Trang Thơ & Truyện: LIÊN KHÔI CHƯƠNG            |                 www.ninh-hoa.com


LIÊN KHÔI CHƯƠNG


Cựu học sinh
các trường Trung học:
 

* Bán Công:
Đệ Thất-Tứ, NK. 1961-1965

* Trần Bình Trọng:

Đệ Tam-Nhị, NK. 1965-1967

* VT/NT: Đệ Nhất (67-68)
* TTPT/SG : HH/PT(68-70)

 



Hiện sinh sống tại tiểu bang Texas, Hoa Kỳ


 

 

 

 


 

 

Văn Lang Yếu Sử


Liên Khôi Chương

 

  

 

 PHẦN 2:

 

 Dĩ Hoà vi quý? Sùng-Lãm nhận thấy các chư hầu bên Trung-Hoa đánh nhau vì chữ "Đế" và "Vương", nên khi làm vua ông chỉ dùng chữ "Quân" gọi cho mình, Ông ra luật người làm vua gọi "Hùng-vương" họ "Hồng-Bàng", 2 chữ "Hùng-vương" cho các chư hầu khác biết đó chỉ là cái chức trong tộc Văn-Lang chứ không phải nước Văn-Lang, họ Hồng-Bàng, nhầm để tránh sự ganh tị các vợ 

 

vua sau này trách "sao con vua không mang họ của Bà", Họ này chỉ riêng cho 18 vị Hùng-Vương, thật ra các người con khác đều mang họ mẹ, vì Văn-Lang là một "Xã Hội Mẩu Hệ", nếu không có luật này, thì con Lạc-long-Quân phải là họ Đế, như thế cả tộc Lạc-Việt sẽ bị đồng hóa theo tộc Bách-Việt, đây

là sự sắp đặt của Đế-Lai đem con gái mình (Âu-Cơ) gã cho chú Sùng-Lãm nhầm hàng phục cả nhóm Văn-Lang. Mưu toan này Sùng-Lãm nhận ra, nên khi làm vua Ông bày ra:Bà

 

 Âu-Cơ dẩn 50 con lên núi, đó là vùng núi Bách-Việt, Lạc-long-Quân dẩn 50 con xuống biển, đó là vùng biển của Lạc-Việt. Sự phân chia này nhầm để cho 15 châu hạt thấy rõ Lạc-long-Quân có 100 con như Chu-văn-Vương để quần chúng tự so sánh tài đức nhân từ của Ông như Chu-văn-Vương, một hành động cảm kích dân gian để dân hiểu Văn-Lang sẽ như Tây-Chu. Tạo lòng tin cho dân chúng nhằm  muốn  Văn-Lang được tồn tại mãi sau này với những vị vua Hùng-Vương độc lập với các triều đại Bắc phương. Bà Âu-Cơ trở về vùng Bách-Việt để tạo thế "địa chính trị" cho Văn-Lang "Thái bình" (2) qua 18 vị vua Hùng-Vương trong 821 năm chấp chánh trên cùng đất nước, gắng liền 15 bộ-lạc thành một dân-tộc kiên cường của nước Văn-Lang đóng đô tại Phong-Châu.

 

 Đây là một dữ-kiện lịch-sử cho Việt-Nam thấy rõ quan-điểm "Tam-Bình" của Lạc-long-Quân không khác gì quan-điểm "Tư-do, dân-chủ và công-bằng" mà hiện nay loài người  đương đòi hỏi, tư tưởng "Tam-Bình" đã có từ 3. 200 năm trước, được thực hiện bởi Lạc-long-Quân Sùng-Lãm trên đất Lạc-Việt từ trước năm 1079tcn.

 

Từ lúc gặp Chu-Công năm 1109tcn đến năm 1079tcn chỉ có 30 năm, Chu-thành-Vương mất năm 1079tcn cũng là năm Lạc-long-Quân băng hà,  năm Nhâm tuất (1079tcn) Hùng-Vương thứ nhất làm vua Văn-Lang đến năm Quý Mẹo ̣(258tcn) đời vua Hùng-Vương 18 Văn-Lang bị diệt bởi Thục-Phán (Tây-Thục), rồi Thục-Phán bị Triệu-Đà tiêu diệt, như thế vùng Lạc-Việt mất đi "địa chính tri", không còn "trái độn" nữa, Lạc-Việt lâm vào cảnh ngàn năm nô lệ giặc Tàu.

