R ồng VIỆT NAM
LẠC LONG QUÂN
LIÊN
KHÔI
CHƯƠNG
|
|

Nói đến lịch-sử Việt-Nam thì mọi người đều biết chuyện
Lạc-long-Quân cùng bà Âu-Cơ sinh ra 100 người con, trong lúc làm vua ông
nói với bà Âu-Cơ rằng "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa
khắc nhau, chung hợp thật khó", rồi từ biệt nhau, Âu-Cơ dẩn 50 con
lên núi, Lạc-long-Quân dẩn 50 con về vùng duyên hải, bởi thế có chuyện
người Việt là con cháu Tiên-Rồng, câu nói rất đơn-giản nhưng ngầm chứa
một triết-lý cao siêu, nói lên một chế độ quân-chủ tự-do (Người làm vua
gọi là Quân, chứ không gọi là Đế hay là Vương), trong một xã-hội
mẩu-hệ(Tiên-Rồng chứ không gọi là Rồng-Tiên), chính quan niệm này làm
ổn-định 18 đời vua Hùng-Vương, đều do bởi một "Minh-Quân con rồng
Lạc-Việt". Để hiểu thêm về sự-tích này mời các bạn cùng nghiên-cứu 5
quyển sử sau đây:
1-An-Nam chí lược.
Tác-giả Lê-Tắc, viết năm 1335.
Dịch giả: Ủy ban phiên dịch lịch sử Việt-Nam năm 1960.
Xuất bản do Viện đại học Huế năm 1961.
Sách viết nước An-Nam có giao thông với Trung-Hoa, thời vua
Chuyên-Húc, phía bắc đi tới U-Lăng phía nam đi tới Giao-Chỉ, thời vua
Nghiêu sai Hy-Hòa qua đất Nam-Giao, thời vua Thuấn sai Vũ qua Nam-yên-Vổ
Giao-Chỉ, qua thời Chu-thành-Vương (1115tcn-1079tcn) họ Việt-Thường có
sứ giả 9 lần qua triều-cống Tây-Chu, nước VT từ đất Cửa-Châu ở phía nam
Giao-Chỉ. Năm tân-mẹo (1109 tcn) sứ-giả Việt-Thườngđến Tây-Chu diện
kiến Chu-Công và nói: "Trời không gió bão mưa to, ngoài biển không nổi
sóng dữ đã 3 năm, chắc Trung-Hoa có thánh nhân trị vị, sao chẳng đến
chầu". Chu-Công đáp:"Vui thay, chẳng phải Đán(1) có tài,
mà nhờ đức của Văn-Vương đó".
Từ đây ta thấy Giao-Chỉ là vùng đất riêng biệt ngòai lãnh thổ
Trung-Hoa. Điều này nói lên từ thời vua Chuyên-Húc đến thời
Chu-Thành-Vương Tây Chu địa thế Việt-Thường nằm ngoài vùng quản trị của
Trung-Hoa. Trong năm 1109tcn sứ-giả Việt-Thường được diện kiến Chu-Công,
phải là vua Việt-Thường hay con của vua, chắc ta phải nhận đó là con vua
Kinh-dương-Vương, Sùng-Lãm, sau này là Lạc-long-Quân.
2-Việt-Nam sử lược. Viết năm 1377-1388, tác giả khuyết danh.
Dịch giả: Nguyễn-gia-Tường viết năm 1972, và xuất bản vào
1993.
Sách viết Hoàng-Đế (ông vua đầu tiên của TH) dựng lên muôn
nước, thấy Giao-Chỉ xa xôi ở ngoài cỏi Bách-Việt (vùng Hồ-Nam,
Quảng-Đông, Quảng-Tây, Vân-Nam, Quế-Châu) không thể thông thuộc được,
bèn phân ranh giới ở gốc Tây-nam. Gồm có 15 bộ-lạc (2) không thuộc châu
quản-trị của Hoàng-Đế. (3)
-Vào thời Tây-Chu đời Chu-thành-Vương có sứ từ Việt-Thường đến
dâng chim trĩ.
-Vào thời Đông-Chu đời Chu-trang-Vương (696tcn-682tcn) ở châu
Gia-Ninh có người lạ dùng tà thuật quy phục các bộ-lạc tự xưng là
Hùng-Vương, đóng đô ở Văn-Lang (sách sử khác đều ghi là Phong-Châu).
Quốc hiệu là Văn-Lang. (Điểm này ta thấy sử sai rõ ràng).
3-Đại-Việt sử ký toàn thư, viết năm 1679 (năm Chính-Hòa thứ
18).
Tác-giả Lê-văn-Hưu, Phan-phu-Tiên, Ngô-sĩ-Liên.
Dịch-giả:Viện khoa-học xã-hội VN (1985-1992).
Nhà xuất-bản: Khoa-học XH Hà-Nội (1993).
