Trang Thơ & Truyện: LIÊN KHÔI CHƯƠNG            |                 www.ninh-hoa.com


LIÊN KHÔI CHƯƠNG


Cựu học sinh
các trường Trung học:
 

* Bán Công:
Đệ Thất-Tứ, NK. 1961-1965

* Trần Bình Trọng:

Đệ Tam-Nhị, NK. 1965-1967

* VT/NT: Đệ Nhất (67-68)
* TTPT/SG : HH/PT(68-70)

 



Hiện sinh sống tại tiểu bang Texas, Hoa Kỳ


 

 

 

 

 

 

 

SẤM TRẠNG-TRÌNH

Trong Ký Ức Người VIỆT
LIÊN KHÔI CHƯƠNG

 

  

 

PHẦN 1


Thật ra đây chỉ là ước mơ hòa bình của dân tộc Việt-Nam trong những năm dài chiến tranh chống ngoại xâm, cũng chính vì giấc mơ hòa bình mà bị lôi cuốn vào những thế lực chính trị khác biệt rồi tự chính dân tộc mình dày xéo lẫn nhau bởi sự khuấy động từ bên ngoài, mà không nghĩ đến lời nhắn cần có minh quân như sấm đã nhắc đến, có minh quân thì đất nước mới thực sự có thái bình.

A.-Sấm Trạng-Trình chẳng qua là lời báo trước những chuyện tương lai có thể xây ra sau này, những lời do chính Trạng-Trình Nguyễn-bỉnh-Khiêm (1491-1585) truyền lại đời sau,  tính đến nay đã  hơn 500 năm, nhưng ta biết thời gian ở đây tính theo âm lịch dựa theo 10 thiên can (giáp ất bính đinh mậu kỷ canh tân nhâm quý) và 12 địa chi (tý sửu dần mẹo thìn tỵ ngọ mùi thân dậu tuất hợi), lịch được biến thiên trong vòng 60 năm rồi bắt đầu trở lại chu kỳ mới, vậy đâu là sự chắc chắn cho ta quyết đoán lời sấm là hợp lý với những việc xẩy ra, vì nói đến "Sấm" thì có liên quan đến thời gian, chúng ta cùng nhau tham khảo thời gian từ chu kỳ năm nhâm thìn 1952 đến nhâm thìn 2012 bắt đầu cho chu kỳ mới, trong chu kỳ này có những năm trùng hợp nhau trong sấm Trạng-Trình như:

Canh-dần       (cọp)      1950 và 2010.

Tân mẹo        (mèo)      1951 và 2011.

Nhâm thìn      (rồng)     1952 và 2012.

Qúy tỵ            (rắn)       1953 và 2013.

Giáp ngọ       (ngựa)      1954 và 2014.

Ất mùi            (dê)         1955 và 2015.

Bính-thân        (khỉ)        1956 và 2016.

Đinh-dậu         (gà)         1957 và 2017.

Những năm này định thời gian dữ kiện lịch sử nào phù hợp với lời sấm không? Nếu có, chúng ta sẽ bàn tiếp, còn không thì xin ngừng lại đừng nghĩ đến nữa, vậy thử bàn luận để thỏa lòng ao ước hòa bình Việt-Nam mà dân tộc Việt hằng mong muốn.


B.-Sấm rằng:

 

Cơ tạo hóa phép mầu khôn tỏ.

Cuộc tàn rồi mới rõ thấp cao.

Thấy sấm nhớ từ đây chép vào.

Một mẩy tơ hào chẳng dám sai ngoa.

Long vĩ sà đầu khởi chiến tranh.

Can qua xứ xứ khởi đao binh.

Mã đề dương cước anh hùng tận.

Thân dậu niên lai kiến thái bình.

 

* "Long vĩ sà đấu khởi chiến tranh. Can qua xứ xứ khởi đao binh". Nói đến cuối năm nhâm thìn 2012 có dấu hiệu báo trước chiến tranh, và bắt đầu vào năm quý tỵ 2013 cuộc chiến liên quan đến nhiều quốc gia. (câu sấm này không thể là năm nhâm thìn 1954, vì chiến tranh Điện-biên-Phủ kết thúc cuối tháng 5-1954 và hiệp định Genève ký ngày 20-7-1954, cuộc chiến này bắt đầu từ cuối năm 1946 do Pháp đổ bộ tái chiếm Đông-Dương).

 

* "Mã đề dương cước anh hùng tận". Trọn 2 năm giáp ngọ 2014 và năm ất mùi 2015 là thời gian chiến tranh trên đất nước, anh hùng tận sức vì non sông mà chiến đấu quân thù, chiến tranh cùng chấm dứt trong năm ất mùi 2015, điềm này được chỉ rõ trong câu "Đầu Can võ tướng ra binh. Ất là trăm họ thái bình Âu ca".