 

Việc đưa bà Âu-Cơ về Bách-Việt là một chiến lược vững chắc cho sự an ninh Văn-Lang thời Hùng-Vượng. Trí thứ Việt-Nam có nhận ra một "địa chính trị" cho ngày nay không ?

Hằng năm ngày 10 tháng 3 âm lịch, Việt-Nam ta làm ngày giổ Tổ Hùng-Vương mà không có tên Tổ là ai, đây là điều tự cho mọi người biết:Trí thức ngày nay vẩn cái ganh tị chưa rành hiểu về lịch sử An-Nam. Bởi không am tường lịch sử nên dễ trở thành cực đoan gây rạng nức trong cộng đồng dân tộc, quốc gia sẽ suy vong.

 

Tư tưởng "Tam bình" đã có từ thời Lạc-long-Quân Sùng-Lãm, trước đạo đức "Trung Hiếu" của người Trung-Hoa sinh ra trong thời đất nước ly loạn bởi chiến tranh, thời Xuân thu (770tcn-403tcn) và Chiến quốc (403tcn-221tcn), tư tưởng đó chỉ vá víu tạm thời cái loạn bất an trong quần chúng, và sau đó tạo thành sự chuyên chế độc tài từ gia đình đến vua chúa quyền thế hà khắc nhân dân, khác với quan niệm "Tín Hiếu" của thời vua Nghiêu-Thuấn và Tây-Chu:

"Vua hiếu với dân như cha mẹ. Dân trọng vua như bậc thánh hiền".

 

 Trong xã hội Văn-Lang ban đầu lập quốc, mổi luật lệ đều biểu thị bằng hành động công bằng, đó là tư-tưởng nói về chữ "BÌNH", đúng ra ta phải nói là "Tam-bình". Trong xã hội ngày nay, nếu chúng ta đem phân tích "Tam Bình", chúng ta sẽ thấy : Đó là nguồn căn của sự "Tư-Do, Dân-Chủ và Công bằng" trong xã hội, từ đó thiên hạ mới có Thái-Bình. Quan niệm "Tam-Bình" của Lạc-long-Quân Sùng-Lãm mới thực là đạo của "Minh-Quân".

 

Trong quan niềm "Tam Bình" là một tư tưởng hành động "An bang tế thế" không dùng vũ lực trị dân mà cần tiếp cận hòa đồng với dân để hiểu rõ người dân, tuy chỉ có 821 năm triều đại "Hồng-Bàng" cũng đủ cho thấy đạo trị quốc của Lạc-long-Quân và 18 đời vua Hùng-Vương với luật "Không thành văn", khác với thời vua chúa bên Trung-Hoa "Dĩ văn tải đạo", "Dĩ văn truyền ngôn", xã hội hổn loạn, giặc gỉa chiến tranh liên miên, do bởi quan điểm:trung hiếu, tu thân tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, là nhưng tư tưởng xây dựng cá nhân. Khác với quan điểm "Tam Bình" được xây dựng trên quan điểm "nhập thế hành đaọ" của Trang-Tử, bình đẳng trong cộng đồng.

 

 Trong cuối thế kỷ 19, tư tưởng Karl-Marx ra đời, với quan niệm "Tiêu diệt chính quyền" để người dân có tự do, nên dùng từ "Chuyên chính vô sản". Bởi tư tưởng viết thành sách nên cách diển giải theo Lenin là "Người nghèo lên nắm chính quyền" khác với ý thật trong "Chuyên chính vô sản" là "Người tham gia chính quyền phải vô sản", ý này nói lên "người tham chính không được tư hữu tài sản riêng" như thế mới tránh được cảnh tham nhũng hối lộ, quốc gia mới phú cường. Cho thấy cùng một tư tưởng nhưng cách hành động khác nhau, bởi những "Tư tưởng thành văn" là mối hại cho xã hội, nên Trang Tử (369tcn-?) đã nói hãy tìm những kẻ quên lời để cùng nhau đàm luận "Cái chân chính tư tưởng của triết gia", tư tưởng của Ông được viết lại bởi học trò của Ông, bởi thế chúng ta thấy sau thời Chu-Công, ổn định được "Chế độ phong kiến", xã hội chia 3 giai cấp:Thượng tầng gồm qúy tộc thân thích nhà vua, chư hầu, khanh tước và sĩ. Trung tầng gồm thứ dân, nông dân, công nhân và thương nhân. Hạ tầng gồm những tù binh, kẻ phạm pháp, nô lệ, thành phần này không có tự do ngay cả tánh mạng cũng không bảo đảm. Nhưng trong xã hội này thứ tự được phân chia rành mạch, nói lên được chữ "Thanh", như chức quyền của Chu-Công có thể soán ngôi vua nhưng Ông không hề làm mà chỉ hoàn tất trách nhiệm của người phù trợ ấu chúa, trong sử Trung-Hoa không người nào làm được, cũng như việc làm của Ngũ Đế cũng không ai sánh bằng. Riêng Văn-Lang thời bấy giờ chỉ có Sùng-Lãm Lạc-long-Quân mới đạt đến mục đích của hàng Đế trong thiên hạ.

