trong việc lập luật; thuyết này đă được áp dụng để chia gia tài cho các góa phụ của những đại phú gia.

Thuyết này, tuy không được ứng dụng rộng răi trong kinh tế hiện đại của những cường quốc văn minh, nhưng vẫn c̣n ảnh hưởng lớn trong kinh tế học, chính trị học, xă hội học và tâm lư học.

Cách đây vài năm, phim “The Beautiful Mind” ra đời nói về cuộc đời của John Nash cùng với sự hoàn thiện của thuyết tṛ chơi được khai triển ở rất nhiều cảnh trong phim.

Thuyết này có thể áp dụng trong nhiều trường hợp trong đời sống hằng ngày ḥng đem lại hiệu quả tối ưu để giải quyết những mâu thuẫn giữa các cá thể đơn lẻ, giữa cá thể và tập hợp các cá thể, cũng như giữa tập hợp các cá thể với nhau. Thuyết tṛ chơi coi tất cả là một cuộc chơi, mà mỗi cá thể hoặc tập hợp cá thể đều muốn giành lợi thế một cách thông minh. Nó vạch ra các chiến lược, đồng thời chỉ ra các giới hạn về toán học, cho phép một thành viên nào đó có quyết định tốt nhất. Thuyết này cung cấp cho chúng ta các công cụ toán học để hiểu được các chiến lược tối đa hóa lợi ích của các thành viên có thể sử dụng khi chúng lựa chọn quyết định. Nó gần như mô h́nh hóa tiến tŕnh đưa ra lựa chọn của con người.

Một ví dụ điển h́nh để giải thích thuyết tṛ chơi là t́nh thế lưỡng nan của những tù nhân. A và B là nghi can trong một vụ áp phe phạm pháp bị điều tra riêng biệt. Khi không có đủ bằng chứng để ghép tội th́ thuyết tṛ chơi này là phương pháp hữu hiệu. Những t́nh huống được đưa ra như sau:

  1. Nếu như cả hai không nhận tội, A và B mỗi người bị giam 2 năm,

  2. Nếu A nhận tội, trong khi B không nhận; A sẽ nhận chỉ có 1 năm tù, c̣n B sẽ bị 10 năm,

  3. Nếu cả hai đều nhận tội th́ mỗi can phạm sẽ bị 5 năm tù

A sẽ luận rằng:

  1. Nếu B nhận tội, A nên nhận tội luôn để lănh 5 năm thay v́ 10 năm nếu không nhận.

  2. Nếu B không nhận tội, A tốt hơn là nhận với án 1 năm thay v́ 2 năm nếu chối tội

V́ thế, dù B có nhận tội hay không, A tốt hơn là nên nhận tội để lănh án nhẹ hơn. B cũng lư giăi như vậy, tốt hơn là B nên nhận tội. Rốt cuộc, cả hai can phạm đều lănh 5 năm tù thay v́ 2 năm.

Tuy thuyết tṛ chơi c̣n hạn hẹp ở một vài điều kiện, căn bản nó là một bài học hay cho trường đời. Chữ tín chính là điểm quan trọng tột cùng trong các mối quan hệ giao dịch ở bất cứ một mức độ nào. Ngôn từ, xưa, được các bậc trượng phu dùng để giao kết mối thâm t́nh; văn bản hợp thảo được sử dụng rất phổ biến đương thời; th́ cái tín chỉ là cái chi chi, dù rất nhiều cá nhân thấu đạt nhưng rốt cuộc âu cũng chỉ phụng sự cho cái tôi quá tầm thường.

Tôi có lần ngạc nhiên các đồng sự người Mỹ rằng: "tụi ḿnh tuy đại diện cho lớp “trí thức” nhưng thiếu đi cái cái khôn thường có khi không c̣n chánh niệm". Quả nhiên, cả bọn phải tán thán v́ đó là điều không thể bài bác được. Có ai trong chúng ta, trong các cuộc hội thảo hay tiệc tùng, dùng âm lượng lớn vừa đủ để bạn ḿnh hiểu được ngôn luận được đề cập? Đa số “phóng thanh” to hơn nhóm kề bên ḥng ga-răn-ty đối tượng nghe được. Những người khác trong cùng một pḥng đều mang cùng định tưởng, và họ sẽ nói to hơn "một tí", và…. họ chỉ hét lẫn nhau thôi.

Về kinh tế, thuyết này cũng được dùng để giải thích quan hệ hợp tác làm ăn của nhiều phe phái khác nhau. Các thành viên của OPEC (hiệp hội các nước xuất khẩu dầu hỏa) thường đi “đêm” để kiếm thêm chút đỉnh. V́ thế hội này cũng thường hội họp định kỳ để củng cố lại những hiệp ước đă định, cũng như chỉnh đốn những thành viên của hội. Về chính trị và ngoại giao, một trong những ví dụ mà nhiều học giả thích đề cập đến để giải thích tṛ chơi của một số chính trị gia trong thời gian gần đây là sự tuyên bố của chính phủ Bush trong việc rút lui hiệp ước tăng cường hệ thống chống tên lửa tầm xa (Anti Ballistic Missile Shield).

Sau đây là thí dụ rất căn bản dùng để giải thích những quan hệ trong nhiều lănh vực khác nhau trong cuộc sống: hai thương gia mở hai quầy dịch vụ giải khát ở một băi biển đông khách du lịch. Trong cách phân xử tự nhiên, thương gia A sẽ phục vụ khách ở nửa phần của băi biển, c̣n ông nọ ở nửa đầu kia. V́ tánh tham, mỗi ông đều nghĩ rằng nếu dời cơ sở dịch vụ một chút về phía kia th́ sẽ thêm được một ít doanh thu. Cả hai đều nghĩ như nhau, rốt cuộc, hai cơ sở dịch vụ phải nằm kề nhau. Chẳng ai có thêm một chút doanh thu nào, vả lại chi phí lại tăng thêm. Thực tế, tại sao những trạm bán xăng nằm gần nhau, những siêu thị thực phẩm cũng đều như vậy?

