Trang Thơ & Truyện: LIÊN KHÔI CHƯƠNG            |                 www.ninh-hoa.com


LIÊN KHÔI CHƯƠNG


Cựu học sinh
các trường Trung học:
 

* Bán Công:
Đệ Thất-Tứ, NK. 1961-1965

* Trần B́nh Trọng:

Đệ Tam-Nhị, NK. 1965-1967

* VT/NT: Đệ Nhất (67-68)
* TTPT/SG : HH/PT(68-70)

 



Hiện sinh sống tại tiểu bang Texas, Hoa Kỳ


 

 

 

 


 

 

Linh Hồn Và

Kiếp Luân Hồi


Liên Khôi Chương

 

  

 

PHẦN 3

 

 

Bộ năo và con tim (Tài liệu tham khảo)

 

 Đây là bài viết của bà Jill Taylor, bác sĩ thần kinh năo, nói về sự hoạt động của óc trái sau tai biến mạch máu năo và sự phục hồi,

 

Bà bị tai biến mạch máu năo (stroke hay AVC) ngày 10-12-1996 sau 8 năm cơn bệnh hoàn toán b́nh phục và 5 năm (2009)kế tiếp Bà đă hoàn tất quyển sách viết lên những dữ kiện diển biến từ chính năo bộ của Bà.

 

 Những điều cần biết về Tai biến mạch máu năo là một tài liệu khoa học được Bà ghi lại theo thứ tự thời gian, cũng chính từ vực thẳm vô h́nh trong đầu óc hoàn toàn trống rỗng lặng lẻ mang lại sự an tĩnh cho nội tâm bà, rồi tự bà đă khám phá ra chức năng của bộ năo, một vấn đề hằng bao năm mà những nhà khoa học nghiên cứu năo bộ không mấy khi có dịp trăi nghiệm.

 

 Đây là tài liệu lần đầu tiên được ghi lại từ một nhà Tế bào thần kinh học, Jill Taylor, qua sự giáo nghiệm chính bản thân ḿnh, sau khi đă phục hồi v́ một cơn xuất huyết bên năo trái trầm trọng.

 Hơn tất cả mọi thứ trên đời, bà Jill Taylor rất biết ơn Thượng đế đă cho Bà cơ hội sống c̣n và ca ngợi sư hiện hữu hôm nay, đây là cảm nghỉ của những người thường dùng ốc phải, mà Bà là người đă bị tổn thương về ốc trái, nên chúng ta có nghe qua cảm nghĩ của Bà trong lúc cơn bệnh đang hoành hành:"Tôi thấy bàng hoàng và lo sợ nhưng có cảm giác an nhàn".

 

 Tai biến năo chỉ là một chấn thương khiến cho những hiểu biết mới về năo bộ xuất hiện trong đầu của bà Jill Taylor.

 

 Trong khả năng phục hồi của năo bộ con người, do khả năng tiềm ẩn sẳn có không ngừng thay đổi để thích ứng tồn tại. Điều này cho chúng ta thấy hành tŕnh về nhận thức thuộc "Bán cầu Phải" của năo bộ đưa bà Jill Taylor vào cảnh giới An lành của vùng Tâm thức sâu thẳm, giúp phục hồi Ư thức luận lư của "Bán cầu năo Trái" để tŕnh bày và giúp cho con người đạt đến Cảnh giới An lành của vùng Tâm thức thâm sâu.

 

 Chính năo bộ Phải - đă đưa bà sang một vùng nhận thức mới:ḥa thành một cùng vũ trụ. Từ đó bà mới hiểu được rằng tại sao với bộ óc vật chất này, người ta có thể đạt đến sự hiểu biết về những điều “thần bí” và “siêu h́nh”.

 

 Bà đă nghiên cứu trong 2 năm, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Tiến sĩ Roger Tootell, trên bộ phận vỏ năo liên quan đến thị giác. Sau đó, bà đă xin chuyễn qua nghiên cứu ở phân khoa tâm thần, dưới sự chỉ dẫn của giáo sư Tiến sĩ Francine M. Benes trong bệnh viện McLean. Tiến sĩ Benes là chuyên gia nổi tiếng về giải phẩu năo bộ những người "Bệnh tâm thần phân liệt" sau khi chết, để t́m hiểu và giải thích tại sao họ mắc phải cơn bệnh này. Một tuần trước khi sang nhận nhiệm sở ở bệnh viện McLean, bà được mời dự buổi điều trần hằng năm - năm 1993 - của “Hội bạn người bệnh Tâm thần toàn quốc” ở Miami, Florida. Khi trở về lại bệnh viện McLean để bắt tay vào việc nghiên cứu bệnh, bà rất hăng say và nhiệt t́nh. Năm 1994 bà được đề cử vào ủy ban điều hành của Hội.