 

 HÙNG-VƯƠNG DỰNG NƯỚC

 ( Tư-tưởng Tam-Bình )

 

 Hồng-Bàng vốn họ vua Hùng-Vương.

 Người đứng đầu của nước Văn-Lang.

 Mười tám đời yên như bàn thạch.

 Sống an-nhàn một cỏi phương Nam.

 Lấy đạo nhơn-hòa xây dựng nước.

 Không màng tranh chấp với lân-bang.

 Trên dưới vua tôi vốn một lòng.

 Thương nhau tựa như cùng cha mẹ.

 

 Thanh-Bình trong cảnh đời dân dã.

 Hòa-Bình trong cuộc sống chung nhau.

 Thái-Bình dân sống đời an-lạc.

 Tam-Bình chung lại sống thái-hòa.

 Vua tự xem dân như cha mẹ.

 Dân trọng vua như bậc thánh-hiền.

 Chung lòng xây dựng nước Văn-Lang.

 Phù trợ dương danh giống Lạc-Hồng.

 

 LKChương Ngày 17/7/2017

 

______________

 

Ghi chú:

 

(1)- Sùng-Lãm thấy rõ chức vua cha Lộc-Tục chỉ là hư danh.

Vì trong cái nghĩa "vua Kinh-dương-Vương, quốc hiệu Xích-Qũy" nói lên ý chí "tung hoành ngang dọc" của một vị vua, "Kinh dương là đường Mặt trời dọc, Xích Qũy là đường xích đạo ngang", ngụ ý lãnh thổ Lạc-Việt bao gồm trọn vùng biển trời vùng ĐNÁ ngày nay, không phải dừng ở biển Đông và ở Chiêm-Thành.

 

Để tiếp tục ý nguyện vua cha, khi Sùng-Lãm lên làm vua Ông tránh dùng 2 từ Đế và Vương tự xưng mình Lạc-long-Quân để giữ hòa cùng Đế-Lai (cha Bà Âu-Cơ) và Quốc hiệu là Văn-Lang.

 

"Văn lang" có nghĩa là dấu tích xăm hình trên mình", nước Văn-Lang không những chi 15 bộ lạc Lạc-Việt mà gồm cả những dân tộc sống ở vùng đông-nam biển cả có lệ thích xăm mình khi đi săn thú trên rừng hay xuống biển tầm ngư.

 

Như thế chúng ta thấy nước Văn-Lang hay Xích-Qũy đều cùng cái mộng:"vùng trời biển Đông Nam tận đến xích đạo là vùng trời ranh giới tộc Lạc-Việt".

 

Lời nói của Bà Triệu thị-Trinh năm 248cn cho chúng ta thấy : Lãnh thổ Nam-Việt bắc liền cả vùng Đông-Nam-Á gồm cả đảo Hải-Nam. Tích An-Tiêm bị vua Hùng-Vương 15 đầy ra đảo và sau những mùa thu hoạch Ông thả trái dưa trôi về đất liền, vua Hùng-Vương 15 nhận được và tha tội cho An-Tiêm.

 

Có phải An-Tiêm bị vua cha đầy đến đảo Hải-Nam không ? 

Hiện trên đảo Hải Nam vẫn còn tộc người Kinh biết nói tiếng Việt.

 

Trong sách sử Trung-Hoa Dân-Quốc (QDĐ/TH) ghi:"Nước Nam-Việt gồm Quảng-Đông, Quảng-Tây và Bắc phần Việt-Nam bây giờ". Nói lên thời Hán-vũ-Đế chưa qua đến đảo Hải-Nam.

(2)-

Thế "địa chính trị" này trong "Binh pháp Tôn-Tử" không nói đến nhưng Ông có viết: "Không cần đánh mà khuất phục được địch, đó là thắng vậy". Tôn-Tử nói:"Bách chiến bách thắng chưa phải là giỏi, kẻ không đánh mà khuất phục được địch, đó mới là người tài giỏi nhất trong người tài giỏi". Như thế cho thấy Lạc-long-Quân là "Một lãnh đạo giỏi không cần đánh trận mà vẩn ngăn chận được địch đó là tướng tài nhất trong thiên hạ".