 

* "Thân dậu niên lai kiến thái bình". Đây là thời thái bình sau cuộc chiến năm ất mùi 2015, một đời sống thái bình thật sự cho dân tộc Việt-Nam còn thời thái bình sau cuộc chiến Điện-biên-Phủ 1954, là lúc Pháp chịu đầu hàng Việt-Minh cuối tháng 5/1954, từ thời điểm này Việt-Nam đã có thái bình, nhưng cộng sản đã lợi dụng sấm Trạng để tuyên truyên truyền nói về năm Bính thân 1956 và Đinh dậu 1957 đã ghi, để tạo lòng tin cho nhân dân đối với chính quyền cộng sản, là cộng sản đã đem thái bình trên đất nước Việt-Nam, cũng như họ đã nói chính Võ-nguyên-Giáp là tướng tài trong năm giáp ngọ 1954 với trận Điện-biên-Phủ, chỉ là những luận điệu mị dân, vì đến năm 1958 với văn kiện Phạm-văn-Đồng bắt đầu kế hoạch xâm lược Miền-Nam Việt-Nam, miền Bắc thực sự chỉ yên ổn được 2 năm 1956 và 1957, rồi bị cuốn vào kế hoạch chiến tranh của chính quyền Miền Bắc, còn tại Miền Nam mãi đến năm 1960 mới có chiến tranh với Mặt trận GPMN. Thời gian từ 5/1954 đến 1960 chưa được gọi là thái bình thật sự, vì cộng sản Việt-Nam âm thầm gây họa chiến tranh sau này.

 

Những lời sấm kế đến nói lên dao động giữa Chính quyền bảo hộ Pháp và kháng chiến Việt-Minh sau khi Pháp tái chiếm Đông-Dương.

 

Hùm gầm khắp nẻo xa gần.

Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời.

Rồng bay năm vẻ sáng ngời.

Rắn qua sửa soạn hết thời sa tăng.

Ngựa lồng qủi mới nhăn răng.

Cha con dòng họ thầy tăng hết thờì.

Đầu CAN võ tướng ra binh.

Ất là trăm họ thái bình âu ca.

 

* "Hùm gầm khắp nẻo xa gần" nói về kháng chiến VM trong rừng, hùm là cọp (năm canh dần 1950), đồng thời nói đến kháng chiến quân nổi lên khắp nơi.

 

* "Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời", nói vào năm tân mẹo 1951, còn mèo là chỉ người ở thành phố, thường bị Chính quyền bảo hộ Pháp bắt xử bắn vì cho là Việt-Minh.

 

*"Rồng bay năm vẻ sáng ngơi", năm nhâm thìn 1952. VN Bảo-Đại làm quốc trưởng Quốc-gia Việt-Nam mới được quốc tế công nhận, mặc dù Ông được Pháp thừa nhận quốc trưởng từ tháng 4-1949.

 

*" Rắn qua sửa soan hết thời sa tăng". Sang năm quý tỵ 1953 quân xâm lược Pháp gặp nhiều trở ngại trên các chiến trường Việt-Nam, là điềm báo trước Chính-phủ Bảo hộ Pháp sắp hết thời.

 

* "Ngựa lồng quỷ mới nhăn răng. Cha con dòng họ thầy tăng hết thời" bắt đầu năm giáp ngọ 1954, chiến tranh gây nhiều khó khăn quân đội Pháp với trận Điện-biên-Phủ quân Pháp (thầy tăng nghĩa là thằng Tây) thua và đầu hàng. Hiệp định Genève ngày 20-7-1954, kết thúc cuộc chiến tranh Việt-Pháp.

 

Chín con rồng lộn khắp nơi.

Nhện giăng lưới gạch đại thời mắc mưu.

Lời truyền để lại bấy nhiêu.

Phương đoài giặc đã đến chiều bại vong.

Hậu sinh thuộc lấy làm lòng.

Đến khi ngộ biến đường trong giữ mình.

 

* "Chín con rồng lộn khắp nơi". Đây chỉ về sự lớn mạnh của Trung-Quốc (9 con rồng), sau khi giúp Việt-Minh thắng trận Điện-biên-Phủ, Trung-Quốc âm thầm tiến hành thanh trừng nội bộ với chiến dịch "Trăm hoa đua nở (1956-1957), Cách mạng văn-hóa (1965-1966), và kế hoạch tấn công Việt-Nam (văn-kiện Phạm-văn-Đồng, 1958).

 