 

Qua sự nghiên cứu, bệnh viện McLean đă t́m thấy có ba hệ thống hóa chất khác nhau làm công việc tiếp nối sự “truyền tin” trong mỗi bộ óc. Nhờ những hóa chất này, như dopamine là một, mà các tế bào thần kinh có thể chuyển tin tức cho nhau. Nếu họ nhận biết được các hóa chất này trong sự vận hành vi thế giữa các mạch tế bào năo, biết được liều lượng hóa chất cần thiết của năo bộ từng người bệnh, họ có thể điều trị những chứng bệnh này bằng những loại thuốc với liều lượng hiệu quả hơn.

 

 Công tŕnh nghiên cứu của bà đă được đăng trên báo y học “BioTechniques Journal” đầu Xuân 1995; và đến năm 1996, bà được giải thưởng của Đại học Y Khoa Harvard, phân khoa Tâm thần về kết quả nghiên cứu này.

 

 Một sự kiện bất ngờ xảy ra trong buổi sáng ngày 10 tháng 12 năm 1996 bà khám phá ra rằng năo bộ của chính ḿnh cũng đă mang bệnh. Bà đang bị Xuất huyết năo! Trong ṿng 4 tiếng đồng hồ ngắn ngủi, tự ḿnh theo dơi và thấy tâm trí từ từ hũy hoại trong khả năng phân tích sự vật xung quanh qua các giác quan chính ḿnh, bà cảm nhận cơ thể ḿnh hoàn toàn tê liệt, từ khả năng đi đứng, nói năng, đọc viết, hoặc hồi tưởng lại mọi việc trong đời.

 

 Bộ năo con người

 

Hệ thống tế bào thần kinh của con người thật năng động và tuyệt vời, với con số tế bào ước khoảng một ngàn tỉ với trọng lượng trung b́nh của năo bộ không hơn 1, 5 kg. Trung b́nh, cơ thể một người trưởng thành chứa khoảng 50 ngàn tỉ tế bào gồm : tế bào xương, tế bào thịt, tế bào tạng phủ và tế bào năo.

 

 Mỗi người là một cá thể riêng biệt của những đơn bào sinh vật do sự cấu trúc sinh thể của nhiều tế bào cùng xuất hiện. Những nguyên tử và phân tử trong tế bào kết tập nhau thành DNA và RNA có thứ lớp và không thể nhầm lẫn. Các tế bào này quần tụ với nhau và phát triển qua thời gian để sản sinh ra con người.

 

 Ở mức độ cấu trúc DNA, vạn vật đều như nhau. Nhưng đứng về mặt sinh học, cơ thể chúng ta mặc dù đă được cấu tạo rất phức tạp, vẫn chưa phải là hoàn hảo và cố định, mà c̣n đang trên đà phát triển, bởi năo bộ đă và đang thay đổi không ngừng. Chỉ riêng sự phát triển về ngôn ngữ đă làm thay đổi từ h́nh thể đến cấu trúc hệ thống tế bào năo bộ.

 

 Hầu hết những nhóm tế bào khác nhau của cơ thể đều sinh ra và chết đi trong vài tuần hoặc vài tháng, rồi được thay thế bằng những tế bào mới, nhưng các tế bào năo không có sự hủy diệt, mà chỉ trở thành “già đi” theo số tuổi của bạn. Số lượng tế bào thần kinh trong bộ óc con người không thay đổi, nhưng sự “tiếp xúc” giữa các tế bào th́ thay đổi, tùy theo sự học hỏi và kinh nghiệm sống của từng cá nhân.

 

 Tạo hóa luôn theo một khuôn mẫu nhất định. Như quả tim bơm máu, tuyến mồ hôi điều ḥa thân nhiệt. . . ; mỗi một được tạo tác theo những “mă số“ riêng không hề bị xáo trộn. Do đó qua hàng triệu triệu năm, mọi loài chỉ tiến hóa và phát triển trên “căn bản” của ḿnh để tiến đến mức độ phức tạp hơn. Con người có đến 99, 4% DNA cấu tạo tương tự như dă nhân. Như vậy không có nghĩa dă nhân là thủy tổ của loài người. Điều đó chứng minh sự kỳ diệu của bàn tay tạo hóa: chỉ thay đổi một chút xíu các mă số DNA mà đă tạo ra các loài sinh vật khác nhau. C̣n giữa loài người với nhau, mọi người có cùng loại DNA, nhưng chỉ khác nhau có 0, 01% (1/100 của 1%) trên cách cấu trúc. V́ vậy, mắt mũi, màu da, cao thấp, mập ốm, dáng vẻ.... không giống nhau.