 

Xét qua bối cảnh thời bấy giờ với 2 triêu đại kế tiếp chúng ta sẽ thấy thế trận này:

 

*An-dương-Vương(258tcn-207tcn) 50 năm.

Thục-Phán lên ngôi xưng là An-dương-Vương, quốc hiệu là Âu-Lạc, đóng đô tại Phong-Khê, bắt dân xây thành Cổ-Loa.

Có Cao-Lổ chế được cái nỏ liểu bắn 1 phát ra 10 mũi tên, tạo thế quân rất mạnh, nhưng sau nhà vua bạc đải không dùng Cao-Lổ, vã lại Mỵ-Châu (con An-dương-Vương) có tư tình cùng Trọng-Thủy (con Triệu-Đà) nhân đó Trọng-Thủy phá hư nỏ thần, tạo thế để Triệu-Đà đem quân diệt Âu-Lạc.

 

*Nhà Triệu (207tcn-111tcn) 96 năm.

1. -Triệu-Đà (207tcn-137tcn) truyền ngôi cho cháu.

2. -Triệu-văn-Vương (137tcn-125tcn).

3. -Triệu-minh-Vương (124tcn-113tcn).

4. -Triệu-ai-Vương (113tcn-112tcn).

5. -Triệu-dương-Vương (112tcn-111tcn), còn gọi Triệu-vệ-Vương, con Triệu-minh-Vương. Nhà Triệu bị diệt vong bởi Tây Hán.

Hán-vũ-Đế sai Phục-ba tướng quân Lộ-bác-Đức lãnh bộ binh và Dương-Bộc lãnh thủy binh đem 5 đạo quân đánh chiếm Nam-Việt và đặt là Giao-Chỉ bộ chia làm 9 quận, đặt quan cai trị như các châu huyện bên Tàu.

Chúng ta thấy sau khi Triệu-Đà thống nhất Bách-Việt và Lạc-Viêt thì dân tộc Lạc-Việt bị cảnh ngàn năm nô lệ vì không còn "trái độn", thế "địa chính trị" đã mất.

 

Việt-Nam ngày nay muốn được ổn định thì cần có "địa chính trị", nó không thuần chỉ ở HK hay Đài-Loan mà cả VN cũng phải tỏ thái độ cương quyết không ủng hộ lập trường TQ tại Biển ĐNÁ, nhân tố chính là nhân dân VN, những tù nhân lương tâm phải được phóng tích vô điều kiện, chính tù nhân lương tâm lập nên "địa chính trị" HK/Đài-Loan, như thế mới đánh thức TQ trong những trận chiến ngày 19/01/1974 và 17/02/1979 và thấy rõ Biển ĐNÁ không là ao nhà TQ mà là vùng biển người văn lang có hơn 3. 000 năm nay.

 

 Đất nước Ta 

Khi đất nước trong cơn đau khổ.

Dân hằng ngày chịu cảnh đắng cay.
Của công ta tạo dựng hôm nào.
Nay bọn chúng ra tay cướp hết.
Chúng lại nói ta đây làm phản.
Rồi đưa ta đến chốn lao tù.
Chúng vinh danh chúng vì dân-tộc.
Nhưng thực tình là lủ tay sai.
 

Dân-tộc này xưa nay đều khổ.
Hết ngoại xâm lại đến giặc nhà.
Muốn hòa-bình, không được yên thân.
Muốn ấm no, không cơm chốn ở.
Muốn tự-do, bị đánh bầm mình.
Muốn độc-lập, thêm càng nô-lệ.
Sao cứ khổ cuộc đời tranh đấu.
Mà cứ theo đuổi chi chủ- nghĩa.
 
Không đấu tranh tự-do dân-chủ.
Ta cần nên dựng lại chính-quyền.
Nhà nước tốt đời dân sẽ tốt.
Biết lo dân, dân mới yên thân.
Phải với dân một lòng một dạ.
Khổ cùng dân mới thấy dân tình.
Bỏ tiền tài của cải vì dân.
Được như thế VIỆT-NAM mới tiến.


 LKChương 

 

 

HẾT

.

 

 

Liên-khôi-Chương
Được-Lời (LKC)
6/2018

 

 

 

 

 

Trang Thơ & Truyện: LIÊN KHÔI CHƯƠNG               |                 www.ninh-hoa.com