Sách viết Đế-Minh cho con trưởng Đế-Nghi làm vua phương Bắc,
phong Lộc-Tục làm vua phương Nam, xưng là Kinh-dương-Vương, là thủy-tổ
Bách-Việt, có con là Sùng-Lãm kết hôn với bà Âu-Cơ, con của Đế-Lai, là
cháu nội của Đế-Nghi, nói rõ ra Âu-Cơ là cháu chú bác của Sùng-Lãm, vì ở
Việt-Thường theo mẩu hệ, Bắc phương theo phụ hệ nên Âu-Cơ họ Đế, 2
người kể như là người khác họ.
Họ Hồng-Bàng kể từ năm nhâm-tuất đến năm quý
mảo (2879tcn-258tcn), sách cũng ghi Chu-thành-Vương tại vị khoảng năm
(1063tcn -1026tcn).
4-Quyển khâm-định Việt-sử thông-giám cương-mục.
Soạn giả quốc sử giám triều Nguyễn (1856-1881).
Dịch giả Viện sử học (1957-1960).
Điểm đặc biệt trong quyển sử này ghi là "Lạc-long-Quân là tổ
tiên của Bách-Việt, chức vua được cha truyền con nồi theo phụ hệ (con
sinh ra lấy họ cha)"
5-"Việt-Nam sử lược" và "Việt sử toàn thư" đều là quyền sử-ký
do ông Trần-trọng-Kim viết năm 1919 bằng chữ Việt như ta viết ngày nay,
các ngày tháng bằng âm lịch đều phụ thêm tây lịch. Tuy là quyển sử viết
sau nhưng có tầm ảnh hưởng lớn trong quần chúng, vì được phổ
thông truyền dạy trong ngành giáo-dục học đường.
Đọc qua ta thấy đươc Trần-trong-Kim chỉ dựa vào 2
quyển Việt-Nam sử-lược (1377-1388) và quyển Đại-Việt sử-ký toàn thư
(1679), đồng thời ông xác nhận Việt-Nam sử-lược là quyển sử đầu tiên của
Việt-Nam, cũng chính ông xác nhận Kinh-dương-Vương là vua đầu tiên
của họ Hồng-Bàng.
Ông viết Đế-Minh cháu 3 đời vua Thần-Nông nam du đến núi
Ngũ-linh gặp Vụ-Tiên sinh Lộc-Tục, Đế-Minh truyền ngôi cho con trưởng
Đế-Nghi làm vua phương Bắc, và Lộc-Tục làm vua phương Nam, xưng là
King-dương-Vương lấy quốc hiệu là Xích-Qũy, họ Hồng-Bàng bắt đầu từ đây
(2879tcn-258tcn). Lộc-Tục lấy con gái Động-đình-Quân là Long-Nữ sinh ra
Sùng-Lãm (4), Sùng-Lãm lên ngôi vua gọi là Lạc-long-Quân, quốc-hiệu là
Văn-Lang, đóng đô ở Phong-Châu. Đông giáp biển Nam-hải, tây giáp
Ba-thục, bắc giáp hồ Động-đình, nam giáp Hồ-tồn (Chiêm-Thành).
I-
Họ Hồng-Bàng.
Nói đến họ Hồng-Bàng thì tất cả người Việt đều nói đó là họ
của 18 vị vua Hùng-Vương, vậy ai là tổ vua Hùng-Vương, theo "Đại-Việt
sử-ký toàn thư"
nói là Kinh-dương-Vương Lộc-Tục, theo quyển "Khâm-định Việt-sử
thông-giám cương-mục"nói là Lạc-long-Quân Sùng-Lãm, để rõ họ Hồng-Bàng
bắt đầu từ người nào, thì chúng ta cần 2 chữ "Hồng-Bàng" ai nói ra
trước.
Trong thời Kinh-dương-Vương chỉ nói khi lên ngôi ông đặt
quốc-hiệu là Xích-Qũy, còn trong thời Lạc-long-Quân khi lên ngôi ông đặt
quốc hiệu là Văn-Lang, ra luật triều chánh, con trưởng nam lên làm vua
họ Hồng-Bàng, cho nên ta thấy họ Hòng-Bằng là cái họ Lạc-long-Quân đặc
ân cho vua Hùng-Vương sau này, nếu chúng ta hiểu trong ý nghĩa này thì
chúng ta sẽ rõ:"Nước Việt chỉ có 18 người mang họ Hồng-Bàng, đó là 18 vị
Hùng-Vương", từ điểm này chúng ta mới tìm được họ Hồng-Bàng bắt đầu từ
năm nào, muốn vậy chúng ta phải xác định năm nào khởi đầu vua Hùng-Vương
thứ nhứt. Muốn biết chúng ta cần hiểu rõ:
A-Nhìn vào những dữ kiện lịch sử chúng ta đều thấy sử Việt có
liên quan đến các triều đại bên Trung-Hoa nên chúng ta cũng cần biết sơ
qua về các triều đạibên Tàu. Nước Trung-Hoa bắt đầu vào:
Từ Ngũ Đế (Hoàng Đế, Chuyên-Húc, Đế Khốc, Nghiêu, Thuấn, theo
sử ký Tư-mã-Thiên):
*Hoàng-Đế (2698tcn-2574tcn) 124 năm.