 Con người khác với những loài có vú khác là ở bộ năo: 

Con người có lớp vỏ năo dợn sóng và uốn khúc một cách phức tạp. Mặc dù năo bộ loài có vú đều có vỏ năo bao bọc bên ngoài, nhưng vỏ năo con người lại dày hơn gấp đôi và v́ vậy các chức năng sinh hoạt cũng gấp đôi. Hơn nữa, vỏ năo con người c̣n chia năo bộ ra làm 2 bán cầu riêng biệt mà chức năng sinh hoạt mỗi bán cầu lại được bổ túc cho nhau. Nhờ bổ túc cho nhau mà mỗi người chúng ta có một nhận thức nhất định và độc nhất cho từng người- không ai giống ai về thế giới bên ngoài.

 

 Lớp vỏ năo trên cùng mới được “thêm vào” cho năo bộ con người gần đây thôi (vài ngàn năm) đă làm cho con người khác hẳn các loài có vú khác, Nhờ những mạch thần kinh ở đây mà con người có được tri thức về những vật chất "cụ thể" (nhà cửa, vật dụng) và những ư niệm “trừu tượng” (ngôn ngữ, nghệ thuật. . . ). C̣n những lớp sâu hơn của vỏ năo th́ chức năng sinh hoạt giữa người và vật đều giống nhau.

 

 Hai bán cầu năo

 

 Những nghiên cứu và quan sát tiếp theo các bệnh nhân bị tách năo làm đôi (để trị bịnh kinh phong) cho các nhà khoa học kết luận rằng: Khi 2 bán cầu năo c̣n dính với nhau th́ hoạt động “bổ túc” cho nhau; c̣n khi bị mổ tách rời th́ sẽ hoạt động như 2 bộ năo “độc lập”, riêng biệt. (Tiến sĩ Jekyll).

 

 Nhờ hai bán cầu năo Trái và Phải hoạt động bổ túc cho nhau nên chúng ta mới có những nhận xét, hiểu biết về nhân sinh và vũ trụ một cách rất độc đáo mà các loài sinh vật khác không thể có được. Sự bổ túc này rất hài ḥa đến nỗi chúng ta không thể phân biệt khi nào chúng ta sử dụng bán cầu năo Trái và khi nào là bán cầu năo Phải. Trước hết, điều quan trọng là phải biết phân biệt người thuận tay Phải hay tay Trái với người thiên về bán cầu năo Phải hay Trái.

 

 Bán cầu năo Phải điều khiển nửa phần thân thể bên tay Trái, và bán cầu năo Trái điều khiển nửa phần thân thể bên tay Phải. C̣n người thuận sử dụng bán cầu năo Phải hay Trái th́ lại khác. Muốn biết một người thiên về sử dụng bán cầu Phải hay Trái th́ hăy quan sát cách họ “nói năng” (sử dụng ngôn ngữ) và cách họ “nghe”và “hiểu“ lời nói (tiếp nhận và giải mă ngôn ngữ) của người khác. Nói chung, gần như 85% dân số thuận tay Phải và thiên về sử dụng bán cầu năo Trái. Và khoảng 60% người thuận tay Trái cũng thiên về sử dụng bán cầu năo Trái. Như vậy số người thuận sử dụng bán cầu năo Phải không nhiều.

 

Khi các dữ kiện (ánh sáng, âm thanh, mùi, vị, cảm giác, ư tưởng) tràn ngập vào năo bộ con người qua các giác quan, th́ bán cầu năo Phải tiếp nhận các dữ kiện này bằng h́nh ảnh được dán chồng lên nhau.

 

Với năo bộ Phải, sự ghi nhận không có thời gian. Chỉ là“h́nh ảnh” được ghi lại “bây giờ“ và “nơi đây” với đầy đủ cảm giác rất sống động. Năo bộ Phải không bị g̣ ép Phải “suy tưởng” theo một nguyên tắc hay khuôn khổ lề luật nào, và đó là năo bộ của các nghệ sĩ, tu sĩ, nhà đạo đức, các nhà khoa học lo cho tương lai nhân loại, chuyên nghĩ đến những việc mà người “b́nh thường” không hề nghĩ đến.