* "Nhện giăng lưới gạch đại thời mắc mưu". Đối với VN, bắt đầu văn kiện Phạm-văn-Đồng để VC xâm chiếm MN/VN, sau ngày 30-4-1975, kể như Cộng sản Việt-Nam thắng, ngày nay trong kế hoạch bao vây Việt-Nam của Trung-Quốc (nhện giăng lưới gạch), như thuê đất 50 năm ở 10 tỉnh gần biên giới TQ và thuê bờ biển Việt-Nam trong 50 năm, hơn 20,000.00 quân nhân TQ trá hình dưới dạng công nhân thường trực tại Tây-Nguyên để khai thác bauxit, người Trung-Quốc làm chủ ruộng đất Miền-Nam Việt-Nam trong 50 năm, và cố ngụy tạo Việt-Nam thành nước Việt-Nam không có bờ biển. (Trung-Quốc thuê 50 năm vùng biển nuôi hải sản từ vùng biển Tuy-Hòa đến Mũi Cà-Mau, thực ra Trung-Quốc có ý đồ sẽ tạo cuộc tranh luận về lãnh hải sau này. "Nước có bờ biển thì mới có lãnh hải", nhưng nếu bờ biển đã cho thuê 50 năm rồi, thì 50 năm không có bờ biển, một lý do không hợp với công pháp quốc-tế, nhưng TQ không cần đến quốc tế vì họ nghĩ họ là cường quốc, họ lý luận Việt-Nam không có bờ biển như sau: Thật ra Việt-Nam cho Trung-Quốc thuê vùng biển nuôi cá gần bờ, nhưng vùng gần bờ có thể trở thành bờ biển, vì bờ biển được định nghĩa trong lúc nước rồng thấp nhất, như thế ta thấy ý đồ Trung Quốc thuê bờ biển Việt-Nam nằm trong kế hoạch này, bây giờ thì TQ không bày tỏ thái độ. nhưng họ sẽ lý luận ở tương lai, như văn kiện Phạm-văn-Đồng ký năm 1958, nhưng mãi đến tháng 5-2012, bộ trưởng quốc phòng TQ mới lên tiếng lần đầu tiên tại Tân-gia-Ba: "Thủ tướng Việt-Nam xác nhận đảo Hoàng-Sa là của TQ", mặc dầu văn kiện chỉ nói: "12 hải lý vùng biển đảo Hoàng-Sa là lãnh hải của TQ". Trong tình thế tráo trở đó, Trạng-Trình nhắn nhủ qua lời sấm:

 

Lời truyền để lại bấy nhiêu.

Phương đoài giặc đã đến chiều bại vong.

 

Ý nói Tây phương cũng sắp đành bó tay chịu trận bởi thế "Nhện giăng lưới gạch" của Trung-Quốc, vì TQ không dùng vũ lực mở màn chiến tranh, họ chỉ nhầm khoáy động để Ta khai chiến trước, rồi bảo là "vì an ninh lãnh thổ TQ, nên chiến tranh để tự vệ", bởi thế sấm Trạng cảnh tỉnh trong sự lớn mạnh của Trung-Quốc, cân nhắc ta nên khéo giữ lấy mình tránh bị mắc mưu trong cơn biến động này. Ta thấy Trạng Trình còn chưa dám gọi TQ là "giặc", mà chỉ gọi Tây phương là "giặc", Trạng còn cẩn thận như thế này, sao ta lại thờ ơ chứ ? Thờ ơ vì không biết làm sao giúp trong trường hợp này, nên làm những điều trái luật với nơi mình đương ở, thờ ơ vì không biết cách làm thế nào để dựng lại nước mình đã mất, sợ bị vào tù giống như tướng Hoàng-Phao của Lào, nên rụt rè mọi chuyện và chỉ có biết làm thỉnh nguyện thư, một cách đấu tranh ôn hòa và bảo đảm, mà không biết mình đương cầu xin người ngoài giúp đỡ, và cho việc làm này là đúng, đúng ở chỗ là đồng bào thấy mình có đấu tranh và sẽ ủng hộ mình sau này dễ đi vào nhóm nghị viên thượng nghị sĩ của nước mình đương sinh sống, việc đời thật khó đoán ra. Nên Ông than thở vài câu bớt sầu. Hình như Ông không vui gì đây, vì đã trách  Ông  không lời nói thẳng và chắc chưởi tôi thì phải:

 

Tổ cha thằng Được ăn nói phách.

Tao đâu đụng tới ông bà mày.

Sao mày lãi nhãi hoài thế vậy.

Có biết rằng Tao giận lắm không?

Giận bày lũ nhỏ sao ngu thế.

Đem cả giang sơn bán cho Tàu.

Đứa khôn thì tỏ ra đần độn.

Chỉ biết kêu gào ký nguyện thư.

Thế hỏi làm sao Tao phải nói ?

Nên đành nhắn nhủ chỉ vài câu.

Không dè gặp mày thằng khốn nạn.

Cả Tao mày cũng dám giỡn đùa.

Thôi thì mày nói lên lời thật.

Tao đây cũng cảm thấy thỏa lòng. (ĐL)

 

Tình thế nước nhà đương nguy ngập, sự kiện tương lai rất khó lường, vì TQ đã gài sẵn thế chiến lược và nắm giữ lúa thóc Việt-Nam, nên chuyện sẽ đến trong ngày thái bình cũng khó đoán được, cũng như Trạng không bói quẻ được trận đói 1945 gây nên thảm họa gần 2 triệu người chết đói, nên Trạng-Trình dè dặt ghi sẵn mấy lời trong sấm ký:

 

Hậu sinh thuộc lấy làm lòng.

Đến khi ngộ biến đường trong giữ mình.

 

 

 

Đón KỲ 2

 

 

 

______________

 

 

Liên-khôi-Chương
Ngày 24-12-2012

 

 

 

 

 

Trang Thơ & Truyện: LIÊN KHÔI CHƯƠNG               |                 www.ninh-hoa.com