*Trong thời (2574tcn-2333tcn) khỏang 241 năm không nói rõ,
nhưng sách sử ghi:Trước Hoàng Đế có vua Phục-Hy dạy dân dùng lưới bắt
cá, dùng bẩy bắt thú rừng, đến đời Thần-Nông thì dạy dân biết trồng trọt
cày cấy, biết dùng lá rễ cây trị bịnh, sau Thần-Nông thì đến thời Hoàng
Đế. (như thế ta thấy:Sử ký Tư-mã-Thiên ghi rõ Chuyên-Húc và Đế-Khốc ở
trong thời 241 kế tiếp Hoàng-Đế).
*Vua Nghiêu (2333tcn-2233tcn) 100 năm, quốc hiệu là Đường.
*Vua Thuấn (2233tcn-2183tcn) 50 năm quốc hiệu là Ngu.
Thời Tam-Đại (Hạ từ 2205tcn-1767tcn, Thương từ
1766tcn-1123tcn, Chu từ 1122tcn-247tcn, theo sử ký Tư-mã-Thiên dịch bởi
Giản-Chi và Nguyễn-hiến-Lê):
*Nhà Hạ bắt đầu từ vua Vũ (2183tcn-1751tcn) 432 năm.
*Nhà Thương (1751tcn-1111tcn) 640 năm.
*Nhà Chu (1111tcn-221tcn) 890 năm. Gồm
a-Tây-Chu (1111tcn-770tcn) 341 năm.
b-Đông-Chu (770tcn-221tcn) 549 năm, có 2 giai đoạn:
1-Thời Xuân-thu (770tcn-403tcn) 367 năm
2-Thời Chiến-quốc (403tcn-221tcn) 182 năm.
*Nhà Tần (221tcn-206tcn) 15 năm. Từ thời nhà Tần trong lịch sử
Trung-Hoa xem như bắt đầu thời kỳ thống nhất của Trung-Hoa.
B-Nhìn về Việt-sử chúng ta nhận thấy những điểm giống nhau
như :
a-"Cháu 3 đời vua Thần-Nông". Đây không xác định rỏ về
thời-gian, nhưng
người chép lại sứ cứ cố tình chứng-minh cho hợp với cái năm
"nhâm-tuất"
trong sách sử đã ghi, nên chọn "năm nhâm-tuất 2879tcn gần thời
vua Thần-
Nông nhất có trước thời Hoàng-Đế 181 năm, như vậy ta thấy
người viết sử
chưa đọc đoạn trong Việt-Nam sử-lược nói:"Giao-chỉ xứ ngoài
Bách-Việt,
15 bộ-lạc không nằm trong hạt quản-trị của Hòang-Đế" và
trong Đại-Việt
sử-ký toàn-thư nói:"Mổi lần sứ Việt-Thường trở về đều có người
dùng la-bàn để đưa sứ-giả về nước", cái la-bàn là phát minh đầu tiên
trong thời Hoàng-Đế. Vậy trước Hoàng-Đế đất Việt-Thường chưa có, mà chỉ
có sau thời Hoàng-Đế, cho nên nói nămnhâm-tuất 2879tcn là năm bắt đầu họ
Hồng-Bàng thì không hợp lệ.
b-"Việt-Thường có sứ giã đến viếng Chu-thành-Vương".
Chu-thành-Vương là con Chu-võ-Vương, người đã diệt nhà
Thương và thần phục các Chư-hầu lập lên Tây-Chu (1111tcn-770tcn). Trong
các quyển sử đều viết Chu-thành-Vương (1115tcn-1079tcn), trước thời
Tây-Chu 5 năm ? Điều này cho chúng ta nghiệm lại Tây Chu từ năm 1111tcn
hoặc từ năm 1122tcn, để hợp với sử Việt chúng ta phải chọn năm
1122tcn theo quyển "Sử ký Tư-mã-Thiên" dịch bởi Giản-Chi và
Nguyễn-hiến-Lê, Tây Chu bắt đầu từ năm 1122tcn. (5)
Chỉ riêng Đại-Việt sử-ký toàn thư ghi
Chu-thành-Vương (1063tcn-1026tcn),
điểm này không hợp với thời gian bắt đầu Tây-Chu, nên ta chỉ
nhận Chu-
thành-Vương trong khoảng năm (1115tcn-1079tcn).
c-"Họ Hồng-Bàng (từ năm nhâm-tuất đến năm qúy-mẹo).
(2879tcn-258tcn).