Trở lại “The Beautiful Mind”, có ai trong chúng ta thấy được cách xử sự tuyệt vời của John Nash để thoát ra khỏi cái thế “tiến thoái lưỡng nan”, vừa giúp chính bản thân ḿnh thoát nạn, vừa ḥa ḷng với bạn học và nhất là được ḷng phái "đẹp”. Ông đă rất thành công không những hoàn thiện Thuyết Tṛ Chơi giúp đời mà đă ḥa chính bản thân ḿnh trong cái thế giới tuyệt diệu của thuyết đó, để chứng tỏ rằng, trong tất cả mọi hoạt động, để thành công mỹ măn, chữ "Tín" và chữ "Nhẫn" nên để ở đầu.

Tṛ chơi tạm chấm dứt khi đôi bên thỏa măn ở mức tối ưu lợi ích cá nhân. Vị trí này được gọi là điểm cân bằng Nash (Nash Equilibrium). Nếu nh́n kỹ hơn, ở đời này không có cái bắt đầu cũng không có điểm kết thúc; nếu có, họa chăng chúng chỉ là một. Như vậy, mỗi cá nhân không nên trói buộc ḿnh vào những định kiến, những ư tưởng đương thời, cũng không nên hạn chế ḿnh ở những không gian và thời gian hạn hẹp. V́ như vậy chẳng khác ǵ rước khổ vào thân.

Người Việt ḿnh thường được dạy từ thuở ban sơ nào là chữ "Tín", chữ "Nhẫn", ḷng từ bi độ lượng, tâm luôn hướng thiện dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chính v́ mỗi cá nhân liên tục giữ được những đức tính nói trên, lợi ích vô biên sẽ được, không cá nhân nào bị thiệt tḥi, lợi ích tổng thể của toàn cộng đồng và xă hội sẽ được nâng cao đến mức tối ưu, Nash equilibrium không c̣n là một điểm nữa mà có thể là cả một chuổi cân bằng.

Một ví dụ rất căn bản không ai trong chúng ta không thấy được: đó là sự sân hận trong quan hệ nhân bản cùng với ḷng tham-sân-si ḥng chiếm lĩnh hoặc chiếm lướt quyền hạn hoặc quyền lợi. A "xúc phạm" B, dù cố ư hay không, b́nh thường B sẽ t́m cách chống cự hay trả thù, và sẽ dùng đ̣n mạnh hơn. Tiến tŕnh này sẽ luân hồi măi, có thể kéo dài một ngày cho đến một năm, hay chỉ một kiếp mà có thể cho đến vạn kiếp.

Mỗi cá nhân cũng nên ư thức được rằng mọi việc không tự đến, và không tự biến, nó có thể được giải thích đơn giản bằng quan hệ toán học: "Nhân" = "Quả". Nếu đủ điều kiện th́ sản phẩm sẽ thành đạt. Đầu bếp kinh nghiệm sẽ biết lửa củi, hàm lượng từng nguyên phẩm, và thời gian của từng áp dụng để tạo ra món ăn tuyệt hảo. Thiếu một tí cũng không thành như ước, dư một ít cũng không xong. Như vậy cái "dấu bằng" kia chính là "Duyên". Hữu duyên hay vô duyên đều cho ra đời một thành quả hợp với cái "Nhân Duyên" đó. Chúng ta thường nghe: "Ở hiền gặp lành", hay "Vỏ quít dày có móng tay nhọn".

Kết quả tối ưu mà từng thành viên trong cuộc chơi đạt được tùy thuộc vào cái đức và cái huệ họ đang có. Nếu không khéo xử sự, đôi bên đều bị thiệt hại. Nếu một thành viên trong một quần thể bị hại th́ tổng thể không thể được lợi một cách tối ưu (kinh tế học: Deadweight Loss). Thuyết tṛ chơi rất hạn hẹp ở chỗ nó chỉ vạch ra tâm lư của người trong cuộc và cách đối trị để đạt đến một mức cân bằng nào đó thôi; nó không vạch ra được biện pháp để biến cái điểm cân bằng Nash thành một chuỗi cân bằng, và càng không thể đề bạt phương cách để triệt tiêu luôn cái gọi là "đạt đến sự cân bằng" (đây là mục đích tối thượng để giải thoát khỏi ṿng khổ ải).

Thuyết tṛ chơi cung cấp cho nhân loại công cụ tuy hữu hiệu nhưng cũng c̣n hạn hẹp để t́m thấy sự phán đoán và tiến tŕnh phán xét cho sự lựa chọn tối ưu của từng cá nhân trong trường đời. Chúng ta có thể áp dụng thuyết này như là một phương tiện để có được sự an thân và một ít an tâm trong cuộc sống thường nhật. Huệ quả tất nâng cao ắt đưa từng cá nhân đến những thuyết hiệu quả hơn thiên về hạnh phúc vượt không gian và thời gian.

 

Tham khảo:

  1. Price Theory and Application, Steven E. Landsburg,

  2. Actuarial Reviews, Casualty Actuary Society,

  3. History of Game Theory, Paul Walker, Canterbury University, New Zealand.

 

              Nguyễn Đ́nh  Đại  Lộc