 

Năo bộ Phải, phần trước trán, cũng làm cho chúng ta nghĩ đến t́nh nhân loại, nghĩa đồng bào, cùng sống trong một dăi đất, trên một tinh cầu, biết thương yêu nhau, giúp đỡ, nhường nhịn, sống chung hay chết chung với nhau.

 

 Năo bộ Trái th́ ngược lại trong việc ghi nhận các dữ kiện. Tiếp nhận những sự kiện từ năo bộ Phải như là h́nh ảnh của một tổng thể, năo bộTrái đem ra phân tích, phê phán và sắp xếp theo h́nh dáng, màu sắc, âm thanh, mùi vị, thời gian (quá khứ, hiện tại, vị lai), t́nh cảm (thương ghét, vui buồn), khối lượng (nặng nhẹ, lớn nhỏ)...

 

 Nói chung là năo bộ Phải nh́n mọi sự dưới dạng toàn cảnh và tổng thể; c̣n năo bộ Trái th́ dùng ngôn ngữ để mô tả từng chi tiết, theo thứ tự thời gian, theo phân biệt t́nh cảm.

 

Nhờ thu nhận h́nh ảnh người, vật, cảnh nên năo bộ Phải nh́n chung điều ǵ cũng đẹp, dễ thương, độc đáo, biết tôn trọng vật hay người đă nh́n thấy, và thấy cá nhân ḿnh chỉ là một phần trong toàn phần, không có sự kỳ thị, phân biệt hơn kém, thương ghét.

 

Trái lại, với chức năng phân biệt, phê phán theo giá trị, xếp loại theo hạng mục, năo bộ Trái tạo ra nhiều dễ dàng trong đời sống, nhưng cũng từ đó làm cho đời sống thêm phức tạp hơn lên.

 

Thêm nữa, năo bộ Trái có khả năng ngôn ngữ nên biết diễn tả mọi sự mọi vật thật chi tiết, rơ nét, dễ hiểu, làm cho sự hiểu biết của loài người được tích lũy và lưu truyền càng ngày thêm phong phú, khiến cho con người càng ngày thêm thông minh, tiến bộ qua quá tŕnh tiếp thu kiến thức hàng ngàn năm. Với những kiến thức được phân loại theo hạng mục, con người cũng tiên đoán được những ǵ sắp xảy ra, tránh được phần nào tai họa (thời tiết, giông băo, độngđất, sóng thần. . . ). Nhưng cũng chính với những khả năng đặc biệt của năo bộ Trái, con người, và chỉ có loài người mà thôi, đă tạo ra biết bao khốn khổ cho chính ḿnh và người chung quanh. Nhờ khả năng ngôn ngữ, con người biết tự đặt câu hỏi "TÔI LÀ. . . AI?” Bản Ngă từ đó sinh ra. Cái Tôi, cái Ngă càng được trau chuốt, quan trọng hóa, th́ khốn khổ bản thân của con người cũng dồn dập.

 

 Sự xuất huyết Bán cầu năo Trái 

 

Khi sự xuất huyết càng lúc càng trầm trọng th́ sinh hoạt của năo thùy Trái cũng ngừng bặt, không c̣n nhận thức ǵ được về các chi tiết và sự phân loại dữ kiện bên ngoài. Bán cầu năo Phải giờ không c̣n bị bán cầu năo Trái chi phối nữa, nên đă tự do hoạt động. Như được giải thoát khỏi những lo âu, toan tính, phân tích, phê phán hằng ngày, bán cầu năo Phải đă đưa nhận thức tôi (BS Jill Taylor) đến một vùng trời kỳ diệu của làn sóng ngắn “theta", và tôi cảm thấy an lạc vô cùng. Tôi không Phải là Phật tử và cũng không biết ǵ về Phật pháp, nhưng tôi có cảm tưởng là tôi đă đạt tới cảnh giới mà người Phật giáo gọi là Niết Bàn, nơi mà tâm ư không c̣n bận rộn và mơ ước một điều ǵ nữa. Nơi đây, cảm giác của tôi là không c̣n toan tính, tranh đua, hơn thiệt; mà chỉ thấy thật thanh tịnh, b́nh an, đủ đầy phước báu và ḥa làm một với vạn vật. Và hiển nhiên, một phần của con người tôi đang thích thú với cảm giác này. (cảm giác BS Jill Taylor nhận được lúc Bà vừa bị xuất huyết Bán cầu năo Trái ). (Dr. Jill Taylor) 

 

  

  HẾT

______________

 

 

Liên-khôi-Chương
Được-Lời (LKC)
21/8
/2015

 

 

 

 

 

Trang Thơ & Truyện: LIÊN KHÔI CHƯƠNG               |                 www.ninh-hoa.com