Trong quyển Việt-Nam sử-lược ghi Việt-Thường có sứ đến dâng
chim trĩ trong thờiTây-Chu Chu-thành-Vương (1115tcn-1079tcn), đồng thời
cũng ghi vào thời Đông-Chu Chu-trang-Vương (696tcn-682tcn), có
người dùng tà thuật quy phục các bộ-lạc, tự xưng là Hùng-Vương, điều này
cho chúng ta thấy quyển Việt-Nam sử-lược nói về vua Hùng-Vương không
đúng, vì trong khoảng năm (696tcn-682tcn) không có năm nhâm-tuất, vì năm
nhâm-tuất 719tcn trước 696tcn 23 năm, và nhâm-tuất kế đến là năm 659tcn
sau năm 682tcn là 23 năm. Xét về thời Chu-thành-Vương ta thấy năm
1079tcn là năm nhâm-tuất.
Từ sự giải thích trên chúng ta có thể nói :"Vua Hùng-Vương
thứ nhứt bắt đầu từ nămnhâm-tuất 1079tcn đến cuối đời vua Hùng-Vương thứ
18 là năm qúy-mẹo 258tcn. Họ Hồng-Bàng mà chúng ta được biết đến khi
Lạc-long-Quân lên ngôi vua, ông ra luật "Người làm vua phải là con trai
trưởng, gọi là Hùng-Vương họ Hồng-Bàng", chúng ta có phải hiểu chỉ có
vua Hùng-Vương mới mang họ Hồng-Bàng, vậy họ Hồng-Bàng chỉ riêng cho 18
vi vua Hùng-Vương mà thôi. Chúng ta viết họ Hồng-Bàng
(1079tcn-258tcn) trị vị tất cả 821 năm trung bình mổi vua được 45 năm.
Để chứng minh việc này ta có thể làm bài tính như sau:
*Năm nhâm-tuất gần ta nhất là năm 1982,
-nếu ta lùi lại 51x60=3060 năm, ta có năm 1079tcn,
-nếu ta lùi lại 81x60=4860 năm, ta sẽ có năm 2879tcn.
*Năm qúy mẹo gần ta nhất là năm 1963,
-nếu ta lùi lại 37x60=2220 năm, ta có năm 258tcn.
Theo trong quyển An-Nam chí-lược, năm tân-mẹo 1109tcn,
Sùng-Lãm đi sứ qua Tây-Chu có gặp Chu-Công, nên Sùng-Lãm nhận rõ nhiều
chuyện về Tây-Chu, như việc trị quốc ở Tây-Chu, việc Chu-văn-Vương có
100 người con, vào năm 1109tcn là năm thứ 6 của nhà Tây-Chu, Sùng-Lãm
cần gần 1 năm mới về đến Việt-Thường, đó là năm 1108tcn, từ năm 1108tcn
Sùng-Lãm có mặt tại Việt-Thường và sau đó lên ngôi vua thay
Kinh-dương-Vương, gọi là Lạc-long-Quân, vậy Lạc-long-Quân lên ngôi từ
năm nào?Chúng ta không biết được, chúng ta chỉ biết năm 1079tcn là năm
đầu tiên của vua Hùng- Vương thứ nhứt, từ năm 1109tcn-1079tcn là 30 năm,
nói rỏ hơn Lạc-long-Quân làm vua không qúa 30 năm và năm 1079tcn là năm
Lạc-long-Quân băng hà.
Hằng năm ngày 10 tháng 3 âm lịch là ngày giổ Tổ Hùng-Vương,
vậy Tổ Hùng-Vương là ai?Nhiều người nói là Vua Hùng-Vương thứ nhứt,
nhưng trong quyển "Đại-Việt sử-ký toàn thư"có ghi, "Kinh-dương-Vương là
thủytổ cuả Bách-Việt"còn trong quyển"Khâm-định sử-Việt thông-giám
cương-mục "lại ghi "Lạc-long-Quân là tổ tiên Bách-Việt"(Bách-Việt là
vùng Hồ-nam, Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-nam), như trên vừa nói 15 châu
thời Lạc-long-Quân ngoài vùng Bách-Viêt, vậy Bách-Việt có thể đúng vào
thời Kinh-dương-Vương mà không đúng vào thời Lạc-long-Quân. Tại sao?Vì
vùng Bách-Việt đã chia cho bà Âu-Cơ cùng 50 người con theo bà lên núi,
và trở thành vùng của họ Đế. Cho nên việc ai là tổ-tiên Bách-Việt ta
không cần biết đến, chúng ta chỉ cần biết điều chắc chắn là khi
Lạc-long-Quân nhiếp chánh ông đặt ra luật triều chánh:"Con trưởng nam sẽ
lên làm vua, được gọi là Hùng-Vương họ Hồng-Bàng, con trai gọi là
"Quan-hùng" con gái gọi là "Mỵ-nương", các quan văn-võ gọi chung là
"Bố-chính" tướng văn gọi là "Lạc-hầu", tướng võ gọi là "Lạc-tướng", phân
đất thành 15 châu hạt để quản-trị, quốc-hiệu gọi Văn-Lang, đóng đô ở
Phong-Châu. Từ luật hành chánh trên đây cho chúng ta thấy dân tộc ta là
dòng dỏi Lạc-Việt. Ba chữ Lạc-long-Quân hàm chứa một ý nghĩa cao xa đó
là "Minh-quân Rồng Lạc-Việt". Điều này cho chúng ta nói lên
Lạc-long-Quân chính tực là rồng Việt-Nam, là Tổ-tiên của 18 vị vua
Hùng-Vương mà ngày nay chúng ta chỉ gọi
"TỔ HÙNG-VƯƠNG".
II-Tư-tưởng Việt-Nam.
Theo tập-tục chúng ta thường biết tư-tưởng Trung-Hoa
về quan-niệm "Trung-Hiếu": "Tu-thân, tề-gia, trị-quốc, bình thiên-hạ" là
nền tảng triết học để xây dựng quốc-gia, ổn định xã hội. Nhưng trên thực
tế xã hội Trung-Hoa chinh chiến triền miên, dân tình khổ sở và càng thảm
khóc khi có thiên tai, cái xã hội đó mới thay ngôi đổi chủ, rồi cứ tiếp
tục như thế từ triều đại này đến triều đại khác, cũng bởi cái đạo đức
"Trung Hiếu" sinh ra trong thời đất nước nhiều ly loạn bởi chiến tranh,
thời Xuân thu (770tcn-403tcn) và Chiến quốc (403tcn-221tcn) trong thời
Đông Chu (770tcn-221tcn), tư tưởng đó chỉ vá víu tạm thời cái loạn bất
an của quần chúng, vì chính tư tưởng đó tạo thành sự chuyên chế độc tài
từ gia đình rồi thành hệ thống cho một quốc gia, vua chúa sinh nhiều
quyền thế rồi hà khắc đến người dân, khác với quan niệm "Trung Hiếu" của
thời vua Nghiêu vua Thuấn và Chu-văn-Vương (Cơ-Xương), vua hiếu với dân
như cha mẹ. dân trọng vua như bậc thánh hiền.
Trong cái xã hội chưa có văn hóa của buổi ban đầu lập quốc,
ít người Việt nghĩ đến dân tộc ta cũng có một quan-điểm về tư-tưởng vượt
qúa thời gian, đó là tư-tưởng nói về chữ "BÌNH", đúng ra ta phải nói là
"Tam-bình". Trong xã hội ngày nay, nếu chúng ta đem phân tích "Tam
Bình", chúng ta sẽ thấy : Đó là sự "Bình Đẳng" giữa tất cả mọi người, là
nguồn căn của sự "Tư-Do và Dân-Chủ", từ đó thiên hạ mới có Thái-Bình, đó
là quan điểm của thời Ngũ-Đế bên Trung-Hoa.
Vào thời đó dân Việt ta chưa có văn-hóa, mọi việc được ghi
lại bằng lối thắc-gút hoặc bằng hành động để mọi người đưọc rõ, chuyện
bà Âu-Cơ dẩn 50 con lên núi, Lạc-long-Quân dẩn 50 con về vùng biển, cho
dân thấy con vua cũng phải về sống cùng đời sống như dân, không phân
biệt quan-dân sang-hèn, 50 lên núi 50 xuống biển nói lên được chữ
:Bình", trước khi phân chia như vậy Lạc-long-Quân nói với bà Âu-Cơ "Ta
là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa bất hòa, chung hộ thật khó",
nên 2 người chia cách, mổi người dẩn 50 người con, để việc nước được yên
ổn, điều này nói lên được chữ "Hòa" (6), những chuyện này đều thể hiện
trước công chúng, là chuyện có thật, vậy chuyện Lạc-long-Quân và bà
Âu-Cơ có 100 người con (Chu-văn-Vương cũng có 100 người con) là có thật,
không phải là chuyện hoang đường, chuyện 100 người con này cũng nói
lên nước Văn-Lang cũng giống như Tây-Chu trị dân có khuôn phép vẩn
trọng chữ Tín và Hiếu, "Tín" là tin tưởng lẩn nhau không gian-dối,
"Hiếu" là chăm sóc lẩn nhau không phụ-bạc, nhưng tại Văn-Lang có thêm
chữ "Bình", đó là quan điểm về "Tư-tưởng Việt-Nam". Chữ "Bình" nói rõ
lên một tập thể bắt đầu bằng số 2, con số tuy là nhỏ nhưng là căn bàn
của của sự công bằng, là nguyên tố của sự hòa hợp, là sức mạnh của sự
bình yên trong sứ mạng để "Thiên hạ thái bình", khác ngược lại tư tưởng
Trung-Hoa là "Bình thiên hạ" thì phải "Tu thân, tề gia, trị quốc", bắt
nguồn từ "Cá nhân", do đó sinh ra "Đôc tài, chuyên chế". Quan niệm
"Tam-Bình" của Lạc-long-Quân Sùng-Lãm mới thực là tư tưởng thời Ngũ Đế
(Hoàng Đế, Chuyên-Húc, Đế Khốc, Nghiêu, Thuấn), nói rõ ra đây mới thực
là đạo của "Đế Vương", nhưng trong sử để lại chỉ là hình ảnh của 100
người con nói lên Sùng-Lãm cũng có tài đức như Chu-văn-Vương và tài đức
đó được thể hiện rõ rệt qua hình ảnh Chu-Công, sau 3 năm đông chinh dẹp
yên nhóm phản loạn do Quản thúc, Thái thúc hợp cùng Vũ-Canh (Tống vương,
con vua Trụ, Quản và Thái là em của Chu-võ-Vương, vì tranh dành quyền
nhiếp chánh triều đình nên mới làm loạn), dẹp yên loạn Vũ-Canh, Chu-Công
phân định quyền thế Tây Chu trở lại để thích ưng hoàng cảnh đương thời
:Thứ nhất thực hiện chế độ phong kiến, đem đất phía đông phân chia cho
công thần, thân thuộc giòng họ Cơ. Thứ hai kiến lập đông đô, Lạc-Ấp,
ngày nay thuộc huyện Lạc-Dương tỉnh Hà-Nam, vẩn dùng vũ lực để áp chế
vùng cai trị. Chu-Công chấp chánh được 7 năm, ổn định hoàn toàn Tây-Chu
thì trao quyền lại cho Chu-thành-Vương (1115tcn-1079tcn), chúng ta thấy
năm 1109tcn là năm thứ 6 của Công-Công vẩn còn phù trợ Chu-Thành-Vương
chấp chánh triều đình, những việc làm của Chu-Công, sứ Việt-Thường
Sùng-Lãm đều nhận rõ, và khi trở về nước làm vua, mới có chuyện 100
người con và 50 con theo mẹ về núi vùng Bách-Việt của giòng họ Đế, 50
con theo cha về miền ven biển vùng châu thổ Bắc-Việt bây giờ, 50 con
theo Lạc-long-Quân sống chung cùng 15 bộ lạc là noi theo Chu-Công đưa
thân tộc đến gần các vùng quản trị trong quan niềm "Tam Bình" để "An
bang tế thế" không dừng vũ lực trị dân, tuy chỉ có 821 năm triều đại
"Hùng Vương" nhưng được lòng dân, đây là đạo tri quốc của thời Ngũ Đế
với luật "Không thành văn", khác với thời vua chúa sau này "Dĩ văn tải
đạo", "Dĩ văn truyền ngôn", xã hội càng sinh ra nhiều chuyện rắc rối, vì
lời nói không thể nào diển tả hết ý của tư tưởng, nhưng tư tưởng đã viết
thành văn, nên nhiều người chỉ dùng một vài câu trong văn rồi nói đó là
tư tưởng của người viết rồi truyền đạt trong dân gian, từ đó sinh ra
những thế lực "chuyên chính độc tài", như quan điểm:trung hiếu, tu thận
tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, là nhưng tư tưởng xây dựng cá nhân.
Khác với quan điểm "Tam Bình" dược xây dựng trên bình đẳng trong cộng
đồng. Nói đến cộng đồng thì trong cuối thế kỷ 19, tư tưởng Kark-Mac ra
đời, chúng ta thấy Kark-Mac chỉ vì muốn xóa bỏ đi chính quyền đề người
dân có tự do thật sự, nên dùng từ "Chuyên chính vô sản", từ này diển
giải theo Lenin là "Người nghèo lên nắm chính quyền" nên mới sinh ra
"Đảng cộng sản", nhưng trong từ "Chuyên chính vô sản" chúng ta cũng có
thể giải thích là "Những người tham gia chính quyền phải ngheo", nói lên
mtộ người tham chính lúc đi vào chính quyền và khi rời khỏi chính quyền
tài sản cá nhân không có sự thay đổi nhiều. Những sự kiện này có được
cũng bởi những "Tư tưởng thành văn" là mối hại cho xã hội, nên Trang Tử
(369tcn-?) đã nói hãy tìm những kẻ quên lời để cùng nhau đàm luận "Cái
chân chính tư tưởng của triết gia", tư tưởng của Ông chỉ được viết lại
bởi học trò của Ông, bởi thế chúng ta thấy sau thời Chu-Công, ổn định
được "Chế độ phong kiến", xã hội chia 3 giai cấp:Thượng tầng gồm qúy tộc
thân thích nhà vua, chư hầu, khanh tước và sĩ. Trung tầng gồm thứ dân,
nông dân, công nhân và thương nhân. Hạ tầng gồm những tù binh, kẻ phạm
pháp, nô lệ, thành phần này không có tự do ngay cả tánh mạng cũng không
bảo đảm. Nhưng trong xã hội này thứ tự được phân chia rành mạch, đó là
sự rõ ràng nói lên được chữ "Thanh" như chức quyền của Chu-Công có thể
soán ngôi vua nhưng Ông không hề làm mà chỉ hoàn tất trách nhiệm của
người phù trợ ấu chúa, trong sử Trung-Hoa không người nào làm được, cũng
như việc làm của Ngũ Đế cũng không ai sánh bằng. Riêng Văn-Lang thời bấy
giờ chỉ có Sùng-Lãm Lạc-long-Quân mới đạt đến mục đích của hàng Đế trong
thiên hạ. Nên tôi nói Sùng-Lãm là "Rồng Việt-Nam LẠC-LONG-QUÂN".
Được-Lời (LKC)
Ngày 12-7-2014
HÙNG-VƯƠNG DỰNG NƯỚC
( Tư-tưởng Tam-Bình )
Hồng-Bàng vốn họ vua Hùng-Vương.
Người đứng đầu của nước Văn-Lang.
Mười tám đời yên như bàn thạch.
Sống an-nhàn một cỏi phương Nam.
Lấy đạo nhơn-hòa xây dựng nước.
Không màng tranh chấp với lân-bang.
Trên dưới vua tôi vốn một lòng.
Thương nhau tựa như cùng cha mẹ.
Thanh-Bình trong cảnh đời dân dã.
Hòa-Bình trong cuộc sống chung nhau.
Thái-Bình dân sống đời an-lạc.
Tam-Bình chung lại sống thái-hòa.
Vua tự xem dân như cha mẹ.
Dân trọng vua như bậc thánh-hiền.
Chung lòng xây dựng nước Văn-Lang.
Phù trợ dương danh giống Lạc-Hồng.
Ghi-chú:
(1) Đán là tên của Chu-Công, con Chu-văn-Vương, Chu-Công là
em của Chu-võ-Vương (người diệt nhà Thương, là vua đầu tiên của Tây-Chu)
là cha của Chu-thành-Vương. Chu-văn-Vương (Cơ-Xương) bị vua
Trụ giam lỏng tại nước Thương làm con tin, sau khi được Cơ-Phát
(Chu-võ-Vương) cứu về, rồi Cơ-Phát khởi binh đánh và diệt nhà Thương,
lập lên Tây Chu, làm vua chỉ vài năm thì mất, truyền ngôi cho con là
Chu-thành-Vương, vì còn nhỏ nên Chu-Công là người phụ giúp triều chánh
cho Chu-thành-Vương trong 7 năm đầu, sau đó trao quyền chấp chánh lại
cho Chu-thành-Vương.
(2) 15 bộ-lạc tức là 15 châu hạt là phần đất Giao-chỉ được
thành lập trong thời Lạc-long-Quân. (Trong Viẹt-Nam sử lược
viết:Giao-chỉ xa xôi ở ngòai cỏi Bách-Việt) không thuộc phần đất
Bách-Việt.
Gồm có:
1-Văn-lang (Bạch-hạt, tỉnh Hưng-yên).
2-Giao-chỉ (Hà-nội, Hưng-yên, Nam-định, Ninh-bình).
3-Vũ-ninh (Bắc-ninh). 4-Phúc-lộc (Sơn-tây).
5-Việt-thường (Quảng-bình, Qiảng-trị).
6-Chu-diên (Sơn-tây). 7-Ninh-hải (Quảng-yên).
8-Dương-tuyền (Hải-dương). 9-Lục-hải (Lạng-sơn).
10-Vũ-định (Thái-nguyên, Cao-bằng).
11-Cữu-châu (Thanh-hóa). 12-Cữu-đức (Hà-tỉnh).
13-Tân-hưng (Hưng-hóa, Tuyên-quang).
14-Hoài-hoan (Nghệ-an). 15-Bình-văn (???).
Ta thấy đây là phần đất thực sự của tộc Lạc-Việt thuộc quyền
cai trị của 18 vị vua Hùng-Vương trong suốt 821 năm.
(3) Chuyện phân ranh có ghi trong quyển"Vũ-cống", là quyển
sách địa-lý
của vua Vũ thời nhà Hạ, ta thường gọi Hạ-Vũ, sách này được ghi
lại do
chính tay Nguyễn-Trãi viết với cái tên "An-Nam Vũ-cống".
(4) Theo Đại-Việt sử-ký toàn thư, bắt đầu từ Kinh-dương-Vương
Lộc-Tục,
quốc hiệu là Xich-Qũy, đời thứ nhì là Lạc-long-Quân Sùng-Lãm,
quốc hiệu
là Văn-Lang, chỉ 2 đời vua với 2 họ khác nhau và 2 quốc-hiệu
khác nhau,
vì thời này dân-tộc VN theo mẫu-hệ, tên nước thường đổi, đó là
điều cấm
kị nhất trong một quốc-gia ổn định, nên đến thời Lạc-long-Quân
với luật
"Họ Hồng-bàng" nước Văn-Lang vẩn tiếp tục đến cuối đời
Hùng-Vương
thứ 18 và cùng thủ-đô là Phong-châu.
(5) Theo sử Trung-Hoa ghi :"Tây-Chu bắt đầu từ
1111tcn-770tcn), theo sử Việt viết :"Chu-thành-Vương lên ngôi vua năm
1115tcn, trước hơn 5 năm triều đại Tây-Chu , nhưng theo quyển "Sử ký
Tư-Mã-Thiên" dịch bởi Ông Nguyễn-hiến-Lê và Giãn-Chi thì Tây-Chu bắt đầu
1122tcn, theo năm lịch này thì rất hợp thời là Chu-thành-Vương lên ngôi
năm 1115tcn. Trước vua cha Chu-võ-Vương là Chu-văn-Vương lúc nào
cũngtrung với vua Trụ nhà Thương, không bao giờ có lòng phản Thương,
nhưng vì cách trị dân của Ông có phép-tắc, nên Chu-võ-Vương tiếp tục
theo lệ tựa như thời vua Nghiêu vua Thuấn, rất được lòng dân, Tây Chu ổn
định. Sau khi Chu-võ-Vương diệt được nhà Thương, bình định thiên hạ,
tiếp tục theo chính sách Chu-văn-Vương, được vài năm Ông mất, truyền
ngôi lại cho Chu-thành-Vương, vì tuổi cò nhỏ, nên việc triều
chánhTây-Chu mọi việc đều do Chu-Công (em của Chu-võ-Vương) phù
trợ Chu-thành-Vương nhiếp chánh. Sau 3 năm Chu-Công cầm quân bình định
phía Đông do Võ-Canh (con vua Trụ thụ phong bởi Chu-võ-Vương làm vương
nước Tống) hợp với 2 anh em Thái và Quản làm phản, sau 7 năm giúp
Chu-thành-Vương ổn định các Chư hầu, Chu-Công trao quyền lại cho
Chu-thành-Vương.
(6) Tại sao việc chia tay tôi lại gọi đó là "Hoà"? Như tôi đã
nói Lạc-long Quân là người đi trước thời-gian, trong lần đi sứ qua
Tây-Chu, ông nhận
thấy các chư hầu bên Trung-Hoa đánh nhau vì chữ "Đế" và
"Vương", nên khi làm vua ông chỉ dùng chữ "Quân", khi làm vua ông ra
luật người làm vua gọi "Hùng-vương" họ "Hồng-Bàng", 2 chữ
"Hùng-vương"cho các chư hầu khác biết đó chỉ là cái chức trong nước
Văn-Lang, cho nên 18 vị vua đều gọi Hùng-Vương, còn họ Hồng-Bàng, để
tránh bà Âu-Cơ ganh tị "sao con làm vua không là họ Đế", thật ra các
người con khác đều mang họ mẹ, nếu không có luật này, thì người con kế
ngôi Ông cũng nhận mình là họ Đế, như thế cả tộc Lạc-Việt sẽ bị đồng hóa
theo tộc Bách-Việt, cho nên khi chia con Âu-Cơ dẩn 50 con lên núi, đó là
vùng núi Bách-Việt, Lạc-long-Quân dẩn 50 con xuống biển, đó là vùng biển
của Lạc-Việt, từ việc kết nghĩa vợ chồng giữa
Lạc-long-Quân và Âu-Cơ có thể là sự sắp đặt của Đế-Lai đem con
gái mình Âu-Cơ gã cho chú là Sùng-Lãm, rồi đời vua kế tiếp Lạc-long-Quân
cùng là họ Đế, như thế tộc Lạc-Việt sẽ đồng hóa bởi giòng họ Đế, không
phải vì đồng hóa mà sẽ mất luôn cả nước Văn-Lang, Lạc-long-Quân muốn
nước Việt được tồn tại bởi sự hiện diện của một triều đại nối liền bởi
những vị vua Hùng-Vương độc lập với các triều đại Bắc phương, không may
chỉ truyền được 18 vị vua Hùng-Vương trong 821 năm chấp chánh trên
cùng một đất nước, gắng liền 15 bộ-lạc thành một dân-tộc kiên cường của
nước Văn-Lang đóng đô tại Phong-Châu.
Đây là một dữ-kiện lịch-sử cho tộcViệt nghĩ lại về quan-điểm
"Tam-Bình" của lạc-long-Quân có khác gì quan-điểm "Tự-do, dân-chủ,
nhân-quyền và công - bằng " mà hiện nay chúng ta đương đối đầu, chúng ta
sẽ thấy "Tam-Bình" bao gồm tất cả tư-tưởng mà chúng ta mong muốn.
Tư-tưởng này Lạc-long-Quân đã thực hiện trên đất Việt-Nam từ trước hơn
3, 200 năm.
Được-Lời (LKC ngày 31-01-2013)
Kính chúc mọi người
AN-KHANG và PHÚC THỌ
MAY-MẮN TRỌN NĂM Quý-Tỵ
Chúc tết
Năm củ qua rồi năm mới đến.
Gởi lời chúc tết đến đầu năm.
Chúc cho trăm họ đều may-mắn.
Năm mới yên vui với được lời.
Lược đời chuyện tốt đến quanh năm.
Mua may phát đạt cùng đắc-lợi.
Đích-lạc bình-an lời chúc tết.
Bạn hiền trăm tuổi thọ an-khang.
Liên-khôi-Chương
(Ngày 31-01-2013)
______________

Liên-khôi-Chương
Được-Lời (LKC)
8/2014